Tài liệu SGK không bàn cụ thể, cuộc thi ra đề và làm bài theo hướng mở ở tạp chí " Văn học và tuổi trẻ", một số bài viết liên quan trên tạp chí, trong thông tin mạng chúngtôi luôn để ý,
Trang 1SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“GÓP CÁCH DẠY MỘT CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN BẬC THCS: ĐỀ MỞ VÀ CÁCH LÀM BÀI
VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ”
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Những năm qua, giáo dục nói chung, môn Ngữ văn nói riêng đã từng bước thực sự đivào sự đổi mới về mọi mặt Vì vậy, Ngữ văn đã góp một phần rất lớn vào mục tiêu đàotạo Một trong những nội dung đổi mới hàng đầu phải kể đến đó là đổi mới kiểm tra đánhgiá Và có thể khẳng định, biểu hiện rõ nhất, đáng ghi nhận nhất ở người chỉ đạo cho đếnngười thực hiện, ở người dạy cũng như người học trong khâu kiểm tra đánh giá chính lànhững đề bài và những bài văn theo hướng mở
Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay, thống kê sơ bộ có đến khoảng 50 đề ra
là đề mở Con số đó quả là không nhỏ để cả giáo viên và học sinh từ việc dạy học đại tràcho đến học sinh giỏi đều phải lưu tâm
Theo dõi đề thi của các nước trên thế giới cũng như đề thi HSG các cấp của nước tamấy năm qua, chúng ta thấy càng ngày lượng đề thi theo hướng mở càng nhiều, cànghay Học sinh đã dần quen với dạng đề này và đã tạo nên những bài văn rất thuyết phục.Tài liệu tập huấn giáo viên "Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹnăng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS" của Bộ GD & ĐTtháng 7 năm 2010 trang 73 đánh giá :"Phong trào đổi mới cách ra đề thi theo hướng mở,phát huy tính tích cực của học sinh đã dấy lên ở nhiều địa phương và đã thu được nhữngthành tựu đáng kể" Bộ cũng chỉ đạo "Trong quá trình dạy học cần đổi mới kiểm tra, đánhgiá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức - kỹnăng và biểu đạt chính kiến của bản thân"
Trang 3Như vậy, lượng đề mở trong SGK, tinh thần chỉ đạo, thực tiễn đề thi đại trà cho đếnthi học sinh giỏi các cấp, đề mở ngày càng nhiều, càng cần phải có Điều đó đã khẳngđịnh vị trí quan trọng của đề mở, cách dạy đề mở để phục vụ cho thực tiễn dạy học vàmục tiêu đào tạo.
Ở phòng giáo dục và Đào tạo huyện Đô lương nói chung và trường THCS Lý NhậtQuang chúng tôi nói riêng, công tác mũi nhọn luôn là mối quan tâm hàng đầu Hàng chụcnăm qua, chất lượng học sinh giỏi của trường và của huyện luôn đứng ở vị thứ tốp đầutrong toàn tỉnh Tên tuổi của trường đã được khẳng định không những ở trong tỉnh màcòn rộng ra khắp toàn quốc Để có thành tích đó, phải là công của rất nhiều người , trong
đó có đội ngũ thầy trò môn Ngữ văn Thế nhưng, 3 năm học liền kề của trường khi chưathực hiện SKKN này, đội tuyển môn Ngữ văn của trường và cũng là của huyện lại khôngdành được kết quả như mong đợi Những năm đó, ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, trong lúccác môn khác vẫn giữ được phong độ thì môn Ngữ văn chỉ đạt được kết quả như sau:Năm học 2009 - 2010: 4/ 10 em đậu đều đạt giải khuyến khích
Năm học 2010 - 2011: 3/8 em đậu, trong đó có một giải ba, 2 giải kk
Năm học 2011 - 2012: 1/8 em đậu giải nhì
Nhìn lại kết quả đó, chúng tôi thực sự buồn và lo nghĩ Chúng tôi đã trở trăn rấtnhiều và họp nhóm thảo luận, tìm nguyên nhân, giải pháp Bước vào năm học liền kề -năm học 2012-2013, phòng và trường giao nhiệm vụ cho tôi phụ trách chính công tác bồidưỡng học sinh giỏi tỉnh Áp lực đè nặng lên cô trò cũng như nhóm ngữ văn của trường:Làm sao để lấy lại phong độ, làm sao để lấy lại niềm tin? Tôi thiết nghĩ, trong công tácbồi dưỡng HSG, dạy cho học sinh những gì và dạy như thế nào luôn là những boănkhoăn, trăn trở của những người luôn tâm huyết với nhiệm vụ vinh dự nhưng cũng nhọcnhằn này Nhưng có một chuyên đề mà theo chúng tôi, không thể không dạy cho học sinh
Trang 4giỏi trong giai đoạn này, cho quá khứ, cho cả tương lai, đó chính là đề mở, cách làm đềmở.Trước đó, năm học 2008-2009 tôi cũng trực tiếp đứng chính đội tuyển và có áp dụngviệc dạy đề mở, lúc đó tôi nghĩ giờ càng phải dạy nhiều( 3 năm học kết quả không cao
mà tôi nêu ra ở trên tôi không đứng chính mà chỉ hỗ trợ cho đồng nghiệp) Vì vậy, nămhọc 2012-2013 tôi đã dạy cho học sinh chuyên đề ở SKKN này và thu được kết quảcao( có số liệu minh chứng ở phần V - kết quả) Thực tế kết quả trước và sau khi thựchiện SKKN là hoàn toàn khác nhau theo hướng tốt đẹp là một nguyên nhân thúc dục tôithực hiện viết SKKN này Dẫu biết rằng kết quả đội tuyển đi lên còn do nhiều lý do, docông của nhiều người hỗ trợ nhưng dù sao bản thân tôi và việc đổi mới cách dạy, cáchhọc trong đó liên quan đến chuyên đề ở SK này là không thể phủ nhận
Thế nhưng trong thực tiễn, làm sao để có một quan niệm, một khái niệm đầy đủthuyết phục về đề mở, về các dạng đề mở, làm sao để có một giáo án cụ thể về nhữngcách làm cụ thể cho từng dạng đề mở, tạo điều kiện cho người dạy và người học thựchiện mục đích, yêu cầu Đó là mong muốn của những người trực tiếp bồi dưỡng học sinhgiỏi.Thế mà có thể khẳng định chưa có một bài viết, SKKN nào đề cập cụ thể, triệt đểvấn đề Tài liệu SGK không bàn cụ thể, cuộc thi ra đề và làm bài theo hướng mở ở tạp chí
" Văn học và tuổi trẻ", một số bài viết liên quan trên tạp chí, trong thông tin mạng chúngtôi luôn để ý, theo dõi nhưng đều ở mức độ vỡ vạc, sơ lược, chung chung, giáo viên vàhọc sinh mò mẫm, chủ quan làm mà chưa có một định hướng cụ thể nào cả
Năm học 2013 - 2014, nắm bắt tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiết của vấn
đề, là một trường chất lượng cao của huyện, Ban giám hiệu, tổ, nhóm chuyên môn trongtrường chúng tôi cũng đã coi đây là vấn đề mới - khó - hay, cần thiết cho việc bồi dưỡnghọc sinh giỏi nên đã thảo luận, thống nhất, thể nghiệm… Nhà trường, tổ, nhóm đã tintưởng và tạo điều kiện phân công tôi dạy chuyên đề này cho đội tuyển HSG tỉnh lớp 9
Trang 5Sau khi lắng nghe học hỏi đồng nghiệp, vừa kết hợp trí tuệ tập thể vừa có sự sáng tạo, bổsung, dày công tìm hiểu, thể nghiệm của bản thân liên tục mấy năm qua cũng như trongnăm học này, kết quả bước đầu chúng tôi thấy tương đối khả quan
Từ đó, nhằm giúp đồng nghiệp gần xa thêm một chuyên đề bồi dưỡng HSG, để khắcphục những khó khăn, vướng mắc trên, nhằm đưa ra một giải pháp cụ thể để giáo viên,học sinh có thể áp dụng ngay vào dạy học, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm:
"Góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Ngữ văn bậc THCS: Đề mở và cáchlàm bài văn theo một số dạng đề mở"
II NHỮNG BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN SKKN
- Thu nhập thông tin qua đồng nghiệp, học trò, tài liệu…
- Sưu tầm để mở, phân nhóm, nghiên cứu cách dạy từng nhóm một cách cụ thể
- Tham khảo tất cả những tài liệu liên quan
- Nắm bắt nguyện vọng của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nguyện vọng củahọc sinh khi học Ngữ văn, tham gia đội tuyển
- Hội thảo vấn đề ở nhóm, tổ, trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường, cánhân và các thành viên trong nhóm soạn bài, trao đổi, thống nhất, dạy thể nghiêm, rútkinh nghiệm, cá nhân bổ sung, sáng tạo thêm, dạy chuyên đề này nhiều năm cho độituyển những em dự thi tỉnh
- Nghiên cứu những bài viết liên quan đến vấn đề
- Nắm bắt sự chỉ đạo của ngành, thấm nhuần chủ trương đổi mới phương pháp dạyhọc, của kiểm tra đánh giá trong tình hình mới
- Dạy thử nghiệm nhiều năm cho đội tuyển dự thi Tỉnh
Trang 6- Kết quả thực tế đã có hiệu quả khá cao ( minh chứng cụ thể qua số liệu ở phần kếtquả mục V của SKKN).
