Tài liệu SGK không bàn cụ thể, cuộc thi ra đề và làmbài theo hướng mở ở tạp chí " Văn học và tuổi trẻ", một số bài viết liên quan trêntạp chí, trong thông tin mạng chúng tôi luôn để ý, t
Trang 1là đổi mới kiểm tra đánh giá Và có thể khẳng định, biểu hiện rõ nhất, đáng ghinhận nhất ở người chỉ đạo cho đến người thực hiện, ở người dạy cũng như ngườihọc trong khâu kiểm tra đánh giá chính là những đề bài và những bài văn theohướng mở.
Trong chương trình Ngữ văn THCS hiện nay, thống kê sơ bộ có đến khoảng
50 đề ra là đề mở Con số đó quả là không nhỏ để cả giáo viên và học sinh từ việcdạy học đại trà cho đến học sinh giỏi đều phải lưu tâm
Theo dõi đề thi của các nước trên thế giới cũng như đề thi HSG các cấp củanước ta mấy năm qua, chúng ta thấy càng ngày lượng đề thi theo hướng mở càngnhiều, càng hay Học sinh đã dần quen với dạng đề này và đã tạo nên những bàivăn rất thuyết phục
Tài liệu tập huấn giáo viên "Dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn cấp THCS" của Bộ
GD & ĐT tháng 7 năm 2010 trang 73 đánh giá :"Phong trào đổi mới cách ra đề thitheo hướng mở, phát huy tính tích cực của học sinh đã dấy lên ở nhiều địa phương
và đã thu được những thành tựu đáng kể" Bộ cũng chỉ đạo "Trong quá trình dạyhọc cần đổi mới kiểm tra, đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi học sinh phảivận dụng tổng hợp kiến thức - kỹ năng và biểu đạt chính kiến của bản thân"
Như vậy, lượng đề mở trong SGK, tinh thần chỉ đạo, thực tiễn đề thi đại tràcho đến thi học sinh giỏi các cấp, đề mở ngày càng nhiều, càng cần phải có Điều
đó đã khẳng định vị trí quan trọng của đề mở, cách dạy đề mở để phục vụ cho thựctiễn dạy học và mục tiêu đào tạo
Ở phòng giáo dục và Đào tạo huyện Đô lương nói chung và trường THCS LýNhật Quang chúng tôi nói riêng, công tác mũi nhọn luôn là mối quan tâm hàngđầu Hàng chục năm qua, chất lượng học sinh giỏi của trường và của huyện luônđứng ở vị thứ tốp đầu trong toàn tỉnh Tên tuổi của trường đã được khẳng địnhkhông những ở trong tỉnh mà còn rộng ra khắp toàn quốc Để có thành tích đó,phải là công của rất nhiều người , trong đó có đội ngũ thầy trò môn Ngữ văn Thế
Trang 2nhưng, 3 năm học liền kề của trường khi chưa thực hiện SKKN này, đội tuyển mônNgữ văn của trường và cũng là của huyện lại không dành được kết quả như mongđợi Những năm đó, ở kỳ thi học sinh giỏi tỉnh, trong lúc các môn khác vẫn giữđược phong độ thì môn Ngữ văn chỉ đạt được kết quả như sau:
Năm học 2009 - 2010: 4/ 10 em đậu đều đạt giải khuyến khích
Năm học 2010 - 2011: 3/8 em đậu, trong đó có một giải ba, 2 giải kk
Năm học 2011 - 2012: 1/8 em đậu giải nhì
Nhìn lại kết quả đó, chúng tôi thực sự buồn và lo nghĩ Chúng tôi đã trở trănrất nhiều và họp nhóm thảo luận, tìm nguyên nhân, giải pháp Bước vào năm họcliền kề - năm học 2012-2013, phòng và trường giao nhiệm vụ cho tôi phụ tráchchính công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tỉnh Áp lực đè nặng lên cô trò cũng nhưnhóm ngữ văn của trường: Làm sao để lấy lại phong độ, làm sao để lấy lại niềmtin? Tôi thiết nghĩ, trong công tác bồi dưỡng HSG, dạy cho học sinh những gì vàdạy như thế nào luôn là những boăn khoăn, trăn trở của những người luôn tâmhuyết với nhiệm vụ vinh dự nhưng cũng nhọc nhằn này Nhưng có một chuyên đề
mà theo chúng tôi, không thể không dạy cho học sinh giỏi trong giai đoạn này, choquá khứ, cho cả tương lai, đó chính là đề mở, cách làm đề mở.Trước đó, năm học2008-2009 tôi cũng trực tiếp đứng chính đội tuyển và có áp dụng việc dạy đề mở,lúc đó tôi nghĩ giờ càng phải dạy nhiều( 3 năm học kết quả không cao mà tôi nêu
ra ở trên tôi không đứng chính mà chỉ hỗ trợ cho đồng nghiệp) Vì vậy, năm học2012-2013 tôi đã dạy cho học sinh chuyên đề ở SKKN này và thu được kết quảcao( có số liệu minh chứng ở phần V - kết quả) Thực tế kết quả trước và sau khithực hiện SKKN là hoàn toàn khác nhau theo hướng tốt đẹp là một nguyên nhânthúc dục tôi thực hiện viết SKKN này Dẫu biết rằng kết quả đội tuyển đi lên còn
do nhiều lý do, do công của nhiều người hỗ trợ nhưng dù sao bản thân tôi và việcđổi mới cách dạy, cách học trong đó liên quan đến chuyên đề ở SK này là khôngthể phủ nhận
Thế nhưng trong thực tiễn, làm sao để có một quan niệm, một khái niệm đầy
đủ thuyết phục về đề mở, về các dạng đề mở, làm sao để có một giáo án cụ thể vềnhững cách làm cụ thể cho từng dạng đề mở, tạo điều kiện cho người dạy và ngườihọc thực hiện mục đích, yêu cầu Đó là mong muốn của những người trực tiếp bồidưỡng học sinh giỏi.Thế mà có thể khẳng định chưa có một bài viết, SKKN nào đềcập cụ thể, triệt để vấn đề Tài liệu SGK không bàn cụ thể, cuộc thi ra đề và làmbài theo hướng mở ở tạp chí " Văn học và tuổi trẻ", một số bài viết liên quan trêntạp chí, trong thông tin mạng chúng tôi luôn để ý, theo dõi nhưng đều ở mức độ vỡvạc, sơ lược, chung chung, giáo viên và học sinh mò mẫm, chủ quan làm mà chưa
có một định hướng cụ thể nào cả
Năm học 2013 - 2014, nắm bắt tầm quan trọng cũng như mức độ cần thiếtcủa vấn đề, là một trường chất lượng cao của huyện, Ban giám hiệu, tổ, nhómchuyên môn trong trường chúng tôi cũng đã coi đây là vấn đề mới - khó - hay, cần
Trang 3thiết cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi nên đã thảo luận, thống nhất, thể nghiệm…Nhà trường, tổ, nhóm đã tin tưởng và tạo điều kiện phân công tôi dạy chuyên đềnày cho đội tuyển HSG tỉnh lớp 9 Sau khi lắng nghe học hỏi đồng nghiệp, vừa kếthợp trí tuệ tập thể vừa có sự sáng tạo, bổ sung, dày công tìm hiểu, thể nghiệm củabản thân liên tục mấy năm qua cũng như trong năm học này, kết quả bước đầuchúng tôi thấy tương đối khả quan
Từ đó, nhằm giúp đồng nghiệp gần xa thêm một chuyên đề bồi dưỡng HSG,
để khắc phục những khó khăn, vướng mắc trên, nhằm đưa ra một giải pháp cụ thể
để giáo viên, học sinh có thể áp dụng ngay vào dạy học, tôi mạnh dạn viết sángkiến kinh nghiệm: "Góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng HSG môn Ngữ vănbậc THCS: Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở"
II NHỮNG BIỆN PHÁP HOẠT ĐỘNG ĐỂ THỰC HIỆN SKKN
- Thu nhập thông tin qua đồng nghiệp, học trò, tài liệu…
- Sưu tầm để mở, phân nhóm, nghiên cứu cách dạy từng nhóm một cách cụthể
- Tham khảo tất cả những tài liệu liên quan
- Nắm bắt nguyện vọng của giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nguyệnvọng của học sinh khi học Ngữ văn, tham gia đội tuyển
- Hội thảo vấn đề ở nhóm, tổ, trao đổi với đồng nghiệp trong và ngoài trường,
cá nhân và các thành viên trong nhóm soạn bài, trao đổi, thống nhất, dạy thểnghiêm, rút kinh nghiệm, cá nhân bổ sung, sáng tạo thêm, dạy chuyên đề này nhiềunăm cho đội tuyển những em dự thi tỉnh
- Nghiên cứu những bài viết liên quan đến vấn đề
- Nắm bắt sự chỉ đạo của ngành, thấm nhuần chủ trương đổi mới phương phápdạy học, của kiểm tra đánh giá trong tình hình mới
- Dạy thử nghiệm nhiều năm cho đội tuyển dự thi Tỉnh
- Kết quả thực tế đã có hiệu quả khá cao ( minh chứng cụ thể qua số liệu ởphần kết quả mục V của SKKN)
Từ những biện pháp và nguyên nhân cơ bản trên, chúng tôi đã tiến hành viếtSKKN
III CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Trang 4III Cấu trúc của đề tài
Phần B: nội dung
I Thực trạng về đề mở, cách làm đề mở
II Những giải pháp cơ bản khi dạy, học chuyên đề " Đề mở và cách làm bàivăn theo một số dạng đề mở"
III Giáo án minh họa cụ thể
Người viết soạn 5 giáo án cho 5 buổi lên lớp bồi dưỡng HSG đầy đủ các phần
cụ thể với chuyên đề: Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở
IV Một số đề mở và bài làm của học sinh
Người viết ghi lại một số đề mở do bản thân tự biên soạn là chính và nhữngbài làm của học sinh đội tuyển tỉnh ở huyện tôi những năm qua tôi còn lưu giữ
V Kết quả: Đưa ra một số kết quả chứng tỏ hiệu quả của vấn đề sau khi ápdụng đề tài
VI Khả năng ứng dụng, triển khai của SKKN
Phần C Kết luận chung
Là lời kết luận của đề tài và những kiến nghị, đề xuất của người viết
Trang 5B NỘI DUNG
I THỰC TRẠNG VỀ “ĐỀ MỞ, CÁCH LÀM ĐỀ MỞ”.
1, Thực trạng về đề mở trong chương trình: Chương trình Ngữ văn THCS
từ khi đổi mới đến nay, bên cạnh đề truyền thống, thống kê ở các khối lớp quasách giáo khoa đều có đề mở và có nhiều hơn ở lớp 9 Cụ thể là :
Lớp 6:
Đề 1: Kỷ niệm ngày thơ ấu
Đề 2: Ngày sinh nhật của em
Đề 3: Quê em đổi mới
Đề 4: Em đã lớn rồi
(Bài 4 - Trang 37)
Lớp 7:
Đề 1: Vui buồn tuổi thơ
Đê 2: Loài cây em yêu
(Bài 6, trang 88)
Đề 3: Lối sống giản dị của Bác Hồ
Đề 4: Tiếng Việt giàu đẹp
Đề 12: "Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau" nên chăng?
