1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sáng kiến kinh nghiệm một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi văn

30 2,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 181 KB

Nội dung

Tên đề tài: MỘT VÀI KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VĂN A/ PHẦN MỞ ĐẦU. I/BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: Vấn đề xây dựng một nền giáo dục mới phù hợp với giai đoạn cách mạng mới đã trở thành vấn đề bức thiết được đặt ra cho toàn xã hội nói chung, cho ngành giáo dục-đào tạo nói riêng. Môn văn trong nhà trường THPT có một vai trò đặc biệt trong việc hình thành nhân cách và những phẩm chất tư duy cho học sinh nhằm đáp ứng những yêu cầu của thời đại trong mục tiêu đào tạo con người. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn cũng có một vị trí quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, thời gian qua, việc đổi mới phương pháp dạy và học văn cũng như công tác bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn văn đã được ngành giáo dục- đào tạo, các trường chuyên, các trường trung học phổ thông hết sức quan tâm. Bồi dưỡng nhân tài là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng mà đất nước và thời đại giao phó cho ngành giáo dục. Mỗi nhà trường, mỗi người thầy được nhận và phải nhận lấy nhiệm vụ đó như một vinh quang lại vừa như một thách thức lớn nhất trong nghề nghiệp của mình. II/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”- (Phạm Văn Đổng). Người giáo viên khi đã chọn nghề dạy học là đã thể hiện lòng yêu nghề, yêu người. Mục tiêu quan trong của ngành giáo dục là giáo dục nhân cách, đào tạo nhân tài cho đất nước. Một trong những niềm vui, niềm tự hào nhất của giáo viên là đào tạo và bồi dưỡng được những học sinh giỏi các cấp. Để có được những học sinh đạt giải trong các kì thi tuyển chọn học sinh giỏi thì ngoài năng lực, tố chất của học sinh thì công lao bồi dưỡng của người thầy là điều không thể phủ nhận được. 1 Mỗi môn học trong nhà trường việc học và dạy đều có đặc thù riêng. Phương pháp dạy và học văn đã được nói và bàn luận rất nhiều từ trước đến nay. Học như thế nào cho tốt, dạy như thế nào cho thật sự có hiệu quả? Đó là điều băn khoăn trăn trở của mỗi giáo viên dạy văn khi đứng lớp. Một tiết dạy bình thường trên lớp cũng cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng mới có thể dạy tốt và mang lại hiệu quả được. Nhưng một tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi còn có yêu cầu cao hơn nhiều. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng tất đỗi vinh dự cho người giáo viên khi tham gia bồi dưỡng. Câu hỏi mà bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi cũng luôn đặt ra là làm thế nào cho thật sự đạt kết quả tốt nhất trong thời gian 7 tuần ôn luyện ngắn ngủi? Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình trong một thời gian làm bài 180 phút ấn định? Làm thế nào để công lao vất vả của thầy và trò không bị uổng phí? Làm sao để mang lại niềm vinh dự cho bản thân các em và thành tích trong nhà trường? Những câu hỏi ấy chính là động lực thúc đẩy người giáo viên phải luôn tìm tòi, học hỏi, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện cho phép. Điểm khác biệt căn bản giữa dạy học sinh giỏi và dạy học sinh đại trà là ở chỗ: dạy học sinh giỏi phải sâu hơn, kĩ hơn; trong đó, cần giúp các em lí giải vấn đề một cách đầy đủ hơn. Như vậy điều quan trọng nhất trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi không phải chỉ là tăng thời lượng bài giảng, mà chủ yếu là ở chất lượng giảng dạy… Muốn dạy học sinh giỏi cần kiên trì, nỗ lực cập nhật kiến thức, không có kiến thức thì không thể dạy được học sinh giỏi. Dạy học sinh giỏi, phần lí luận văn học phải dạy kĩ hơn học sinh đại trà. Bởi lẽ, đây chính là kiến thức công cụ để học sinh có thể hiểu sâu hơn, lí giải xác đáng hơn các hiện tượng văn học. Dạy lí luân văn học cho học sinh theo hai hướng: Cung cấp thêm hoặc củng cố thêm một số khái niệm lí luận văn học; vận dụng những hiểu biết về lí luận để lí giải các hiện tượng văn học thường xuyên xuất hiện trong các bài học. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong bồi dưỡng học sinh giỏi là bồi dưỡng phương pháp tư duy, phương pháp học văn, nói cụ thể hơn là phương 2 pháp làm bài, cách vận dụng kiến thức…Đây là công việc khó khăn, không những đối với người học mà đối với cả người dạy. Bởi thế, kết quả dạy học sinh cách vận dụng kiến thức, cách làm bài là những căn cứ khá tin cậy để đánh giá trình độ và tay nghề của thầy giáo dạy học sinh giỏi. Để đạt được một số thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn văn mỗi giáo viên lựa chọn những phương pháp phù hợp và vận dụng linh hoạt theo cách riêng của mình. 11 năm liền nhận nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi văn của trường THPT Long Thạnh là 11 năm tôi có học sinh giỏi đạt giải của tỉnh, trong đó có 2 năm có học sinh giỏi đạt giải quốc gia. Vì vậy, năm nay tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi văn” để trao đổi cùng đồng nghiệp. III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên cần nắm vững toàn bộ chương trình Ngữ văn THPT về : văn học sử, tiếng Việt, làm văn, lí luận văn học…nhưng điều quan trọng là phải giúp các em từ việc hiểu rộng, hiểu sâu vấn đề văn học, vấn đề của cuộc sống, biết cách vận dụng kiến thức vào việc lí giải các vấn đề cụ thể của đề bài. Do sự phong phú về nội dung cần ôn tập, sự vận dụng linh hoạt về phương pháp, trong bài viết này tôi chỉ trình bày một vài kinh nghiệm đã bồi dưỡng thành công đối với học sinh giỏi lớp 11, 12. IV/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải chỉ bó hẹp trong việc chuẩn bị để có học sinh đoạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi mà việc thi học sinh giỏi và các kì thi này cũng là một căn cứ tin cậy để đánh giá chất lượng dạy và học. Chất lượng, kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi ít nhiều sẽ có ảnh hưởng tích cực tới chất lượng giảng dạy ở các lớp trong trường. Hơn nữa, trên cơ sở học vấn phổ thông, bồi dưỡng sâu thêm những năng lực về ngữ văn, tạo cho học sinh có những điều kiện thuận lợi để tiếp tục học lên và làm việc một cách sáng tạo, có hiệu quả trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bồi dưỡng học sinh giỏi cũng là dịp để giáo viên thể nghiệm việc 3 đổi mới phương pháp dạy học. Thước đo trình độ của một giáo viên dạy học sinh giỏi chính là phương pháp giảng dạy. Chọn viết về đề tài này, bản thân tôi muốn nâng cao hiệu quả giờ lên lớp, muốn trao đổi