Từ những biện pháp và nguyên nhân cơ bản trên, chúng tôi đã tiến hành viết SKKN
III CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài gồm có 3 phần lớn:
Phần A: Đặt vấn đề:
I Lý do chọn đề tài: Người viết đưa ra những lý do cơ bản dẫn tới việc viếtSKKN
II Những biện pháp, hoạt động để thực hiện SKKN
III Cấu trúc của đề tài
Phần B: nội dung
I Thực trạng về đề mở, cách làm đề mở
II Những giải pháp cơ bản khi dạy, học chuyên đề " Đề mở và cách làm bài văn theomột số dạng đề mở"
III Giáo án minh họa cụ thể
Người viết soạn 5 giáo án cho 5 buổi lên lớp bồi dưỡng HSG đầy đủ các phần cụ thểvới chuyên đề: Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở
IV Một số đề mở và bài làm của học sinh
Người viết ghi lại một số đề mở do bản thân tự biên soạn là chính và những bài làmcủa học sinh đội tuyển tỉnh ở huyện tôi những năm qua tôi còn lưu giữ
Trang 7V Kết quả: Đưa ra một số kết quả chứng tỏ hiệu quả của vấn đề sau khi áp dụng đềtài
VI Khả năng ứng dụng, triển khai của SKKN
Phần C Kết luận chung
Là lời kết luận của đề tài và những kiến nghị, đề xuất của người viết
Trang 8B NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VỀ “ĐỀ MỞ, CÁCH LÀM ĐỀ MỞ”.
1, Thực trạng về đề mở trong chương trình: Chương trình Ngữ văn THCS từ khi
đổi mới đến nay, bên cạnh đề truyền thống, thống kê ở các khối lớp qua sách giáo khoađều có đề mở và có nhiều hơn ở lớp 9 Cụ thể là :
Lớp 6:
Đề 1: Kỷ niệm ngày thơ ấu
Đề 2: Ngày sinh nhật của em
Đề 3: Quê em đổi mới
Đề 4: Em đã lớn rồi
(Bài 4 - Trang 37)
Lớp 7:
Đề 1: Vui buồn tuổi thơ
Đê 2: Loài cây em yêu
(Bài 6, trang 88)
Đề 3: Lối sống giản dị của Bác Hồ
Đề 4: Tiếng Việt giàu đẹp
Đề 5: Thuốc đắng giã tật
Đề 6: Thất bại là mẹ thành công
Trang 9Đề 12: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" nên chăng?
Đề 13: "Thật thà là cha dại" phải chăng? (Bài 19, trang 21)
Đề 14: Sách là người bạn lớn của con người (Bài 19, trang 23)
Lớp 8:
Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi
Đề 2: Tôi thấy mình đã khôn lớn (Bài 3, trang 37)
Đề 3: Trang phục và văn hóa (Bài 29, trang 124)
Đề 4: Tuổi trẻ và tương lai đất nước
Đề 5: Văn học và tình thương
Đề 6: Hãy nói "không" với các tệ nạn
(Bài 30, trang 128)
Lớp 9:
Đề 1: Con trâu ở làng quê Việt Nam (Bài 2, trang 28)
Đề 2: Cây lúa Việt Nam
Trang 10Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
(Bài 3, trang 42)
Đề 5: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anhthanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện "Lặng lẽ Sa pa" củaNguyễn Thành Long
Đề 6: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà- ôibiểu hiện trong những lời ru ở bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ"của Nguyễn Khoa Điềm (Bài 15, trang 46)
Đề 7: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
Đề 13: Lòng biết ơn thầy cô giáo (Bài 22, trang 52)
Đề 14: Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xe khôngkính" của Phạm Tiến Duật (Bài 24, trang 79)
Đề 15: Những đặc sắc trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương (Bài 24,trang 80)
Đề 16: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc" củaNam Cao
Trang 11Đề 17: Vẻ mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ "Mây và Sóng" của Ta-go.
Đề 18: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh
Đề 19: Hình ảnh "Bếp lửa" trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
(Bài 26, trang 99)
Đề 20: Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
(Bài 27, trang 112)
2, Đề mở, cách làm đề mở trong thi cử, báo chí, tài liệu
- Lượng đề thi theo hướng mở trong các kỳ thi nhất là thi học sinh giỏi ngày càngchiếm ưu thế, gần như là 100%, đề nào cũng có một câu hoặc cả đề
- Báo "Văn học và tuổi trẻ" từ ngày 1/4/2011 đến 30/8/2012, sau đó tiếp tục phátđộng một thời gian nữa, đã tổ chức cuộc thi "Ra đề và viết văn theo hướng mở" (Traogiải ngày 20/11/2012 ) Quy định nội dung thi như sau:
+ Giáo viên ra đề bài theo hướng mở Đề bài chỉ nêu vấn đề cần bàn luận, hoặc đề tàicần thể hiện Mỗi đề dự thi có kèm theo đáp án hoặc gợi ý cách làm được soạn theohướng mở, định hướng một số cách giải quyết vấn đề hoặc triển khai đề tài
+ Học sinh lựa chọn bài dự thi được giới thiệu trên "Văn học và tuổi trẻ" để tham giaviết bài Học sinh cần căn cứ vào nội dung vấn đề, hoặc đề tài được nêu trong đề mà lựachọn và xác định các phương thức biểu đạt phù hợp (Ví dụ: Nghị luận văn học, nghị luận
xã hội hoặc tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh…) khuyến khích những bài viết thểhiện dấu ấn sáng tạo, có những suy nghĩ, cách cảm thụ riêng, độc đáo của cá nhân"
Theo định hướng đó, nhiều giáo viên và học sinh đã hưởng ứng, có nhiều đề bài hay
và nhiều bài văn thuyết phục, hấp dẫn Tuy nhiên để có khái niệm về đề mở, cách làm từ
Trang 12khái quát đến cụ thể theo dạng để giáo viên, học sinh tham khảo thì lại không có Có thểnói giáo viên, học sinh đang làm theo cảm nhận chủ quan, mò mẫm là chính.
