1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

167 3,1K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,82 MB

Nội dung

Với các phương phápnghiên cứu được thực hiện như: phương pháp thu thập và kế thừa; chọn điểmnghiên cứu; khảo sát thực địa; đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia phỏngvấn, lát cắt, dòng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08/2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn Khoa học:

TS HỒ VĂN CỬ

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 08/2014

Trang 3

ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA BIDOUP –

NÚI BÀ, HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

NGUYỄN HOÀNG KHÁNH NGỌC

Hội đồng chấm luận văn:

1 Chủ tịch: TS ĐINH QUANG DIỆP

Đại học Nông Lâm TP HCM

2 Thư ký: TS NGUYỄN THỊ MAI

Đại học Nông Lâm TP HCM

3 Phản biện 1: TS PHAN THỊ GIÁC TÂM

Đại học Nông Lâm TP HCM

Trang 4

Tháng 10 năm 2012 theo học Cao học ngành Quản lý Tài nguyên và Môitrường tại trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.

Địa chỉ liên lạc: H2/6, cư xá A42, khu phố 6, phường Trung Dũng, TP BiênHòa, tỉnh Đồng Nai

Điện thoại: 0902496974

Email: khanhngocmt9999@gmail.com

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêutrong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trìnhnào khác

Học viên

Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc

Trang 6

CẢM TẠ

Trong thời gian học tập hoàn thành nghiên cứu này, tôi xin chân thành cảm ơnTrường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, Phòng Sau Đại Học, Khoa Môitrường & Tài nguyên và quý Thầy, Cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốtquá trình học tập tại trường

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn Khoa học – Tiến sĩ

Hồ Văn Cử, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này, tôi vôcùng biết ơn và trân trọng những ý kiến quý báu Thầy đã giúp tôi trong suốt thờigian qua

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, Th.STôn Thất Minh, anh Trương Quang Cường, Võ Hồng Dương, Bùi Thế Hoàng vàanh Cil Pam Ha Thành đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu.Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã quan tâm, giúp đỡtôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2014

Học viên

Nguyễn Hoàng Khánh Ngọc

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý vàbảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương,tỉnh Lâm Đồng” được thực hiện trong khoảng thời gian 11 tháng, từ tháng 8/2013đến tháng 6/2014 Mục tiêu của nghiên cứu là: góp phần nâng cao đời sống củacộng đồng, phục vụ công tác bảo tồn đa dạng sinh học Với các phương phápnghiên cứu được thực hiện như: phương pháp thu thập và kế thừa; chọn điểmnghiên cứu; khảo sát thực địa; đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (phỏngvấn, lát cắt, dòng thời gian, phân tích SWOT, sơ đồ Venn, họp dân); tham khảo ýkiến chuyên gia và xử lý các dữ liệu thu được bằng excel, đề tài đã điều tra và đưa

ra các kết quả, đánh giá sau:

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng: thông tin về đối tượng phỏngvấn, mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng, mức độ tác động của cộng đồng lênvườn quốc gia, các đối tượng tác động lên vườn quốc gia, những thách thức và đedọa đối với công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH: mức độtham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn ĐDSH, nhận thức của cộng đồngtrong việc bảo tồn ĐDSH, ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý và bảo tồnĐDSH, tương tác giữa quản lý bảo vệ rừng và hiện trạng sinh kế của cộng đồng

- Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo tồn ĐDSH ởvườn quốc gia Bidoup – Núi Bà: lồng ghép công tác bảo tồn vào kế hoạch phát triển

KT – XH của huyện Lạc Dương; tăng cường năng lực quản lý, nghiên cứu và hợptác quốc tế cho Ban quản lý VQG; đầu tư và phát triển KT – XH trong vùng đệm;tuyên truyền, phổ biến, giáo dục và thu hút cộng đồng tham gia vào công tác bảotồn

Trang 8

The research project “Assessing the role of communities in the managementand conservation of biodiversity in Bidoup – Nui Ba National Park, Lac Duongdistrict, Lam Dong province” has been studied in 11 months, from August 2013 toJune 2014 The objectives of this study are: contributing to improving community’sstandard of living, serving the conservation of biodiversity A variety of researchmethods has been implemented which included: collection and inheritance, siteselection studies, field surveys, participatory rural appraisal (interview, slice, timelines, SWOT analysis, Venn diagrams, and meeting people); consulting experts andprocessing obtained data using Excel, the following results and evaluations wereconcluded after investigating the subjects:

- The current usage of community resources: information on respondents, thedependent level of people on forests, the impact degree of the community and theinfluence of objects on national park, challenges and threats to the management andconservation of biodiversity at Bidoup – Nui Ba national park

- The involvement of the community in the management and conservation ofbiodiversity: the participation level of the community in the conservation,community awareness of the conservation of biodiversity, influence of the partiesinvolved in the management and conservation of biodiversity, interactions betweenforest management, protection and livelihood status of the community

- The proposal of some solutions to attract community participation inbiodiversity conservation at Bidoup - Nui Ba national park: integrating conservationinto economic - social development plans of Lac Duong district; strengthening thecapacity of management, research and international cooperation for national parkmanagement board; economic - social investment and development in the bufferzone; propagation, dissemination, education and attraction of communityparticipation in conservation procedure

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG

Trang tựa

Trang chuẩn y i

Lý lịch cá nhân ii

Lời cam đoan iii

Cảm tạ iv

Tóm tắt v

Summary vi

Mục lục vii

Danh sách các chữ viết tắt xi

Danh sách các hình xii

Danh sách các bảng xiii

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN 5

1.1 Một số khái niệm 5

1.1.1 Đa dạng sinh học 5

1.1.2 Văn hóa đa dạng sinh học 5

1.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học 6

1.1.4 Cộng đồng 7

1.1.5 Sự tham gia của cộng đồng 8

1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng 9

1.2.1 Trên thế giới 9

1.2.2 Ở Việt Nam 10

1.2.2.1 Cơ sở pháp lý 10 1.2.2.2 Tình hình các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở Việt Nam 13

Trang 10

1.2.3 Tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà 16

1.2.3.1 Hoạt động trực tiếp 16

1.2.3.2 Hoạt động gián tiếp 17

1.3 Sơ lược địa điểm nghiên cứu 18

1.3.1 Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà 18

1.3.1.1 Lịch sử thành lập 18

1.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ 19

1.3.1.3 Cơ cấu tổ chức 21

1.3.1.4 Điều kiện tự nhiên 22

1.3.1.5 Điều kiện kinh tế xã hội các xã vùng đệm 25

1.3.2 Xã Đa Nhim 28

1.4 Đối tượng nghiên cứu 28

1.4.1 Văn hóa truyền thống của người K’Ho 28

1.4.1.1 Sinh hoạt kinh tế 28

1.4.1.2 Tín ngưỡng, phong tục – tập quán, lễ hội 29

1.4.1.3 Văn học – Nghệ thuật dân gian 29

1.4.2 Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa K’Ho ở Bidoup – Núi Bà 30

1.4.2.1 Di sản văn hoá K’Ho và tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng ở vùng Bidoup – Núi Bà

1.4.2.2 Phát huy di sản văn hoá K’Ho trong việc quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên rừng

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Nội dung nghiên cứu 32

2.1.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng 32

2.1.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH32 2.1.3 Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo tồn ĐDSH ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