kinh nghiệm giảng dạy với đồng nghiệp, muốn nhận được ở những đồng nghiệp tâm huyết với nghề sự góp ý chân thành. B.PHẦN NỘI DUNG I.CƠ SỞ LÍ LUẬN: Phương pháp dạy học hiện nay rất coi trọng chủ thể học sinh. Việc dạy học sinh giỏi cũng không nằm ngoài nguyên tắc ấy. Có điều là, để học sinh tự đi trên con đường tìm ra kiến thức và có khả năng làm việc tương đối độc lập, không quá phụ thuộc vào người thầy thì các em phải được trang bị một hệ thống kĩ năng cần thiết. Do đó, giúp học sinh có những kĩ năng cần thiết là đã trao cho các em chiếc chìa khóa để các em tự mở và khám phá những vẻ đẹp văn chương. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với đặc trưng bộ môn: vẻ đẹp của tác phẩm văn chương là vô tận, nhiều tầng, nhiều lớp. Người đọc tùy theo sở trường, vốn sống, vốn văn hóa mà phát hiện, cảm nhận ở những mức độ khác nhau. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và cũng là niềm say mê, hạnh phúc lớn đối với giáo viên văn. Nó đòi hỏi người thầy không chỉ có tầm mà còn có tâm. Và chính sự tâm huyết với nghề mới hi vọng đem lại những thành quả mong muốn. Bởi, học sinh giỏi văn thường là những em có năng khiếu: biết tự làm giàu vốn kiến thức, có khả năng cảm thụ, tư duy tốt, biết vận dụng các thao tác lập luận, các phương thức biểu đạt, kiến thức, kĩ năng để lí giải tốt một vấn đề, một hiện tượng văn học, đời sống. Như vậy, một tiết dạy học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư kĩ lưỡng, thậm chí giáo viên phải có vốn kiến thức vừa rộng vừa sâu thì giảng dạy mới đạt hiệu quả, mới thuyết phục được học sinh. Tiết dạy phải làm cho học sinh thực sự hứng thú, tin tưởng và có niềm vui đồng sáng tạo. II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. 1.Thuận lợi: 4 -Là tổ trưởng chuyên môn, là giáo viên đứng lớp trên 30 năm, bản thân đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao hiệu quả giờ lên lớp; 11 năm bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 11, 12 của trường, tôi dành nhiều thời gian, tâm huyết nghiêm cứu chuyên môn, vừa dạy vừa rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi. -Bản thân luôn chịu khó đọc các tài liệu tham khảo, các tác phẩm văn học, các vấn đề lí luận văn học, tham khảo, cập nhật đề thi học sinh giỏi tỉnh, học sinh giỏi quốc gia hàng năm. -Ban giám hiệu, hội khuyến học trường, một số đồng nghiệp tâm huyết thường có sự quan tâm, khen thưởng, động viên đúng mức, kịp thời đến công tác này. -Kết quả thi học sinh giỏi hàng năm của trường luôn là động lực thúc đẩy thầy và trò chúng tôi phải cố gắng nhiều hơn, không được bằng lòng với những gì đã đạt được. 2. Khó khăn. - Trường Trung học phổ thông Long Thạnh ở địa bàn vùng nông thôn, có quyết định thành trường THPT năm 2000, điểm tuyển học sinh vào học tại trường hàng năm rất thấp (thường tuyển hết), nhiều em học sinh giỏi hết cấp hai là ra tỉnh học trường chuyên, lớp chọn. Số học sinh giỏi văn hàng năm của trường không nhiều. Một số em được tuyển chọn bồi dưỡng đi thi HSG tỉnh chỉ là học sinh học khá môn văn. Hơn nữa, học sinh được chọn vào đội tuyển thường có trình độ không đều: một số em có khả năng hành văn thì vốn kiến thức văn học chưa được phong phú; một số em khác có vốn kiến thức văn học khá phong phú thì lại non về kĩ năng làm văn, nhất