Đề 13: "Thật thà là cha dại" phải chăng? (Bài 19, trang 21)
Đề 14: Sách là người bạn lớn của con người (Bài 19, trang 23)
Lớp 8:
Đề 1: Người ấy sống mãi trong lòng tôi
Đề 2: Tôi thấy mình đã khôn lớn (Bài 3, trang 37)
Đề 3: Trang phục và văn hóa (Bài 29, trang 124)
Trang 6Đề 4: Tuổi trẻ và tương lai đất nước.
Đề 5: Văn học và tình thương
Đề 6: Hãy nói "không" với các tệ nạn
(Bài 30, trang 128)
Lớp 9:
Đề 1: Con trâu ở làng quê Việt Nam (Bài 2, trang 28)
Đề 2: Cây lúa Việt Nam
Đề 3: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em
Đề 4: Một nét đặc sắc trong di tích, thắng cảnh quê em
(Bài 3, trang 42)
Đề 5: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vậtanh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện "Lặng lẽ Sapa" của Nguyễn Thành Long
Đề 6: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹTà- ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn lêntrên lưng mẹ" của Nguyễn Khoa Điềm (Bài 15, trang 46)
Đề 7: Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn"
Đề 13: Lòng biết ơn thầy cô giáo (Bài 22, trang 52)
Đề 14: Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài "Bài thơ về tiểu đội xekhông kính" của Phạm Tiến Duật (Bài 24, trang 79)
Đề 15: Những đặc sắc trong bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương (Bài
24, trang 80)
Đề 16: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn "Lão Hạc"của Nam Cao
Đề 17: Vẻ mộng mơ và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ "Mây và Sóng" của Ta-go
Đề 18: Bài thơ "Tức cảnh Pác Bó" của Hồ Chí Minh
Đề 19: Hình ảnh "Bếp lửa" trong bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt
(Bài 26, trang 99)
Trang 7Đề 20: Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt (Bài 27, trang 112)
2, Đề mở, cách làm đề mở trong thi cử, báo chí, tài liệu
- Lượng đề thi theo hướng mở trong các kỳ thi nhất là thi học sinh giỏi ngàycàng chiếm ưu thế, gần như là 100%, đề nào cũng có một câu hoặc cả đề
- Báo "Văn học và tuổi trẻ" từ ngày 1/4/2011 đến 30/8/2012, sau đó tiếp tụcphát động một thời gian nữa, đã tổ chức cuộc thi "Ra đề và viết văn theo hướngmở" (Trao giải ngày 20/11/2012 ) Quy định nội dung thi như sau:
+ Giáo viên ra đề bài theo hướng mở Đề bài chỉ nêu vấn đề cần bàn luận,hoặc đề tài cần thể hiện Mỗi đề dự thi có kèm theo đáp án hoặc gợi ý cách làmđược soạn theo hướng mở, định hướng một số cách giải quyết vấn đề hoặc triểnkhai đề tài
+ Học sinh lựa chọn bài dự thi được giới thiệu trên "Văn học và tuổi trẻ" đểtham gia viết bài Học sinh cần căn cứ vào nội dung vấn đề, hoặc đề tài được nêutrong đề mà lựa chọn và xác định các phương thức biểu đạt phù hợp (Ví dụ: Nghịluận văn học, nghị luận xã hội hoặc tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh…)khuyến khích những bài viết thể hiện dấu ấn sáng tạo, có những suy nghĩ, cáchcảm thụ riêng, độc đáo của cá nhân"
Theo định hướng đó, nhiều giáo viên và học sinh đã hưởng ứng, có nhiều đềbài hay và nhiều bài văn thuyết phục, hấp dẫn Tuy nhiên để có khái niệm về đề
mở, cách làm từ khái quát đến cụ thể theo dạng để giáo viên, học sinh tham khảothì lại không có Có thể nói giáo viên, học sinh đang làm theo cảm nhận chủ quan,
mò mẫm là chính
- Tháng 6 năm 2012, tòa soạn "Văn học và tuổi trẻ" đã cho ra đời cuốn sách
"Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở" (tập 1); tháng 9 năm 2013 tiếp tụcxuất bản tập 2 do Nhà xuất bản GDVN ấn hành Có thể nói đây là 2 cuốn sách rấtquý phục vụ cho giáo viên, học sinh trong quá trình bồi dưỡng HSG Khi chúng tôibồi dưỡng đội tuyển HSG dự thi tỉnh năm qua cũng như năm học này (2013-2014),đây là tài liệu chúng tôi nâng niu, vận dụng nhiều Bởi cuốn sách là tập hợp trí tuệ,niềm say mê của hàng trăm giáo viên, học sinh với hơn 100 đề mở, đáp án mở, bàivăn theo hướng mở Nhưng dù sao cuốn sách cũng chỉ là sự tập hợp lại những đềbài, đáp án và bài viết từ các tập cụ thể của tạp chí "Văn học và tuổi trẻ", điềuchúng tôi, những người trực tiếp hướng dẫn HSG cần thêm là những quan điểmthống nhất về đề mở, chia nhóm đề, cách làm từng dạng bài, cách dạy cụ thể, thì lạikhông có Háo hức, cố tình đọc kĩ lời giới thiệu cho đến từng trang bài từ đầu đếncuối sách, vẫn không thể có Vậy là phải mò mẫm xây dựng
- Trong tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" số 1 (451) năm 2012, NXB GDVN của
Bộ GD&ĐT trang 17, 18, 19, 21, 21, chúng tôi vui mừng được đọc bài viết củaGS.TS Trần Đình Sử khoa Ngữ Văn - ĐH SP Hà Nội với tên bài "Đề mở trong
Trang 8dạy - học làm văn" Bài viết này đã thể hiện quan điểm khá khách quan, hợp lí củagiáo sư về đề mở, đặc biệt là giáo sư đã chia nhóm đề mở thành 3 loại:
+ Đề cho đề tài
+ Đề cho tài liệu
+ Đề cho HS điền vào chỗ trống
Mỗi loại đề, giáo sư đã đưa ra 1 số ví dụ và 1 vài định hướng cách làm Cuốibài viết là sự đánh giá ưu, nhược điểm; cái hay nhưng lại khó của đề mở đối vớingười dạy và người học Theo chúng tôi, đây là 1 bài viết rất quý giá, mang tínhđịnh hướng tương đối sát thực cho GV HS Vì vậy, chúng tôi đã vận dụng ý kiếncủa Giáo sư khi dạy HS chia dạng và 1 số định hướng cách làm Tuy nhiên, bàiviết cũng chưa nêu rõ khái niệm đề mở, cách làm cụ thể từng dạng Vì thế, SKKNcủa chúng tôi sẽ trình bày thêm để khắc phục điều đó
- Sau bài viết của Giáo sư, tạp chí có nhắn nhủ "Mời các bạn tiếp tục tham giaviết bài trao đổi về vấn đề "Đề mở trong dạy - học làm văn" Hưởng ứng điều đó,trong tạp chí "VH và TT" số 23 (255) năm 2012 trang 25 có bài viết của thạc sĩ BùiMinh Tuấn, Giáo viên trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An vớitên bài "Nên khuyến khích dạng đề mở" Bài viết cũng trao đổi về tình hình dạyhọc đề mở, ưu điểm của đề mở, một số yêu cầu định hướng khi ra đề, làm đáp án,viết bài theo đề mở Bài viết ngắn không đầy một trang đánh máy cũng đang ởmức sơ lược nên chưa giúp được gì nhiều cho thực tiễn dạy học
- Rà soát, tìm kiếm trên mạng về những bài liên quan đến vấn đề, lượng bàitham gia đang chưa được nhiều và cũng chưa cụ thể như mong muốn Cũng có một
số bài đã hé mở khái niệm về đề mở như bài viết của một giáo viên trường THCSNam Cao, tỉnh Hà Nam hay bài viết của Hùng Phi Chường, Giáo viên trườngTHCS Đức Trí, Thành phố Hồ Chí Minh Các ý kiến phát biểu: "Đề bài mở là một
đề bài không có mệnh lệnh đề cụ thể mà người viết phải tự xác định nội dung, yêucầu và thể loại để làm bài" Quan niệm đó theo chúng tôi là gần đúng chứ chưađúng, chưa đủ
- Trong thực tế dạy học, thi cử, giáo viên và học sinh nói chung và nhất làgiáo viên và học sinh tham gia công tác học sinh giỏi, tất cả hầu như đã quan tâm,thậm chí rất chú trọng vấn đề này Riêng ở tỉnh Nghệ An trong kỳ thi giáo viên dạygiỏi tỉnh năm học 2012-2013 ngày 28 tháng 12, đề thi cũng có câu 1, hỏi "Ý kiếncủa anh chị về đề mở và đáp án chấm mở trong kiểm tra đánh giá của môn Ngữvăn hiện nay" Ở huyện chúng tôi năm học này, thi giáo viên giỏi huyện cũng cómột câu hỏi về đề mở Có lẽ ai cũng thừa nhận sự cần thiết phải đổi mới ra đề vàlàm bài theo hướng mở Đề mở rất hợp cho đối tượng học sinh giỏi, định hướngđúng cho mục tiêu dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, kết hợpdạy học lý thuyết với thực hành, rèn kỹ năng sống cho người học… Tất cả nhữngđiều đó đều liên quan đến đề mở Tuy nhiên ở đơn vị chúng tôi cũng như nhữngđồng nghiệp xung quanh, những lúng túng băn khoăn, mệt nhọc khi dạy về vấn đề
Trang 9này là đang rất nhiều Ví dụ: Quan niệm thế nào là đề mở? Nên chia dạng đề mởthế nào là hợp lý? Cách làm từng dạng cụ thể như thế nào? Thực hiện chuyên đềnày với đối tượng HSG ra sao cho hiệu quả? Làm sao để học sinh viết một cách tựtin, thuyết phục bất kỳ một đề mở nào? Từ thực tế trên, chúng tôi đã nghiên cứu,thể nghiệm chuyên đề và xin được trình bày cụ thể ở phần sau.
II NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN KHI DẠY, HỌC CHUYÊN ĐỀ: ĐỀ
MỞ VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ:
1, Đối với giáo viên:
a, Trước khi dạy:
- Cần lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của học sinh Đây là đối tượng trung tâm
để mình thực hiện mục tiêu Chuyên đề có hiệu quả không, khâu đầu tiên là ở họcsinh Qua lời tâm sự, tôi thấy các em rất thích học và làm đề mở, các em khâmphục những bạn làm được những bài văn hay theo đề mở đăng trên các báo và luôn
có ý thức học hỏi Tuy nhiên cũng có những đề các em thấy khó, không biết viếtnhư thế nào? Nếu chỉ định hướng chung chung, các em vẫn thấy khó viết Phảichăng, chúng ta nên vừa có định hướng chung vừa cần phải có một định hướng cụthể về từng dạng bài cho các em Chính vì vậy mà trong thiết kế bài giảng, chúng
ta cố gắng đi theo hướng này
- Cần nắm vững mục tiêu đào tạo của giáo dục nói chung, tinh thần đổi mớikiểm tra, đánh giá nói riêng, nắm vững nhiệm vụ đặc thù của môn Ngữ văn, nhiệm
vụ của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để dạy về đề mở tự tin, đúng tinh thầnchỉ đạo
- Chuẩn bị tốt những tài liệu liên quan đến đề mở, nghiên cứu chúng nhằmphục vụ tốt nhất cho việc dạy học Tài liệu nên tinh lọc, cập nhật Trước những tàiliệu liên quan mà mình đã dày công sưu tập, chọn và làm những gì để phục vụ tốtnhất cho dạy , học về đề mở cũng là cả một vấn đề Ví dụ: với dạng đề cho tài liệu
là những mẩu chuyện, nguồn tìm kiếm những chuyện đó là ở nguồn in tơ nét, ởSGK, tư liệu tham khảo môn Ngữ văn, ở các sách " Quà tặng cuộc sống", ở truyện
cổ, ở tạp chí" Văn học và tuổi trẻ" Các chuyện được chọn để làm đề mở thườngngắn, hay và giàu ý nghĩa, ẩn chứa trong đó những bài học đạo đức , những vấn đềnhân sinh, những tư tưởng, Nên hướng dẫn chc sinh nên mua tài liệu nào vàcách dùng Theo chúng tôi, nên có những tài liệu sau:
+ Tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" (Các tập từ 2008 đến nay)
+ Sách "Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở" (2 tập) do Thân PhươngThu tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam năm 2012(tập 1), năm 2013(tập 2).+ Sách "Tuyển tập đề thi Olympic lần thứ XVIII 2012 môn Ngữ Văn" của nhàxuất bản Đại học sư phạm
+ Sách "Tuyển tập đề bài và bài văn Nghị luận xã hội" (2 tập) do Nguyễn VănTùng và Thân Phương Thu tuyển chọn của NXB GD Việt Nam
Trang 10- Suy nghĩ, nắm được những kiến thức liên quan đến vấn đề một cách tối ưunhất Với chuyên đề này, làm được điều này cũng không phải đơn giản Bởi vì nhưphần thực trạng tôi đã trao đổi, đây vẫn đang là một vấn đề mới và khó, vì vậy tàiliệu đề cập đang chưa nhiều và chưa cụ thể, thống nhất Nhưng theo chúng tôi, cầnthống nhất quan niệm về đề mở, chia dạng đề mở, xác định được ưu nhược của đề
mở và cách làm đáp án theo hướng mở, kiến thức về cách làm từng dạng cụ thể.Trước hết chúng tôi xin trao đổi về khái niệm đề mở Một số ý kiến đã phát biểu
về vấn đề này nhưng họ quan niệm chủ yếu rằng đề mở là đề không có mệnh lệnh.Trong kỳ thi Giáo viên giỏi tỉnh Nghệ An, đáp án cho câu hỏi thế nào là đề mởcũng không nêu cụ thể Để thống nhất về vấn đề này, chúng ta cùng tham khảo một
số đề sau:
* Một số đề của SGK, đồng nghiệp và bản thân :
Đề 1 Loài cây em yêu.
Đề 2 Một kỉ niệm tuổi ấu thơ.
Đề 3 Về hình ảnh người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam đã học
Đề 4 Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học.
Đề 5 Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya.
Đề 6 Về một bài thơ hay và đẹp.
Đề 7 Người học sinh hiện nay cần
Đề 8 Em ước mong
Đề 9 Những suy nghĩ của em từ bài thơ “Đất”
“Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi.”
( Trần Đăng Khoa)
Đề 10 Đọc đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài văn biểu
cảm hoặc nghị luận không quá 800 chữ:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung huyện Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, TrườngTHPT Đô Lương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liềnchạy đến Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống,lần lượt cứu được 3 học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6 Khi đẩy được em thứ 5vào bờ, thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi” (Theo Khánh Hoan-Thanhnienoline, ngày 6-5-2013)
Trang 11Sơn-* Một số đề của một số tỉnh ở Trung Quốc( Chúng ta cũng nên tham khảo để
mở rộng tầm nhìn phục vụ tốt hơn cho việc dạy học sinh giỏi thời nay)
- Tỉnh An Huy: Viết một bài với chủ đề: " Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ"
- Bắc Kinh: Viết một bài với tiêu đề: " Một nét chấm phá về Bắc Kinh"
- Tỉnh Triết Giang: " Cuộc sống cần nghỉ ngơi, cuộc sống không ngơi nghỉ"
Em có suy nghĩ gì về vấn đề này?
- Thượng Hải: Chủ đề: Tôi muốn nắm chặt tay bạn
- Tỉnh Giang Tô: Lỗ Tấn nói: " Trước kia thế giới vốn không có đường,người đi nhiều nên đã tạo ra đường Cũng có người nói thế giới vốn ngay từ đầu đã
có đường, người đi nhiều nên đường bị mất đi"
Lấy chủ đề con người và con đường để viết một bài khoảng 800 chữ
- Tỉnh Quảng Đông: Một nhà điêu khắc đang khắc một tảng đá, bức tượngvẫn chưa thành hình Dần dần đôi vai đã lộ ra Cuối cùng nhà điêu khắc đã tạc ratượng một thiên sứ xinh đẹp Một bé gái nhìn thấy liền hỏi: Làm sao ông biết trongtảng đá có dấu thiên sứ ? Nhà điêu khắc nói: Trong đá vốn không có thiên sứnhưng ta đã dồn hết tâm trí để tạc
Lấy thiên sứ trong lòng nhà điêu khắc làm chủ đề để viết một bài dài khoảng
Lấy" Chim én giảm béo" làm chủ đề, tự đặt chủ đề, viết bài
- Tỉnh Sơn Đông: Có một câu chuyện ngụ ngôn: Đứng từ dưới đất nhìn lêncon người đều nhìn thấy sao trời lấp lánh sáng ngời, nhưng khi con người tiến gầnsao trời sẽ phát hiện ra rằng các ngôi sao cũng giống như trái đất- gồ ghề, khôngbằng phẳng, xung quanh đầy bụi bặm"
Cảm nhận điều gì về vấn đề trên ?
- Tỉnh Trùng Khánh: Bước đi và dừng lại là hiện tượng thường gặp trong cuộcsống Nó đã giúp chúng ta suy nghĩ và liên tưởng về tự nhiên xã hội, lịch sử, nhânsinh
Lấy chủ đề" Bước đi và dừng lại"để viết một bài văn
- Tỉnh Liên Ninh: Lấy " Đôi vai " làm chủ đề để viết bài văn khoảng 800 chữ.Qua các đề bài trên, ta thấy dù trong hay ngoài nước thì đề mở thường cónhững điểm giống nhau đó là: Đều đã cho trước đề tài, vấn đề, tài liệu; và nhất là
Trang 12đều có một phần nào đó rất mở, không gò bó, mà cho phép học sinh được tự do suynghĩ, lựa chọn để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình Còn điểm khác nhau( Xét các đề của SGK, đồng nghiệp và bản thân nói trên), ta thấy:
+ Về hình thức: có đề không có mệnh lệnh (1,2,3,4,5,6,7,8) nên người viết tự
do lựa chọn phương thức biểu đạt, kiểu văn bản; có đề có mệnh lệnh (9,10) yêu cầu
rõ về phương thức biểu đạt, kiểu văn bản cần tạo lập
+ Nội dung: có đề cho đề tài, vấn đề, tài liệu rất cụ thể (3,5), có đề cũng cho
đề tài, vấn đề, tài liệu nhưng không cụ thể, buộc người viết phải lựa chọn (1,2, 4, 6,7,8,9,10
Từ thực tế ví dụ về các đề mở, chúng ta mới thấy, nếu quan niệm về đề mở là
"đề không có mệnh lệnh" thì chưa đủ Quả thật, đề mở chủ yếu là đề không cómệnh lệnh nhưng vẫn có những đề không có mệnh lệnh mà vẫn mở, đó là mở vềchủ đề, về nội dung, về sự bày tỏ quan điểm Có quan niệm đúng, đủ về đề mở thìmới dạy thuyết phục, mới có hướng giải quyết thấu đáo Vì vậy, theo chúng tôi:
Đề mở là đề bài mà trong đó có một phần yêu cầu nào đó (về đề tài nội dung, về phương thức biểu đạt, kiểu văn bản) cho phép người viết lựa chọn cách trình bày, giải quyết vấn đề theo trình độ, suy nghĩ riêng, cho phép phát huy tính chủ động, lựa chọn, sáng tạo và thể hiện quan điểm miễn là hợp lí Đó là những đề không
gò ép, bắt buộc học sinh nhất nhất phải theo một phương thức, kiểu bài, thể loại hay theo nội dung ổn định trước.
Về việc phân loại đề mở: Chúng tôi thấy, nếu xét về cấu trúc, đề có hai dạng
chính và đặc điểm cụ thể của mỗi dạng như sau: Dạng 1: Đề có mệnh lệnh Ví dụ:
đề 9 và đề 10 Các phần trong đề thường là:
+ Cấu trúc: mệnh lệnh - đối tượng; đối tượng - mệnh lệnh
+ Biên độ mở chủ yếu nằm ở nội dung, đề tài mà đề yêu cầu học sinh trìnhbày; cũng có khi học sinh được lựa chọn cả phương thức biểu đạt
Chẳng hạn đề 10, biên độ mở khá rộng ở việc học sinh phải từ đó rút ra vấn
đề, chủ đề gì cần thiết, quan trọng nhất gợi ra từ tài liệu ấy, sau đó chọn phươngthức biểu đạt nghị luận hay biểu cảm, cũng có thể kết hợp cả nghị luận và biểu cảm
để viết bài
Dạng 2: Đề không có mệnh lệnh Ví dụ: Các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
+ Cấu trúc: Chỉ có đối tượng, vấn đề
+ Đề không có mệnh lệnh thì biên độ mở rất rộng, không chỉ ở kiểu loại vănbản và phương thức biểu đạt cần sử dụng mà còn ở cả nội dung, vấn đề cần đề cậptới
Ví dụ như với đề 1, học sinh vừa phải lựa chọn kiểu văn bản và phương thứcphù hợp nhất (ở đây là phương thức biểu cảm) vừa tự lựa chọn một loại cây nào đó
Trang 13mình yêu thích nhất để biểu cảm (không bắt buộc là cây tre hay cây bưởi, câyphượng )
* Lưu ý: trong hai dạng trên thì đề mở phần lớn là đề không có mệnh lệnh
Nếu xét về nội dung, đề mở gồm 3 dạng cơ bản, với những đặc điểm riêng (theo ý
kiến của Giáo sư Trần Đình Sử)
“mở” nên học sinh chỉ cần chọn cho mình một tác giả văn học có tác phẩm, cónhững quan điểm có ý nghĩa, giá trị đối với bản thân về hiểu biết hay về tâm hồn,tình cảm, đạo đức lối sống để mà viết lời cảm ơn chân thành với tác giả đó (chẳnghạn chọn Nam Cao, hay chọn Nguyễn Thành Long, ) Hình thức viết cũng rất mở:Học sinh có thể viết bằng phương thức biểu đạt chính là biểu cảm hoặc có thể tự
sự, nghị luận, có thể bằng trang nhật ký, bức thư
Với đề 1 có thể chọn một loài cây cụ thể mà mình yêu quý đề biểu cảm và đặtthành nhan đề như: Cây tre Việt Nam; Cây bưởi ông trồng; Hoa dại ơi!