2.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 33

2.2.1 Phương pháp luận 33

2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 34

Trang 11

2.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 34

2.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu 40

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 42

3.1 Hiện trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng 42

3.1.1 Thông tin về đối tượng phỏng vấn 44

3.1.2 Mức độ phụ thuộc của người dân vào rừng 46

3.1.2.1 Diện tích đất canh tác 46

3.1.2.2 Chăn nuôi 47

3.1.2.3 Tình trạng khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ và săn bẫy chim thú 48

3.1.2.4 Thu nhập và chi tiêu 51

3.1.3 Mức độ tác động của cộng đồng lên vườn quốc gia 54

3.1.4 Các đối tượng tác động lên vườn quốc gia 56

3.1.5 Những thách thức và đe dọa đối với công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

3.1.5.1 Đói nghèo và thiếu sự tham gia của cộng đồng 57

3.1.5.2 Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ 57

3.1.5.3 Xâm lấn đất rừng canh tác 59

3.2 Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH 60

3.2.1 Mức độ tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn ĐDSH 60

3.2.1.1 Các hoạt động cộng đồng đã tham gia 61

3.2.1.2 Lý do tham gia hoạt động 65

3.2.1.3 Mức độ tham gia của cộng đồng 66

3.2.1.4 Lợi ích cộng đồng nhận được trong quá trình tham gia 67

3.2.1.5 Đánh giá của cộng đồng về các hoạt động 69

3.2.1.6 Đánh giá chung 73

3.2.2 Nhận thức của cộng đồng trong việc bảo tồn ĐDSH 76

3.2.2.1 Kiến thức 76

3.2.2.2 Thái độ và kỳ vọng của cộng đồng 82

3.2.3 Ảnh hưởng của các bên liên quan đến quản lý và bảo tồn ĐDSH 85

3.2.3.1 Ảnh hưởng của các chương trình khoán quản lý tài nguyên rừng 85

Trang 12

3.2.3.2 Ảnh hưởng của chương trình dự án 90

3.2.4 Tương tác giữa quản lý BVR và hiện trạng sinh kế của cộng đồng

3.3 Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo tồn ĐDSH ở vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

3.3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 92

3.3.1.1 Những nguyên tắc 92

3.3.1.2 Các điểm mạnh của bản thân cộng đồng 93

3.3.1.3 Các điểm yếu của cộng đồng có thể cản trở việc thực thi quản lý rừng

3.3.1.4 Cơ hội của việc phát triển quản lý tài nguyên rừng 94

3.3.1.5 Thách thức 94

3.3.2 Các giải pháp 95

3.3.2.1 Giải pháp lâu dài 95

3.3.2.2 Giải pháp trước mắt 105

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC 115

Trang 13

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BQLRPHĐN Ban quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim

CB Văn hóa đa dạng sinh học (Cultural Biodiversity)

IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union

for Conservation of Nature)

KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên

PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural

Appraisal)

WRI Viện Tài nguyên Thế giới (World Resources Institute)

Trang 14

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà 21

Hình 3.1 Biến động định canh định cư theo thời gian của cộng đồng 43

Hình 3.2 Lịch sử thôn 50

Hình 3.3 Lát cắt hiện trạng 50

Hình 3.4 Tỉ lệ các nguồn thu nhập chính của hộ gia đình 53

Hình 3.5 Tỉ lệ các đối tượng tác động lên vườn quốc gia 56

Hình 3.6 Biểu đồ các hoạt động cộng đồng đã tham gia 61

Hình 3.7 Biểu đồ các hoạt động cộng đồng đã tham gia 62

Hình 3.8 Biểu đồ mức độ tham gia của cộng đồng 66

Hình 3.9 Biểu đồ lý do tham gia thỉnh thoảng 67

Hình 3.10 Biểu đồ đánh giá của cộng đồng về các hoạt động 69

Hình 3.11 Biểu đồ nhận thức về thành lập vườn quốc gia 77

Hình 3.12 Biểu đồ đóng góp kinh phí cho quỹ phát triển thôn (VDF) 82

Hình 3.13 Biểu đồ các kỳ vọng của cộng đồng 84

Hình 3.14 Dòng thông tin của tiến trình hợp đồng GKQLBVR 85

Hình 3.15 Sơ đồ ảnh hưởng của các bên liên quan tới quản lý bảo vệ rừng 88

Trang 16

DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Hạng mục giao khoán toàn vườn 16

Bảng 1.2 Mức chi trả khác nhau của các chương trình KQLBVR 17

Bảng 2.1 Tóm tắt nội dung và các phương pháp nghiên cứu 41

Bảng 3.1 Số người được phỏng vấn theo cấp độ tuổi 44

Bảng 3.2 Số người được phỏng vấn theo trình độ học vấn 44

Bảng 3.3 Diện tích đất canh tác bình quân / hộ theo nhóm kinh tế hộ 46

Bảng 3.4 Các loài vật nuôi phổ biến trong khu vực nghiên cứu 47

Bảng 3.5 Tình hình khai thác tài nguyên rừng trong khu vực 49

Bảng 3.6 Tỉ lệ (%) các nguồn thu của cộng đồng 52

Bảng 3.7 Giá trị trung bình các khoản chi tiêu của hộ gia đình 53

Bảng 3.8 Các loại LS chính, mục đích, thời gian thu hái và mức độ quan trọng 54

Bảng 3.9 Quyền quyết định trong gia đình 57

Bảng 3.10 Phân tích các nguồn thu nhập từ củi và các loại lâm sản ngoài gỗ khác theo nhóm kinh tế hộ gia đình

Bảng 3.11 Hiện trạng đất nông nghiệp của ba thôn xã Đa Nhim, năm 2013 59

Bảng 3.12 Đánh giá sự tham gia của người dân vào công tác bảo tồn 63

Bảng 3.13 Lý do (%) tham gia hoạt động của cộng đồng 65

Bảng 3.14 Những nguyên nhân làm cho Chương trình khoán quản lý tài nguyên rừng chưa hiệu quả

Bảng 3.15 Nguyên nhân và hậu quả của Chương trình phát triển sinh kế không bền vững

Bảng 3.16 Nhận thức của cộng đồng về vai trò của rừng 76

Bảng 3.17 Những hành động cần thiết để bảo tồn ĐDSH 78

Bảng 3.18 Hình thành VQG ảnh hưởng tới đời sống người dân vùng đệm 79

Bảng 3.19 Mức độ hiểu biết của cộng đồng về bảo tồn ĐDSH 80

Bảng 3.20 Mối liên hệ giữa độ tuổi và mức độ hiểu biết về bảo tồn ĐDSH 81

Trang 17

Bảng 3.21 Mối liên hệ giữa giới tính và mức độ hiểu biết về bảo tồn ĐDSH 81

Bảng 3.22 Mối liên hệ giữa trình độ học vấn và mức độ hiểu biết về bảo tồn đa dạng sinh học

Bảng 3.23 Lý do đồng ý/không đồng ý đóng góp cho quỹ phát triển thôn 83

Bảng 3.24 Tổng hợp các ý kiến về sự bày tỏ thái độ của người dân về các hoạt động bảo tồn ĐDSH

