Tâm hồn khát khao hạnh phúc, hòa hợp trong tình yêu, thủy chung son sắt trong tình nghĩa vợ chồng

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 46 - 50)

I. Những nét đẹp trong đời sống tâm hồn tình cảm của nhân dân lao động thể hiện qua ca dao cưới hỏ

1.Tâm hồn khát khao hạnh phúc, hòa hợp trong tình yêu, thủy chung son sắt trong tình nghĩa vợ chồng

son sắt trong tình nghĩa vợ chồng

Nguyễn Đình Thi từng nói “Muốn biết tinh thần Việt Nam chân chính, muốn biết rõ cái nguồn sông chảy trong máu dân tộc chúng ta phải tìm đến văn chương của dân chúng tuy bình dị nhưng biểu lộ được ý nghĩ, tình cảm và hành động của mọi người”. Thật vậy, ca dao là một thể loại nằm trong kho tàng văn chương của dân chúng, là tài sản chung của những nghệ sĩ bình dân vì vậy nó biểu hiện được trọn vẹn nhất tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

Quan điểm này một lần nữa được khẳng định như là khái quát về đặc trưng bản chất của thơ ca trữ tình dân gian. “Thơ ca trữ tình dân gian là nơi bộc lộ rõ nhất tâm hồn dân tộc. Ý nghĩa cơ bản của thơ ca trữ tình dân gian là biểu đạt những tư tưởng, tình cảm và cảm xúc của nhân dân” [19]. Như vậy, thơ ca trữ tình dân gian trong đó có ca dao, là những câu hát đối đáp của những người bình dân trong lao động, nhưng thực chất đó là những câu hát mộc mạc bộc lộ cái điệu tâm hồn, điệu tình cảm của những người bình dân.

Khao khát là một trạng thái tinh thần được nảy sinh khi con người đang bị kìm kẹp, bị trói buộc không được thỏa mãn những cái mà đáng lí người ta phải được hưởng, chủ yếu nó là những giá trị thuộc về tinh thần. Hay nói một cách khái quát: khao khát là lấy lại những gì đã mất, đánh thức những gì đang ngủ quên và sáng tạo những gì chưa có.

Tình yêu là sự hòa nhịp giao cảm tuyệt vời của linh hồn, là cái đẹp mang tiêu chuẩn cao nhất mà con người ước vọng đến bằng say đắm và đam

mê. Lí tưởng cao nhất của một tình yêu đẹp mà con người luôn hướng đến đó chính là hòa hợp, hạnh phúc. Bởi vậy, khao khát có một tình yêu đẹp, đạt được lí tưởng cao nhất của nó đã trở thành một nét đẹp trong tâm hồn những người bình dân.

Mặt khác, để khẳng định “khuôn vàng thước ngọc”, chế độ phong kiến đã đan kết những sợi dây, bóp chết những tình cảm cao đẹp trong sáng và hạnh phúc đích thực của con người khiến họ phải sống trong sự bưng bít, ràng buộc của cái gọi là chuẩn mực “tam cương”, “môn đăng hộ đối”. Sự ý thức về bi kịch, khiến cho khát khao về một tình yêu hạnh phúc, hòa hợp luôn là một nét tâm lí thường trực và mãnh liệt trong tâm hồn nhân dân lao động. Khao khát đó, hơn tất cả, nó được biểu đạt trong ca dao và ngay cả trong những vần ca dao cưới hỏi người bình dân cũng đã kín đáo gửi gắm điều này.

Bên cạnh xu hướng sử dụng ngôn ngữ tự nhiên và hướng nghĩa trực tiếp, ca dao cũng có nhiều bài đi theo hướng mĩ hóa ngôn từ, hướng tới sự bóng gió hàm ẩn. Điều này lí giải vì sao khi bày tỏ tình cảm, và những khao khát trai gái thường náu mình và náu những tình cảm chân thành đó qua những hình ảnh ẩn dụ, ví von so sánh. Và suy cho cùng thì nó cũng hoàn toàn phù hợp với bản chất tâm hồn người bình dân – tế nhị, kín đáo, thâm trầm:

“Anh về cuốc đất trồng cau Cho em trồng ké dây trầu một bên

Mai sau trầu nọ lớn lên Cau kia ra trái làm nên cửa nhà”

Đọc bài ca dao xong, chúng ta tự hỏi: tại sao cô gái không dặn chàng trai về trồng khoai, trồng cà, trồng đậu...đây vốn đều là công việc thuần hậu

quả cau từ lâu đã trở thành lễ vật không thể thiếu trong sính lễ cưới hỏi, từ lễ chạm ngõ, ăn hỏi và xin dâu. Phải chăng đó hoàn toàn không phải là một lời dặn dò vu vơ, vô tình mà nó đã hàm chứa một ý nghĩa rất sâu xa.

Sự xét đoán, băn khoăn của người đọc có lẽ sẽ được giải tỏa trong hai câu tiếp:

- “Mai sau trầu nọ lớn lên Cau kia ra trái làm nên cửa nhà”

“Trầu nọ lớn lên”, “cau kia ra trái” đó là sức sống căng tràn, sinh sôi nảy nở của cây cối, cũng là kết quả minh chứng cho quá trình lao động đầy tâm huyết của người nông dân. Hình ảnh trầu cau mở ra bài ca dao và kết nối suốt bài ca dao đã gửi gắm những ngụ ý sâu sa. Trầu cau trở thành cái cớ kí thác cho những khát khao của người con gái, là hình ảnh biểu tượng đẹp nhất, có sức diễn đạt cao nhất cho khát vọng “lập nên cửa nhà”. Bài ca dao được sáng lên bằng những động từ “trồng”, “lớn”, đã mang một ý nghĩa gợi tả rất lớn. Đó là sự vun vén, ươm trồng tình yêu đôi lứa cho đến ngày nảy nở hạnh phúc là “lập nên cửa nhà”. Đó là những khao khát nhỏ bé, giản dị nhưng rất đỗi nhân văn, trở thành một nét đẹp trong tâm hồn người bình dân.