- Tháng 6 năm 2012, tòa soạn "Văn học và tuổi trẻ" đã cho ra đời cuốn sách "Tuyểntập đề bài và bài văn theo hướng mở" (tập 1); tháng 9 năm 2013 tiếp tục xuất bản tập 2 doNhà xuất bản GDVN ấn hành Có thể nói đây là 2 cuốn sách rất quý phục vụ cho giáoviên, học sinh trong quá trình bồi dưỡng HSG Khi chúng tôi bồi dưỡng đội tuyển HSG
dự thi tỉnh năm qua cũng như năm học này (2013-2014), đây là tài liệu chúng tôi nângniu, vận dụng nhiều Bởi cuốn sách là tập hợp trí tuệ, niềm say mê của hàng trăm giáoviên, học sinh với hơn 100 đề mở, đáp án mở, bài văn theo hướng mở Nhưng dù saocuốn sách cũng chỉ là sự tập hợp lại những đề bài, đáp án và bài viết từ các tập cụ thể củatạp chí "Văn học và tuổi trẻ", điều chúng tôi, những người trực tiếp hướng dẫn HSG cầnthêm là những quan điểm thống nhất về đề mở, chia nhóm đề, cách làm từng dạng bài,cách dạy cụ thể, thì lại không có Háo hức, cố tình đọc kĩ lời giới thiệu cho đến từng trangbài từ đầu đến cuối sách, vẫn không thể có Vậy là phải mò mẫm xây dựng
- Trong tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" số 1 (451) năm 2012, NXB GDVN của BộGD&ĐT trang 17, 18, 19, 21, 21, chúng tôi vui mừng được đọc bài viết của GS.TS TrầnĐình Sử khoa Ngữ Văn - ĐH SP Hà Nội với tên bài "Đề mở trong dạy - học làm văn".Bài viết này đã thể hiện quan điểm khá khách quan, hợp lí của giáo sư về đề mở, đặc biệt
là giáo sư đã chia nhóm đề mở thành 3 loại:
+ Đề cho đề tài
+ Đề cho tài liệu
+ Đề cho HS điền vào chỗ trống
Mỗi loại đề, giáo sư đã đưa ra 1 số ví dụ và 1 vài định hướng cách làm Cuối bài viết
là sự đánh giá ưu, nhược điểm; cái hay nhưng lại khó của đề mở đối với người dạy và
Trang 13người học Theo chúng tôi, đây là 1 bài viết rất quý giá, mang tính định hướng tương đốisát thực cho GV HS Vì vậy, chúng tôi đã vận dụng ý kiến của Giáo sư khi dạy HS chiadạng và 1 số định hướng cách làm Tuy nhiên, bài viết cũng chưa nêu rõ khái niệm đề
mở, cách làm cụ thể từng dạng Vì thế, SKKN của chúng tôi sẽ trình bày thêm để khắcphục điều đó
- Sau bài viết của Giáo sư, tạp chí có nhắn nhủ "Mời các bạn tiếp tục tham gia viếtbài trao đổi về vấn đề "Đề mở trong dạy - học làm văn" Hưởng ứng điều đó, trong tạpchí "VH và TT" số 23 (255) năm 2012 trang 25 có bài viết của thạc sĩ Bùi Minh Tuấn,Giáo viên trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An với tên bài "Nênkhuyến khích dạng đề mở" Bài viết cũng trao đổi về tình hình dạy học đề mở, ưu điểmcủa đề mở, một số yêu cầu định hướng khi ra đề, làm đáp án, viết bài theo đề mở Bài viếtngắn không đầy một trang đánh máy cũng đang ở mức sơ lược nên chưa giúp được gìnhiều cho thực tiễn dạy học
- Rà soát, tìm kiếm trên mạng về những bài liên quan đến vấn đề, lượng bài tham giađang chưa được nhiều và cũng chưa cụ thể như mong muốn Cũng có một số bài đã hé
mở khái niệm về đề mở như bài viết của một giáo viên trường THCS Nam Cao, tỉnh HàNam hay bài viết của Hùng Phi Chường, Giáo viên trường THCS Đức Trí, Thành phố HồChí Minh Các ý kiến phát biểu: "Đề bài mở là một đề bài không có mệnh lệnh đề cụ thể
mà người viết phải tự xác định nội dung, yêu cầu và thể loại để làm bài" Quan niệm đótheo chúng tôi là gần đúng chứ chưa đúng, chưa đủ
- Trong thực tế dạy học, thi cử, giáo viên và học sinh nói chung và nhất là giáo viên
và học sinh tham gia công tác học sinh giỏi, tất cả hầu như đã quan tâm, thậm chí rất chútrọng vấn đề này Riêng ở tỉnh Nghệ An trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi tỉnh năm học2012-2013 ngày 28 tháng 12, đề thi cũng có câu 1, hỏi "Ý kiến của anh chị về đề mở và
Trang 14đáp án chấm mở trong kiểm tra đánh giá của môn Ngữ văn hiện nay" Ở huyện chúng tôinăm học này, thi giáo viên giỏi huyện cũng có một câu hỏi về đề mở Có lẽ ai cũng thừanhận sự cần thiết phải đổi mới ra đề và làm bài theo hướng mở Đề mở rất hợp cho đốitượng học sinh giỏi, định hướng đúng cho mục tiêu dạy học, phát huy tính tích cực, chủđộng của học sinh, kết hợp dạy học lý thuyết với thực hành, rèn kỹ năng sống cho ngườihọc… Tất cả những điều đó đều liên quan đến đề mở Tuy nhiên ở đơn vị chúng tôi cũngnhư những đồng nghiệp xung quanh, những lúng túng băn khoăn, mệt nhọc khi dạy vềvấn đề này là đang rất nhiều Ví dụ: Quan niệm thế nào là đề mở? Nên chia dạng đề mởthế nào là hợp lý? Cách làm từng dạng cụ thể như thế nào? Thực hiện chuyên đề này vớiđối tượng HSG ra sao cho hiệu quả? Làm sao để học sinh viết một cách tự tin, thuyếtphục bất kỳ một đề mở nào? Từ thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu, thể nghiệm chuyên
đề và xin được trình bày cụ thể ở phần sau
II NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHI DẠY, HỌC CHUYÊN ĐỀ: ĐỀ MỞ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ:
1, Đối với giáo viên:
a, Trước khi dạy:
- Cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của học sinh Đây là đối tượng trung tâm đểmình thực hiện mục tiêu Chuyên đề có hiệu quả không, khâu đầu tiên là ở học sinh Qualời tâm sự, tôi thấy các em rất thích học và làm đề mở, các em khâm phục những bạn làmđược những bài văn hay theo đề mở đăng trên các báo và luôn có ý thức học hỏi Tuynhiên cũng có những đề các em thấy khó, không biết viết như thế nào? Nếu chỉ địnhhướng chung chung, các em vẫn thấy khó viết Phải chăng, chúng ta nên vừa có địnhhướng chung vừa cần phải có một định hướng cụ thể về từng dạng bài cho các em Chính
vì vậy mà trong thiết kế bài giảng, chúng ta cố gắng đi theo hướng này
Trang 15- Cần nắm vững mục tiêu đào tạo của giáo dục nói chung, tinh thần đổi mới kiểmtra, đánh giá nói riêng, nắm vững nhiệm vụ đặc thù của môn Ngữ văn, nhiệm vụ của côngtác bồi dưỡng học sinh giỏi để dạy về đề mở tự tin, đúng tinh thần chỉ đạo.
- Chuẩn bị tốt những tài liệu liên quan đến đề mở, nghiên cứu chúng nhằm phục vụtốt nhất cho việc dạy học Tài liệu nên tinh lọc, cập nhật Trước những tài liệu liên quan
mà mình đã dày công sưu tập, chọn và làm những gì để phục vụ tốt nhất cho dạy , học về
đề mở cũng là cả một vấn đề Ví dụ: với dạng đề cho tài liệu là những mẩu chuyện,nguồn tìm kiếm những chuyện đó là ở nguồn in tơ nét, ở SGK, tư liệu tham khảo mônNgữ văn, ở các sách " Quà tặng cuộc sống", ở truyện cổ, ở tạp chí" Văn học và tuổitrẻ" Các chuyện được chọn để làm đề mở thường ngắn, hay và giàu ý nghĩa, ẩn chứatrong đó những bài học đạo đức , những vấn đề nhân sinh, những tư tưởng, Nên hướngdẫn chc sinh nên mua tài liệu nào và cách dùng Theo chúng tôi, nên có những tài liệusau:
+ Tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" (Các tập từ 2008 đến nay)
+ Sách "Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở" (2 tập) do Thân Phương Thutuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2012(tập 1), năm 2013(tập 2)
+ Sách "Tuyển tập đề thi Olympic lần thứ XVIII 2012 môn Ngữ Văn" của nhà xuấtbản Đại học sư phạm
+ Sách "Tuyển tập đề bài và bài văn Nghị luận xã hội" (2 tập) do Nguyễn Văn Tùng
và Thân Phương Thu tuyển chọn của NXB GD Việt Nam
- Suy nghĩ, nắm được những kiến thức liên quan đến vấn đề một cách tối ưu nhất.Với chuyên đề này, làm được điều này cũng không phải đơn giản Bởi vì như phần thựctrạng tôi đã trao đổi, đây vẫn đang là một vấn đề mới và khó, vì vậy tài liệu đề cập đangchưa nhiều và chưa cụ thể, thống nhất Nhưng theo chúng tôi, cần thống nhất quan niệm
Trang 16về đề mở, chia dạng đề mở, xác định được ưu nhược của đề mở và cách làm đáp án theohướng mở, kiến thức về cách làm từng dạng cụ thể Trước hết chúng tôi xin trao đổi vềkhái niệm đề mở Một số ý kiến đã phát biểu về vấn đề này nhưng họ quan niệm chủ yếurằng đề mở là đề không có mệnh lệnh Trong kỳ thi Giáo viên giỏi tỉnh Nghệ An, đáp áncho câu hỏi thế nào là đề mở cũng không nêu cụ thể Để thống nhất về vấn đề này, chúng
ta cùng tham khảo một số đề sau:
* Một số đề của SGK, đồng nghiệp và bản thân :
Đề 1 Loài cây em yêu.