Bảng 3.25 Bảng phân tích vai trò của các bên liên quan 87

Bảng 3.26 Kế hoạch phát triển kinh tế vùng đệm 100

Bảng 3.27 Ma trận lựa chọn đánh giá các hoạt động 101

Bảng 3.28 Kế hoạch tuyên truyền bảo tồn ĐDSH 103

Trang 18

MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài

Thế giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng về môi trường trên phạm vitoàn cầu; ước tính có khoảng 150 loài sinh vật bị mất đi mỗi ngày do ảnh hưởng củacác hoạt động của con người (Lamont, 1995); tình trạng này đang có xu hướng giatăng và các hoạt động của con người trở thành mối đe dọa đến khả năng cung cấpcủa hệ sinh thái (HST) Sự tồn tại của con người phụ thuộc phần lớn vào tài nguyên

đa dạng sinh học (ĐDSH) và các chức năng tự nhiên của HST Nó đảm bảo chochúng ta có thức ăn, có nước uống, có không khí trong lành và sự bình an của cuộcsống Do đó việc bảo tồn ĐDSH và duy trì các chức năng tự nhiên của HST là thực

sự cần thiết (Hồ Văn Cử, 2008)

Hệ thống khu bảo tồn của nước ta được hình thành sau giai đoạn lâm nghiệpkhai thác, phần lớn các khu bảo tồn trên cạn thường nằm ở những khu vực xa xôi,địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn Đó thường là nơi sinh sống của các cộng đồngngười dân tộc thiểu số có đời sống khó khăn và kém phát triển về nhiều mặt Ở đó,những thể chế luật pháp hiện hành thường có mặt sau những luật tục và truyềnthống của cộng đồng (Đào Trọng Hưng và ctv, 2001)

Hệ thống các khu bảo tồn nước ta cũng nằm trong khu vực sinh sống củanhiều nhóm người dân tộc thiểu số khác nhau Sự đa dạng của các cộng đồng baogồm nhiều mặt như đa dạng về vùng sinh thái, về kinh tế, xã hội, bản sắc văn hóatruyền thống và luật tục (Đào Trọng Hưng và ctv, 2001) Kiến thức bản địa đượccoi là hệ thống kiến thức của một cộng đồng dân tộc hoặc dân tộc bản địa tồn tại vàphát triển trong từng hoàn cảnh cụ thể với sự đóng góp của mọi thành viên trongcộng đồng của một vùng địa lý (Donovan và ctv, 1997) Các kiến thức của người

Trang 19

dân về cách sử dụng và bảo tồn các giá trị đa dạng sinh học không đơn thuần có ýnghĩa về khoa học mà còn là tài sản văn hóa quý giá của quốc gia và thế giới Songtheo thời gian, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển nhanh chóngcủa kinh tế xã hội, vai trò của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong việc bảo tồn cácgiá trị đa dạng sinh học đã bị đánh giá không đầy đủ và đôi khi gây ra các kết quảkhông như mong đợi trong công tác bảo tồn ĐDSH.

Nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số thuộc trong số những người nghèo nhất tạiViệt Nam Để duy trì cuộc sống, họ vẫn giữ tập quán khai thác các sản phẩm rừng,săn bắn động vật rừng, thu hái các sản phẩm từ khu vực bảo tồn Áp lực từ phíacộng đồng lên khu bảo tồn rất đa dạng về hình thức, phạm vi và mức độ tác động(Đào Trọng Hưng và ctv, 2001) Đó là một trong những thách thức lớn đối với bảotồn ĐDSH Vì vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển của các vườn quốc gia, khubảo tồn cần phải có các giải pháp bảo tồn phù hợp có sự hỗ trợ và cộng tác tích cựccủa cộng đồng địa phương

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được thành lập năm 2004 lấy theo tên haingọn núi cao nhất cao nguyên Langbiang là Bidoup (2.287 m) và Núi Bà (2.167 m).Với diện tích 70.038,75 ha, gồm 1.923 loài thực vật có mạch và hơn 422 loài độngvật Các giá trị ĐDSH ở vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà đang đối mặt với các đedọa như: lấn chiếm đất lâm nghiệp để canh tác, chăn thả gia súc, thu hái lâm sảnngoài gỗ, săn bẫy thú, xây dựng cơ sở hạ tầng (làm đường, nuôi cá hồi…) (Bộ NN

& PTNT, 2009)

Vì vậy tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá vai trò của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” nhằm mục đích góp phần bảo tồn

nguồn tài nguyên ĐDSH của VQG Bidoup – Núi Bà, bổ sung cơ sở lý luận và thựctiễn trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH tại Việt Nam nói chung và điều kiện đặcthù của VQG Bidoup – Núi Bà nói riêng

Trang 20

Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu thực trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng ở vườn quốc giaBidoup – Núi Bà

- Đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc tham gia bảo tồn ĐDSH

- Xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao vai trò của cộng đồng trong công tácbảo tồn ĐDSH ở VQG Bidoup – Núi Bà

Nội dung nghiên cứu

- Hiện trạng sử dụng tài nguyên của cộng đồng

- Sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý và bảo tồn ĐDSH

- Đề xuất một số giải pháp thu hút cộng đồng cùng tham gia bảo tồn ĐDSH ởvườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu

Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2013 đến 6/2014

- Đối tượng nghiên cứu

Cộng đồng cư trú tại 3 thôn mục tiêu thuộc xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương,tỉnh Lâm Đồng trong việc tham gia bảo tồn ĐDSH tại VQG Bidoup – Núi Bà vàBan quản lý vườn quốc gia

Trang 21

Về thực tiễn

- Đánh giá được hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên của cộng đồng

- Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng, nhận thức về bảo tồn ĐDSH trongkhu vực sinh sống

- Đề xuất các giải pháp trong bảo tồn ĐDSH có sự tham gia của cộng đồngtheo văn hóa đa dạng sinh học (CB)

Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm nền tảng để kiến tạo giải pháp thuhút sự tham gia của người dân địa phương trong công tác bảo tồn ĐDSH và tănghiệu quả bảo vệ rừng

Trang 22

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Một số khái niệm

1.1.1 Đa dạng sinh học

Theo IUCN (1994), đa dạng sinh học (ĐDSH) được định nghĩa là sự đa dạng

giữa các sinh vật từ tất cả các nguồn, vùng trời, vùng đất, vùng biển, các hệ sinh thái thủy vực nội địa và các phức hệ sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự

đa dạng trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái (Phạm Bình Quyền, 2002) Cuối thế kỷ XX, khái niệm ĐDSH còn đề cập đến mối quan hệ tương hỗ giữa

hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội, gắn yếu tố con người (human) với ĐDSH Trong một định nghĩa về ĐDSH của WRI (2005) cho rằng “…loài người phụ thuộc hoàn toàn vào quần xã sinh vật – sinh quyển,…ĐDSH là một giới hạn bao trùm sự giàu có về sinh vật tự nhiên, điều đó củng cố cho sức khỏe và sự sống của con

người…” (Hồ Văn Cử, 2008).

