Những con số xuất hiện nhiều lần trong ca dao cưới hỏ

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 38 - 42)

II. Biểu hiện của nghi thức cưới hỏi qua ca dao người Việt 1 Nghi thức thách cưới, đưa sính lễ cưới hỏ

3.1Những con số xuất hiện nhiều lần trong ca dao cưới hỏ

3. 3Ý nghĩa của những con số và hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong ca dao cưới hỏ

3.1Những con số xuất hiện nhiều lần trong ca dao cưới hỏ

Nguyễn Xuân Kính trong cuốn “Thi pháp ca dao” có dẫn lời PGS Phan Ngọc: “Người Việt rất thích dùng con số. Cho nên nói tứ phía, muôn màu, trăm phương ngàn kế thì dễ nghe hơn là nói tất cả các phía, các màu”. Trong văn hóa số phương Đông, mỗi một con số mang một ý nghĩa văn hóa riêng. Từ đặc điểm này, người Việt sử dụng con số trong ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi như là một công cụ để kí thác những khát khao của mình trong chuyện trăm năm.

Khảo sát trong 162 bài ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi của người Việt, có 27 bài ca dao sử dụng con số. Sự lặp lại của những con số với tần suất cao (bảng khảo sát) mang những ý nghĩa nhất định.

Bảng 4 Con số Số lần xuất hiện Con số Số lần xuất hiện Số 1(nhất) 24 Số 7 3 Số 2(đôi) 27 Số 8 6 Số 3, 4 15 Số 9 29 Số 5 16 Số 10 14 Số 6 4 Số trăm, nghìn 32

Nhìn lại kho tàng ca dao người Việt ta thấy việc sử dụng con số không

còn mang nghĩa như những kí hiệu toán học mà nó đã chuyển thành những kí hiệu ngôn ngữ dưới dạng số từ, chuyển tải những giá trị nhất định. Qua bảng khảo sát ta thấy, xuất hiện nhiều con số nhưng trong phần này người viết chỉ tập trung đi vào khai thác những con số có tần số xuất hiện nhiều và mang ý nghĩa hơn cả gắn với đề tài cưới hỏi. Đó là số một; số hai và số trăm nghìn.

* Số một

Trong văn hóa thế giới, số một là biểu tượng của cái duy nhất. Người Châu Âu cho rằng một là biểu tượng của con người đứng thẳng, đấy là đặc trưng duy nhất chỉ có ở con người. Còn trong “Đạo đức kinh” Lão Tử viết:

“đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật”. Nhất chính là đạo, là bản nguyên, là yếu tố nảy sinh vạn vật.

Số một đi vào trong ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi chủ yếu đóng vai trò là số từ, nó đi trước những danh từ chỉ sự vật, có ý nghĩa hạn định về số lượng cho những sự vật đó và ở đây nó xuất hiện chủ yếu trong những lời thách cưới. Nó thường được kết hợp với những từ chỉ đơn vị dân gian như miếng, con, thúng, chĩnh, vò... chứ không phải những đơn vị khoa học:

- “Cho anh một miếng trầu vàng Mai sau anh trả cho nàng đôi mâm”

- “Giúp em một thúng xôi vò Một con lợn béo, một vò rượu tăm”

Gắn với những ngữ cảnh đầy chất trữ tình nó là cầu nối, là sợi dây liên hệ nối liền cảm xúc, ý tình; là lời tỏ tình, giãi bày nỗi lòng của chàng trai. Số từ một đi trước những sự vật khẳng định cho một số lượng ít ỏi, chẳng đáng gì nhưng nó lại làm nổi bật được vai trò, sinh mệnh quan trọng: sinh mệnh giao duyên.

Nhưng có khi dân gian dùng nó để biểu hiện mong ước thiết tha được sum vầy, gắn kết với nhau trong hạnh phúc lứa đôi:

- “Em về thưa với mẹ cha Cho anh bán tử một nhà cho vui”

- “Anh về liệu lấy trăm mâm Để cho hai họ tri âm một nhà”

Lời đề nghị đầy tế nhị mà hiệu quả lớn qua hình ảnh “một nhà” - đó chính là hình ảnh tượng trưng cho sự quy tụ, cùng hướng về một mái ấm gia đình hạnh phúc mà dân gian ta đã kí thác qua việc sử dụng số từ một. Cách kết hợp trên vừa là sự thông minh của dân gian trong lối suy nghĩ, lối lập luận lại thể hiện được bản chất kín đáo, tế nhị trong tâm hồn người Việt. *Số hai

Bắt rễ từ bản nguyên “Tam sinh vạn vật”, vạn vật ra đời luôn tồn tại ở dạng cá thể riêng biệt. Nhưng mỗi cá thể riêng biệt ấy khi hợp lại, thống nhất lại tạo nên sức mạnh vững chắc, cân xứng. Sức mạnh ấy chính là giá trị bản nguyên của số hai.

