Đây là một trong những khâu quan trọngđánh giá khả năng vận dụng kiến thức sáng tạo của học sinh và là một trongnhững thước đo thẩm định trình độ chuyên môn của mỗi người thầy.. Tâm lí n
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO LẬP THẠCH
TRƯỜNG THCS LẬP THẠCH
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI THCS MÔN NGỮ VĂN
TÊN CHUYÊN ĐỀ : MÔT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.
Tác giả chuyên đề : Lê Quang Hùng
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường THCS Lập Thạch
- huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc
Năm học : 2013 - 2014
Trang 2THÔNG TIN CHUNG VỀ CHUYÊN ĐỀ 1.Tên chuyên đề : “MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN NGỮ VĂN BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ.” 2.Tác giả :
- Họ và tên : Lê Quang Hùng
- Năm sinh : 1978
- Trình độ chuyên môn : Thạc sĩ Văn học
- Nơi làm việc : Trường THCS Lập Thạch
- huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc
3 Đối tượng học sinh bồi dưỡng :
Đội tuyển Học sinh giỏi lớp 9 dự thi cấp huyện, cấp tỉnh
4 Thời gian bồi dưỡng : 4 tiết
Trang 3MỤC LỤC A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Lịch sử vấn đề
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
5 Mục đích nghiên cứu
6 Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn
B NỘI DUNG CHÍNH
1 Cái đích để đạt đến chất lượng
2 Lựa chọn học sinh có năng khiếu.
3 Xác định được kiến thức cơ bản cần ôn luyện
4 Giới thiệu những tài liệu buộc học sinh phải đọc
Trang 4A.PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong sự chuyển mình đi lên của đất nước, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạoluôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm Sự nghiệp giáo dục nóichung, công tác giảng dạy nói riêng đang đặt ra các nhu cầu cấp thiết trong quátrình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, giao lưu hợp tác quốc tế
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bên cạnh việcnâng cao chất lượng đại trà thì công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là công tácmũi nhọn được đặc biệt chú trọng Đây là một trong những khâu quan trọngđánh giá khả năng vận dụng kiến thức sáng tạo của học sinh và là một trongnhững thước đo thẩm định trình độ chuyên môn của mỗi người thầy Công tácbồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và việc bồi dưỡng học sinh gỏi môn Ngữ Vănnói riêng là cả một quá trình tìm tòi về nội dung và phương pháp Với tôi,chuyện người thầy phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như người trồnghoa Bông hoa đẹp bởi bàn tay người chăm bón, nâng niu Nhưng không phảilúc nào hoa cũng khoe sắc rực rỡ Chỉ cần một cơn trở gió, một sự thay đổi tiếttrời, một sự lãng quên bất cẩn của người là hoa kém sắc, cây không trổ bông
Đặc biệt, phương pháp giảng dạy với những biện pháp cụ thể là conđường ngắn nhất để tới đích thành công Đây quả là một quá trình tôi luôn trăntrở học hỏi sách vở, đồng nghiệp, tự đúc rút từ việc giảng dạy và bồi dưỡng họcsinh giỏi của bản thân Tất nhiên, không có biện pháp nào là chìa khoá vạn năngnhưng có biện pháp tốt là một “phép màu” giúp việc “tu luyện” môn Ngữ Văncủa học sinh được “thành chính quả”
Là người yêu thích môn Ngữ Văn và liên tục được tham gia công tác bồidưỡng học sinh giỏi nên tôi tự đúc rút kinh nghiệm, phương pháp trên cơ sở họchỏi tổng hợp từ đồng nghiệp, sách báo, tài liệu có liên quan trực tiếp Trên cơ sởquá trình trực tiếp giảng dạy của bản thân Được sự chỉ đạo sát sao có hiệu quảcủa các cấp lãnh đạo ngành và sự góp ý chân thành của đồng nghiệp, tổ chuyênmôn trong quá trình thực hiện đề tài
Xuất phát từ tình hình học văn của học sinh trong thời đại bùng nổ thông tin
và những thiên hướng mới trong cách cảm, cách nghĩ của các em ở giai đoạnhiện nay
Trang 5Thực tế cho thấy, môn Ngữ Văn trong nhà trường chưa được học sinh quantâm nhiều, chính vì thế thời gian học sinh đầu tư cho môn học này chưa thực sựthỏa đáng Đối với những giáo viên được phân công phụ trách bồi dưỡng họcsinh giỏi cảm thấy lo lắng, trăn trở bởi họ đã bỏ ra nhiều công sức, lăn lộn vớihọc sinh mà hiệu quả chưa cao Ngay khi phân chia đội tuyển trong nhà trườngthì phần đông số học sinh vẫn nghiêng về một số môn khác Tâm lí ngại học vănđang dần hình thành trong nếp nghĩ của các học trò…
Hy vọng những kinh nghiệm nhỏ này phần nào giúp các thầy cô giáo dạy NgữVăn tháo gỡ những vướng mắc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhàtrường, góp phần nâng cao chất lượng mũi nhọn ở bộ môn này
Trên hết, tôi vẫn luôn mong nhận được sự chỉ giáo của các thầy cô và cácbạn đồng nghiệp để có được tiếng nói chung, hữu ích trong tình hình bồi dưỡnghọc sinh giỏi Ngữ Văn theo chương trình cải cách hiện nay
Xuất phát từ ý nghĩa, mục đích trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này
+ Một số phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo sư Nguyễn ĐăngMạnh
+ Mở rộng và nâng cao Ngữ văn 9 ( Tác giả : Thái Quang Vinh - NXB Đạihọc quốc gia thành phố Hồ Chí Minh)…
Bên cạnh đó có một số giáo viên cũng đã nghiên cứu tìm hiểu song trên thực tếcòn nặng về lí thuyết chưa đưa ra được cách thức và con đường cụ thể để bồidưỡng học sinh
Đề tài này tôi sẽ đi sâu nghiên cứu quy trình bồi dưỡng học sinh giỏi, đặcbiệt sẽ chỉ ra cách thức con đường cụ thể để đề xuất những giải pháp tối ưu choviệc bồi dưỡng học sinh giỏi ở bộ môn Ngữ Văn cho học sinh bậc Trung học cơsở
3 Đối tượng nghiên cứu
Trang 6Tìm hiểu các biện pháp giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đốitượng học sinh Trung học cơ sở và chương trình sách giáo khoa mới.
Vận dụng trong giảng dạy để người dạy và người học nâng cao hiệu quảtrong quá trình học chuyên sâu môn Ngữ Văn Trung học cơ sở
- Thực hiện đối với người dạy, người học
- Áp dụng vào từng chuyên đề cụ thể
- Thực hiện với những đề bài theo kiểu văn bản cụ thể
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng hợp những biện pháp tối ưu được đúc rút trong các tài liệu liên quantrực tiếp, những kinh nghiệm của bản thân, đồng nghiệp
Nghiên cứu việc áp dụng trong quá trình dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ở cáccấp độ khác nhau
5 Mục đích nghiên cứu
Bồi dưỡng học sinh giỏi là một công việc tương đối khó khăn Vì vậy, tôinghiên cứu đề tài này với mục đích tìm ra những giải pháp, cách thức bồi dưỡngnhằm đạt hiệu quả cao Đồng thời, góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy mônNgữ Văn Làm tốt công tác này sẽ kích thích mạnh mẽ ý thức tự giác, lòng say
mê và ý chí vươn lên trong học tập, tu dưỡng của học sinh
6 Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn
- Giáo viên tìm ra những phương pháp, hình thức bồi dưỡng nhằm đạt hiệu quảcao Đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, trình độ chuyên mônnghiệp vụ
- Đối với học sinh, các em sẽ có cách ôn luyện để đạt hiệu quả cao hơn theo sựhướng dẫn của giáo viên
Trang 7- Về kỹ năng :
Học sinh có kỹ năng nghe, nói, viết thành thạo theo các kiểu văn bản đã học ;
Có kỹ năng về phân tích tác phẩm văn học, có năng lực cảm thụ và bình giá vănhọc, có năng lực tổng hợp và vận dụng kiến thức
Nói đến kỹ năng nghe là nói đến bước đầu biết cách phân tích, nhận xét tư tưởngtình cảm và giá trị nghệ thuật của các văn bản được học, tự học, hiểu và cảm thụđược giá trị nghệ thuật của các văn bản và cụm văn bản đó theo từng chủ đề
Kỹ năng nói, viết là nói đến việc viết tiếng Việt phải đúng chính tả, đúng từngữ, đúng cú pháp Biết cách sử dụng các thao tác cần thiết để tạo lập các kiểuvăn bản phục vụ cho việc học cũng như việc thi Đây cũng là năng lực vận dụngcác thao tác tư duy để so sánh, phân tích, tổng hợp, rút ra kết luận, từ đó cóquyết định phù hợp đối với các vấn đề gặp phải trong qúa trình học nâng cao,bồi dưỡng
- Về thái độ, tình cảm :
Trang 8Học sinh biết yêu quý, trân trọng các thành tựu của văn học Việt Nam vàthế giới Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, có ý thức tìm hiểu nghệthuật trong các văn bản, không chấp nhận cách nói, viết tuỳ tiện, thiếu ý thức lựachọn từ ngữ, biết yêu quý các giá trị chân, thiện, mĩ.
2 Lựa chọn học sinh có năng khiếu
Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi văn thì việc làm tối quan trọng là phải lựachọn được học sinh có năng khiếu và có niềm đam mê, yêu thích bộ môn
Học sinh giỏi văn trước hết phải là những học sinh có niềm say mê, yêu thích văn chương Sự say mê ấy phải được biểu hiện thường xuyên, liên tục và bằng ý
thức tự giác trong học tập như soạn bài cẩn thận chu đáo, luôn chủ động tiếp thukiến thức trong giờ học, đặc biệt phải thể hiện rõ ý thức trách nhiệm trong cácbài làm văn theo quy định của chương trình và những bài luyện tập, thực hànhrèn luyện kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn Sự say mê sẽ giúp các em chịu khótìm tài liệu để mở mang kiến thức Và quan trọng hơn là nó giúp học sinh pháthuy được trí tưởng tượng, sự liên tưởng để sống sâu sắc hơn với những cái mình
đã đọc, đã học
Học sinh có những tư chất bẩm sinh, như tiếp thu nhanh, có trí nhớ bền vững, có khả năng phát hiện vấn đề và có khả năng sáng tạo (có ý tưởng mới
trong bài làm)
Học sinh phải có vốn tri thức phong phú và hệ thống, thuộc nhiều thơ văn
trong và ngoài chương trình qua sự tìm đọc, tích luỹ ; phải có sự hiểu biết nhiều
về con người và xã hội
Một trong những biểu hiện không thể thiếu và thường khó giấu của học
sinh giỏi văn là rất giàu cảm xúc và thường nhạy cảm trước mọi vấn đề, trước
cuộc sống Biểu hiện thường thấy ở những học sinh này là dễ vui nhưng cũngrất dễ buồn trước những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và nhất là do sự tác độngqua lời giảng của giáo viên Thường thì đây là những học sinh sống rất tìnhcảm, thích gần gũi với thầy cô, bạn bè và với mọi người, hay bộc lộ quan điểmtình cảm và chiều sâu nội tâm của mình bằng cách phát biểu trực tiếp hoặc giántiếp qua các bài viết Sự nhạy cảm ở các em luôn gắn liền sự thông minh và theotôi thì sự thông minh của học sinh giỏi văn là sự thông minh của cả khối óc lẫncon tim
Trang 9Học sinh giỏi văn là những học sinh có vốn từ tiếng Việt khá dồi dào, biết
sử dụng chính xác chúng trong những trường hợp khác nhau Thường những emhọc sinh giỏi văn đều có khả năng diễn đạt mượt mà, giàu cảm xúc, giàu hìnhảnh, diễn đạt hàm súc và có bản sắc riêng Năng khiếu ở học sinh giỏi văn vănthường đi kèm với các biểu hiện bên ngoài như ánh mắt sáng, cách nói lưu loát,
gãy gọn bởi ngôn ngữ diễn đạt là cái vỏ của tư duy
Thông thường, sau kết quả của ba bài kiểm tra : Kiến thức “chìa khoá” (biệnpháp tu từ, lí luận Văn học) ; Về cảm thụ Văn học và về trắc nghiệm kiến thức,tôi sẽ chọn được học sinh giỏi
Tôi quan niệm rằng : Văn học rất cần tư duy khoa học, lo gic và Văn học cũng
rất cần khả năng tinh nhạy trong việc thẩm bình Văn chương Thêm nữa, học
sinh phải thể hiện sự say mê qua việc tích luỹ kiến thức Vì lẽ ấy, ba bài kiểm tracủa tôi sẽ mách bảo tôi chọn đúng đối tượng để bồi dưỡng
Thực tế cho thấy, một học sinh có năng lực Văn học thể hiện trên những mặt sau:
- Năng lực biết cảm nhận và chỉ ra được cái hay, cái đẹp của tác phẩm Văn họcmột cách chính xác
Ví dụ : Chỉ một chữ “phả” trong bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh có học sinh cảmnhận : Mùa thu đến với nhà thơ khá đột ngột và bất ngờ, không hẹn trước Bắtđầu không phải là những nét đặc trưng của trời mây hay sắc vàng hoa cúc nhưtrong thơ cổ điển Bắt đầu là hương ổi thơm náo nức Một chữ “phả” kia cũng
đủ gợi hương thơm như sánh lại Nó sánh còn bởi hương đậm một phần, sánhcòn bởi tại hơi gió se Hương thơm luồn vào trong gió được tinh lọc, được côđọng thêm Gió mùa thu hào phóng đem chia hương mùa thu - hương ổi chín -tới khắp nơi trong vũ trụ Tại một vùng quê nhỏ, trong một phút giây nào đó,người viết chợt bắt gặp hương thu và bỗng sững sờ
- Khả năng nắm vững hệ thống kiến thức cơ bản về văn học bao gồm :
+ Kiến thức về lịch sử văn học
Ví dụ : Bộ phận văn học, giai đoạn văn học, tác giả tiêu biểu
+ Kiến thức về lí luận văn học
Ví dụ : Nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật chính diện, nhân vật phản diện…cốt truyện…tình huống truyện…
Trang 10+ Kiến thức về tác phẩm văn học cụ thể.
- Khả năng biết diễn đạt và trình bày những suy nghĩ và tình cảm cũng nhưnhững hiểu biết của mình về văn học một cách sáng sủa, mạch lạc và có sứcthuyết phục theo yêu cầu của một kiểu loại văn bản nào đó
Ví dụ : Chỉ ra cái hay cái đẹp của khổ cuối bài Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.”
Một em học sinh đã viết : Nghĩ đến ngày về miền Nam, nỗi thương xót tràodâng nước mắt - không phải rưng rưng, rơm rớm nước mắt, mà là “trào”, mộtcảm xúc mãnh liệt Tình thương xót như nén giữa tâm hồn, làm nảy sinh baoước muốn : Muốn làm con chim hót ; muốn làm đoá hoa toả hương, một lànhương như thực, như hư đâu đây ; muốn làm cây tre trung hiếu Mọi ước muốnđều quy tụ vào một điểm là mong được gần Bác mãi mãi, hẳn là muốn làm vui,làm khuây, làm vợi nỗi vắng vẻ trong lăng của con người suốt đời hi sinh cho sựnghiệp giải phóng Tổ quốc, giải phóng dân tộc, một con người lúc sinh thời đãdành trọn tình yêu thương cho mọi tầng lớp nhân dân và đặc biệt cho đồng bàomiền Nam ruột thịt
Những phương diện trên đây là những biểu hiện và đồng thời cũng là những yêucầu cụ thể đối với một học sinh giỏi văn, đây là cái đích cần hướng tới và đồngthời cũng là thước đo để đánh giá trình độ năng lực văn học
Trong quá trình chọn học sinh có năng khiếu sẽ gặp phải trường hợp đòihỏi người giáo viên phải hết sức khéo léo trong khâu xử trí, bởi có thể sẽ gặpphải những trường hợp sau :
Học sinh có năng khiếu học văn nhưng không thích tham gia vào đội tuyển văn : giáo viên cần động viên khuyến khích học sinh tham gia vào đội tuyển bằng cách truyền cho các em tình yêu văn chương, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình và Ban giám hiệu nhà trường.
Học sinh muốn tham gia đội tuyển văn nhưng không có khiếu về văn chương : động viên các em tiếp tục bồi dưỡng kiến thức hoặc định hướng cho học sinh lựa chọn những môn khác có thể phát huy năng lực của các em.
Trang 11Học sinh có khiếu văn chương, thích tham gia đội tuyển văn nhưng bố mẹ lại định hướng cho thi môn khác : giáo viên và nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh nhận thức rõ thế mạnh của con em mình cũng như định hướng học tập, không nên xem nhẹ môn học thuộc ngành xã hội.
Học sinh học giỏi toàn diện môn nào các thầy cô cũng muốn em đó tham gia vào đội tuyển của mình : giáo viên cần bám sát vào chiến lược và kế hoạch bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn của nhà trường Nếu học sinh đó thực sự có năng khiếu về văn chương nên đề xuất với nhà trường Nếu cần thiết có thể tổ chức thi khảo sát xem học sinh đó thực sự có thế mạnh về môn học nào để từ đó có kế hoạch bồi dưỡng.
3 Xác định được kiến thức cơ bản cần ôn luyện
Môn Ngữ Văn là môn khá phức tạp với sự tổng hợp của ba phân môn Khi
ôn luyện cho học sinh nhất thiết giáo viên không nên xem thường bất kì mộtphân môn nào Nhất là việc dạy văn theo quan điểm tích hợp như hiện nay thìkhông có sự tách rời kiến thức của ba phân môn trong một bài văn Tuy nhiên,
khi ôn trước hết ta nên ôn kiến thức và kỹ năng theo từng phân môn Cụ thể : (Ở đây, chủ yếu tôi xác định kiến thức cho học sinh lớp 9)
Phân môn văn học :
Xác định phạm vi kiến thức cần ôn luyện : chủ yếu chương trình Ngữ Văn 8 và
9, đặc biệt là lớp 9 (kinh nghiệm nhiều năm cho thấy đề thi chủ yếu là kiến thứcvăn học của khối 9, cũng có năm có cả lớp 8 nhưng rơi vào những tác phẩm tiêubiểu và trọng tâm)
Cách thức ôn : ta nên ôn theo đặc trưng thể loại
* Văn học Việt Nam :
- Truyện :
+ Truyện trung đại (tập trung ôn luyện truyện và truyện thơ trung đại lớp 9)+ Truyện ngắn hiện đại
- Thơ trữ tình hiện đại
* Văn học nước ngoài : truyện ngắn và thơ hiện đại
- Đối với kiến thức của các tác phẩm, giáo viên cần cho học sinh nắm một cách
có hệ thống Có thể nhóm theo cụm bài, chủ đề cụ thể Nhưng dù theo hình thứcnào cũng cần đảm bảo được những kiến thức chuẩn, trọng tâm cơ bản sau :