Trong Luật đa dạng sinh học 2008 của Việt Nam thì định nghĩa: “Đa dạngsinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên” (khoản

5 điều 3)

1.1.2 Văn hóa đa dạng sinh học

Văn hóa đa dạng sinh học đặt con người vào vị trí trung tâm của vấn đề quản

lý đa dạng sinh học, là liên kết giữa đa dạng văn hóa (hoặc con người) và đa dạngsinh học (ĐDSH) Mà tính đa dạng văn hóa là sự đa dạng của xã hội loài người /văn hóa và đa dạng sinh học là sự đa dạng của đời sống thực vật và động vật, trongbất kỳ một khu vực cụ thể hoặc trong thế giới nói chung (The Mupo Foundation,2013)

Trang 23

Sự biến mất của các nền văn hóa bản địa là một mất mát lớn cho xã hội, bởi cóthể học hỏi rất nhiều từ kỹ năng truyền thống của họ trong việc quản lý hệ sinh thái.Phục hồi văn hóa đa dạng sinh học thông qua các cuộc họp mặt, lễ kỷ niệm vàtạo thuận lợi cho chuyển giao kiến thức giữa các thế hệ người lớn tuổi và thế hệ trẻ.

Có một sự hiểu biết về văn hóa đa dạng sinh học giúp đánh giá cao sự tương tácgiữa con người với môi trường tự nhiên và văn hóa trong mỗi ngày Tìm hiểu về CBgiúp con người có thể cải thiện cuộc sống bằng cách áp dụng các chuẩn mực, giá trị,phong tục và ý tưởng trong xã hội của họ

Văn hóa và môi trường tự nhiên có mối liên kết chặt chẽ với nhau Văn hóachính là một công cụ mạnh mẽ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học (MaolanBiosphere Reserve, 2007)

1.1.3 Bảo tồn đa dạng sinh học

Hiện nay có nhiều phương pháp bảo tồn khác nhau Có thể phân chia các

phương pháp và công cụ thành các nhóm như sau:

- Bảo tồn nguyên vị (in situ)

Bảo tồn nguyên vị bao gồm các phương pháp và công cụ nhằm mục đích bảo

vệ các loài, các chủng và các sinh cảnh, các hệ sinh thái trong điều kiện tự nhiên mà

loài đang tồn tại Tùy theo đối tượng bảo tồn mà các hành động quản lý thay đổi.Theo Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) thì có 6 loại khu bảo tồn: LoạiI: khu bảo tồn nghiêm ngặt (hay khu bảo tồn hoang dã), Loại II : vườn quốc gia, chủyếu để bảo tồn các hệ sinh thái và sử dụng vào việc du lịch, giải trí, giáo dục; LoạiIII: công trình thiên nhiên, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đặc biệt; LoạiIV: khu bảo tồn sinh cảnh hay các loài, chủ yếu là nơi bảo tồn một số sinh cảnh haycác loài đặc biệt cần bảo vệ; Loại V: khu bảo tồn cảnh quan đất liền hay cảnh quanbiển, chủ yếu bảo tồn các cảnh quan thiên nhiên đẹp, sử dụng cho giải trí và du lịch;Loại VI: khu bảo tồn quản lý tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu quản lý với mục đích

sử dụng một cách bền vững các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên

Trang 24

- Bảo tồn chuyển vị (ex situ)

Bảo tồn chuyển vị bao gồm các biện pháp di dời các loài cây, con và các visinh vật ra khỏi môi trường sống thiên nhiên của chúng Bảo tồn chuyển vị bao gồmcác vườn thực vật, vườn động vật, các bể nuôi thuỷ hải sản, các bộ sưu tập vi sinhvật, các bảo tàng, các ngân hàng hạt giống, bộ sưu tập các chất mầm, mô cấy Docác sinh vật hay các phần của cơ thể sinh vật được lưu giữ trong môi trường nhântạo, nên chúng bị tách khỏi quá trình tiến hóa tự nhiên Vì thế mà mối liên hệ gắn bógiữa bảo tồn chuyển vị với bảo tồn nguyên vị rất bổ ích cho công tác bảo tồn đadạng sinh học (Schmidt và ctv, 2012)

1.1.4 Cộng đồng

Cộng đồng được nói tới ở đây là một đơn vị cấp địa phương của một tổ chức

xã hội bao gồm các cá nhân, gia đình, thể chế và các cấu trúc khác đóng góp cho cuộc sống hàng ngày của một xã hội, một nhóm người trong một khu vực địa lí xác

định, có thể được biến đổi bởi quá trình vận động lịch sử

Hay nói cách khác, cộng đồng là tập hợp những người sống gắn bó với nhau

thành một xã hội nhỏ có những điểm tương đồng về mặt văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục, tập quán, có quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau và có ranh giới không gian trong một thôn bản Theo quan niệm này, “cộng

đồng” chính là cộng đồng dân cư thôn bản (sau đây “thôn bản” được gọi chung là

“thôn” cho phù hợp với Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004).

Theo Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 “cộng đồng dân cư thôn

là tập hợp toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, ấp,

buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương” (Bộ NN & PTNT, 2006)

Trong lịch sử hình thành và phát triển của loài người, nhất là do nguy cơ tăngdân số và quá trình công nghiệp hóa, thế giới tự nhiên vốn đa dạng nay đang bị pháhoại, làm nghèo nàn, thậm chí nhiều giống loài bị tiêu diệt dẫn đến tuyệt chủng Bởivậy, một trong các vấn đề lớn của nhân loại trong thế kỷ XXI là phải bảo tồn và làmgiàu trở lại thế giới tự nhiên vốn có

Trang 25

Do vậy, một bài toán mà chúng ta cần phải giải là tạo nên sự gắn bó vốn đã có

và phát huy vai trò và sự tham gia của mỗi cộng đồng cư dân vào việc bảo tồn cáckhu bảo tồn thiên nhiên, VQG Phải coi việc phát triển xã hội toàn diện của cộngđồng, nhất là vấn đề bảo tồn và làm giàu bản sắc văn hóa của cộng đồng như là một

bộ phận hữu cơ của việc bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên, VQG

1.1.5 Sự tham gia của cộng đồng

Tham gia là một khái niệm chung chỉ sự liên quan của các nhóm hay các cánhân trong quá trình quyết định Có nhiều cách và mức độ tham gia:

- Thông báo: đây là mức độ thấp nhất của sự tham gia Các nhóm hay các cánhân nhận được thông tin về các hoạt động dự kiến, nhưng họ không có điều kiệnlàm thay đổi chúng Mục tiêu của việc thông báo là để thuyết phục cộng đồng vềcác quan điểm của nhà lãnh đạo Đây là cách tiếp cận “từ trên xuống” khi quyếtđịnh trong công tác bảo tồn

- Tham vấn: đây là bước cao hơn thông báo Các cộng đồng địa phương, các

bên liên quan chủ chốt và các tổ chức nhận được thông báo về dự án hay kế hoạch

để biết quan điểm của họ Những ý kiến tham vấn được nhắc đến trong khi đánhgiá, nhưng không nhất thiết được tiếp thu vì bản thảo cuối cùng đã xong

- Cùng quyết định: điều này xảy ra khi các bên liên quan được mời đến để biết

và trao đổi về vấn đề cùng quan tâm và tham gia vào quyết định cuối cùng

- Cùng phối hợp: khi hai bên cùng tham gia quyết định và chia sẻ trách nhiệm

để thực hiện các quyết định đó

- Ủng hộ các mối quan tâm độc lập của cộng đồng: đây là mức độ cao nhất của

sự tham gia của cộng đồng Cộng đồng chịu trách nhiệm xây dựng các chương trìnhbảo tồn và thực hiện các quyết định mà họ lựa chọn Vai trò của các chuyên gia, các

cơ quan hay nhà đầu tư là hỗ trợ cộng đồng bằng các thông tin và các kỹ năng và cóthể cả nguồn lực để giúp cho đưa ra các quyết định với các thông tin tốt nhất có thể

Trang 26

Mức này thể hiện cách tiếp cận hoàn toàn “từ dưới lên” trong công tác bảo tồn(IUCN, 2008).