Đề 2 Một kỉ niệm tuổi ấu thơ.
Đề 3 Về hình ảnh người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
đã học
Đề 4 Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học.
Đề 5 Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya.
Đề 6 Về một bài thơ hay và đẹp.
Đề 7 Người học sinh hiện nay cần
Đề 8 Em ước mong
Đề 9 Những suy nghĩ của em từ bài thơ “Đất”
“Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi.”
Trang 17( Trần Đăng Khoa)
Đề 10 Đọc đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài văn biểu cảm hoặc
nghị luận không quá 800 chữ:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn- huyện
Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường THPT ĐôLương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liền chạy đến Thấymột nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được 3học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6 Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ, thì Nam đã kiệt sức
và bị dòng nước cuốn trôi” (Theo Khánh Hoan- Thanhnienoline, ngày 6-5-2013)
* Một số đề của một số tỉnh ở Trung Quốc( Chúng ta cũng nên tham khảo để mởrộng tầm nhìn phục vụ tốt hơn cho việc dạy học sinh giỏi thời nay)
- Tỉnh An Huy: Viết một bài với chủ đề: " Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ"
- Bắc Kinh: Viết một bài với tiêu đề: " Một nét chấm phá về Bắc Kinh"
- Tỉnh Triết Giang: " Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ"
Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Thượng Hải: Chủ đề: Tôi muốn nắm chặt tay bạn
- Tỉnh Giang Tô: Lỗ Tấn nói: " Trước kia thế giới vốn không có đường, người đinhiều nên đã tạo ra đường Cũng có người nói thế giới vốn ngay từ đầu đã có đường,người đi nhiều nên đường bị mất đi"
Lấy chủ đề con người và con đường để viết một bài khoảng 800 chữ
- Tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượng vẫn chưathành hình Dần dần đôi vai đã lộ ra Cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ra tượng một thiên
Trang 18sứ xinh đẹp Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trong tảng đá có dấu thiên
sứ ? Nhà điêu khắc nói: Trong đá vốn không có thiên sứ nhưng ta đã dồn hết tâm trí đểtạc
Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài khoảng 800chữ
- Tỉnh Tứ Xuyên: Trong cuộc sống, có rất nhiều câu hỏi, có người ham hỏi, có ngườingại hỏi Hãy lấy " Hỏi" làm chủ đề viết bài không dưới 800 chữ
- Tỉnh Giang Tây: Có con chim yến nọ sau khi ấp trứng trở nên rất béo không baycao lên được Mẹ của chim yến khuyên nó nên tăng cường tập luyện để giảm béo, nhưthế mới có thể bay được cao
Lấy" Chim én giảm béo" làm chủ đề, tự đặt chủ đề, viết bài
- Tỉnh Sơn Đông: Có một câu chuyện ngụ ngôn: Đứng từ dưới đất nhìn lên conngười đều nhìn thấy sao trời lấp lánh sáng ngời, nhưng khi con người tiến gần sao trời sẽphát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất- gồ ghề, không bằng phẳng, xungquanh đầy bụi bặm"
Cảm nhận điều gì về vấn đề trên ?
- Tỉnh Trùng Khánh: Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộc sống
Nó đã giúp chúng ta suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên xã hội, lịch sử, nhân sinh
Lấy chủ đề" Bước đi và dừng lại"để viết một bài văn
- Tỉnh Liên Ninh: Lấy " Đôi vai " làm chủ đề để viết bài văn khoảng 800 chữ
Qua các đề bài trên, ta thấy dù trong hay ngoài nước thì đề mở thường có nhữngđiểm giống nhau đó là: Đều đã cho trước đề tài, vấn đề, tài liệu; và nhất là đều có mộtphần nào đó rất mở, không gò bó, mà cho phép học sinh được tự do suy nghĩ, lựa chọn để
Trang 19phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình Còn điểm khác nhau ( Xét các đề của SGK,đồng nghiệp và bản thân nói trên), ta thấy:
+ Về hình thức: có đề không có mệnh lệnh (1,2,3,4,5,6,7,8) nên người viết tự do lựachọn phương thức biểu đạt, kiểu văn bản; có đề có mệnh lệnh (9,10) yêu cầu rõ vềphương thức biểu đạt, kiểu văn bản cần tạo lập
+ Nội dung: có đề cho đề tài, vấn đề, tài liệu rất cụ thể (3,5), có đề cũng cho đề tài,vấn đề, tài liệu nhưng không cụ thể, buộc người viết phải lựa chọn (1,2, 4, 6, 7,8,9,10
Từ thực tế ví dụ về các đề mở, chúng ta mới thấy, nếu quan niệm về đề mở là "đềkhông có mệnh lệnh" thì chưa đủ Quả thật, đề mở chủ yếu là đề không có mệnh lệnhnhưng vẫn có những đề không có mệnh lệnh mà vẫn mở, đó là mở về chủ đề, về nộidung, về sự bày tỏ quan điểm Có quan niệm đúng, đủ về đề mở thì mới dạy thuyết phục,
mới có hướng giải quyết thấu đáo Vì vậy, theo chúng tôi: Đề mở là đề bài mà trong đó
có một phần yêu cầu nào đó (về đề tài nội dung, về phương thức biểu đạt, kiểu văn bản) cho phép người viết lựa chọn cách trình bày, giải quyết vấn đề theo trình độ, suy nghĩ riêng, cho phép phát huy tính chủ động, lựa chọn, sáng tạo và thể hiện quan điểm miễn là hợp lí Đó là những đề không gò ép, bắt buộc học sinh nhất nhất phải theo một phương thức, kiểu bài, thể loại hay theo nội dung ổn định trước.
Về việc phân loại đề mở: Chúng tôi thấy, nếu xét về cấu trúc, đề có hai dạng chính
và đặc điểm cụ thể của mỗi dạng như sau: Dạng 1: Đề có mệnh lệnh Ví dụ: đề 9 và đề
10 Các phần trong đề thường là:
+ Cấu trúc: mệnh lệnh - đối tượng; đối tượng - mệnh lệnh
+ Biên độ mở chủ yếu nằm ở nội dung, đề tài mà đề yêu cầu học sinh trình bày; cũng
có khi học sinh được lựa chọn cả phương thức biểu đạt
Trang 20Chẳng hạn đề 10, biên độ mở khá rộng ở việc học sinh phải từ đó rút ra vấn đề, chủ
đề gì cần thiết, quan trọng nhất gợi ra từ tài liệu ấy, sau đó chọn phương thức biểu đạtnghị luận hay biểu cảm, cũng có thể kết hợp cả nghị luận và biểu cảm để viết bài
Dạng 2: Đề không có mệnh lệnh Ví dụ: Các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
+ Cấu trúc: Chỉ có đối tượng, vấn đề
+ Đề không có mệnh lệnh thì biên độ mở rất rộng, không chỉ ở kiểu loại văn bản vàphương thức biểu đạt cần sử dụng mà còn ở cả nội dung, vấn đề cần đề cập tới
Ví dụ như với đề 1, học sinh vừa phải lựa chọn kiểu văn bản và phương thức phùhợp nhất (ở đây là phương thức biểu cảm) vừa tự lựa chọn một loại cây nào đó mình yêuthích nhất để biểu cảm (không bắt buộc là cây tre hay cây bưởi, cây phượng )
* Lưu ý: trong hai dạng trên thì đề mở phần lớn là đề không có mệnh lệnh
Nếu xét về nội dung, đề mở gồm 3 dạng cơ bản, với những đặc điểm riêng (theo ý kiến
của Giáo sư Trần Đình Sử)
* Dạng 1 Đề cho đề tài:
Ví dụ: các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
- Đề ra đã cho sẵn một đề tài, vấn đề dùng để viết, học sinh có thể cụ thể hoá thành
đề mục hay nhan đề của bài viết
- Biên độ mở là ở việc học sinh suy nghĩ, lựa chọn kiểu văn bản, phương thức biểuđạt cần sử dụng hoặc nội dung, đề tài để làm bài một cách hợp lí, hiệu quả
Xem xét đề 4 (Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học), ta thấy đề tài rất “mở” nênhọc sinh chỉ cần chọn cho mình một tác giả văn học có tác phẩm, có những quanđiểm có ý nghĩa, giá trị đối với bản thân về hiểu biết hay về tâm hồn, tình cảm, đạo đức
Trang 21lối sống để mà viết lời cảm ơn chân thành với tác giả đó (chẳng hạn chọn Nam Cao, haychọn Nguyễn Thành Long, ) Hình thức viết cũng rất mở: Học sinh có thể viết bằngphương thức biểu đạt chính là biểu cảm hoặc có thể tự sự, nghị luận, có thể bằng trangnhật ký, bức thư
Với đề 1 có thể chọn một loài cây cụ thể mà mình yêu quý đề biểu cảm và đặt thànhnhan đề như: Cây tre Việt Nam; Cây bưởi ông trồng; Hoa dại ơi!