Sống trong xã hội phong kiến, tình yêu và hạnh phúc đối với con người hoàn toàn xa vời, hôn nhân hoàn toàn là sự áp đặt, không hề có dấu hiệu của tình yêu. Thêm vào đó là sự tỏa chiết bởi những quan niệm về “môn đăng hộ đối”, khiến cho tình yêu lứa đôi gặp nhiều bất hạnh. Sự khao khát có được hạnh phúc trong tình yêu càng trở nên mãnh liệt, họ muốn đến với nhau bằng một tình yêu thực sự, bằng sự hòa nhịp của hai trái tim yêu. Vì thế trước khi đến với nhau, đã có những phút giây họ cùng nhau tâm sự, trái tim yêu trải ra để bộc bạch về gia cảnh của mình:

- “Nhà anh chính thực bề ngoài Anh thì nói toạc móng heo với nàng

Nhà anh chỉ có một gian

Nửa toan làm bếp, nửa toan làm buồng”

Với giọng bộc bạch một cách thẳng thắn, “nói toạc móng heo” là cách nói hết sức tự nhiên mà những người “chân quê” hay nói với nhau. Chàng trai không hề giấu giếm người yêu về gia cảnh nghèo của mình. Những lời tâm sự đó chàng trai muốn hướng đến ở cô gái một sự thông cảm, sự chân thành trong tình yêu. Vì chàng trai hiểu, hạnh phúc trong mối lương duyên “kết tóc xe tơ” chỉ được ươm mầm trên mảnh đất của tình yêu trong sáng, tự nhiên từ trái tim đến với trái tim.

Khát khao hạnh phúc, hòa hợp trong tình yêu còn được thể hiện trong những “công trình kiến trúc” mà chàng trai dự định sẽ thiết kế để đem lại hạnh phúc cho người mình yêu một cuộc sống sung túc, viên mãn:

- “Trong nhà anh lát đá hoa Chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh

Cửa bức bàn anh lồng kính thủy tinh

Hai bên bức thuận, anh chạm tứ linh rồng chầu...”

Một ngôi nhà được thiết kế vừa độc đáo lại mang sức mạnh và sự vững bền, chất chứa một cuộc sống giàu sang, sung túc “chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh”. Ngôi nhà ấy trong ước mơ và trí tưởng tượng của chàng trai thật kiên cố, vững chắc: Cánh cửa mở ra hạnh phúc và bảo vệ hạnh phúc lại được chạm khắc bởi những linh vật biểu trưng cho sức mạnh và sự bình yên “tứ linh rồng chầu”, “lồng kính thủy tinh”, để ngăn cản những bất trắc và phức tạp bên ngoài. Sự vững bền của ngôi nhà trong tương lai cũng chính là sự thủy chung, sắt son trong tình nghĩa vợ chồng.

Tài năng và sự khéo léo cùng với tinh thần trách nhiệm và một tấm lòng thủy chung tình nghĩa, son sắt như vậy về gia đình, hạnh phúc của mình trong tương lai chỉ có được ở một tâm hồn khát khao nồng cháy.

Miếng trầu, quả cau là vật gắn chặt với đời sống tâm hồn người Việt. “Giầu cau là một thứ đầu các sự lễ nghĩa. Phàm việc tế sự, tang ma, việc cưới xin, việc vui mừng, việc gì cũng lấy miếng giầu làm trọng” [20]. Bởi vậy, từ gặp nhau, làm quen đến bắt đầu một câu chuyện người Việt đều dùng trầu cau và lâu dần đã hình thành ở Việt Nam một phong tục ăn trầu hàng nghìn năm tuổi như là một nét đẹp trong văn hóa người Việt.

Trầu cau và những ý nghĩa biểu tượng của nó gắn liền với câu chyện tình cảm động từ ngàn đời. Một câu chuyện tình đẫm nước mắt nhưng nó là những giọt nước mắt trào dâng từ sự thức nhận về một tình yêu, sự chung thủy, son sắt và tình vợ chồng tiết nghĩa. Sự hóa thân của các nhân vật trong chuyện trở thành vật tượng trưng cho sự gắn kết nam nữ, biểu đạt cho sự gắn bó keo sơn, thủy chung, trọn tình trọn nghĩa của con người:

- “Trầu này sáu miếng rõ ràng Bỏ ra cơi thiếc mời chàng, chàng ơi

Trầu em trầu quế vừa vôi

Chàng ăn một miếng kết đôi vợ chồng” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Miếng trầu có mặt trong các nghi thức cưới hỏi, làm vật trao duyên và cũng làm vật tin cho cả hai bên “nên vợ chồng”. Trao nhau dù chỉ một miếng trầu, là hai người đã tự nguyện trao cho nhau những tình cảm chân thành và những sợi dây tương giao gắn kết tình nghĩa, nguyện sẽ sống hết tình, hết nghĩa với nhau đến đầu bạc răng long.

Tình yêu và hạnh phúc là lí tưởng cao nhất mà những người bình dân vươn tới. Khát khao vươn tới lí tưởng cao đẹp nhất trong tình yêu, tình vợ chồng là để được cảm thụ lấy những phép nhiệm mầu của tình yêu, để rung động, giao hòa và cao hơn tất cả đó là để được sống cao độ với đời – đó là nét đẹp trong tâm hồn tình cảm của nhân dân lao động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc

Một phần của tài liệu luận văn Sự phản ánh phong tục cưới hỏi trong ca dao người Việt (Trang 46 - 50)