là dạng bài nghị luận, lí luận văn học. - Tài liệu, sách tham khảo ở thư viện trường còn hạn chế, chưa có đủ để giáo viên và học sinh đọc, nghiên cứu theo yêu cầu. - Những năm gần đây, việc khuyến khích học sinh giỏi đạt giải trong các kì thi HSG tỉnh, quốc gia chưa thật thỏa đáng, khiến một số phụ huynh, học sinh không mặn mà lắm với việc thi học sinh giỏi Văn. Vào đội tuyển văn của 5 trường thường là những em chỉ học khá giỏi môn văn hoặc những học sinh giỏi không được tuyển vào các môn khoa học tự nhiên mới ôn môn văn. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Chọn học sinh giỏi. -Chọn học sinh từ lớp 10. Tìm hiểu kết quả học môn văn của học sinh ở THCS qua điểm tổng kết, điểm thi học sinh giỏi, điểm thi tuyển vào lớp 10 (môn văn), có thể tham khảo ý kiến của giáo viên đã trực tiếp dạy học sinh đó để nắm bắt mặt mạnh- mặt hạn chế của các em; đặc biệt chú ý đến điểm các bài làm văn, điểm kiểm tra học kì I môn văn lớp 10. -Học sinh giỏi văn phải đạt được những yêu cầu cơ bản như: có năng lực cảm thụ, say mê văn chương, có sự chủ động sáng tạo khi thực hành, có ý thức học tập nghiêm túc. Đội tuyển học sinh được hình thành, chọn lọc theo hướng loại dần qua quá trình ôn luyện, qua các đợt thi. Không đưa học sinh mới vào khi đang dạy, làm như vậy kiến thức của các em không đồng đều và việc tiến hành ôn luyện phải làm lại, vất vả, mất thời gian. Chúng ta đã biết mỗi một tác phẩm văn học đều là “con đẻ tinh thần” của nhà văn. Người nghệ sĩ khi viết tác phẩm phải dồn hết tâm huyết của mình vào việc sáng tạo. Họ quan sát thế giới hiện thực, nghiền ngẫm trước những vấn đề đời sống, lựa chọn đề tài và phương pháp sáng tác nhằm qua tác phẩm của mình gửi đến người đọc những thông tin thẩm mĩ và có giá trị để từ đó giáo dục, cảm hóa, bồi dưỡng năng lực nhận thức, năng lực thẩm mĩ của đông đảo bạn đọc. Vì thế, khi học văn học sinh phải có khả năng tìm ra cái hay, cái đẹp trong từng tác phẩm, hiểu rõ tình cảm của nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm từ đó biết phát huy cái hay, cái đẹp ấy một cách linh hoạt sáng tạo trong quá trình học tập và lĩnh hội tác phẩm. Sau đó, học sinh phải có khả năng tự “giãi bày” theo cách riêng của mình để qua đó biểu lộ được thế giới tâm hồn, tình cảm, trí tuệ phong phú đa dạng của chính mình. 2. Lập kế hoạch bồi dưỡng. -Về thời lượng: Đội văn được thành lập và bồi dưỡng từ học kì II lớp 11 đến giữa học kì I lớp 12. Mỗi học kì học sinh được bồi dưỡng 60 tiết. Tổng cộng 6 khoảng 120 tiết. Giáo viên dạy bồi dưỡng lập kể hoạch, cụ thể nội dung ôn luyện từng học kì. -Về nội dung: căn cứ vào hường dẫn của Sở giáo dục và đào tạo. 3. Biện pháp thực hiện. a. Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi từ những tuần cuối học kì 2 lớp 10. Đồng thời cho học sinh học trước trước chương trình lớp 11, tạo điều kiện cho những học sinh 11 tham dự thi học sinh giỏi cùng học sinh 12 và để lớp 11 sẽ có thời gian học trước chương trình 12. b. Dạy nền: * Giáo viên cung cấp tài liệu hay, bổ ích cho học sinh đọc thêm bằng cách phô tô rồi phát cho từng em; cho các em mượn tài liệu chuyền nhau đọc hay cung cấp tên sách để học sinh tìm đọc. * Bám sát chương trình, dạy thật kĩ, thật sâu, thật chu đáo từng bài trong chương trình quy định để các