Nghi thức nộp cheo

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 33 - 37)

II. Biểu hiện của nghi thức cưới hỏi qua ca dao người Việt 1 Nghi thức thách cưới, đưa sính lễ cưới hỏ

2.Nghi thức nộp cheo

Từ buổi đầu mới thành lập, làng xã còn ít ỏi về dân cư, chưa phức tạp về tổ chức và về quan hệ xã hội, song ở mỗi làng đã hình thành các quy ước

nhằm duy trì quản lí các hoạt động của làng. Về sau, với sự phát triển của làng, số lượng dân cư ngày một tăng, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp thì những quy ước cũng phát triển như một đòi hỏi tất yếu. Nó tồn tại trong tâm tưởng mọi người và được mọi người thừa nhận như là “lệ làng”.

Lệ làng được đặt ra đối với mọi mặt của đời sống từ ma chay, tế lễ, hội hè, đình đám hay đến cả những quy tắc ứng xử giữa người với người trong làng, nói chung đều hướng tới tính chân, thiện, mĩ. Theo đó, trong việc cưới hỏi lệ làng không thể không đặt ra những tục lệ quy định và một trong những tục lệ mang tính bền chặt và đặc trưng trong cưới hỏi của người Việt đó là tục Nộp cheo. “Cheo là khoản tiền mà người con gái phải nộp cho làng khi đi lấy chồng nơi khác” [17].

Khảo sát trong 162 bài ca dao cưới hỏi có 21 lần tục lệ này được nhắc tới. Tuy đây không phải là con số lớn nhưng nó lại có một sức nặng lớn trong cưới hỏi như một tập tục không thể thiếu được:

- “Nuôi lợn thì phải vớt bèo Lấy vợ thì phải nộp cheo cho làng”

Xuất xứ của “nạp cheo” là tục “lan nhai” tức là tục chăng dây ở dọc đường hoặc ở cổng làng. Đầu tiên thì người ta tổ chức đón mừng hôn lễ, người ta chúc tụng, có nơi còn đốt pháo mừng...Dần dần, có những người làm ăn bất chính, lợi dụng cơ hội cùng chăng dây đòi tiền, sách nhiễu, trở thành tục lệ xấu. Vì thói xấu lan dần, gây nhiều cản trở, triều đình ra lệnh bãi bỏ và thay vào đó cho phép làng xã được thu tiền nộp cheo” [23].

Bên cạnh sính lễ mà nhà trai phải chuẩn bị để mang sang nhà gái thì “trước khi làm lễ cưới, nhà trai phải biện lễ vật chủ yếu bao gồm trầu, cau, rượu, chè và một khoản tiền để làm lễ cáo yết thành hoàng làng ở đình làng. Sau đó đem trầu cau, chè rượu biếu các vị chức sắc thân hào trong làng và nộp lệ phí cho làng. Nếu lấy vợ khác làng thì lễ cáo yết thành hoàng, biếu

trầu cau, chè rượu, nộp tiền lệ phí đều diễn ra ở làng nhà gái. Nạp cheo xong mới tổ chức lễ cưới . Như vậy đám cưới đã được cộng đồng làng xóm công nhận. Lễ nạp cheo chia ra thành nội cheo và ngoại cheo. Trai gái lấy nhau cùng làng thì là nội cheo, mức nộp nhẹ hơn còn ngoại cheo khi chú rể là người làng khác, mức nộp cheo cao hơn” [7].

Nộp cheo có vai trò rất quan trọng, như là một hình thức để dân làng làm chứng, công nhận cho cuộc hôn nhân của hai người. “Khi nộp cheo cho làng tức là cô dâu chú rể đã được làng công nhận, có kèm theo giấy điểm chỉ hẳn hoi. Tờ nạp cheo có thể thay cho giấy đăng kí kết hôn, là một tờ hôn thú” [1]. Vì thế chỉ khi nào nộp cheo cho làng thì khi đó hôn nhân mới chính thức trở thành hiện thực và có ý nghĩa hợp pháp:

ơ

- “Bao giờ tiền cưới trao tay

- Tiền cheo rấp nước mới hay vợ chồng” - “Ai chồng ai vợ mặc ai

Bao giờ ra bảng, ra bài sẽ hay”

Hình thức nộp cheo có thể khác nhau, tùy theo quy định của từng làng. Có thể là nộp cheo bằng những hiện vật để phục vụ cho những hoạt động công ích của làng như nộp gạch để lát đường, sửa sang đình làng, cổng làng, làm giếng... hoặc cũng có nơi làng khảo rể bằng tiền mặt năm, sáu đến mười đồng bạc, thậm chí đối với cheo ngoại còn lên tới một trăm hay một nghìn:

- “Lấy chồng anh sẽ giúp cho ...Giúp em quan tám tiền cheo Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau”

[

- “Bắc thang lên hái ngọn trầu vàng Cả cheo lẫn cưới xin chàng một trăm”

- “Bắc thang lên hái ngọn trầu xanh Cả cheo lẫn cưới xin anh một ngàn”

Trước khi tỏ tình hay trước khi đặt vấn đề kết giao lương duyên với cô gái, có rất nhiều chàng trai không quên mình sẽ phải thực hiện nghĩa vụ nộp cheo, nhưng băn khoăn, day dứt trong lòng không biết những yêu cầu của làng bên có phù hợp với khả năng của mình không. Vì vậy các chàng ướm hỏi người bạn mình một cách rất vô tư, thẳng thắn:

- “Trèo lên cây gạo cao cao Lệ cheo làng Nhót độ bao nhiêu tiền?”

Và cô gái cũng rất chân thành, cởi mở khi tiết lộ thông tin cho người bạn mình về lệ khảo rể của làng:

- “Cheo thời có bẩy quan hai Lệ làng khảo rể trăm hai mươi vồ”

Ta thật chẳng ngờ đó là sức nặng đối với chàng trai, khiến chàng phải khước từ đối với người con gái cho dù mình rất đỗi yêu thương:

- “Thôi thôi tôi giả ơn cô

Tiền cheo cũng nặng, trăm vồ cũng đau”

Câu chuyện đối đáp giữa hai người thật vui và hóm hỉnh nhưng nó cũng phần nào phản ánh hiện thực diễn ra ở nhiều làng, đó là sự đòi hỏi quá sức đối với các chàng trai nghèo.

Hình thức nộp cheo có nhiều cách như vậy, nhưng phổ biến hơn cả đó là hình thức nộp lợn, gà - những sản phẩm gắn liền với công việc lao động hàng ngày của họ:

- “Anh về thưa mẹ cùng cha Bắt lợn đi cưới, bắt gà đi cheo

Đầu lợn lớn hơn đầu mèo Làng ăn không hết làng treo cột đình

Ông xã đánh trống thình thình Quan viên mũ áo ra đình ăn cheo” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài ca dao phảng phất cái chất hài hước, hóm hỉnh nhưng nó hiện ra trước mắt ta không khí tấp nập, tưng bừng của các vị chức sắc trong làng – những người đại diện cho cả làng rộn ràng đi ăn cheo. Những âm thanh của tiếng trống như dục dã, cùng sự tươm tất chuẩn bị mũ áo của các bậc chức sắc đã cụ thể hóa niềm vui mừng của dân làng. Có khi chỉ ăn cheo bằng “Con lợn vừa tày con mèo” thôi, lối ngoa dụ tưởng chừng như rất vô lí nhưng nó lại có hiệu quả rất cao trong việc biểu đạt niềm hân hoan, tưng bừng khi làng mình có người con gái đã đến tuổi trưởng thành, xây dựng cuộc sống mới.

Những tục lệ cổ truyền làng xã người Việt giữ một vị trí quan trọng trong đời sống. Là công cụ để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, để quản lí làng xã. Nộp cheo trong cưới hỏi là một tục lệ trong lệ làng, là một mối lí tài của chốn hương thôn, vừa tiện cho nhà trai lại đem lợi cho làng nhà gái. Nó như một công cụ pháp lí bảo vệ cho hạnh phúc đôi lứa. Trai gái lấy nhau có cheo cưới thì khó li dị và nó cũng như một tấm chắn vững chắc ngăn không cho người khác được phép chia rẽ đôi bên.

Ngày nay trong cưới hỏi, người Việt không tiến hành nghi thức này nữa, thay vào đó là thủ tục đăng kí kết hôn, song nộp cheo là một tập tục mang nét đẹp của văn hóa làng xã.

Tìm về với ca dao để cảm nhận được những nét đẹp văn hóa trong phong tục cưới hỏi của người Việt ta còn nhận thấy rất nhiều nét đẹp được thể hiện trong các nghi thức khác như: vấn danh, nạp cát, thỉnh kì, thân nghinh nhưng trong đề tài này, người viết chỉ tập trung khắc họa hai nghi thức mà thiết nghĩ nó đặc trưng nhất trong cưới hỏi, được tô đậm nét nhất trong ca dao, lại mang những nét đẹp văn hóa dân tộc đó là: thách cưới (Nạp tệ) và nộp cheo.

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 33 - 37)