* Dạng 2 Đề cho tài liệu:
Ví dụ: đề 9, 10
- Đây là dạng đề chỉ cung cấp một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một bài thơgiàu ý nghĩa triết lí, một số nhân vật lịch sử, hoặc những đoạn trích về tác phẩm,hay những mẩu tin trên báo, những bức tranh
- Đề cũng đã có mệnh lệnh yêu cầu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần
Trang 14* Dạng 3: Đề cho học sinh điền chỗ trống
Ví dụ: Đề 7, 8
- Nội dung cụ thể của đề còn để trống
- Đề cũng không có mệnh lệnh yêu cầu cụ thể về kiểu văn bản phương thứcbiểu đạt cũng như đề tài, nội dung
- Biên độ mở là ở chỗ học sinh cần suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ, haycụm từ phù hợp với thông tin đề đã cho để từ đó chọn kiểu văn bản và phương thứcbiểu đạt (biểu cảm, hoặc nghị luận tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyếtvấn đề của học sinh) để làm bài hợp lí, thuyết phục
Với đề 8, học sinh có thể điền thêm một trong những cụm từ: “thế giới đượchoà bình”; “môi trường sống được cải thiện tốt đẹp hơn”, hay “cuộc sống khôngcòn những trẻ em lang thang, nghèo khổ” hay thậm chí là “bố mẹ cho em được tựlập” Từ đó chọn phương thức biểu đạt thường là biểu cảm và nghị luận để làmbài
Nếu xét về đối tượng, có thể chia làm 2 dạng lớn: Đề mở thuộc lĩnh vực xãhội và đề mở thuộc lĩnh vực văn học
Có nhiều cách chia vậy song cơ bản, có lẽ ta nên theo ý kiến của Trần Đình
Sử để tìm hiểu cách làm cụ thể Tuy nhiên để các em hình dung rõ hơn cách làmbài, trong mỗi dạng chúng ta sẽ tìm hiểu cách làm chung và cách làm một số dạngnhỏ hơn Sự phân chia cho khoa học về các dạng đề mở để từ đó có phương pháplàm bài cho từng dạng cũng là một giải pháp cơ bản khi dạy chuyên đề này Nhữngcách chia trên ( trừ cách chia theo 3 dạng lớn của Giáo sư Trần Đình Sử),từ cácdạng lớn đến các dạng cụ thể là do bản thân tôi đọc, nghiên cứu,mày mò , thể hiện
rõ ở phần giáo án cụ thể minh họa sau, những mong trao cho học sinh kỹ năng làmbài cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn khi tạo lập văn bản, mong quýđồng nghiệp tham khảo, xem xét
Về cách làm từng dạng cụ thể, chúng ta nên lấy ví dụ cụ thể về dạng đề,hướng dẫn học sinh cách làm từng bước, rút ra ghi nhớ về cách làm chung, luyệntập, viết nhiều đề cho từng dạng lớn, nhỏ Phần này, tôi cũng xin bạn đọc thamkhảo ở từng giáo án cụ thể gồm 5 buổi phần" Giáo án minh họa" mục III củaSKKN Có lẽ khác với nhiều SKKN khác, có thể phần giáo án minh họa, từng giáo
án cụ thể đã có một số người thiết kế, có các tài liệu tham khảo nếu có thêm gìmới hoặc bổ sung , điều chỉnh thì người viết làm thêm Còn với đề tài SKKN màtôi đang thực hiện, chủ quan tôi thấy là chưa ai thể hiện Có thể có nhiều giáo viêncũng có mày mò, tự mình dạy cho học sinh nhưng chưa thấy ai công bố trên cácphương tiện thông tin đại chúng, tôi cố tìm mà chưa gặp.Vì vậy, lên kế hoạch chotừng buổi, thiết kế cụ thể từng bài cho giáo án 5 buổi của chuyên đề và kể cả hầuhết các đề mở, bài làm minh họa của học sinh là công sức, tâm huyết của cá nhântôi, của học trò đội tuyển tỉnh tôi phụ trách mà các em đã tự làm, làm ngay sau khi
Trang 15học, trong khi học là giải pháp thiết thực nhất cho người dạy và người học Xinđồng nghiệp và các quý vị chịu khó đọc và vận dụng !
- Cần trao cho các em các kỹ năng làm văn với các dạng đề cần thiết, liênquan Trước khi dạy đề mở, học sinh phải được học cách làm các dạng bài, các kỹnăng làm văn gồm: Văn miêu tả, văn kể chuyện (chú trọng các dạng đề kể chuyệntưởng tượng), văn viết thư, văn biểu cảm, văn chứng minh, văn giải thích, văn bìnhgiảng, văn bình luận, văn phân tích Các dạng bài nghị luận văn học cho đến nghịluận xã hội đều phải thành thạo Ở huyện chúng tôi, thời lượng bồi dưỡng độituyển tỉnh thường là 50 buổi, chúng tôi thường dành khoảng 10 buổi cho phần tậplàm văn với các dạng bài trên sau đó mới đến chuyên đề về đề mở 5 buổi Bêncạnh đó, cần dạy các kiến thức về lý luận văn học, về tác phẩm, tác giả, kiến thứcvăn học sử Có như thế, khi dạy về đề mở, cách làm mới thuận lợi được Bởi dù
mở đến đâu thì vẫn có biên độ mở nhất định và vẫn nên quay về lựa chọn mộttrong những kỹ năng làm văn cơ bản trên hoặc kết hợp các kỹ năng sao cho hợp lý,vẫn phải liên quan đến các kiến thức văn học, xã hội được học trong sách vở cũngnhư đời sống
- Dù chỉ có 5 buổi lên lớp nhưng rất quan trọng, bởi nó đụng chạm đến hầuhết các kiến thức và kỹ năng Vì vậy cần lên kế hoạch cụ thể và soạn bài chu đáo;Suy nghĩ kỹ để quyết định nên dạy vào thời điểm nào, dạy những gì trong từngbuổi Thực ra các em đã làm quen với đề mở trong SGK từ lớp 6 đến lớp 9 như ta
hệ thống trên cũng nhiều, chỉ có cách làm bài bản, đầy đủ, chuyên sâu theo mứccủa học sinh giỏi tỉnh là chưa thì chuyên đề này giải quyết vấn đề đó Vì thế, nêndạy vào thời điểm đã chọn xong đội tuyển Trong từng buổi, nên chia nội dungdạy như sau:
+ Buổi 1: Dạy khái niệm đề mở, các dạng đề mở, những lưu ý chung khi làmbài theo các dạng đề mở; cách làm dạng bài cho tài liệu nói chung và một dạng nhỏ
là từ tác phẩm, hoặc là từ cuộc sống Vậy nên hơn ai hết giáo viên vừa là độc giả "sành điệu" trong cảm thụ tác phẩm vừa phải thường xuyên cập nhật kiến thức đời
Trang 16sống Có vấn đề gì xảy ra trong nước cũng như trên thế giới đang được dư luậnquan tâm thì cô trò phải lưu ý Sau đó suy nghĩ, đặt ra những vấn đề liên quanxoay quanh vấn đề để có giải pháp đúng hướng.
- Luôn có ý thức sáng tạo trong ra đề, sưu tầm đề mở hay ở trong và ngoàinước, ở đồng nghiệp Chọn lựa những đề phù hợp với học sinh giỏi bậc THCS ,phân mảng, chia nhóm, nghiên cứu chúng để đưa vào bài giảng cho phù hợp
- Linh hoạt khi làm đáp án, khi chấm bài học sinh
- Sưu tập những bài văn làm theo đề mở hay để làm ví dụ, nhất là những bàivăn của khóa trước, của bè bạn các em để các em tin tưởng là mình cũng có thểlàm được như thế và hơn thế
- Cho học sinh làm quen với đề mở ngay từ khi bước vào cấp hai Ở trườngchúng tôi, phân công chuyên môn thường theo cua từ lớp 6 đến 9 Vì vậy, trongquá trình học, năm nào tôi cũng dạy cho các em cách làm đề mở phù hợp vớichương trình và lứa tuổi Chẳng hạn lớp 6, ta dạy cách làm những đề mở theo vănmiêu tả, văn kể chuyện như: Đêm trăng đẹp; Một lần mắc lỗi; Một kỷ niệm đángnhớ Hay ở lớp 7 là những đề như: Loài cây em yêu; Người ấy sống mãi trongtôi khi học về văn biểu cảm Lớp 8: Tà áo dài Việt Nam; "Trong lòng mẹ''( Nguyên Hồng) là bài ca của tình mẫu tử khi học về văn thuyết minh, văn nghịluận Và khi đến lớp 9, mặc dù các em chưa được học đầy đủ , bài bản về tất cảcác dạng đề mở và cách làm nhưng nhờ đã làm quen trước mà giờ sẽ thuận lợihơn Dạy đề mở phải dạy từ từ, mang tính" mưa dầm thấm lâu", dạy từ đề dễ đếnkhó, vấn đề đơn giản đến phức tạp dần để học sinh không " choáng", không chán,luôn cảm thấy hứng thú và cần học
- Dạy đội tuyển rất cần sức mạnh của tập thể, dạy chuyên đề này cũng vậy.Cần lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, xin các đồng chí những đề văn hay, trao đổiđáp án một số vấn đề khó, dạy thể nghiệm, lắng nghe sự góp ý, bổ sung
b, Trong khi dạy:
- Theo kế hoạch và giáo án đã chuẩn bị
- Luôn kết hợp lý thuyết với kỹ năng, luôn lấy ví dụ cụ thể minh họa
- Khơi dậy trong các em đam mê khám phá vấn đề, biết tự xây dựng cách làm
từ ví dụ, ý thức ham đọc, ham viết
- Động viên các em làm bài tập cả ở lớp và ở nhà, chấm, chữa bài chu đáo, kịpthời, đúc rút kinh nghiệm cho các em Lời phê, nhận xét phải đúng tinh thần" mở",rất linh hoạt trước các tình huống, khích lệ tính sáng tạo, sự bộc lộ chính kiến hợp
lý của các em, trân trọng những bài làm có dọng điệu riêng
- Kết hợp củng cố phương pháp làm các dạng bài khác và các kiến thức liênquan
- Yêu cầu các em về đọc tài liệu, luyện viết về đề mở càng nhiều càng tốt
Trang 17c, Sau khi dạy:
- Yêu cầu học sinh thường xuyên xem lại cách làm bài, luyện viết tiếp
- Cho học sinh tham khảo bài của bạn, bài ở các tài liệu
- Cập nhật tin tức, rèn kỹ năng sống, vừa học trong sách vở vừa học kiến thứcđời sống để giải quyết đề mở sẽ tốt hơn
- Giáo viên tiếp tục động viên, chấm bài cho học sinh, cập nhật đề hay chohọc sinh luyện viết
- Nếu còn thời gian thì cho học sinh thi thử về đề mở càng nhiều càng tốt.Giáo viên chấm, trả, chữa bài kịp thời, đúc rút kinh nghiệm sau mỗi đề cho họcsinh
2, Đối với học sinh:
- Làm quen với đề mở từ lớp 6 theo sự định hướng và hướng dẫn của giáoviên
- Cùng với giáo viên thu thập tài liệu có liên quan đến đề mở, tham khảonhững bài văn hay của các bạn, anh chị viết từ đề mở
- Cần nhớ các bước tạo lập văn bản đã học (4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý và lậpdàn bài, viết thành văn, kiểm tra sửa chữa) để vận dụng vào việc làm đề mở Bởi vìkhi làm một đề mở trước hết cũng phải tuân thủ các bước tạo lập văn bản như bất
kỳ bài văn nào
- Đặc biệt, cần chú ý nhất ở khâu tìm hiểu đề, tìm ý : Yêu cầu và mục đíchphần này là:
+ Xác định dạng đề cụ thể để có cách làm bài phù hợp
+ Xác định biên độ mở của đề, đảm bảo đúng cách viết theo hướng mở thểhiện sự sáng tạo, có quan điểm riêng đúng đắn, thuyết phục, không sai lạc, khôngthiếu ý
Nghĩa là, tuy viết bài theo hướng mở, nhưng vẫn cần đảm bảo tính đúng đắn,phổ quát của vấn đề và đảm bảo có nội dung ý nghĩa tích cực, giàu tính nhân văn,tránh suy diễn lệch lạc; các phương thức biểu đạt sử dụng và kết hợp phải hợp lí,nhuần nhuyễn Do đó, người học sinh cần đọc kĩ đề để:
+ Xác định đối tượng, nội dung trọng tâm và phạm vi của đề
+ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, hình thức trình bày phù hợp
Ví dụ với đề "Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya", học sinh cần xác địnhlựa chọn phương thức biểu cảm hoặc nghị luận, có thể là chọn kết hợp cả hai; và
có thể chọn hình thức viết thư, viết nhật kí, hay viết bài văn nghị luận, biểu cảmthông thường
Trang 18- Không ngừng học tập, tìm hiểu, nắm vững kiến thức và những kĩ năng cơbản để vận dụng linh hoạt, hiệu quả
- Thường vấn đề đặt ra trong đề bài là những tình huống hay, bất ngờ, giàu ýnghĩa, gợi suy nghĩ cho người viết về cuộc sống, về văn học nên cần có trí tưởngtượng, có khả năng sáng tạo
- Cần có vốn kiến thức xã hội và văn học một cách sâu rộng để lựa chọn đưavào bài chính xác, sáng rõ, thuyết phục
- Luôn có tính chủ động, linh hoạt trước mọi tình huống, biết thể hiện quanđiểm riêng của mình một cách hợp lí
- Cần có ý thức vừa học trong sách vở, thấm nhuần,cảm nhận sâu sắc về tácphẩm, về nhân vật, từng tác giả, từng nhân vật; vừa học trong đời sống,làm "cầunối" giữa tác phẩm với đời thường
- Thường đề mở khi làm sẽ kết hợp tổng hợp nhiều dạng bài, tuy nhiên vẫn cónghiêng về một kiểu nổi bật như biểu cảm hay nghị luận, thuyết minh, kểchuyện Vì vậy cần biết lựa chọn phù hợp
- Nắm chắc đặc trưng từng kiểu văn bản, kĩ năng làm từng dạng bài tập làmvăn đã học, chủ động lựa chọn và kết hợp linh hoạt cách viết phù hợp với đề ra vàphù hợp với cấp học, lớp học
- Tham khảo thật nhiều tài liệu có liên quan để qua đó bước đầu tự rút ra các
kỹ năng làm bài theo đề mở
- Chăm đọc, chăm viết, viết càng nhiều càng tốt để va chạm với nhiều đề,nhiều tình huống, khiêm tốn học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để làm đề mở ngày một
"lên tay"
Trang 19
III GIÁO ÁN MINH HOẠ
- Hiểu được thế nào là đề mở, các dạng đề mở và đặc điểm
- Những định hướng chung khi làm bài theo đề mở, kĩ năng làm bài văn theohướng mở thuộc dạng đề cho tài liệu
2 Kĩ năng
- Xác định đề mở, kiểu đề mở
- Xác định những yêu cầu mà đề yêu cầu người viết làm theo hướng mở
- Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài và viết bài văn theo hướng mở thuộc dạng đề chotài liệu
B Chuẩn bị
1 Giáo viên
- Soạn kế hoạch dạy học
- Một số tài liệu liên quan đến đề bài và bài văn theo hướng mở
2 Học sinh
- Tìm hiểu nội dung về đề mở qua sách vở, tài liệu
- Xem lại SGK các lớp 6,7,8,9 và thống kê những đề mở có trong đó
C Tổ chức hoạt động dạy học
HĐ 1 Ổn định lớp
HĐ 2 Kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài
- Kiểm tra việc làm bài tập và chuẩn bị bài của học sinh ở nhà
HĐ 3 Dạy học bài mới
- Giáo viên hướng dẫn, gợi mở, vấn đáp cùng học sinh để giúp học sinh hiểu
từ các ví dụ, và rút ra được những kiến thức, kĩ năng cơ bản nhất
I.TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐỀ MỞ:
1 Khái niệm
Trang 20a Tìm hiểu ví dụ
Đọc những đề bài sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:
Đề 1 Loài cây em yêu.
Đề 2 Một kỉ niệm tuổi ấu thơ.
Đề 3 Về hình ảnh người phụ nữ trong một số tác phẩm văn học trung đại Việt
Nam đã học
Đề 4 Viết lời tri ân đối với một tác giả văn học.
Đề 5 Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya.
Đề 6 Về một bài thơ hay và đẹp.
Đề 7 Người học sinh hiện nay cần
Đề 8 Em ước mong
Đề 9 Những suy nghĩ của em từ bài thơ “Đất”
“Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi.”
( Trần Đăng Khoa)
Đề 10 Đọc đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài văn biểu
cảm hoặc nghị luận không quá 800 chữ:
Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung huyện Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12 T7, TrườngTHPT Đô Lương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liềnchạy đến Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống,lần lượt cứu được 3 học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6 Khi đẩy được em thứ 5vào bờ, thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi” (Theo Khánh Hoan-Thanhnienoline, ngày 6-5-2013)
Sơn-Câu hỏi: Giữa những đề bài này có điểm gì giống nhau và khác nhau về hình
thức và nội dung? Chỉ rõ sự giống nhau và khác nhau đó ở một số đề cụ thể
=>Nhận xét
- Giống nhau: Đều đã cho trước đề tài, vấn đề, tài liệu; và nhất là đều có mộtphần nào đó rất mở, không gò bó, mà cho phép học sinh được tự do suy nghĩ, lựachọn để phát huy tính chủ động, sáng tạo của mình
- Khác nhau:
Trang 21+ Về hình thức: có đề không có mệnh lệnh (1,2,3,4,5,6,7,8) nên người viết tự
do lựa chọn phương thức biểu đạt, kiểu văn bản; có đề có mệnh lệnh (9,10) yêu cầu
rõ về phương thức biểu đạt, kiểu văn bản cần tạo lập
+ Nội dung: có đề cho đề tài, vấn đề, tài liệu rất cụ thể (3,5), có đề cũng cho
đề tài, vấn đề, tài liệu nhưng không cụ thể, buộc người viết phải lựa chọn (1, 2, 4,
6, 7, 8, 9, 10)
b Ghi nhớ:
- Đề mở là đề bài mà trong đó có một phần yêu cầu nào đó (về đề tài nội dung, về phương thức biểu đạt,kiểu văn bản) cho phép người viết lựa chọn cách trình bày, giải quyết vấn đề theo trình độ, suy nghĩ riêng, cho phép phát huy tính chủ động, lựa chọn, sáng tạo và thể hiện quan điểm miễn là hợp lí Đó là những
đề không gò ép, bắt buộc học sinh nhất nhất phải theo một phương thức, kiểu bài, thể loại hay theo nội dung ổn định trước.
? Hãy tìm một đề mở mà em đã gặp trong quá trình học tập (Học sinh nêumột số đề trong SGK hoặc đã gặp và làm ở tài liệu khác)
+ Cấu trúc: mệnh lệnh - đối tượng; đối tượng - mệnh lệnh
+ Biên độ mở chủ yếu nằm ở nội dung, đề tài mà đề yêu cầu học sinh trìnhbày; cũng có khi học sinh được lựa chọn cả phương thức biểu đạt
*Dạng 2: Đề không có mệnh lệnh
Ví dụ: Các đề 1,2,3,4,5,6,7,8
+ Cấu trúc: Chỉ có đối tượng, vấn đề
+ Đề không có mệnh lệnh thì biên độ mở rất rộng, không chỉ ở kiểu loại vănbản và phương thức biểu đạt cần sử dụng mà còn ở cả nội dung, vấn đề cần đề cậptới
* Lưu ý: trong hai dạng trên thì đề mở phần lớn là đề không có mệnh lệnh
b Xét về nội dung:
Xét về nội dung, đề mở gồm 3 dạng cơ bản, với những đặc điểm riêng (theo ý kiếncủa Giáo sư Trần Đình Sử)
* Dạng 1 Đề cho đề tài:
Trang 22* Dạng 2 Đề cho tài liệu:
Ví dụ: đề 9, 10
- Đây là dạng đề chỉ cung cấp một truyện ngụ ngôn, truyện cười, một bài thơgiàu ý nghĩa triết lí, một số nhân vật lịch sử, hoặc những đoạn trích về tác phẩm,hay những mẩu tin trên báo, những bức tranh
- Đề cũng đã có mệnh lệnh yêu cầu về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần
* Dạng 3: Đề cho học sinh điền chỗ trống
Ví dụ: Đề 7, 8
- Nội dung cụ thể của đề còn để trống
- Đề cũng không có mệnh lệnh yêu cầu cụ thể về kiểu văn bản phương thứcbiểu đạt cũng như đề tài, nội dung
- Biên độ mở là ở chỗ học sinh cần suy nghĩ điền vào chỗ trống một từ, haycụm từ phù hợp với thông tin đề đã cho để từ đó chọn kiểu văn bản và phương thứcbiểu đạt (biểu cảm, hoặc nghị luận tuỳ theo cách hiểu vấn đề và cách giải quyếtvấn đề của học sinh) để làm bài hợp lí, thuyết phục
Với đề 8, học sinh có thể điền thêm một trong những cụm từ: “thế giới đượchoà bình”; “môi trường sống được cải thiện tốt đẹp hơn”, hay “cuộc sống không
Trang 23còn những trẻ em lang thang, nghèo khổ” hay thậm chí là “bố mẹ cho em được tựlập” Từ đó chọn phương thức biểu đạt thường là biểu cảm và nghị luận để làmbài.