1.2 Bảo tồn đa dạng sinh học có sự tham gia của cộng đồng

Do hạn chế về nhận thức nên các hành vi ứng xử của cộng đồng dân cư đốivới tài nguyên rừng chưa tốt Để người dân có hành vi ứng xử tốt với tài nguyênrừng, việc nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong công tácquản lý tài nguyên là rất cần thiết như thay đổi thái độ và tập quán của cộng đồngdân cư, cải thiện chất lượng cuộc sống cho cộng đồng

1.2.1 Trên thế giới

Nhiều kết quả nghiên cứu trên thế giới và kinh nghiệm thực tiễn của các KBT

và VQG khẳng định rằng để quản lý thành công cần dựa trên mô hình quản lý gắnbảo tồn đa dạng sinh học với bảo tồn văn hoá của CĐĐP Ở VQG Kakadu(Australia), những người thổ dân chẳng những được chung sống với VQG một cáchhợp pháp mà họ còn được thừa nhận là chủ hợp pháp của VQG và được tham giaquản lý VQG thông qua các đại diện của họ trong ban quản lý Tại VQG Wasur(Indonesia) vẫn tồn tại 13 làng bản với cuộc sống gắn với săn bắn cổ truyền (PhạmBình Quyền, 2002)

Ở Nepal, người dân địa phương được nhận toàn bộ lợi tức từ khu rừng do họquản lý, với điều kiện đảm bảo rằng một phần lợi tức đó được tái đầu tư cho việcphát triển tài nguyên rừng, nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng trong đó việc chia

sẻ lợi ích là động lực quan trọng trong việc đảm bảo sự tham gia này

Ở Philippines, hình thức quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã hình thành vàphát triển mạnh trong khuôn khổ một chương trình do Cơ Quan Môi Trường và TàiNguyên Thiên Nhiên, là hình thức chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi cho các cộngđồng địa phương

Tại bán đảo Ả Rập, nơi mà môi trường tự nhiên được đặc trưng bởi sự biếnđộng, khô cằn và không bền vững, sự hợp tác chia sẻ tài nguyên trở nên cần thiết

Trang 27

nhằm đảm bảo sinh kế của cộng đồng địa phương Thông qua sự tham gia của côngchúng và sự đồng thuận đạt được qua tham vấn, mô hình quản lý dựa vào cộngđồng Hima đóng góp tích cực vào việc bảo vệ và giữ gìn tài nguyên thiên nhiên, cácbãi chăn thả gia súc và rừng qua 5000 năm, và cung cấp môi trường thuận lợi choquản lý xung đột.

Tại VQG Kruger (Nam Phi), du lịch sinh thái được xem là cách thức để giảiquyết các cuộc xung đột tiềm ẩn giữa nhu cầu mang lại nhiều doanh thu và nhu cầubảo tồn đa dạng sinh học độc đáo của khu vực Cộng đồng người Makuleke cóquyền hợp tác với khối tư nhân để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trong vùng

và họ sẽ được hưởng lợi từ việc được đào tạo kỹ năng, có việc làm, nhận được tiềnthuê đất và cổ tức (TITC biên dịch, 2012)

Nhằm đảm bảo phát triển bền vững (kết hợp hài hoà giữa bảo tồn và phát triển), nhiều ngành, nhiều tổ chức quốc tế liên quan đến sử dụng tài nguyên thiên nhiên đang hình thành và xây dựng những phương thức tiếp cận mới về quản lý tài

nguyên thiên nhiên Điểm nổi bật trong các phương thức tiếp cận là nâng cao vai tròcủa cộng đồng địa phương cũng như những nhóm người trong xã hội có liên quanđến tài nguyên thiên nhiên (những người hưởng lợi, những người bị tác động)

Đề tài này lựa chọn dựa trên văn hóa đa dạng sinh học để nghiên cứu Nhìnnhận con người là một bộ phận của HST, vừa nâng cao đời sống của người dân phụthuộc vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động mang tính bền vững, vừa

có thể bảo tồn thiên nhiên đa dạng và phong phú

1.2.2 Ở Việt Nam

1.2.2.1 Cơ sở pháp lý

- Quyết định số 72/TTg ngày 7/7/1962 của Thủ tướng Chính phủ về khu rừngcấm Cúc Phương

- Quyết định 41/TTg ngày 24/1/1977 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành

lập 10 khu rừng cấm trong phạm vi toàn quốc.

Trang 28

- Ngày 9/8/1986, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng có quyết định số 194/CT công

nhận tiếp 73 khu rừng đặc dụng, trong đó gồm 2 VQG, 46 khu dự trữ thiên nhiên,

25 khu di tích lịch sử văn hoá

- Quyết định 178/2001/QĐ - TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa

vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâmnghiệp

- Quyết định 192/2003/QĐ - TTg ngày 17/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về

việc phê duyệt Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam đến

năm 2010

- Nghị định 181/2004/NĐ - CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ vềthi hành Luật đất đai quy định cộng đồng dân cư thôn được giao đất rừng phòng hộvới các quyền chung như hộ gia đình và cá nhân được giao đất lâm nghiệp nhưngcộng đồng dân cư thôn không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng choquyền sử dụng đất; không được thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụngđất

- Ngày 3/12/2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng được Quốc hội thông qua,

đã công nhận Cộng đồng là một chủ thể được giao rừng và các quyền và nghĩa vụ

quy định cụ thể tại các Điều 29 và 30

- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 ngày

29/11/2005, Quốc hội khóa XI.

