C. Tổ chức hoạt động dạy học HĐ 1 Ổn định lớp
2. Phân loại đề mở:
a. Xét về cấu trúc đề:
Xét về cấu trúc, đề có hai dạng chính và đặc điểm cụ thể của mỗi dạng như sau:
* Dạng 1: Đề có mệnh lệnh
Ví dụ: đề 4, đề 9 và đề 10
+ Cấu trúc: mệnh lệnh - đối tượng; đối tượng - mệnh lệnh
+ Biên độ mở chủ yếu nằm ở nội dung, đề tài mà đề yêu cầu học sinh trình bày; cũng có khi học sinh được lựa chọn cả phương thức biểu đạt.
*Dạng 2: Đề không có mệnh lệnh
Ví dụ: Các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
+ Cấu trúc: Chỉ có đối tượng, vấn đề
+ Đề không có mệnh lệnh thì biên độ mở rất rộng, không chỉ ở kiểu loại văn bản và phương thức biểu đạt cần sử dụng mà còn ở cả nội dung, vấn đề cần đề cập tới.
* Lưu ý: trong hai dạng trên thì đề mở phần lớn là đề không có mệnh lệnh.
b. Xét về nội dung:
Xét về nội dung, đề mở gồm 3 dạng cơ bản, với những đặc điểm riêng (theo ý kiến của Giáo sư Trần Đình Sử).
*. Dạng 1. Đề cho đề tài:
Ví dụ: các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
- Đề ra đã cho sẵn một đề tài, vấn đề dùng để viết, học sinh có thể cụ thể hoá thành đề mục hay nhan đề của bài viết
- Biên độ mở là ở việc học sinh suy nghĩ, lựa chọn kiểu văn bản, phương thức biểu đạt cần sử dụng hoặc nội dung, đề tài để làm bài một cách hợp lí, hiệu quả
Xem xét đề 4, đề tài rất “mở” nên học sinh cần chọn cho mình một tác giả văn học có tác phẩm, có những quan điểm...có ý nghĩa, giá trị đối với bản thân về hiểu biết hay về tâm hồn, tình cảm, đạo đức lối sống để mà viết lời cảm ơn chân thành với tác giả đó (chẳng hạn chọn Nam Cao, hay chọn Nguyễn Thành Long,...)
*. Dạng 2. Đề cho tài liệu:
Ví dụ: đề 9, 10
- Đây là dạng đề chỉ cung cấp một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một bài thơ giàu ý nghĩa triết lí, một số nhân vật lịch sử, hoặc những đoạn trích về tác phẩm, hay những mẩu tin trên báo, những bức tranh...
- Đề cũng đã có mệnh lệnh yêu cầu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần sử dụng - Biên độ mở của đề là ở việc học sinh tự xác định, lựa chọn đề tài, phương thức biểu đạt phù hợp để làm bài
Chẳng hạn với đề 9, đề đã cho sẵn tài liệu là câu chuyện “Người ăn xin” (có trong bài học của sách giáo khoa, học sinh đều đã đọc, đã hiểu). Đồng thời đề cũng nêu yêu cầu mệnh lệnh rất rõ (suy nghĩ - tức bình luận, biểu cảm), nên học sinh cần xác định biên độ mở của đề chính là cần viết về bài học, ý nghĩa nào từ câu chuyện cho thuyết phục. Ở đây, học sinh có thể chọn cho mình một đề tài, vấn đề để tạo thành nhan đề bài viết như “Tình người trong cuộc sống”, hay “Xin lỗi và cảm ơn”...; cũng có thể viết về tất các vấn đề ấy, nếu vậy thì không cần thiết đặt thành nhan đề.
*. Dạng 3: Đề cho học sinh điền chỗ trống.
Ví dụ: Đề 7, 8
- Nội dung cụ thể của đề còn để trống.
- Đề cũng không có mệnh lệnh yêu cầu cụ thể về kiểu văn bản phương thức biểu đạt cũng như đề tài, nội dung.
- Biên độ mở là ở chỗ học sinh cần suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ, hay cụm từ phù hợp với thông tin đề đã cho để từ đó chọn kiểu văn bản và phương thức biểu đạt (biểu cảm, hoặc nghị luận tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyết vấn đề của học sinh) để làm bài hợp lí, thuyết phục.
Với đề 8, học sinh có thể điền thêm một trong những cụm từ: “thế giới được hoà bình”; “môi trường sống được cải thiện tốt đẹp hơn”, hay “cuộc sống không còn những trẻ em lang thang, nghèo khổ”....hay thậm chí là “bố mẹ cho em được tự lập”...Từ đó chọn phương thức biểu đạt thường là biểu cảm và nghị luận để làm bài.
( * Lưu ý: Nếu xét về đối tượng, có thể chia làm 2 dạng lớn: Đề mở thuộc lĩnh vực xã hội và đề mở thuộc lĩnh vực văn học. Có nhiều cách chia vậy song ta cơ bản sẽ theo ý kiến của Trần Đình Sử để tìm hiểu cách làm cụ thể. Tuy nhiên để các em hình dung rõ
hơn cách làm bài, trong mỗi dạng chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm chung và cách làm một số dạng nhỏ hơn)