* Dạng 2 Đề cho tài liệu:
Ví dụ: đề 9, 10
- Đây là dạng đề chỉ cung cấp một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một bài thơ giàu ýnghĩa triết lí, một số nhân vật lịch sử, hoặc những đoạn trích về tác phẩm, hay nhữngmẩu tin trên báo, những bức tranh
- Đề cũng đã có mệnh lệnh yêu cầu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần sử dụng
- Biên độ mở của đề là ở việc học sinh tự xác định, lựa chọn đề tài, phương thức biểuđạt phù hợp để làm bài
Chẳng hạn với đề 9, đề đã cho sẵn tài liệu là câu chuyện “Người ăn xin” (có trongbài học của sách giáo khoa, học sinh đều đã đọc, đã hiểu) Đồng thời đề cũng nêu yêu cầumệnh lệnh rất rõ (suy nghĩ - tức bình luận, biểu cảm), nên học sinh cần xác định biên độ
mở của đề chính là cần viết về bài học, ý nghĩa nào từ câu chuyện cho thuyết phục Ởđây, học sinh có thể chọn cho mình một đề tài, vấn đề để tạo thành nhan đề bài viết như
“Tình người trong cuộc sống”, hay “Xin lỗi và cảm ơn” ; cũng có thể viết về tất các vấn
đề ấy, và nếu vậy thì không cần thiết đặt thành nhan đề
* Dạng 3: Đề cho học sinh điền chỗ trống
Ví dụ: Đề 7, 8
Trang 22- Nội dung cụ thể của đề còn để trống
- Đề cũng không có mệnh lệnh yêu cầu cụ thể về kiểu văn bản phương thức biểu đạtcũng như đề tài, nội dung
- Biên độ mở là ở chỗ học sinh cần suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ, hay cụm từphù hợp với thông tin đề đã cho để từ đó chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt(biểu cảm, hoặc nghị luận tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyết vấn đề của họcsinh) để làm bài hợp lí, thuyết phục
Với đề 8, học sinh có thể điền thêm một trong những cụm từ: “thế giới được hoàbình”; “môi trường sống được cải thiện tốt đẹp hơn”, hay “cuộc sống không còn nhữngtrẻ em lang thang, nghèo khổ” hay thậm chí là “bố mẹ cho em được tự lập” Từ đóchọn phương thức biểu đạt thường là biểu cảm và nghị luận để làm bài
Nếu xét về đối tượng, có thể chia làm 2 dạng lớn: Đề mở thuộc lĩnh vực xã hội và đề
mở thuộc lĩnh vực văn học
Có nhiều cách chia vậy song cơ bản, có lẽ ta nên theo ý kiến của Trần Đình Sử đểtìm hiểu cách làm cụ thể Tuy nhiên để các em hình dung rõ hơn cách làm bài, trong mỗidạng chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm chung và cách làm một số dạng nhỏ hơn Sự phânchia cho khoa học về các dạng đề mở để từ đó có phương pháp làm bài cho từng dạngcũng là một giải pháp cơ bản khi dạy chuyên đề này Những cách chia trên ( trừ cách chiatheo 3 dạng lớn của Giáo sư Trần Đình Sử),từ các dạng lớn đến các dạng cụ thể là do bảnthân tôi đọc, nghiên cứu,mày mò , thể hiện rõ ở phần giáo án cụ thể minh họa sau, nhữngmong trao cho học sinh kỹ năng làm bài cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn khitạo lập văn bản, mong quý đồng nghiệp tham khảo, xem xét
Về cách làm từng dạng cụ thể, chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể về dạng đề, hướng dẫnhọc sinh cách làm từng bước, rút ra ghi nhớ về cách làm chung, luyện tập, viết nhiều đề
Trang 23cho từng dạng lớn, nhỏ Phần này, tôi cũng xin bạn đọc tham khảo ở từng giáo án cụ thểgồm 5 buổi phần" Giáo án minh họa" mục III của SKKN Có lẽ khác với nhiều SKKNkhác, có thể phần giáo án minh họa, từng giáo án cụ thể đã có một số người thiết kế, cócác tài liệu tham khảo nếu có thêm gì mới hoặc bổ sung , điều chỉnh thì người viết làmthêm Còn với đề tài SKKN mà tôi đang thực hiện, chủ quan tôi thấy là chưa ai thể hiện.
Có thể có nhiều giáo viên cũng có mày mò, tự mình dạy cho học sinh nhưng chưa thấy
ai công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, tôi cố tìm mà chưa gặp.Vì vậy, lên
kế hoạch cho từng buổi, thiết kế cụ thể từng bài cho giáo án 5 buổi của chuyên đề và kể
cả hầu hết các đề mở, bài làm minh họa của học sinh là công sức, tâm huyết của cá nhântôi, của học trò đội tuyển tỉnh tôi phụ trách mà các em đã tự làm, làm ngay sau khi học,trong khi học là giải pháp thiết thực nhất cho người dạy và người học Xin đồng nghiệp
và các quý vị chịu khó đọc và vận dụng !