- Quyết định 186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ban hành Quy chế quản lý rừng

- Ngày 13 tháng 11 năm 2008 Quốc hội khóa XII kỳ thứ 4 đã ban hành Luật

Trang 29

Trong quá trình phát triển chúng ta đã từng bước bổ sung, mở rộng, hình thành được một hệ thống khu bảo tồn rừng và đất ngập nước ven biển Chúng ta cũng đã

xây dựng, bổ sung, các quy định của pháp luật, các văn bản có liên quan đến việc

quản lý tài nguyên rừng và đa dạng sinh học Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để

triển khai các hoạt động bảo tồn

Sự thừa nhận vai trò của người dân địa phương được thể hiện trong chính sáchgiao đất lâm nghiệp và giao khoán quản lý bảo vệ rừng Tuy nhiên, còn nhiều vấn

đề cần phải được nghiên cứu cụ thể:

- Mối quan hệ giữa các cộng đồng và môi trường tài nguyên mà họ đang phụthuộc cần phải được xem xét ở nhiều góc độ, không gian và thời gian khác nhau.Rừng và các giá trị văn hóa của từng dân tộc sinh sống trong vùng thường gắn bóchặt chẽ với nhau Tuy nhiên, việc bảo vệ rừng mang lại các lợi ích ở một phạm vikhông gian rộng lớn hơn Do đó, kết hợp giữa các hoạt động bảo tồn tài nguyên vàphát triển đời sống người dân là một vấn đề phức tạp

- Các hệ thống quản lý và phát triển rừng được đặt trên cơ sở nâng cao nhậnthức của người dân Điều này đòi hỏi những hoạt động trao đổi thảo luận với cộngđồng làm cho họ thấy được những giá trị đích thực của rừng, những truyền thống tốtđẹp của từng dân tộc gắn bó với tài nguyên rừng và những vấn đề bức bách đang đặt

ra cho cộng đồng để họ cùng nhau suy nghĩ và bàn bạc giải quyết vấn đề quản lýbảo vệ rừng

- Sự tham gia tích cực và chủ động của các cộng đồng không phải tự nhiên mà

có Để góp phần tham gia phát triển nông thôn một cách nhanh chóng và có hiệuquả, các nhà nghiên cứu, cán bộ khuyến nông – khuyến lâm và các cơ quan quản lýtài nguyên rừng ở địa phương đã và đang hoạt động rất tích cực trong việc tìm hiểucác giải pháp tốt nhất và phù hợp nhất cho từng địa phương mà họ đang công tácnhằm giúp người dân ổn định cuộc sống của họ đồng thời tự nâng cao kiến thức vànăng lực của các bên liên quan Nói cách khác, tiến trình thúc đẩy sự tham gia của

Trang 30

người dân đòi hỏi phải tạo ra một môi trường học tập để các bên tham gia có thểchia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ý kiến của mình.

1.2.2.2 Tình hình các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia ở Việt Nam

Nếu thiếu đi vai trò của cộng đồng dân cư thì bảo tồn ĐDSH khó đạt hiệu quả.Thực tế cho thấy, kiểm lâm gặp nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ rừng bởi lẽrừng có nhiều cửa, không có rào chắn nên việc ngăn chặn hành vi vi phạm không hề

dễ dàng Mặt khác, theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng, tại các khubảo tồn quốc gia, mỗi kiểm lâm sẽ có trách nhiệm bảo vệ tương đương với 500 harừng Rõ ràng, việc một cán bộ kiểm lâm quán xuyến hết một diện tích lớn như vậythực sự là thách thức đối với họ

Hơn nữa, tất cả những khu vực có giá trị ĐDSH cao bao gồm các khu vựcrừng nguyên sinh đều có dân cư sinh sống Người dân nhờ có ĐDSH mà tồn tại vàphát triển, do đó việc cộng đồng dân cư tham gia trực tiếp vào quản lý, kiểm tra bảo

vệ rừng sẽ góp phần quan trọng phát hiện những hành vi vi phạm như khai thác gỗlậu hay buôn bán trái phép động vật hoang dã

Điều đó đòi hỏi phải gắn kết công tác bảo tồn với sinh kế của người dân đểviệc bảo tồn ĐDSH đạt hiệu quả và người dân vẫn duy trì được cuộc sống của mình.Trên thực tế, nỗ lực bảo tồn ĐDSH ở nước ta thời gian qua đã có những chuyểnbiến tích cực với những sáng kiến, mô hình dựa vào cộng đồng Thậm chí có những

mô hình được duy trì nhiều năm đơn cử như việc quản lý rừng thiêng của đồng bàodân tộc miền núi hay mô hình quản lý rừng ngập mặn của cộng đồng ven biển, sángkiến xây dựng mô hình cộng đồng tham gia khu bảo tồn Điều đáng nói là có nhữngđịa phương người dân tự đứng ra tổ chức mô hình thôn xóm bảo vệ rừng đơn cửnhư khu bảo tồn ở vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Tại KBTTN Kon Ka Kinh và Kon Cha Răng, phần thu từ nhận khoán QLBVR

đã góp phần tăng thêm thu nhập cho đời sống cộng đồng người dân địa phươngsống gần rừng (Nhóm công tác tỉnh Gia Lai, 2002)

Trang 31

Các khu rừng đặc dụng tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua các hoạt động trồngrừng, nhận khoán BVR, hỗ trợ cây giống đã tạo công ăn việc làm, từ đó làm tăngthu nhập cho người dân, có 61 % số hộ tham gia đã cải thiện được đời sống vật chất.Thông qua định hướng của VQG Bạch Mã, người dân tại các xã cũng đã tham giavào hoạt động DLST bằng cách khai thác, đầu tư và thực hiện các dịch vụ, điểnhình là các khu DLST Nhị Hồ (xã Lộc Trì), Suối Tiên (xã Lộc Thủy), Suối Mơ (xãLộc Hải), Thác Trượt (xã Hương Phú) Trong đó, khu DLST Nhị Hồ đã được ngườidân địa phương đầu tư và đưa vào hoạt động trong thời gian 2 năm tạo điều kiệntăng thu nhập cho hơn 30 hộ gia đình Những hộ này trước đây chuyên sống dựavào rừng bằng các hoạt động khai thác gỗ, củi, săn bẫy động vật rừng trái phép(Nhóm công tác tỉnh Thừa Thiên Huế, 2002).

Tại VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, sự tham gia của cộng đồng địa phương chủyếu là hoạt động thuyền Vào mùa cao điểm khoảng hơn 600 người từ địa phươngđược hưởng lợi từ hoạt động vận chuyển du khách bằng thuyền riêng lẻ Có khoảng

100 người bán thức ăn và kinh doanh đồ uống (Kennedy, 2011)

Tại VQG Hoàng Liên, tuyến đi bộ leo núi lên đỉnh Fansipan có hơn 100 ngườiđịa phương làm công việc khuân vác là 50 người là hướng dẫn viên địa phương, baogồm cả nhân viên của vườn quốc gia Cộng đồng được nhận khoảng 40 % doanhthu thu được từ lộ trình này thông qua nấu nướng, khuân vác và cung cấp tiện nghi(lều) Vườn quốc gia đã bồi dưỡng năng lực cho người dân địa phương thông qua 2khóa tập huấn, bao gồm cho cả đồng bào dân tộc (Kennedy, 2011)

Xã Phú Lệ, xã Phú Thanh (KBTTN Pù Luông, Thanh Hóa), hoạt động du lịch

đã góp phần cải thiện đời sống của cộng đồng và tăng thêm thu nhập cho người dân,góp phần giảm bớt đáng kể những tác động của cộng đồng tới rừng như săn bắn,chặt cây… 10 % thu nhập từ hoạt động du lịch được trích nộp vào “Quỹ thôn bản”

để sử dụng cho các hoạt động bảo vệ môi trường thôn bản bao gồm cả chi trả thùlao cho nhóm cộng đồng tuần tra bảo vệ KBT (Kennedy, 2011)