Số hai trong ca dao phản ánh phong tục cưới hỏi tồn tại ở hai dạng biến thể là: hai và đôi. Gắn với những ngữ cảnh cụ thể nó mang những ý nghĩa nhất định.

Xuất hiện trong những lời dẫn cưới, cũng như số một, số hai cũng đóng vai trò là những số từ định lượng các sự vật cụ thể:

- “Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo”

- “Cưới em đôi hoãn, đôi trằm Mười chín thước lụa, mười lăm quan tiền”

Như một sự ngẫu nhiên thú vị, người Việt luôn tôn trọng sự hài hòa, cân bằng theo đúng triết lí âm dương, mọi thứ đều phải có đôi, có lứa: Trời – đất, đất – nước, trầu – cau, rồng – mây... Cho nên những đồ dẫn cưới và thách cưới của người Việt trong nhiều thứ thường là một đôi: “đôi chăn”, “đôi chiếu”...Sự hài hòa, cân bằng đều không ngoài khát vọng hứa hẹn một cuộc sống hòa hợp, phát triển sinh sôi nảy nở.

Một ý nghĩa cũng chiếm ưu thế trong ca dao cưới hỏi khi sử dụng số từ hai là sự khao khát gắn bó, hòa hợp:

- “Têm trầu bỏ đãy kim nhung Đôi mình ước được chào chung mẹ thầy” - “Anh lui về thưa với thầy, sẽ bẩm với mẹ ở nhà

Để cho đôi ta kết nghĩa giao hòa với nhau”

Trong tình yêu khi tình cảm đã đến độ đằm thắm, sâu nặng thì sự khát khao được hòa hợp, gắn kết “hai là một”, “một là hai” rất lớn. “Đôi mình”,

“đôi ta” sự tinh tế trong việc kết hợp số từ với đại từ đem lại hiệu quả cao trong việc khẳng định khát vọng mãnh liệt của đôi lứa.

Xét trong kho tàng ca dao người Việt, từ số hai được sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng trong ca dao cưới hỏi, nó được dùng biểu hiện cho tâm tư, tình cảm và những khát khao về sự hòa hợp, xứng đôi vừa lứa, hạnh phúc viên mãn trong tình yêu.

* Số trăm, nghìn

Theo con số khảo sát, số từ trăm, nghìn được lặp lại 32 lần đây là con số được dùng nhiều nhất trong ca dao cưới hỏi và lâu nay nó cũng trở thành con số được ưa chuộng trong hôn nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ đặc trưng của con số tự nhiên là những con số lớn tròn trăm, tròn nghìn. Bởi vậy trong ý niệm chung của con người nó biểu hiện cho sự hoàn hảo, hoàn thiện. Nó cũng là ý nghĩa của tính tổng thể, toàn thể, tổng hợp sức mạnh và sự vững chắc.

Trong xã hội phong kiến, dưới những rào cản hạnh phúc quá lớn của cha mẹ, đôi lứa yêu nhau mà không thể “kết tóc xe tơ” cùng nhau. Ước nguyện không thành nhưng sự xa cách không thể làm cho đôi lứa vơi niềm thương nhớ, họ cùng nhau thề nguyền, hứa hẹn với nhau:

- “ Mẹ cha tuy chẳng bằng lòng Đôi ta cố giữ chữ đồng trăm năm”

Số từ trăm mang tính nguyên vẹn, toàn khối với sức mạnh và sự vững chắc, thường được dân gian kết hợp với từ chỉ thời gian “năm” trở thành một kết cấu ổn định “trăm năm”, là thước đo thời gian minh chứng cho sức mạnh, sự bền vững của tình cảm, tấm lòng của đôi lứa. Sức mạnh này tiếp thêm sức mạnh để họ chờ đợi, đến được với tình yêu hoặc giữ trọn tình nghĩa.

Khi “kết tóc xe tơ” ai cũng ước muốn có một cuộc sống vật chất sung túc và một cuộc sống tinh thần tròn đầy viên mãn. Ước muốn này đã được gửi gắm trong những con số ước lệ trong thách cưới:

- “Cưới em một trăm con trâu Một nghìn con lợn, bồ câu tám nghìn”

“Một trăm con trâu”, “một nghìn con lợn” là xu hướng khái quát hóa, ước lệ hóa những con số trăm, nghìn đem lại hiệu quả cao nhất trong việc phản ánh khát khao về một cuộc sống sung túc, phồn thịnh về vật chất và hạnh phúc trăm năm của cả đời người.

Dùng số từ để kí thác những ước muốn, khát khao trong hạnh phúc lứa đôi đó là một sự thông minh, khéo léo của người bình dân. Những số từ đi vào trong ca dao cưới hỏi vừa như là những định lượng nhất định về mặt giá trị nhưng nó cũng chuyên chở vô vàn giá trị ở bề chìm, bề sâu.

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 38 - 42)