- Cần trao cho các em các kỹ năng làm văn với các dạng đề cần thiết, liên quan.Trước khi dạy đề mở, học sinh phải được học cách làm các dạng bài, các kỹ năng làmvăn gồm: Văn miêu tả, văn kể chuyện (chú trọng các dạng đề kể chuyện tưởng tượng),văn viết thư, văn biểu cảm, văn chứng minh, văn giải thích, văn bình giảng, văn bìnhluận, văn phân tích Các dạng bài nghị luận văn học cho đến nghị luận xã hội đều phảithành thạo Ở huyện chúng tôi, thời lượng bồi dưỡng đội tuyển tỉnh thường là 50 buổi,chúng tôi thường dành khoảng 10 buổi cho phần tập làm văn với các dạng bài trên sau đómới đến chuyên đề về đề mở 5 buổi Bên cạnh đó, cần dạy các kiến thức về lý luận vănhọc, về tác phẩm, tác giả, kiến thức văn học sử Có như thế, khi dạy về đề mở, cáchlàm mới thuận lợi được Bởi dù mở đến đâu thì vẫn có biên độ mở nhất định và vẫn nênquay về lựa chọn một trong những kỹ năng làm văn cơ bản trên hoặc kết hợp các kỹnăng sao cho hợp lý, vẫn phải liên quan đến các kiến thức văn học, xã hội được học trongsách vở cũng như đời sống
Trang 24- Dù chỉ có 5 buổi lên lớp nhưng rất quan trọng, bởi nó đụng chạm đến hầu hết cáckiến thức và kỹ năng Vì vậy cần lên kế hoạch cụ thể và soạn bài chu đáo; Suy nghĩ kỹ đểquyết định nên dạy vào thời điểm nào, dạy những gì trong từng buổi Thực ra các em đãlàm quen với đề mở trong SGK từ lớp 6 đến lớp 9 như ta hệ thống trên cũng nhiều, chỉ
có cách làm bài bản, đầy đủ, chuyên sâu theo mức của học sinh giỏi tỉnh là chưa thìchuyên đề này giải quyết vấn đề đó Vì thế, nên dạy vào thời điểm đã chọn xong độituyển Trong từng buổi, nên chia nội dung dạy như sau:
+ Buổi 1: Dạy khái niệm đề mở, các dạng đề mở, những lưu ý chung khi làm bàitheo các dạng đề mở; cách làm dạng bài cho tài liệu nói chung và một dạng nhỏ cụ thể.+ Buổi 2: Tiếp tục dạy cách làm dạng bài cho tài liệu với các dạng bài nhỏ cụ thể.+ Buổi 3: Cách làm dạng bài cho đề tài nói chung và các dạng bài nhỏ cụ thể củadạng đề này
+ Buổi 4: Cách làm dạng đề cho học sinh điền vào chỗ trống- đề bỏ ngỏ
+ Buổi 5: Tổng ôn luyện và thi thử về đề mở , cách làm bài văn theo các dạng đề mở
- Thường xuyên cập nhật tin tức từ đời sống, bởi đề mở liên quan nhiều đến nhữngvấn đề mang tính thời sự Với những ai tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, có thểnói bạn phải thường xuyên học, đọc và viết , phải thường xuyên kết hợp vận dụng , kếthừa kinh nghiệm cũ với đổi mới Đề mở thường gợi ra hoặc là từ tác phẩm, hoặc là từcuộc sống Vậy nên hơn ai hết giáo viên vừa là độc giả " sành điệu" trong cảm thụ tácphẩm vừa phải thường xuyên cập nhật kiến thức đời sống Có vấn đề gì xảy ra trong nướccũng như trên thế giới đang được dư luận quan tâm thì cô trò phải lưu ý Sau đó suynghĩ, đặt ra những vấn đề liên quan xoay quanh vấn đề để có giải pháp đúng hướng
Trang 25- Luôn có ý thức sáng tạo trong ra đề, sưu tầm đề mở hay ở trong và ngoài nước, ởđồng nghiệp Chọn lựa những đề phù hợp với học sinh giỏi bậc THCS , phân mảng, chianhóm, nghiên cứu chúng để đưa vào bài giảng cho phù hợp
- Linh hoạt khi làm đáp án, khi chấm bài học sinh
- Sưu tập những bài văn làm theo đề mở hay để làm ví dụ, nhất là những bài văn củakhóa trước, của bè bạn các em để các em tin tưởng là mình cũng có thể làm được như thế
và hơn thế
- Cho học sinh làm quen với đề mở ngay từ khi bước vào cấp hai Ở trường chúngtôi, phân công chuyên môn thường theo cua từ lớp 6 đến 9 Vì vậy, trong quá trình học,năm nào tôi cũng dạy cho các em cách làm đề mở phù hợp với chương trình và lứa tuổi.Chẳng hạn lớp 6, ta dạy cách làm những đề mở theo văn miêu tả, văn kể chuyện như:Đêm trăng đẹp; Một lần mắc lỗi; Một kỷ niệm đáng nhớ Hay ở lớp 7 là những đề như:Loài cây em yêu; Người ấy sống mãi trong tôi khi học về văn biểu cảm Lớp 8: Tà áodài Việt Nam; "Trong lòng mẹ ''( Nguyên Hồng) là bài ca của tình mẫu tử khi học vềvăn thuyết minh, văn nghị luận Và khi đến lớp 9, mặc dù các em chưa được học đầy đủ ,bài bản về tất cả các dạng đề mở và cách làm nhưng nhờ đã làm quen trước mà giờ sẽthuận lợi hơn Dạy đề mở phải dạy từ từ, mang tính" mưa dầm thấm lâu", dạy từ đề dễđến khó, vấn đề đơn giản đến phức tạp dần để học sinh không " choáng", không chán,luôn cảm thấy hứng thú và cần học
- Dạy đội tuyển rất cần sức mạnh của tập thể, dạy chuyên đề này cũng vậy Cần lắngnghe ý kiến đồng nghiệp, xin các đồng chí những đề văn hay, trao đổi đáp án một số vấn
đề khó, dạy thể nghiệm, lắng nghe sự góp ý, bổ sung
b, Trong khi dạy:
- Theo kế hoạch và giáo án đã chuẩn bị
Trang 26- Luôn kết hợp lý thuyết với kỹ năng, luôn lấy ví dụ cụ thể minh họa.
- Khơi dậy trong các em đam mê khám phá vấn đề, biết tự xây dựng cách làm từ ví
dụ, ý thức ham đọc, ham viết
- Động viên các em làm bài tập cả ở lớp và ở nhà, chấm, chữa bài chu đáo, kịp thời,đúc rút kinh nghiệm cho các em Lời phê, nhận xét phải đúng tinh thần" mở", rất linhhoạt trước các tình huống, khích lệ tính sáng tạo, sự bộc lộ chính kiến hợp lý của các em,trân trọng những bài làm có dọng điệu riêng
- Kết hợp củng cố phương pháp làm các dạng bài khác và các kiến thức liên quan
- Yêu cầu các em về đọc tài liệu, luyện viết về đề mở càng nhiều càng tốt
c, Sau khi dạy:
- Yêu cầu học sinh thường xuyên xem lại cách làm bài, luyện viết tiếp
- Cho học sinh tham khảo bài của bạn, bài ở các tài liệu
- Cập nhật tin tức, rèn kỹ năng sống, vừa học trong sách vở vừa học kiến thức đờisống để giải quyết đề mở sẽ tốt hơn
- Giáo viên tiếp tục động viên, chấm bài cho học sinh, cập nhật đề hay cho học sinhluyện viết
- Nếu còn thời gian thì cho học sinh thi thử về đề mở càng nhiều càng tốt Giáo viênchấm, trả, chữa bài kịp thời, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi đề cho học sinh
2, Đối với học sinh:
- Làm quen với đề mở từ lớp 6 theo sự định hướng và hướng dẫn của giáo viên
- Cùng với giáo viên thu thập tài liệu có liên quan đến đề mở, tham khảo những bàivăn hay của các bạn, anh chị viết từ đề mở
Trang 27- Cần nhớ các bước tạo lập văn bản đã học (4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý và lập dànbài, viết thành văn, kiểm tra sửa chữa) để vận dụng vào việc làm đề mở Bởi vì khi làmmột đề mở trước hết cũng phải tuân thủ các bước tạo lập văn bản như bất kỳ bài văn nào.
- Đặc biệt, cần chú ý nhất ở khâu tìm hiểu đề, tìm ý : Yêu cầu và mục đích phần nàylà:
đó, người học sinh cần đọc kĩ đề để:
+ Xác định đối tượng, nội dung trọng tâm và phạm vi của đề
+ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, hình thức trình bày phù hợp
Ví dụ với đề "Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya", học sinh cần xác định lựachọn phương thức biểu cảm hoặc nghị luận, có thể là chọn kết hợp cả hai; và có thể chọnhình thức viết thư, viết nhật kí, hay viết bài văn nghị luận, biểu cảm thông thường
- Không ngừng học tập, tìm hiểu, nắm vững kiến thức và những kĩ năng cơ bản đểvận dụng linh hoạt, hiệu quả
- Thường vấn đề đặt ra trong đề bài là những tình huống hay, bất ngờ, giàu ý nghĩa,gợi suy nghĩ cho người viết về cuộc sống, về văn học nên cần có trí tưởng tượng, cókhả năng sáng tạo
Trang 28- Cần có vốn kiến thức xã hội và văn học một cách sâu rộng để lựa chọn đưa vào bàichính xác, sáng rõ, thuyết phục.
