- Tìm hiểu cách làm:
c, DẠNG ĐỀ CHO HỌC SINH ĐIỀN VÀO CHỖ TRỐNG (đề bỏ ngỏ) Ví dụ dạng đề:
- Ví dụ dạng đề:
+ Em yêu …
+ Đằng sau lời nói dối … + Ngày mai …
+ Ước mơ…
+ Hạnh phúc là …
+ Người học sinh hiện nay cần...
- Cách làm:
Bước 1. Tìm hiểu đề
- Nội dung: chọn một từ, hoặc cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống ( có thể: Học sinh cần phải tự học; cần loại bỏ hiện tượng học lệch, học chay và học vẹt; cần biết nói lời “cảm ơn”; cần học kĩ năng sống…)
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, hình thức trình bày : Nghị luận về một hiện tượng, một đức tính, phẩm chất… ( chủ yếu là bình luận), với hình thức viết một văn nghị luận thông thường hoặc bài báo tường, …
Bước 2. Lập dàn bài ( Học sinh tự chọn từ ngữ cần điền và lập dàn bài theo nhóm). Ví dụ: Dàn bài cho nhan đề: Học sinh cần loại bỏ hiện tượng học lệch, học chay và học vẹt, có thể lập như sau:
a. Mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng học lệch, học chay và học vẹt của học sinh hiện nay
- Nêu suy nghĩ, nhận xét chung về hiện tượng này ( đây là căn bệnh nan y cần loại bỏ…)
b. Thân bài
- Giải thích, trình bày biểu hiện, thực trạng và hậu quả của hiện tượng học lệch, học chay, học vẹt trong học sinh hiện nay
+ Tập trung học ở một số môn cơ bản, thời thượng, xem nhẹ những môn học như Giáo dục công dân, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật… cả những môn xã hội như Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí… ( không chịu học bài, ghi bài, làm bài tập những môn phụ này; dành nhiều thời gian cho học toán, lí, ngoại ngữ…hết ở trường rồi ở lò, ở nhà…)
+ Học giỏi lí thuyết mà không áp dụng được vào thực tế hoặc áp dụng vào thì lúng túng, không thành…( Không biết lắp một bảng điện, nối điện, tính toán thu chi trong gia đình, không biết viết một lá đơn, một bản tường trình…)
+ Con người Việt Nam, nhất là giới trẻ hiện nay thiếu kiến thức, hiểu biết sâu rộng, thiếu sự chủ động, sáng tạo, và khả năng thực hành kém
+ Đất nước, xã hội sẽ chậm phát triển, nghèo nàn… - Phân tích nguyên nhân:
+ Do cơ chế thi cử: Thi theo khối, vì vậy đa số phụ huynh muốn con em mình đỗ vào các trường đại học có tiếng, dễ kiếm công ăn việc làm, thu nhập tốt…nên chỉ tập trung học những môn cần thi.
+ Các bài học trong sách giáo khoa còn nặng về lí thuyết, chưa mang tính thiết thực cao
+ Cơ sở vật chất của trường học chưa đủ để dạy học thực hành đảm bảo an toàn, hiệu quả…
+ Một bộ phận học sinh có tâm lí học đối phó để kiểm tra một số môn, học để thi đỗ đại học, mà không xác định được được mục đích của việc học là để có kiến thức hiểu biết…
- Bàn luận đưa ra giải pháp:
+ Cá nhân học sinh cần chủ động, tích cực loại bỏ lối học lệch, học chay, học vẹt… Xác định lại cho đúng mục tiêu của việc học, học đều, học đủ các môn học; kết hợp học đi đối với hành. Phân tích cho cha mẹ hiểu sự cần thiết của việc học toàn diện các môn học, tạo điều kiện cho phép thực hành…Có ý thức học tập ở những bạn đã học đều, học giỏi và thực hành giỏi; khuyên nhủ các bạn khác cũng thay đổi cách học…
- Mong muốn nhà nước có sự thay đổi trong chế độ thi cử, thay đổi, điều chỉnh để cân bằng mức thu nhập cho tất cả những người lao động ở mọi lĩnh vực trong cả nước.
c. Kết bài
- Khẳng định, đưa ra lời khuyên nhủ: hãy loại lỏ lối học lệch, học chay và học vẹt. - Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Bước 3. Viết thành văn (Học sinh viết từng đoạn văn theo nhóm) Bước 4. Kiểm tra sửa chữa
=> Ghi nhớ:
- Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề
- Suy nghĩ, lựa chọn điền vào chỗ trống một từ hay cụm từ thích hợp nào đó và có thể dùng đề bài hoàn chỉnh sau khi đã điền vào chỗ trống để làm nhan đề bài viết hoặc bàn luận chung về vấn đề.
- Tìm ý và lập dàn bài với bố cục 3 phần theo phương thức nghị luận hoặc biểu cảm và dạng bài đã học…
- Viết bài văn rành mạch, trong sáng, lập luận chặt chẽ, có cảm xúc, hấp dẫn thuyết phục
- Luyện tập:
Tìm hiểu đề và lập dàn bài cho đề bài sau ( học sinh làm theo nhóm):
Đề 1: Em ước mơ…
- Có thể xác định một trong những ước mơ của bản thân: Thế giới hoà bình; cuộc sống không còn có những trẻ em bất hạnh; biển đảo có nhiều nước ngọt…, có những viên thuốc thần kì…; mẹ em khỏi bệnh; xã hội có nhiều người sống vị nghĩa;…
- Biểu cảm, nghị luận về ước mơ đó:
+ Nguyên nhân, mục đích em ước mơ như vậy
+ Những giải pháp em có thể thực hiện để đạt được ước mơ
Cách làm:
- Cần xác định vấn đề cần điền, cần bàn luận.
- Đưa ra các giả thiết, định hướng, tình huống toàn diện. - Chốt lại vấn đề theo quan điểm của mình.
- Nên đảm bảo: + Giải thích vấn đề
+ Bình: vấn đề nên như thế nào? Vì sao? + Luận: ý nghĩa vấn đề
Những quan điểm sai lạc trước vấn đề Định hướng, giải pháp.
-Cũng có thể không bàn về một ước mơ cụ thể mà bàn chung về ước mơ. Nếu vậy thì có thể xây dựng ý cơ bản theo các câu hỏi sau:
Thế nào là ước mơ? Ước mơ những gì (của mọi người, của bản thân) Ước mơ nên như thế nào? Những quan điểm sai lầm?
Đề 2:: Đằng sau lời nói dối …
Thế nào là nói dối?
Mục đích của việc nói dối, các tình huống: Có lời nói dối tích cực? Ví dụ? Nguyên nhân? Có người nói dối tiêu cực? Ví dụ? Nguyên nhân?
Những hậu quả của việc nói dối. Những quan điểm, hành động sai lạc. Giải pháp, định hướng.
* Dặn dò: Về nhà viết thành văn đề: Ước mơ …
Buối 5:
ÔN LUYỆN CHUNG, THI THỬ VỀ ĐỀ MỞ
VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ.I. Mục tiêu cần đạt: I. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống, củng cố lại một lần nữa phương pháp làm các dạng đề mở.
- Cho học sinh thi thử một đề ( dự định cả hai câu đều là đề mở, một câu thuộc lĩnh vực văn học, một câu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội) để rèn luyện kĩ năng và rút kinh nghiệm trong làm bài, thi cử.
II.Lên lớp: