CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ, DẠNG ĐỀ CHO TÀI LIỆU: (tiếp)

Một phần của tài liệu SKKN Góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở (Trang 46 - 49)

- Cho học sinh phát biểu cách hiểu đề, yêu cầu đề bài, định hướng,rút ra cách làm dạng này từ bài tập hướng dẫn sau:

2. CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ, DẠNG ĐỀ CHO TÀI LIỆU: (tiếp)

TÀI LIỆU: (tiếp)

*Dạng đề: Từ tài liệu là những mẩu tin sự việc, hiện tượng,.. đề yêu cầu lựa chọn viết bài bình luận, biểu cảm

Đề bài: Đọc những đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài bình luận,

biểu cảm không quá 800 chữ:

a. Báo “Dương Thành buổi tối” (Quảng Châu) tường thuật: Khoảng 17h30 ngày 13/10/2011, tại một con đường nhỏ ở Quảng Phật Ngũ Kim Thành thuộc quận Nam Hải ở Phật Sơn, bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi đang lững thững đi ra đường đã bị một xe hơi loại 7 chỗ tông phải và cán lên phần gần đầu của bé. Lúc này bé Duyệt Duyệt còn cử động, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh xe sau lại nghiến nán một phần thân thể của bé. Chỉ vài giây sau, một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân của bé gái này.

b. Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung Sơn- huyện Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam ( học sinh lớp 12 T7, Trường THPT Đô Lương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liền chạy đén. Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được 3 học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6. Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ, thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi”. (Theo Khánh Hoan- thanhnien oline ngày 6/5/2013)

Bước 1. Tìm hiểu đề

- Đề tài, nội dung:

+ Nếu chọn tài liệu (a): Đây hiện tượng đặt vấn đề đặt ra chính là tính vô cảm của con người trong cuộc sống hiện nay.

+ Nếu chọn tài liệu (b): Vấn đề cần suy nghĩ, bàn luận chính là một hiện tượng thể hiện lòng dũng cảm, sự hi sinh, lòng vị tha của con người.

- Phương thức biểu đạt: kết hợp nghị luận và biểu cảm

- Hình thức trình bày: Viết bài văn biểu cảm, nghị luận thông thường hoặc viết thư, nhật kí...

Bước 2. Lập dàn bài

a. Mở bài

- Giới thiệu chung về sự việc, hiện tượng được nêu trong tài liệu đã cho ở đề bài (chọn tài liệu b)

- Nêu nhận xét, ấn tượng chung về chủ đề, đề tài cần viết được rút ra từ tài liệu đã chọn

b. Thân bài

- Tái hiện sự việc, hiện tượng học sinh Nguyễn Văn Nam cứu người bị đuối một cách cụ thể, sinh động (dựa vào tài liệu đã cho)

- Phân tích và biểu cảm, bình luận:

+ Nguyên nhân của sự việc, hiện tượng...( từ ý thức, đạo đức của bản bản thân Nam, sự giáo dục của gia đình, trường lớp, cộng đồng xã hội)

+ Ý nghĩa của sự việc, hiện tượng (Với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội...): Trở thành tấm gương sáng về lòng dũng cảm, thương người cho mọi thế hệ nói theo, học tập...

+ Liên hệ thực tế, đưa ra giải pháp để phát huy, hoặc khắc phục...: Nêu gương, học tập Nguyễn Văn Nam về lòng dũng cảm cứu người trong mọi hoàn cảnh, tình huống khác

nhau...; có giải pháp khắc phục hiện tượng bị đuối nước, khả năng ứng cứu của bản thân; sự kết hợp giữa cứu người và cứu mình để tránh những thiệt hại, mất mát...

c. Kết bài

- Khẳng định lại tấm gương dũng cảm của Nguyễn Văn Nam - Nêu cảm xúc, rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống

Bước 3. Viết thành văn (HS viết từng đoạn văn theo yêu cầu, phù hợp với thời gian ở lớp)

Bước 4. Kiểm tra sửa chữa (HS trình bày đoạn văn đã viết, nhận xét, sửa chữa, rút kinh nghiệm)

=> Ghi nhớ: Cách làm bài

- Xác định đúng yêu cầu và biên độ mở của đề

- Đọc và suy nghĩ về nội dung, chủ đề của những tài liệu đã cho - Lập dàn bài theo bố cục 3 phần:

a.Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc, hiện tượng mà mình đã chọn và tài liệu tương ứng (không ghi lại hết tài liệu)

b. Thân bài:

- Tái hiện cụ thể, sinh động về sự việc hiện tượng có trong tài liệu

- Phân tích, bình luận, biểu cảm về nội dung tài liệu đó theo cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

+ Nguyên nhận của hiện tượng, sự việc + Ý nghĩa, lợi- hại của sự việc hiện tượng

+ Giải pháp, bài học phát huy, khắc phục...

c. Kết bài: Đánh giá chung một lần nữa sự việc hiện tượng, nêu cảm nghĩ và bài học...

- Bài viết phải rõ ràng, trong sáng, chặt chẽ, với những luận điểm, luận cứ thuyết phục.

* Dạng đề: Từ một bài thơ, bình giảng, cảm nhận … hoặc từ đó suy nghĩ về một vấn đề trong cuộc sống:

Một phần của tài liệu SKKN Góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn bậc THCS Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w