em có một mặt bằng kiến thức chắc chắn, tạo cơ sở cho học sinh có khả năng thẩm văn một cách chính xác và sáng tạo. Nghĩa là giáo viên phải phấn đấu để hướng dẫn học sinh “Phát hiện ra, bằng năng lực thẩm mĩ chất văn đích thực của tác phẩm” (Nguyễn Đăng Mạnh). Để phát huy được tính sáng tạo của học sinh, tôi áp dụng phương pháp dạy học “Lấy học sinh làm trung tâm”, nhằm làm cho học sinh thấy yêu tác phẩm, cảm phục tài nghệ của nhà văn mà thấy yêu văn học, yêu cuộc sống hơn. Kết quả là khi làm bài kiểm tra, học sinh có khả năng tự “giãi bày”, lúc đó thầy giáo không chỉ gặp lại mình mà còn được tiếp xúc với trò, với thế giới tâm hồn, tình cảm và trí tuệ phong phú, đa dạng của các em. c. Dạy tìm hiểu chiều sâu, mở rộng. * Theo sát các tác gia, tác giả, tác phẩm, các giai đoạn văn học mà đề ra những chuyên đề bổ trợ kiến thức cho học sinh nhằm cung cấp cho học sinh môt lượng kiến thức phong phú, toàn diện, sâu sắc và hệ thống. * Học đến đâu luyện tập đến đó. Một mặt là để củng cố kiến thức, mặt khác để rèn luyện kĩ năng cho học sinh. Yêu cầu của việc luyện tập là phải tạo được thói quen phân tích đề, lập dàn ý- đó là một thao tác hết sức cần thiết mà 7 lâu nay học sinh ít chú ý và thường hay bỏ qua khi làm bài. Luyện tập còn là để bồi dưỡng kĩ năng nói và viết lưu loát cho học sinh để từ đó mà nâng lên thành kĩ năng diễn đạt sáng rõ, khúc triết, hàm súc và có sức truyền cảm cao. Qua luyện tập, một lần nữa giáo viên phải hướng dẫn học sinh cách thức tiếp cận vấn đề, từ đó tạo thói quen cho học sinh cách thức khám phá, phát hiện vấn đề, dám giải quyết những vấn đề khó, dám đưa ra quan điểm riêng của mình tạo ra phong cách riêng, độc đáo của người viết. Từ những bài tập, học sinh phải có khả năng biến kiến thức của thầy, của tài liệu thành kiến thức của mình, có được những lí giải thuyết phục trước những vấn đề văn học. Học sinh có cảm thụ đúng là tốt nhưng phải tạo thói quen cho học sinh biết cách phân tích sâu sắc các hình tượng, các khía cạnh, các vấn đề văn học. d. Tìm hiểu đề. tìm ý và lập dàn ý cho đề bài. e. Giáo viên ra đề cho học sinh thực hành làm bài theo thời gian ấn định. 4. Những việc làm cụ thể. a. Giáo viên cung cấp tài liệu cho học sinh đọc tham khảo về các tác gia, tác giả, các tác phẩm của họ được dạy và học trong nhà trường như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,…Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Tản Đà, Nguyễn Bính,…Nguyễn Tuân, Thạch Lam,… Nam cao, Vũ Trọng Phụng,…Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Chế Lan Viên, Quang Dũng, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Khoa Điềm, Xuân Quỳnh,…Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu,…Học sinh tìm hiểu về các tác giả, hoàn cảnh ra đời của các tác phẩm làm cơ sở cho việc lĩnh hội giá trị các tác phẩm. Trong việc tích lũy kiến thức, kĩ năng đọc có vai trò quan trọng. Một trong những “tiêu chuẩn” của học sinh giỏi là vốn kiến thức phải phong phú, sâu rộng, chắc chắn và có hệ thống. Những kiến thức mà các em thu lượm được trong nhà trường, trong bài giảng của thầy là không đủ. Vậy là các em phải tích lũy nó qua con đường: tự đọc sách. Nhưng sách vở, tài liệu tham khảo có thể gọi là “tràn lan” nếu không khéo sẽ rơi vào tình trạng “đa thư loạn mục”. Vì vậy, trang bị 8 cho học sinh kĩ năng đọc là rất cần thiết. Học sinh phải đọc có hệ thống; đọc theo mục đích; đọc theo đề tài; đọc để mở rộng…Chẳng hạn như khi học Nam Cao, một học sinh giỏi không chỉ biết tác phẩm “Chí Phèo”, “Đời thừa”, “Lão Hạc” mà còn phải đọc rộng và am hiểu thêm nhiều truyện ngắn của Nam Cao trước và sau Cách mạng tháng Tám. Ngoài việc nắm và cảm thụ tác phẩm văn học, học sinh còn cần phải đọc các sách, các tài liệu lí luận văn học, nghiên cứu phê bình văn học mới thực sự có điều kiện thâm nhập một cách đầy đủ về tác phẩm. Ví dụ: khi học thơ mới với các bài thơ “Vội vàng”, “Đây mùa thu tới”, “Thơ duyên” của Xuân Diệu, “Tràng giang” của Huy Cận, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử giáo viên phải hướng dẫn học sinh đọc thêm các tập thơ của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, tập thơ “Lửa thiêng” của Huy Cận, các tập thơ của Hàn Mặc Tử, và đọc cuốn “Thi nhân Việt Nam” của Hoài Thanh- Hoài Chân để học tập, cảm nhận những lời bình giảng độc đáo, súc tích. Như vậy, đọc về tác giả, tác phẩm và các tài liệu nghiên cứu phê bình văn học là một hoạt đông rất quan trọng trong yêu cầu bồi dưỡng học sinh. Giáo viên phải thường xuyên quan tâm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra để các em có được những kiến thức cần thiết trong quá trình làm bài. Kiến thức văn học phong phú, vững vàng là cơ sở và nền tảng đầu tiên để học sinh viết một bài văn tốt. b. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tác gia, tác giả, tác phẩm. -Tìm hiểu về tác gia, tác giả, giúp học sinh hiểu sâu, hiểu kĩ về tiểu sử, sự nghiệp văn học của nhà văn đồng thời giúp các em có cái nhìn đối sánh về nét tương đồng và khác biệt trong phản ánh hiện thực đời sống của nhà văn. Thời đại, hoàn cảnh sống, học vấn, tuổi tác,…góp phần tạo nên nét riêng trong phong cách của nhà văn. -Tìm hiểu tác phẩm, trước hết các em phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của nó. Hoàn cảnh ra đời có tác động đến khuynh hướng tư tưởng. Những tác phẩm văn học ở những thời kì khác nhau thì khuynh hướng tư tưởng cũng khác nhau. Đọc những tác phẩm này, có thể thấy được dấu ấn khuynh hướng tư tưởng của từng thời kì văn học. Chúng ta thấy khuynh hướng tư tưởng của truyện ngắn “Một đám cưới” (1944) của Nam Cao khác với khuynh hướng tư tưởng truyện 9 ngắn “Vợ nhặt” (in trong tập “Con chó xấu xí”, 1962) của Kim Lân. Tuy về đề tài hai tác phẩm này có phần gần gũi nhau. Tác phẩm của Nam Cao viết về một đám cưới chạy đói, qua đó thể hiện thấm thía và sâu sắc một nông thôn ảm đạm, đói nghèo xơ xác đang trên con đường bần cùng hóa không lối thoát. Qua từng trang văn có thể thấy rõ lòng xót thương chân thành của Nam Cao, nhưng cũng bộc lộ rõ cái nhìn nhuốm màu sắc bi quan của ông đối với tiền đồ của người nông dân lao động. Trang truyện khép lại rồi mà hình ảnh một đám cưới buồn thê thảm không hơn gì một đám ma nghèo cứ ám ảnh và day dứt mãi trong lòng người đọc…Sau Nam Cao, Kim Lân miêu tả cảnh lấy vợ có phần còn thê thảm hơn nhiều: Cảnh anh cu Tràng nhặt được vợ vào cái thời điểm nạn đói khủng khiếp mùa xuân năm Ất Dậu (1945) ở miền Bắc. Một thứ vợ nhặt được chỉ bằng vài câu nói đùa và mấy bát bánh đúc giữa đường giữa chợ (chứ không phải vợ cưới). Cái