- Luôn có tính chủ động, linh hoạt trước mọi tình huống, biết thể hiện quan điểmriêng của mình một cách hợp lí
- Cần có ý thức vừa học trong sách vở, thấm nhuần,cảm nhận sâu sắc về tác phẩm, vềnhân vật, từng tác giả, từng nhân vật; vừa học trong đời sống,làm "cầu nối" giữa tácphẩm với đời thường
- Thường đề mở khi làm sẽ kết hợp tổng hợp nhiều dạng bài, tuy nhiên vẫn cónghiêng về một kiểu nổi bật như biểu cảm hay nghị luận, thuyết minh, kể chuyện Vì vậycần biết lựa chọn phù hợp
- Nắm chắc đặc trưng từng kiểu văn bản, kĩ năng làm từng dạng bài tập làm văn đãhọc, chủ động lựa chọn và kết hợp linh hoạt cách viết phù hợp với đề ra và phù hợp vớicấp học, lớp học
- Tham khảo thật nhiều tài liệu có liên quan để qua đó bước đầu tự rút ra các kỹ nănglàm bài theo đề mở
- Chăm đọc, chăm viết, viết càng nhiều càng tốt để va chạm với nhiều đề, nhiều tìnhhuống, khiêm tốn học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để làm đề mở ngày một "lên tay"
III GIÁO ÁN MINH HOẠ
Buổi 1.
ĐỀ MỞ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỂ MỞ
MÔN NGỮ VĂN THCS
Trang 29A Mục tiêu cần đạt
1 Kiến thức
- Nắm được những đặc điểm cơ bản, ý nghĩa của việc ra và làm các bài tập theo đềmở
- Hiểu được thế nào là đề mở, các dạng đề mở và đặc điểm
- Những định hướng chung khi làm bài theo đề mở, kĩ năng làm bài văn theo hướng
mở thuộc dạng đề cho tài liệu
2 Kĩ năng
- Xác định đề mở, kiểu đề mở
- Xác định những yêu cầu mà đề yêu cầu người viết làm theo hướng mở
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn theo hướng mở thuộc dạng đề cho tàiliệu
B Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Soạn kế hoạch dạy học
- Một số tài liệu liên quan đến đề bài và bài văn theo hướng mở
2 Học sinh
- Tìm hiểu nội dung về đề mở qua sách vở, tài liệu
- Xem lại SGK các lớp 6,7,8,9 và thống kê những đề mở có trong đó
C Tổ chức hoạt động dạy học
HĐ 1 Ổn định lớp
Trang 30HĐ 2 Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài
- Kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài của học sinh ở nhà
HĐ 3 Dạy học bài mới
- Giáo viên hướng dẫn, gợi mở, vấn đáp cùng học sinh để giúp học sinh hiểu từ các
ví dụ, và rút ra được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐỀ MỞ:
1 Khái niệm
a Tìm hiểu ví dụ
Đọc những đề bài sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Đề 1 Loài cây em yêu.
Đề 2 Một kỉ niệm tuổi ấu thơ.
Đề 3 Về hình ảnh người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam
đã học
Đề 4 Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học.
Đề 5 Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya.
Đề 6 Về một bài thơ hay và đẹp.
Đề 7 Người học sinh hiện nay cần
Đề 8 Em ước mong
Đề 9 Những suy nghĩ của em từ bài thơ “Đất”
“Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Trang 31Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi.”
( Trần Đăng Khoa)
Đề 10 Đọc đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài văn biểu cảm hoặc
nghị luận không quá 800 chữ:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn- huyện
Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, Trường THPT ĐôLương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liền chạy đến Thấymột nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được 3học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6 Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ, thì Nam đã kiệt sức
và bị dòng nước cuốn trôi” (Theo Khánh Hoan- Thanhnienoline, ngày 6-5-2013)
Câu hỏi: Giữa những đề bài này có điểm gì giống nhau và khác nhau về hình thức và
nội dung? Chỉ rõ sự giống nhau và khác nhau đó ở một số đề cụ thể
=>Nhận xét
- Giống nhau: Đều đã cho trước đề tài, vấn đề, tài liệu; và nhất là đều có một phầnnào đó rất mở, không gò bó, mà cho phép học sinh được tự do suy nghĩ, lựa chọn để pháthuy tính chủ động, sáng tạo của mình
- Khác nhau:
+ Về hình thức: có đề không có mệnh lệnh (1,2,3,4,5,6,7,8) nên người viết tự do lựachọn phương thức biểu đạt, kiểu văn bản; có đề có mệnh lệnh (9,10) yêu cầu rõ vềphương thức biểu đạt, kiểu văn bản cần tạo lập
+ Nội dung: có đề cho đề tài, vấn đề, tài liệu rất cụ thể (3,5), có đề cũng cho đề tài,vấn đề, tài liệu nhưng không cụ thể, buộc người viết phải lựa chọn (1, 2, 4, 6, 7, 8, 9, 10)
Trang 32b Ghi nhớ:
- Đề mở là đề bài mà trong đó có một phần yêu cầu nào đó (về đề tài nội dung, về phương thức biểu đạt,kiểu văn bản) cho phép người viết lựa chọn cách trình bày, giải quyết vấn đề theo trình độ, suy nghĩ riêng, cho phép phát huy tính chủ động, lựa chọn, sáng tạo và thể hiện quan điểm miễn là hợp lí Đó là những đề không gò ép, bắt buộc học sinh nhất nhất phải theo một phương thức, kiểu bài, thể loại hay theo nội dung ổn định trước.
? Hãy tìm một đề mở mà em đã gặp trong quá trình học tập (Học sinh nêu một số đềtrong SGK hoặc đã gặp và làm ở tài liệu khác)
+ Cấu trúc: mệnh lệnh - đối tượng; đối tượng - mệnh lệnh
+ Biên độ mở chủ yếu nằm ở nội dung, đề tài mà đề yêu cầu học sinh trình bày; cũng
có khi học sinh được lựa chọn cả phương thức biểu đạt
*Dạng 2: Đề không có mệnh lệnh
Ví dụ: Các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
+ Cấu trúc: Chỉ có đối tượng, vấn đề
+ Đề không có mệnh lệnh thì biên độ mở rất rộng, không chỉ ở kiểu loại văn bản vàphương thức biểu đạt cần sử dụng mà còn ở cả nội dung, vấn đề cần đề cập tới
Trang 33* Lưu ý: trong hai dạng trên thì đề mở phần lớn là đề không có mệnh lệnh.