Trang 32

Tại VQG Tràm Chim, dự án bảo tồn đất ngập nước có sự tham gia của cộngđồng phục vụ xoá đói giảm nghèo, bảo tồn đất ngập nước, quản trị tốt tài nguyênthiên nhiên và tránh mâu thuẫn cộng đồng đã được thực hiện từ năm 2008, dự ánkhuyến khích những người tham gia xây dựng kế hoạch quản lý sử dụng tài nguyênthiên nhiên theo hướng dẫn của Ban quản lý VQG, và vận dụng linh hoạt kiến thứcbản địa Việc tiếp cận hợp pháp tài nguyên thiên nhiên trong VQGTC đã tạo mộtnguồn thu nhập thiết yếu đối với người nghèo Trong năm 2009, sau hai năm thửnghiệm đồng quản lý tại VQGTC, hộ tham gia nhận được từ 30.000 đến 50.000đồng cho một ngày đánh cá (VQGTC 2010) Mỗi hộ tham gia thu nhập thêm đượckhoảng 1,3 triệu đồng/tháng Việc công nhận vai trò của người dân trong tiếp cậnvới nguồn tài nguyên rừng nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho

họ tham gia thảo luận, góp ý kiến cho các hoạt động quản lý đã giúp giảm căngthẳng giữa người dân địa phương và Ban quản lý vườn và giúp việc quản lý vườnđược hiệu quả hơn (Lại Tùng Quân, 2011)

Thách thức

Bước đầu thuận lợi không có nghĩa là thiếu đi những khó khăn, thách thứctrong công tác bảo tồn ĐDSH dựa vào cộng đồng Cái khó nhất hiện nay là phải làmsao khuyến khích, huy động được người dân tham gia tích cực để họ thấy đượcnhững lợi ích thực sự từ hoạt động thiết thực đó Chính phủ mới bắt đầu đi vào thửnghiệm chia sẻ lợi ích trong hoạt động quản lý bền vững các khu đặc dụng, các khubảo tồn do đó việc huy động và bảo đảm sự tham gia rộng rãi của cộng đồng làkhông hề dễ dàng

Lợi ích cộng đồng đã được hô hào từ rất lâu song nếu không chỉ ra đượcquyền lợi của họ thì việc huy động sức dân trong công tác bảo tồn thực sự là tháchthức lớn Điều đáng nói là cho tới nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa tráchnhiệm và quyền của người dân khi tham gia bảo vệ rừng cũng như bảo tồn ĐDSH.Vấn đề cốt lõi là những nhà quản lý cần có cách nhìn thoáng hơn, trao cho cộngđồng nhiều quyền hơn là quy trách nhiệm cần phải làm

Trang 33

1.2.3 Tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

1.2.3.1 Hoạt động trực tiếp

Có ba dạng hợp đồng quản lý rừng khác nhau: Chương trình đầu tiên được đưa

ra bởi quyết định 661 trong chương trình 5 triệu hecta rừng Chương trình thứ hai làdựa trên thử nghiệm về việc chi trả dịch vụ môi trường (PES, 2009), cố gắng ápdụng chi trả dịch vụ môi trường theo cơ chế thị trường Dựa vào đặc tính của rừng,các cơ quan đã lập nên những khu vực thuộc các chương trình khác nhau Thêm vào

đó, chương trình thứ ba là sự kết hợp của hai nguồn vốn: chương trình 661 của quốcgia và theo quyết định 30A của tỉnh Lâm Đồng để hỗ trợ cho các hộ gia đình nhậnkhoán quản lý và bảo vệ rừng

Các chương trình này thật sự không phải là “đồng quản lý” vì (1) mối quan hệgiữa người dân và chủ rừng chỉ là mối quan hệ giữa người cung cấp sức lao động vàngười chủ trả công cho dịch vụ bảo vệ rừng; (2) đất rừng được giao cho khoán quản

lý bảo vệ không nằm trong địa bàn thôn; (3) hợp đồng dựa vào cá thể hộ và sự hợptác giữa các hộ, phụ thuộc chính vào các nhóm trưởng; (4) tranh cãi xuất hiện khitiền trả khoán bảo vệ không dựa vào sự khó khăn của công việc mà dựa trên mộtmức quy định cứng của các chương trình Hiện nay có ba mức chi trả được áp dụng,mức cao nhất được trả bởi chương trình “Chi trả dịch vụ môi trường” (PES) (HoàngHữu Cải và ctv, 2011; UBND tỉnh Lâm Đồng, VQG Bidoup – Núi Bà, 2013)

Bảng 1.1 Hạng mục giao khoán toàn vườn

Hạng mục ĐVT 2008  2009 2010Năm thực hiện2011 2012Giao khoán

Diện tích Ha 30.047,07 30.047,07 35.849,40 38.780,40 39.394,06

Số hộ Hộ 1.000 944 930 1.138 1.151 Kinh phí đồng 3.004.707.000 4.571.004.300 8.487.996.000 11.199.452.480 12.642.314.520 Chi trả

Trang 34

Bảng 1.2 Mức chi trả khác nhau của các chương trình KQLBVR

Loại chương trình Đơn giá

(Nguồn: Hoàng Hữu Cải và ctv, 2011)

1.2.3.2 Hoạt động gián tiếp

Dự án JICA nhắm đến bảo tồn đa dạng sinh học của vườn quốc gia thông quaviệc thiết lập mô hình đồng quản lý bằng cách giới thiệu 3 hợp phần:

- Lựa chọn sinh kế thân thiện với môi trường (EFLO – Environmental friendlylivelihood opitions)

- Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (CBET – Community based tourism)

eco Quản lý hợp tác (CM – Collaborative Management)

EFLO sẽ cải thiện sinh kế của cộng đồng địa phương bằng cách gia tăng năngsuất theo hướng thân thiện với môi sinh và bằng cách giới thiệu tới người dân cácphương án sinh kế Việc giới thiệu CBET nhắm đến thiết lập một mô hình du lịchsinh thái trong đó người dân địa phương nắm vai trò trung tâm Bằng cách này JICAgiúp giảm bớt sự phụ thuộc của người dân địa phương vào tài nguyên thiên nhiên,

do đó tăng cường việc bảo vệ vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà

Một trong những điểm yếu của KQLBVR (661 và PES) là nó không nhấnmạnh đủ bản chất của hành động tập thể trong hệ thống quản lý rừng Bên cạnh đó,chính sách bao cấp mạnh của chính phủ hỗ trợ trong quá khứ cũng tạo nên tâm lýphụ thuộc vào trợ giúp bên ngoài Trong bối cảnh này cả hai hợp phần CBET và

Trang 35

EFLO của dự án “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của vườn quốcgia Bidoup – Núi Bà” là một cơ hội tốt cho việc phục hồi lại thái độ tự cường củangười dân Bằng tiến trình tổ chức lại cộng đồng, người dân có thể có được vị tríthuận lợi hơn trong quá trình thương thảo hướng đến một cơ chế chia sẻ quyền lợicông bằng hơn Với sự hỗ trợ của dự án JICA – BNBNP, vai trò và năng lực củacộng đồng sẽ trở nên mạnh và độc lập hơn như vậy họ có thể tự vận động về tàichính, nâng cao hiểu biết trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên và giảm áp lựcvào rừng (Hoang, 2013; Son, 2013; Kennedy, 2011)