( * Lưu ý: Nếu xét về đối tượng, có thể chia làm 2 dạng lớn: Đề mở thuộc lĩnhvực xã hội và đề mở thuộc lĩnh vực văn học Có nhiều cách chia vậy song ta cơbản sẽ theo ý kiến của Trần Đình Sử để tìm hiểu cách làm cụ thể Tuy nhiên để các
em hình dung rõ hơn cách làm bài, trong mỗi dạng chúng ta sẽ tìm hiểu cách làmchung và cách làm một số dạng nhỏ hơn)
II CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ:
1 MỘT SỐ LƯU Ý CHUNG ĐỂ LÀM TỐT MỘT BÀI VĂN THEO ĐỀ MỞ:
a Cần tuân thủ các bước tạo lập văn bản đã học (4 bước : tìm hiểu đề, tìm ý
và lập dàn bài, viết thành văn, kiểm tra sửa chữa)
b Đặc biệt, cần chú ý nhất ở khâu tìm hiểu đề, tìm ý : Yêu cầu và mục đích
phần này là:
- Xác định dạng đề cụ thể để có cách làm bài phù hợp
- Xác định biên độ mở của đề, đảm bảo đúng cách viết theo hướng mở thểhiện sự sáng tạo, có quan điểm riêng đúng đắn, thuyết phục, không sai lạc, khôngthiếu ý
Nghĩa là, tuy viết bài theo hướng mở, nhưng vẫn cần đảm bảo tính đúng đắn,phổ quát của vấn đề và đảm bảo có nội dung ý nghĩa tích cực, giàu tính nhân văn,tránh suy diễn lệch lạc; các phương thức biểu đạt sử dụng và kết hợp phải hợp lí,nhuần nhuyễn Do đó, người học sinh cần đọc kĩ đề để:
+ Xác định đối tượng, nội dung trọng tâm và phạm vi của đề
+ Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt, hình thức trình bày phù hợp
Ví dụ với đề 5 (Tiếng đồng hồ tích tắc trong đêm khuya), học sinh cần xácđịnh lựa chọn phương thức biểu cảm hoặc nghị luận, có thể là chọn kết hợp cả hai;
và có thể chọn hình thức viết thư, viết nhật kí, hay viết bài văn nghị luận, biểu cảmthông thường
c Không ngừng học tập, tìm hiểu, nắm vững kiến thức và những kĩ năng
cơ bản để vận dụng linh hoạt, hiệu quả
- Thường vấn đề đặt ra trong đề bài là những tình huống hay, bất ngờ, giàu ýnghĩa, gợi suy nghĩ cho người viết về cuộc sống, về văn học nên cần có trí tưởngtượng, có khả năng sáng tạo
- Cần có vốn kiến thức xã hội và văn học một cách sâu rộng để lựa chọn đưavào bài chính xác, sáng rõ, thuyết phục
Trang 24- Luôn có tính chủ động, linh hoạt trước mọi tình huống, biết thể hiện quanđiểm riêng của mình một cách hợp lí.
- Cần có ý thức vừa học trong sách vở, thấm nhuần,cảm nhận sâu sắc về tácphẩm, về nhân vật, từng tác giả, từng nhân vật; vừa học trong đời sống,làm "cầunối" giữa tác phẩm với đời thường
- Thường đề mở khi làm sẽ kết hợp tổng hợp nhiều dạng bài, tuy nhiên vẫn cónghiêng về một kiểu nổi bật như biểu cảm hay nghị luận, thuyết minh, kểchuyện Vì vậy cần biết lựa chọn phù hợp
d, Nắm chắc đặc trưng từng kiểu văn bản, kĩ năng làm từng dạng bài tập làm văn đã học, chủ động lựa chọn và kết hợp linh hoạt cách viết phù hợp với
đề ra và phù hợp với cấp học, lớp học.
e, Tham khảo thật nhiều tài liệu có liên quan để qua đó bước đầu tự rút ra các kỹ năng làm bài theo đề mở ( giáo viên giới thiệu một số tài liệu yêu cầu học sinh tìm đọc ).
2 CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ.
a DẠNG ĐỀ CHO TÀI LIỆU:
* Dạng đề: Từ một văn bản truyện yêu cầu suy nghĩ, cảm nhận, rút ra bài học,…
- Ví dụ:
Giáo viên lấy một số văn bản truyện (trong SGK, tuyển tập đề thi Olympic,
“Quà tặng cuộc sống”,…) đọc cho học sinh nghe, sau đó đọc yêu cầu của đề
Ví dụ 1: Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc xong câuchuyện “Điều gì là quan trọng”
Ví dụ 2: Văn bản “Lỗi lầm và sự biết ơn” khép lại với thông điệp “Hãy họccách viết nhưng nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá”.Suy nghĩ của em về vấn đề trên
Ví dụ 3: Những “Quà tặng cuộc sống” mà em nhận được từ câu chuyện “Hoahồng tặng mẹ”
- Cho học sinh phát biểu cách hiểu đề, yêu cầu đề bài, định hướng,rút ra cách làm dạng này từ bài tập hướng dẫn sau:
Viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em từ câu chuyện “Người ăn
xin” (Tuốc- ghê- nhép):
Một người ăn xin đã già Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết Ông vẫn đợi tôi Tôi chẳng biết làm thế nào Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
Trang 25- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo sách giáo khoa Ngữ văn 9-tập1)
Bước 1 Tìm hiểu đề
- Tài liệu: câu chuyện “Người ăn xin”
- Chủ đề: những vấn đề, bài học gợi ra từ văn bản
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: chủ yếu là nghị luận (bình luận) kếthợp biểu cảm
Bước 2 Lập dàn bài
a Mở bài:
- Giới thiệu về văn bản mà đề đã cho
- Nhận xét nêu ấn tượng chung về văn bản và những vấn đề, bài học mà vănbản gợi cho người đọc, người nghe nhiều suy nghĩ
b Thân bài:
- Cảm nhận chung ngắn gọn về nội dung và nghệ thuật của văn bản, rút ra vànhấn mạnh ở những ý nghĩa, bài học gợi ra từ văn bản
(a) Tình người - tình yêu thương của con người trong cuộc sống
(b) “Cho” và “Nhận” - Cần biết đảm bảo hài hoà giữa cho và nhận, giữa cốnghiến và hi sinh
(c) “Cảm ơn” và “xin lỗi” - giao tiếp ứng xử lịch sự, tôn trọng
- Lần lượt trình bày suy nghĩ về những bài học ý nghĩa gợi ra từ văn bản:+ Giải thích chung nội dung những bài học
+ Nhận xét, bình luận tính đúng đắn của từng bài học với việc phân tíchnguyên nhân, mục đích, ý nghĩa
+ Bàn luận: liên hệ thực tế về việc thực hiện những bài học đó đúng sai nhưthế nào; rút ra cách giải quyết, phát huy và khắc phục
Trang 26Bước 3 Viết thành văn (HS viết từng đoạn văn theo yếu cầu, phù hợp với
thời gian ở lớp cho ví dụ 1 hoặc ví dụ 2)
Bước 4 Kiểm tra sửa chữa (HS trình bày đoạn văn đã viết, nhận xét, sửa
chữa, rút kinh nghiệm)
=>Ghi nhớ: Cách làm bài
- Xác định đúng yêu cầu và biên độ mở của đề
- Đọc, suy nghĩ kĩ về văn bản truyện mà đề đã cho
- Tìm ý và lập dàn bài theo bố cục 3 phần:
a Mở bài: Giới thiệu chung
b Thân bài: có 2 nội dung
- Cảm nhận ngắn gọn về văn bản truyện đó và rút ra những nét đặc sắc nhất
về nội dung cũng như nghệ thuật, đặc biệt nhấn mạnh ở những ý nghĩa, thông điệp
mà tác phẩm nhắn gửi
- Biểu cảm, bình luận tuỳ theo yêu cầu của đề:
+ Nếu đề yêu cầu biểu cảm nghị luận về một hiện tượng đời sống gợi ra từvăn bản thì vận dụng cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đờisống để viết bài
+ Nếu đề yêu cầu từ tác phẩm mà suy nghĩ về một bài học cuộc sống thì tathường trở về dạng bài kiểu bài bình luận một sự việc hiện tượng đời sống mà làm
c Kết bài: Khẳng định lại vấn đề đã trình bày và nêu cảm nghĩ, bài học
Lưu ý:
- Bài viết phải rõ ràng, trong sáng, chặt chẽ, với những luận điểm, luận cứthuyết phục
- Cần đọc, suy nghĩ kĩ, cảm nhận về văn bản truyện mà đề cho sẵn
- Nắm chắc cách tìm hiểu một văn bản truyện, từ đó áp dụng để có những cảmnhận đúng về văn bản
- Bám sát vào từng nhân vật, chi tiết,… để rút ra thông điệp đúng, đủ
- Suy nghĩ, rút ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm, về những nộidung, ý nghĩa thông điệp là truyện nhắn gửi
(GV yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp làm các dạng bài: nghị luận vềmột tác phẩm truyện, nghị luận xã hội, văn bình luận)
- Luyện tập
Cho văn bản “Điều gì là quan trọng”
Chuyện xảy ra tại một trường trung học
Trang 27Thầy giáo giơ cao một tờ giấy trắng, trên đó có một vệt đen dài và đặt câu hỏivới học sinh:
Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em sau khi đọc câu chuyện trên
Vậy “điều gì là quan trọng”? Điều quan trọng trong cuộc sống chính là lối ứng
xử đẹp, giàu lòng vị tha, khoan dung khi đánh giá về người khác, đồng thời phảibiết trân trọng những phẩm chất, những phần tốt đẹp của họ
- Bàn luận:
+ Bài học nhận thức và hành động
Đừng quá chú trọng vào “vết đen”: đừng cố chấp, định kiến trước lỗi lầm, hạnchế của người khác vì con người không ai hoàn hảo cả Sự vị tha, khoan dungmang lại niềm vui, thanh thản cho người mắc lỗi, tạo điều kiện cho họ nhận ra saitrái, sửa chữa lỗi lầm Đồng thời, nó mang lại niềm vui cho bản thân ta (dẫnchứng)
Từ đó phê phán những người không biết vị tha, khoan dung
“Hãy nhìn ra …cho đời”: biết trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cánhân, giúp cá nhân phát huy được sức mạnh vốn có Đó cũng là cách chúng ta gópphần làm cho cuộc sống đẹp hơn (dẫn chứng)
Phê phán những kẻ ích kỷ, cực đoan, chỉ nhìn thấy những ưu điểm của mình
mà xem thường năng lực của người khác
Trang 28+ Khẳng định ý nghĩa của lối sống ứng xử đẹp: vừa vị tha, độ lượng trước lỗilầm của người khác vừa đồng thời trân trọng phẩm chất tốt đẹp ở họ Điều đó làmcho mối quan hệ của con người trở nên tốt đẹp, tránh những hiểu lầm đáng tiếc(dẫn chứng).
+ Đưa ra một số mặt trái vấn đề, định hướng bài học: Câu chuyện giúp ta cóthái độ sống tích cực và rèn luyện một lối ứng xử nhân ái, nhân văn
* Dặn dò: Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh.
Đọc, sưu tầm những mẩu chuyện hay
Làm bài tập sau: Suy nghĩ của em về câu chuyện “Con lừa”
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng.Con vật kêu la hàng giờ liền Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì Cuốicùng, ông quyết định: con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại vàkhông ích lợi gì trong việc cứu con lừa lên cả
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình Họ xúc đất đổ vào giếng Ngay
từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết Nhưng sau đó lừatrở nên im lặng Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùngsửng sốt Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống vàbước chân lên trên Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước lên cao hơn Chỉ mộtlúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy rangoài
(Những bài học từ cuộc sống – Trích Internet)
Trang 29HĐ 2 Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra kiến thức cũ và việc làm bài tập về nhà
Chữa bài tập về nhà:
Gợi ý: Phân tích ý nghĩa câu chuyện “Con lừa”:
- Vì sao con lừa có thể thoát khỏi cái hố đầy nguy hiểm?
+ Ban đầu: cầu cứu
+ Nó không than khóc: dũng cảm đối diện với nguy hiểm
+ Hành động: bản lĩnh, bình tĩnh, thông minh trong xử lí và tìm con đườnggiải quyết khó khăn
- Cách xử trí của con lừa là bài học quan trọng của cuộc sống:
+ Cái hố: biểu tượng của cuộc sống, không phải lúc nào cũng bằng phẳng.Cuộc sống có đầy những bất ngờ, khó khăn Có khi chúng ta rơi vào cái hố của sựnguy hiểm, tuyệt vọng
Trang 30+ Tiếng khóc: bi quan, chán nản, tuyệt vọng Đó là cách phản ứng yếu đuốicủa những ai thiếu bản lĩnh Con người không thể chờ đợi sự giúp đỡ của ngườikhác.
+ Hành động im lặng: bình tĩnh trong mọi tình huống giúp chúng ta tìm raphương sách đối diện với thử thách Ông bà ta nói “Cái khó ló cái khôn” Phảinhận thức được thực tại, phải chủ động nhìn thằng vào khó khăn thì mới tìm rađường đi, cách giải quyết
+ Hành động tự giải cứu: chúng ta phải hành động, kết quả tất yếu chỉ đến saumột quá trình cố gắng, hành động bằng khát vọng sống và khẳng định một cáchmãnh liệt
Câu chuyện ngắn nhưng là bài học dài cho cả đời người và nhiều thế hệ
Liên hệ thực tế:
- Những con người sống bản lĩnh trong mọi gian khó đáng được trân trọng
- Những con người ngã gục trong thử thách thật đáng thương, tội nghiệpnhưng cũng đáng lên án
Bài học nhận thức và hành động:
- Cuộc sống chứa nhiều bất ngờ, không bằng phẳng, chứa nhiều thử tháchnhưng không phải là bóng tối và bế tắc Ở đời không có con đường cùng chỉ cónhững ranh giới Điều cốt yếu là ta vượt qua ranh giới đó
- Trước mọi tình huống cần bình tĩnh, chủ động nhìn thẳng vào gian khó, thửthách, tìm ra phương án tốt nhất Bài học nghị lực và tinh thần lạc quan vẫn là bài
ca về mọi cuộc đời
- Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi khi chúng ta phải biết chấp nhận một số việckhông thể thay đổi, chấp nhận nhưng không phải đầu hàng
* Đọc, tìm hiểu nhanh ý nghĩa của một số chuyện:
- Chuyện “Con mèo dạy hải âu bay”
HĐ 3 Dạy học bài mới
2 CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ, DẠNG ĐỀ CHO TÀI LIỆU: (tiếp)
Trang 31*Dạng đề: Từ tài liệu là những mẩu tin sự việc, hiện tượng, đề yêu cầu lựa chọn viết bài bình luận, biểu cảm
Đề bài: Đọc những đoạn tài liệu dưới đây, chọn vấn đề, chủ đề để viết bài
bình luận, biểu cảm không quá 800 chữ:
a Báo “Dương Thành buổi tối” (Quảng Châu) tường thuật: Khoảng 17h30 ngày 13/10/2011, tại một con đường nhỏ ở Quảng Phật Ngũ Kim Thành thuộc quận Nam Hải ở Phật Sơn, bé gái Duyệt Duyệt 2 tuổi đang lững thững đi ra đường
đã bị một xe hơi loại 7 chỗ tông phải và cán lên phần gần đầu của bé Lúc này bé Duyệt Duyệt còn cử động, tài xế cho xe dừng lại vài giây rồi thản nhiên cho xe chạy tiếp và bánh xe sau lại nghiến nán một phần thân thể của bé Chỉ vài giây sau, một chiếc xe tải nhỏ tiếp tục cán nát đôi chân của bé gái này.
b Chiều ngày 30 – 4 – 2013, bên bờ sông Lam, đoạn chảy qua xã Trung huyện Đô Lương- Tỉnh Nghệ An, Nguyễn Văn Nam ( học sinh lớp 12 T7, Trường THPT Đô Lương I) nghe thấy tiếng kêu cứu có người chết đuối dưới sông, em liền chạy đén Thấy một nhóm học sinh đang chới với dưới nước, Nam đã nhảy xuống, lần lượt cứu được 3 học sinh lớp 9 và một học sinh lớp 6 Khi đẩy được em thứ 5 vào bờ, thì Nam đã kiệt sức và bị dòng nước cuốn trôi” (Theo Khánh Hoan- thanhnien oline ngày 6/5/2013)
Sơn-Bước 1 Tìm hiểu đề
- Đề tài, nội dung:
+ Nếu chọn tài liệu (a): Đây hiện tượng đặt vấn đề đặt ra chính là tính vô cảmcủa con người trong cuộc sống hiện nay
+ Nếu chọn tài liệu (b): Vấn đề cần suy nghĩ, bàn luận chính là một hiệntượng thể hiện lòng dũng cảm, sự hi sinh, lòng vị tha của con người
- Phương thức biểu đạt: kết hợp nghị luận và biểu cảm
- Hình thức trình bày: Viết bài văn biểu cảm, nghị luận thông thường hoặcviết thư, nhật kí
Trang 32+ Nguyên nhân của sự việc, hiện tượng ( từ ý thức, đạo đức của bản bản thânNam, sự giáo dục của gia đình, trường lớp, cộng đồng xã hội)
+ Ý nghĩa của sự việc, hiện tượng (Với bản thân, gia đình, cộng đồng, xãhội ): Trở thành tấm gương sáng về lòng dũng cảm, thương người cho mọi thế hệnói theo, học tập
+ Liên hệ thực tế, đưa ra giải pháp để phát huy, hoặc khắc phục : Nêu gương,học tập Nguyễn Văn Nam về lòng dũng cảm cứu người trong mọi hoàn cảnh, tìnhhuống khác nhau ; có giải pháp khắc phục hiện tượng bị đuối nước, khả năng ứngcứu của bản thân; sự kết hợp giữa cứu người và cứu mình để tránh những thiệt hại,mất mát
c Kết bài
- Khẳng định lại tấm gương dũng cảm của Nguyễn Văn Nam
- Nêu cảm xúc, rút ra bài học cho bản thân trong cuộc sống
Bước 3 Viết thành văn (HS viết từng đoạn văn theo yêu cầu, phù hợp với thời
gian ở lớp)
Bước 4 Kiểm tra sửa chữa (HS trình bày đoạn văn đã viết, nhận xét, sửa
chữa, rút kinh nghiệm)
=> Ghi nhớ: Cách làm bài
- Xác định đúng yêu cầu và biên độ mở của đề
- Đọc và suy nghĩ về nội dung, chủ đề của những tài liệu đã cho
- Lập dàn bài theo bố cục 3 phần:
a.Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc, hiện tượng mà mình đã chọn và tài liệu
tương ứng (không ghi lại hết tài liệu)
b Thân bài:
- Tái hiện cụ thể, sinh động về sự việc hiện tượng có trong tài liệu
- Phân tích, bình luận, biểu cảm về nội dung tài liệu đó theo cách làm bài vănnghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
+ Nguyên nhận của hiện tượng, sự việc
+ Ý nghĩa, lợi- hại của sự việc hiện tượng
+ Giải pháp, bài học phát huy, khắc phục
c Kết bài: Đánh giá chung một lần nữa sự việc hiện tượng, nêu cảm nghĩ và
bài học
- Bài viết phải rõ ràng, trong sáng, chặt chẽ, với những luận điểm, luận cứthuyết phục
Trang 33* Dạng đề: Từ một bài thơ, bình giảng, cảm nhận … hoặc từ đó suy nghĩ
về một vấn đề trong cuộc sống:
- Ví dụ dạng đề:
Ví dụ 1: Cho bài thơ: Đất (Trần Đăng Khoa)
"Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi"
Cảm nhận của em về bài thơ trên?
Ví dụ 2: Viết bài văn ngắn bình bài thơ “Ba rưỡi sáng” (Trúc Thông)
Vào phốVượt cầuPhăm phăm ngựa sắtGiật lấy miếng ănBằng bàn tay lương thiện
Các con ơi hãy ngủĐến lúc mặt trời lênRồi chơi cô dâu, công chúa, nữ hoàngPhi ngựa lướt một nghìn trận gió
Chơi thật cuộc đời, chúng ta đẫm áo
Trang 34còn xanhRiêng những bài hát còn xanh
Và đôi mắt em như hai giếng nước
(Văn Cao, “Lá”, Nxb Tp Mới - Hà Nội, 1998)
Từ thông điệp mà Văn Cao muốn gửi tới chúng ta qua bài thơ “Thời gian” đếnnhững suy cảm của anh (chị) về thời gian và cuộc sống
Ví dụ 4: Trên xe bus
Xe bus vắngNgười lái da đen chậm rãi chuyện trò
Xe bus ngừng bất chợtMột chiếc xe lăn đợi bên đườngNgười lái xe bus chầm chậm hạ thang rước xe lăn lên xe bus
Từ chối bàn tay chìa ra
Bà già chầm chậmLái xe lăn vào chỗ dành riêng Khoang phía trước
- Thank you! (Cảm ơn ông)
- You are! (Không có chi)
Xe bus lại điNgười lái xe tiếp tục câu chuyện dở
Chuyện có vậy thôi sao nao lòng thếGiản dị cuộc đời tử tế
Bao giờ… ở đất nước tôi?
(Hoàng Hưng)
Đọc bài thơ trên, em nghĩ gì về văn hoá giao thông ở nước ta hiện nay?
Giáo viên dẫn dắt học sinh cảm nhận sơ lược nội dung ý nghĩa từng bài Đọccho học sinh nghe gợi ý đáp án các đề bài trên theo: Tuyển tập đề thi Violympic
2012, Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở (Trang 49,89)
Trang 35- Tìm hiểu cách làm cụ thể:
Ví dụ: Những suy nghĩ từ bài thơ sau đây của Trần Đăng Khoa:
“ Đất muốn nói điều chi thế
Mà không nói được với người
Mà rạo rực trong quả ngọt
Mà rưng rưng màu lá tươi.
Bước 1 Tìm hiểu đề
- Tài liệu: bài thơ “Đất”
- Chủ đề: những vấn đề, bài học gợi ra từ văn bản
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: Chủ yếu nghị luận kết hợp biểu cảm
Bước 2 Tìm ý và lập dàn bài
a Mở bài
- Giới thiệu bài thơ “Đất”
- Nhấn mạnh và khẳng định bài thơ đã gợi nhiều suy nghĩ, bài học ý nghĩa
b Thân bài
- Trình bày ngắn gọn những cảm nhận về bài thơ và rút ra ý nghĩa, bài học:Nhận thức được vai trò to lớn, quan trọng của đất đối với cuộc sống con người, vạnvật Bài học về thái độ yêu quý, biết ơn và ý thức bảo vệ người mẹ Đất
- Chứng minh, giải thích, bình luận cụ thể về những ý nghĩa, bài học ấy
+ Vai trò to lớn, quan trọng của đất đối với cuộc sống con người, vạn vật :Đất không chỉ là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây cối sinh sôi, đơmhoa, kết trái Đất còn là nơi con người dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang,trồng trọt chăn nuôi Là nơi cung cấp biết bao nhiêu tài nguyên khoáng sản để taphát triển, nâng cao đời sống Đất cũng là nơi lưu giữ bao hiện vật của quá khứ cho
ta tìm hiểu, khám phá về lịch sử phát triển của loài người Những gì đất mang lạiđều là những điều tốt đẹp có ích cho cuộc sống con người, vạn vật
+ Bài học về thái độ yêu quý, biết ơn và ý thức bảo vệ mẹ Đất: Đất hiện nayđang bị tàn phá khá nặng nề Yêu quý, biết ơn những gì người mẹ Đất mang lại tacần có ý thức bảo vệ đất (không khai thác bừa bãi, không làm đất bị ô nhiễm, bạcmàu, sạt lở, hay nóng lên ) Bởi bảo vệ mẹ Đất là bảo vệ chính ngôi nhà chung,bảo vệ cuộc sống của chúng ta.( Có thể liên hệ đến một số câu văn hay nói về đấttrong" Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"- Xi-át-tơn)
c Kết bài:
+ Khẳng định vai trò của mẹ Đất
+ Nêu bài học, suy nghĩ của bản thân
Trang 36- Nhận xét và cách làm:
- Thường là những bài thơ lạ, ngắn, hay
- Có hai yêu cầu chính:
* Nếu đơn thuần chỉ là phân tích, bình giảng, cảm nhận,… một bài thơ thì tachỉ cần theo phương pháp làm bài văn phân tích, bình giảng, cảm nhận,… một tácphẩm thơ mà làm Khi làm, cần lưu ý:
+ Đọc cả bài để có cảm nhận, định hướng đúng
+ Để ý những thông tin liên quan: năm sáng tác, tác giả, nhan đề,…
+ Có những cảm nhận sơ lược chung cả bài -> cụ thể -> khái quát
+ Bám sát từ ngữ, hình ảnh,… để hiểu
+ Khẳng định chung lại, rút ra những thông điệp, bài học liên hệ
* Nếu từ bài thơ, suy nghĩ về một vấn đề trong cuộc sống thì cần lưu ý:
+ Trình bày việc hiểu nội dung bài thơ một cách ngắn gọn, nêu ý nghĩa củabài
+ Chủ yếu là trình bày vấn đề về cuộc sống: phần này theo dạng bài nghị luận
xã hội, văn bình luận mà làm.( Giáo viên đưa ra một số dàn ý, ví dụ vài đề cụ thể).(Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm 2 dạng này)
c Luyện tập: Cho học sinh làm đề Ví dụ 2 và Ví dụ 3
* Dạng đề: cho một bức tranh, một hình ảnh,… yêu cầu học sinh viết bài:
Ví dụ: Có thể là hình ảnh chụp một vụ tai nạn giao thông, một bức tranh giađình hạnh phúc, một cảnh ô nhiễm môi trường, chiến tranh, bạo lực học đường,… Yêu cầu:
- Học sinh cần quan sát tranh
- Định hướng nội dung, chủ đề mà bức tranh, hình ảnh thể hiện
- Tiến hành viết bài nghị luận về vấn đề mà tranh ảnh đặt ra và ta cũng thườngtheo dạng bài nghị luận xã hội, văn bình luận mà làm
* Dạng đề : Cho một câu danh ngôn => Suy nghĩ, bình luận
Nếu gặp dạng bài này, cách làm thường là:
- Mở bài: giới thiệu vấn đề, trích dẫn câu danh ngôn
- Thân bài: thường có 3 phần lớn (theo văn bình luận):
+ Giải thích câu danh ngôn (từ ngữ, khía cạnh, cả câu; nghĩa đen, nghĩa bóng).+ Nhận xét, đánh giá về câu danh ngôn: Đúng (Sai)? Vì sao? Giải thích,chứng minh để lý giải, làm rõ (Vận dụng văn giải thích: trả lời câu hỏi phần “Vìsao?” và lấy dẫn chứng để làm rõ)
Trang 37+ Bình luận: bàn bạc, mở rộng vấn đề
Ý nghĩa vấn đề trong cuộc sống từ xưa đến nay
Những biểu hiện trái ngược vấn đề cần phê phán
Đưa ra những bài học, giải pháp cho vấn đề
- Luyện tập:
Cho câu danh ngôn:
“Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà ngườithầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” (Quách Mạt Nhược)
Suy nghĩ của em về câu nói trên?
Gợi ý: Cần đảm bảo các ý cơ bản:
- Bàn luận:
+ Khẳng định ý kiến là đúng
+ Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai Hành trình mỗi người đều cónhững người thầy, và mỗi người thầy đều lưu lại trong ta những dấu ấn, chiếu rọivào cuộc đời ta những nguồn ánh sáng riêng: ánh sáng của tri thức văn hoá, củahoài bão, ước mơ, lý tưởng, ánh sáng của tình yêu thương, ý chí, nghị lực,…
+ Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người, dìu dắt, nâng
đỡ học sinh không chỉ về nhận thức mà còn về tình cảm, tâm hồn, nhân cách,… Vìthế, nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi người.+ Thực tế từ xưa đến nay chứng tỏ vai trò người thầy và truyền thống tôn sưtrọng đạo của dân tộc ta,
+ Những cái nhìn lệch lạc, những hành động sai trái, chưa có hành vi, thái độcđúng mực với thầy cô…(nguyên nhân, dẫn chứng,…)
+ Khẳng định đạo lý, tri ân đối với thầy cô
* Dặn dò: Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh và làm thêm các bài văn theo
những dạng đã học
Trang 38Buổi 3: CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ (tiếp)
1 Giáo viên : Soạn kế hoạch dạy học
2 Học sinh: Học bài và làm bài tập về nhà, đọc tài liệu tham khảo
C Tổ chức hoạt động dạy học
HĐ 1 Ổn định lớp
HĐ 2 Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra kiến thức cũ và việc làm bài tập về nhà
HĐ 3 Dạy học bài mới:
+ "Chiếc lược ngà là bài ca của tình phụ tử"
+ Sức hấp dẫn của một bài thơ em được học trong chương trình Ngữ Văn 9+ Sự gặp gỡ giữa nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Bằng Việt qua 2 văn bản
"Tiếng gà trưa" và "Bếp Lửa"
Trang 39=> Có thể là một đề tài trong cuộc sống xã hội, có thể là một đề tài trong tácphẩm văn học.
- Tìm hiểu cách làm:
Đề bài tìm hiểu: Tiếng tích tắc của đồng hồ trong đêm khuya (Đề thi học
sinh giỏi tỉnh- Sở Giáo dục & Đào tạo Nghệ An, năm học 2012- 2013)
Bước 1 Tìm hiểu đề
- Đề tài: Âm thanh đồng hồ trong đêm khuya
- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: Chủ yếu là biểu cảm, nghị luận (bìnhluận) hoặc kể chuyện
- Hình thức trình bày: viết bài văn biểu cảm, nghị luận thông thường hoặc cóthể viết thư, viết nhật kí
Bước 2 Tìm ý và lập dàn bài
a Mở bài
- Giới thiệu về âm thanh tiếng đồng hồ trong đêm khuya
- Nêu nhận xét, ấn tượng chung về âm thanh đó: thứ âm thanh quen thuộc,bình dị nhưng gợi cho ta rất nhiều suy nghĩ, cảm xúc
b Thân bài Có thể tìm và sắp xếp một số ý như sau:
- Mô tả ngắn gọn về hình ảnh chiếc đồng hồ quen thuộc, gần gũi và những tiếngtích tắc mà nó cất lên đều đặn, hàng ngày, nhất là vào lúc đêm khuya bỗng trở nên rõràng, ngân vang,
- Trình bày cảm xúc, suy nghĩ về những âm thanh ấy:
Trang 40+ Ý nghĩa đếm thời gian, điểm nhịp bước đi của thời gian một cách cụ thểchính xác từng giờ từng phút, thậm chí là từng giây - từng tích tắc
+ Vai trò của thời gian, của những công việc thầm lặng
+ Ý nghĩa như lời thức gọi, nhắc nhở đối với mỗi người : Hãy nghỉ ngơiđúng giờ; hoặc hãy làm việc chăm chỉ hơn, hãy quý trọng thời gian bởi thời gian làvàng,
+ Ý nghĩa gợi những cảm giác, tâm trạng con người về sự nhanh - chậm, niềmtrông mong chờ đợi, hay sự vội vàng, gấp gáp; sự lo lắng trằn trọc ;
+ Liên hệ, nhấn mạnh ý nghĩa đối với người học sinh : Làm người bạn tốt vàluôn thức và nhắc nhở học sinh,
Bước 4 Kiểm tra sửa chữa (HS trình bày đoạn văn đã viết, nhận xét, sửa
chữa, rút kinh nghiệm)
=> Ghi nhớ:
- Xác định đúng yêu cầu và biên độ mở của đề
- Tìm ý và lập dàn bài theo bố cục 3 phần:
a Mở bài: Giới thiệu chung đề tài
b Thân bài: Trình bày cụ thể nội dung đề tài
c Kết bài: Khẳng định lại nội dung đã trình bày và nêu cảm nghĩ, bài học
- Bài viết phải rõ ràng, trong sáng, giàu cảm xúc, có lập luận chặt chẽ, vớinhững luận điểm, luận cứ thuyết phục
Lưu ý:
* Nếu là đề tài trong cuộc sống xã hội:
- Viết theo dạng bài nghị luận xã hội, văn bình luận kết hợp văn giải thích,chứng minh (cho học sinh nhắc lại cách làm các dạng bài này)
- Trong đó chú ý 2 dạng bài nghị luận xã hội: sự việc, hiện tượng trong đờisống hoặc tư tưởng đạo lí
* Nếu là đề tài trong tác phẩm văn học:
Thường làm bằng văn nghị luận chứng minh (giải thích vấn đề, chứng minhcấn đề bằng những dẫn chứng trong tác phẩm để làm sáng tỏ đề tài mà đề nêu ra)
Ví dụ: "Chiếc lược ngà" là bài ca của tình phụ tử