- Đề ra đã cho sẵn một đề tài, vấn đề dùng để viết, học sinh có thể cụ thể hoá thành
đề mục hay nhan đề của bài viết
- Biên độ mở là ở việc học sinh suy nghĩ, lựa chọn kiểu văn bản, phương thức biểuđạt cần sử dụng hoặc nội dung, đề tài để làm bài một cách hợp lí, hiệu quả
Xem xét đề 4, đề tài rất “mở” nên học sinh cần chọn cho mình một tác giả văn học cótác phẩm, có những quan điểm có ý nghĩa, giá trị đối với bản thân về hiểu biết hay vềtâm hồn, tình cảm, đạo đức lối sống để mà viết lời cảm ơn chân thành với tác giả đó(chẳng hạn chọn Nam Cao, hay chọn Nguyễn Thành Long, )
* Dạng 2 Đề cho tài liệu:
Ví dụ: đề 9, 10
- Đây là dạng đề chỉ cung cấp một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một bài thơ giàu ýnghĩa triết lí, một số nhân vật lịch sử, hoặc những đoạn trích về tác phẩm, hay nhữngmẩu tin trên báo, những bức tranh
- Đề cũng đã có mệnh lệnh yêu cầu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần sử dụng
- Biên độ mở của đề là ở việc học sinh tự xác định, lựa chọn đề tài, phương thức biểuđạt phù hợp để làm bài
Trang 34Chẳng hạn với đề 9, đề đã cho sẵn tài liệu là câu chuyện “Người ăn xin” (có trongbài học của sách giáo khoa, học sinh đều đã đọc, đã hiểu) Đồng thời đề cũng nêu yêu cầumệnh lệnh rất rõ (suy nghĩ - tức bình luận, biểu cảm), nên học sinh cần xác định biên độ
mở của đề chính là cần viết về bài học, ý nghĩa nào từ câu chuyện cho thuyết phục Ởđây, học sinh có thể chọn cho mình một đề tài, vấn đề để tạo thành nhan đề bài viết như
“Tình người trong cuộc sống”, hay “Xin lỗi và cảm ơn” ; cũng có thể viết về tất các vấn
đề ấy, nếu vậy thì không cần thiết đặt thành nhan đề
* Dạng 3: Đề cho học sinh điền chỗ trống
Ví dụ: Đề 7, 8
- Nội dung cụ thể của đề còn để trống
- Đề cũng không có mệnh lệnh yêu cầu cụ thể về kiểu văn bản phương thức biểu đạtcũng như đề tài, nội dung
- Biên độ mở là ở chỗ học sinh cần suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ, hay cụm từphù hợp với thông tin đề đã cho để từ đó chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt(biểu cảm, hoặc nghị luận tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyết vấn đề của họcsinh) để làm bài hợp lí, thuyết phục
Với đề 8, học sinh có thể điền thêm một trong những cụm từ: “thế giới được hoàbình”; “môi trường sống được cải thiện tốt đẹp hơn”, hay “cuộc sống không còn nhữngtrẻ em lang thang, nghèo khổ” hay thậm chí là “bố mẹ cho em được tự lập” Từ đóchọn phương thức biểu đạt thường là biểu cảm và nghị luận để làm bài
( * Lưu ý: Nếu xét về đối tượng, có thể chia làm 2 dạng lớn: Đề mở thuộc lĩnh vực
xã hội và đề mở thuộc lĩnh vực văn học Có nhiều cách chia vậy song ta cơ bản sẽ theo ýkiến của Trần Đình Sử để tìm hiểu cách làm cụ thể Tuy nhiên để các em hình dung rõ
Trang 35hơn cách làm bài, trong mỗi dạng chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm chung và cách làm một
số dạng nhỏ hơn)
IV CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ:
1 MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG ĐỂ LÀM TỐT MỘT BÀI VĂN THEO ĐỀ MỞ:
a Cần tuân thủ các bước tạo lập văn bản đã học (4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý và lập
dàn bài, viết thành văn, kiểm tra sửa chữa)
b Đặc biệt, cần chú ý nhất ở khâu tìm hiểu đề, tìm ý : Yêu cầu và mục đích phần
đó, người học sinh cần đọc kĩ đề để:
+ Xác định đối tượng, nội dung trọng tâm và phạm vi của đề
+ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, hình thức trình bày phù hợp
Ví dụ với đề 5 (Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya), học sinh cần xác định lựachọn phương thức biểu cảm hoặc nghị luận, có thể là chọn kết hợp cả hai; và có thể chọnhình thức viết thư, viết nhật kí, hay viết bài văn nghị luận, biểu cảm thông thường
c Không ngừng học tập, tìm hiểu, nắm vững kiến thức và những kĩ năng cơ bản
để vận dụng linh hoạt, hiệu quả
Trang 36- Thường vấn đề đặt ra trong đề bài là những tình huống hay, bất ngờ, giàu ý nghĩa,gợi suy nghĩ cho người viết về cuộc sống, về văn học nên cần có trí tưởng tượng, cókhả năng sáng tạo.
- Cần có vốn kiến thức xã hội và văn học một cách sâu rộng để lựa chọn đưa vào bàichính xác, sáng rõ, thuyết phục
- Luôn có tính chủ động, linh hoạt trước mọi tình huống, biết thể hiện quan điểmriêng của mình một cách hợp lí
- Cần có ý thức vừa học trong sách vở, thấm nhuần,cảm nhận sâu sắc về tác phẩm, vềnhân vật, từng tác giả, từng nhân vật; vừa học trong đời sống,làm "cầu nối" giữa tácphẩm với đời thường
- Thường đề mở khi làm sẽ kết hợp tổng hợp nhiều dạng bài, tuy nhiên vẫn cónghiêng về một kiểu nổi bật như biểu cảm hay nghị luận, thuyết minh, kể chuyện Vì vậycần biết lựa chọn phù hợp
d, Nắm chắc đặc trưng từng kiểu văn bản, kĩ năng làm từng dạng bài tập làm văn
đã học, chủ động lựa chọn và kết hợp linh hoạt cách viết phù hợp với đề ra và phù hợp với cấp học, lớp học.
e, Tham khảo thật nhiều tài liệu có liên quan để qua đó bước đầu tự rút ra các kỹ năng làm bài theo đề mở ( giáo viên giới thiệu một số tài liệu yêu cầu học sinh tìm đọc).
2 CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ.
a DẠNG ĐỀ CHO TÀI LIỆU:
* Dạng đề: Từ một văn bản truyện yêu cầu suy nghĩ, cảm nhận, rút ra bài học,
…
Trang 37- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Trang 38Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9-tập1)
Bước 1 Tìm hiểu đề
- Tài liệu: câu chuyện “Người ăn xin”
- Chủ đề: những vấn đề, bài học gợi ra từ văn bản
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: chủ yếu là nghị luận (bình luận) kết hợpbiểu cảm
Bước 2 Lập dàn bài
a Mở bài:
- Giới thiệu về văn bản mà đề đã cho
- Nhận xét nêu ấn tượng chung về văn bản và những vấn đề, bài học mà văn bản gợicho người đọc, người nghe nhiều suy nghĩ
b Thân bài:
- Cảm nhận chung ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của văn bản, rút ra và nhấnmạnh ở những ý nghĩa, bài học gợi ra từ văn bản
(a) Tình người - tình yêu thương của con người trong cuộc sống
(b) “Cho” và “Nhận” - Cần biết đảm bảo hài hoà giữa cho và nhận, giữa cống hiến
và hi sinh
(c) “Cảm ơn” và “xin lỗi” - giao tiếp ứng xử lịch sự, tôn trọng
- Lần lượt trình bày suy nghĩ về những bài học ý nghĩa gợi ra từ văn bản:
+ Giải thích chung nội dung những bài học
Trang 39+ Nhận xét, bình luận tính đúng đắn của từng bài học với việc phân tích nguyênnhân, mục đích, ý nghĩa
+ Bàn luận: liên hệ thực tế về việc thực hiện những bài học đó đúng sai như thế nào;rút ra cách giải quyết, phát huy và khắc phục
c Kết bài
- Khẳng định lại giá trị của văn bản với ý nghĩa mà nó gợi ra cho người đọc ngườinghe
- Nêu cảm nghĩ và rút ra bài học đối với bản thân
Bước 3 Viết thành văn (HS viết từng đoạn văn theo yếu cầu, phù hợp với thời gian
ở lớp cho ví dụ 1 hoặc ví dụ 2)
Bước 4 Kiểm tra sửa chữa (HS trình bày đoạn văn đã viết, nhận xét, sửa chữa, rút
kinh nghiệm)
=>Ghi nhớ: Cách làm bài
- Xác định đúng yêu cầu và biên độ mở của đề
- Đọc, suy nghĩ kĩ về văn bản truyện mà đề đã cho
- Tìm ý và lập dàn bài theo bố cục 3 phần:
a Mở bài: Giới thiệu chung
b Thân bài: có 2 nội dung
- Cảm nhận ngắn gọn về văn bản truyện đó và rút ra những nét đặc sắc nhất về nộidung cũng như nghệ thuật, đặc biệt nhấn mạnh ở những ý nghĩa, thông điệp mà tác phẩmnhắn gửi
- Biểu cảm, bình luận tuỳ theo yêu cầu của đề:
Trang 40+ Nếu đề yêu cầu biểu cảm nghị luận về một hiện tượng đời sống gợi ra từ văn bảnthì vận dụng cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống để viết bài+ Nếu đề yêu cầu từ tác phẩm mà suy nghĩ về một bài học cuộc sống thì ta thườngtrở về dạng bài kiểu bài bình luận một sự việc hiện tượng đời sống mà làm
c Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã trình bày và nêu cảm nghĩ, bài học
Lưu ý:
- Bài viết phải rõ ràng, trong sáng, chặt chẽ, với những luận điểm, luận cứ thuyếtphục
- Cần đọc, suy nghĩ kĩ, cảm nhận về văn bản truyện mà đề cho sẵn
- Nắm chắc cách tìm hiểu một văn bản truyện, từ đó áp dụng để có những cảm nhậnđúng về văn bản
- Bám sát vào từng nhân vật, chi tiết,… để rút ra thông điệp đúng, đủ
- Suy nghĩ, rút ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, về những nội dung,
ý nghĩa thông điệp là truyện nhắn gửi
(GV yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp làm các dạng bài: nghị luận về một tácphẩm truyện, nghị luận xã hội, văn bình luận)
- Luyện tập
Cho văn bản “Điều gì là quan trọng”
Chuyện xảy ra tại một trường trung học
Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏi vớihọc sinh:
- Các em có thấy gì không?