Tại VQG Bidoup – Núi Bà các đề tài nghiên cứu mới chỉ đề cập đến một sốvấn đề tri thức bản địa của người dân tại xã Lát, tình trạng phụ thuộc vào tài nguyênrừng và phân tích đánh giá các giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng cho cộng đồng

xã Đa Nhim, tiềm năng phát triển mô hình đồng quản lý thích hợp ở 5 thôn mục tiêu(xã Đa Nhim, thị trấn Lạc Dương) nhằm tăng cường sự tham gia của người dân.Hiểu được thực trạng đời sống của người dân để làm cơ sở cho việc phân tích mức

độ tham gia (về nguyên nhân, động cơ, hạn chế …) sẽ dễ dàng đề xuất giải phápkhuyến khích sự tham gia của người dân tốt hơn, có hiệu quả hơn

1.3 Sơ lược địa điểm nghiên cứu

1.3.1 Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

1.3.1.1 Lịch sử thành lập

Trước 1986, diện tích rừng của VQG được quản lý bởi BQL rừng phòng hộđầu nguồn hồ thủy điện Đa Nhim, Xí nghiệp Lâm nghiệp Lạc Dương và BQL rừngđặc dụng Lâm Viên

Ngày 9/8/1986 ban hành chỉ thị số 194/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng

về việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Núi Bà (6.000 ha) và khu bảo tồn thiênnhiên Đa Nhim Thượng (7.000 ha) Hai khu BTTN này sau đó được kết hợp lại đểhình thành khu BTTN Bidoup - Núi Bà

Trang 36

Ngày 22/10/1993, trách nhiệm quản lý của khu BTTN Bidoup - Núi Bà đượcchuyển sang cho BQL rừng đặc dụng.

Năm 1995, kế hoạch đầu tư của Bidoup - Núi Bà do Phân Viện điều tra quihoạch rừng Nam Bộ và Chi cục lâm nghiệp Lâm Đồng xây dựng đã đề xuất thànhlập một khu BTTN với diện tích 71.062 ha, gồm phân khu bảo vệ nghiêm ngặt50.503 ha, và phân khu phục hồi sinh thái 20.559 ha Sau đó kế hoạch đầu tư này đãđược UBND tỉnh Lâm Đồng và Bộ Lâm nghiệp (cũ) phê duyệt

Ngày 26/12/2002 theo quyết định số 183/QĐ – UB của UBND tỉnh LâmĐồng, BQL rừng đặc dụng được tái cấu trúc thành BQL khu BTTN Tổng diện tíchcủa khu BTTN là 64.366 ha, thuộc sự quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT LâmĐồng

Ngày 19/11/2004 theo quyết định số 1240/QĐ – TTg của Thủ tướng chínhphủ, chuyển khu BTTN Bidoup - Núi Bà thành VQG Bidoup - Núi Bà trong hệthống rừng đặc dụng, tổng diện tích của VQG là 64.800 ha

Ngày 19/02/2008 theo quyết định 450/QĐ – UB của UBND tỉnh Lâm Đồng,chuyển 8.266 ha rừng đặc dụng của vườn quốc gia thành rừng phòng hộ

Ngày 30/10/2009 theo quyết định 1738/QĐ – TTg của Thủ tướng chính phủ,phê duyệt kết quả rà soát điều chỉnh phân khu chức năng VQG, trong đó tổng diệntích VQG là 63.938 ha với 56.436 ha là rừng đặc dụng, 7.502 ha là rừng phòng hộxung yếu

1.3.1.2 Chức năng nhiệm vụ

Bảo tồn các hệ sinh thái rừng trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và cácloài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm; gắn kết với các vườn quốc gia và khubảo tồn thiên nhiên kế cận để tạo thành một vùng thiên nhiên rộng lớn, góp phầncho việc bảo tồn sinh học ở cao nguyên Đà Lạt, vùng Nam Tây nguyên và vùngNam Trung bộ

Trang 37

Góp phần phòng hộ đầu nguồn nước cho hệ thống sông Đồng Nai và các hồchứa nước ở hạ lưu nhằm phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Lâm Đồng,vùng Nam Tây nguyên, Đông Nam bộ và duyên hải cực Nam Trung bộ.

Bảo tồn các sinh cảnh rừng nguyên sinh để tôn tạo và phát triển kiến trúc đôthị của thành phố Đà Lạt, bảo tồn các đặc trưng văn hoá bản địa nơi cội nguồn củathành phố Đà Lạt, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục về rừng nhiệtđới, phát triển du lịch sinh thái và góp phần củng cố an ninh quốc phòng của tỉnhLâm Đồng và vùng Tây nguyên

Thủ tướng chính phủ phê duyệt 9 chương trình hoạt động của VQG gồm:

- Chương trình bảo vệ tài nguyên rừng và bảo tồn đa dạng sinh học;

- Chương trình phục hồi sinh thái rừng;

- Chương trình phòng cháy chữa cháy rừng;

- Chương trình nghiên cứu khoa học;

- Chương trình phát triển du lịch sinh thái;

- Chương trình tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường và bảo tồn thiênnhiên;

- Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn vùng đệm;

- Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực vàtrang thiết bị kỹ thuật;

- Chương trình hợp tác quốc tế

Trang 38

1.3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Ban giám đốc gồm: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc

Các phòng ban chức năng:

- Phòng Tổ chức Hành chính;

- Phòng Tài vụ;

- Phòng Kỹ thuật & Nghiên cứu khoa học;

- Phòng Kế hoạch & Hợp tác quốc tế;

Các đơn vị trực thuộc:

Trang 39

- Hạt kiểm lâm VQG;

- Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường;

- Trung tâm Nghiên cứu quốc tế rừng nhiệt đới

Tổng số cán bộ công chức viên chức: 115 người

Công chức: 70 người

Viên chức + hợp đồng lao động: 45 người (Bộ NN & PTNT, 2010)

1.3.1.4 Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Nằm trên địa bàn hành chính huyện Lạc Dương và một phần huyện ĐamRông, tỉnh Lâm Đồng, cách thành phố Đà Lạt khoảng 50 km theo tỉnh lộ 723, nằmtrong không gian mở rộng của TP Đà Lạt khi thành phố được nâng cấp thành thànhphố trực thuộc Trung ương

- Từ 12000’04’’ đến 120 52’00’’ vĩ độ Bắc

- Từ 108017’00’’ đến 108042’00’’ kinh độ Đông

- Phía tây và nam: giáp sông Serepok và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhimtỉnh Lâm Đồng

- Phía bắc: giáp VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắc lắc

- Phía đông: giáp tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận

Diện tích

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.582 ha

Phân khu phục hồi sinh thái: 22.854 ha

Phân khu dịch vụ hành chính: 8.707,47 ha

Ngoài ra, VQG Bidoup – Núi Bà còn được giao quản lý thêm 3.991,275 ha doBan quản lý khu du lịch Đankia – Đà Lạt chuyển sang từ ngày 1/4/2011

Trang 40

Tài nguyên thiên nhiên

Là 1 trong 4 trung tâm đa dạng sinh học của Quốc gia Là mẫu chuẩn hệ sinhthái rừng quốc gia gồm các kiểu rừng đặc trưng của vùng Nam Tây Nguyên vàĐông Nam Bộ

Đa dạng về hệ sinh thái

- Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi TB

Ngày đăng: 18/04/2015, 20:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w