giá của con người thật rẻ rúng. Đêm tân hôn, hạnh phúc của vợ chồng Tràng bị bủa vây bởi không khí thê lương, ảm đạm, chết chóc: “Mùi đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt”, “Giữa sự im lặng của đôi vợ chồng mới, có tiếng ai hờ khóc ngoài xóm lọt vào lúc to lúc nhỏ”…Cảnh tượng thật là thê thảm, có phần thê thảm hơn “Một đám cưới” của Nam Cao. Nhưng khuynh hướng tư tưởng của “Vợ nhặt” không hề có nét bi lụy. Những người đói trong tác phẩm của Kim Lân không nghĩ đến cái chết mà cứ nghĩ đến cái sống. Dù ở trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khát khao hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng vào tương lai…Cách kết thúc của “Vợ nhặt” cũng khác với “Một đám cưới”. Truyện ngắn “Một đám cưới” của Nam Cao khép lại bằng cảnh chia tay của bố con Dần trong tiếng khóc nức nở- đúng là cái kết thúc của một đám cưới không dẫn đến hạnh phúc mà đánh dấu một sự ly tán, chia lìa, và cùng với nó là một tương lai mù mịt. Còn truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân lại kết thúc bằng hình ảnh hiện lên trong óc Tràng: Đoàn người tấp nập đi phá kho thóc của Nhật cùng với lá cờ đỏ của Việt Minh bay phấp phới. Hình ảnh này đối lập với những hình ảnh về cuộc sống thê thảm của người nông dân được miêu tả ở phần trước của thiên truyện. Như vậy, truyện ngắn “Vợ nhặt” đã phản ánh hiện thực đời sống theo xu 10 [...]... môn Ngữ văn lớp 11, 12 của trường, dự thi học sinh giỏi cấp trường, cấp tỉnh và cấp quốc gia Bằng sự nỗ lực, tôi đã đạt dược một số kết quả đáng mừng 11 năm bồi dưỡng học sinh giỏi của trường, 11 năm trường có học sinh giỏi văn tỉnh Học sinh đạt các giải nhì, giải ba, giải khuyến khích Trong đó có 2 năm có học sinh giỏi quốc gia: Năm học 2008-2009 có 2 em đạt giải ba (Danh Phạm Mĩ Duyên học sinh lớp... hiện, chăm bồi, đào tạo nhân tài cho đất nước Học sinh học giỏi môn văn là biết cách “lấy hồn mình để hiểu hồn người” là “hành trình đi tìm con người trong con người”(M.Ba-khtin) để có khả năng đồng sáng tạo và tự hoàn thiện III Phạm vi áp dụng của đề tài: Áp dụng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ngữ văn THPT, sáng kiến này có thể áp dụng được cho tất cả giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở tất cả... trình sáng tác, giá trị văn học và tiếp nhận văn học, nhà văn, phong cách sáng tác, phong cách nghệ thuật điển hình…Những kiến thức này vừa được học thành bài cụ thể, vừa được học xen kẽ trong các giờ văn học sử, giảng văn; được vận dụng trong các bài làm và qua các tiết ôn tập, hệ thống hóa Dạy lý luận văn học cho học sinh là khâu đặc biệt quan trọng Học sinh học có ghi chép những kiến thức được xem như... năng làm văn: thơ và phân tích thơ, truyện và phân tích truyện, bình luận văn học, nghị luận lí luận văn học, điều kiện để làm một bài văn hay, chi tiết nghệ thuật trong truyện kí… -Chuyên đề lý luận văn học: học sinh cần được trang bị những kiến thức cơ bản về: đặc trưng của văn học; mối quan hệ giữa văn học và hiện thực; thế giới quan và sáng tác nghệ thuật; nội dung và hình thức, quá trình sáng tác,... Năm học 2009-2010 có 1 em đạt giải khuyến khích (Trần Thị cẩm Nhường lớp 12A2) -Năm học 2010-2011: Có 2 học sinh đạt giải tỉnh -Năm học 2011-2012: Có 2 học sinh đạt giải tỉnh C.PHẦN KẾT LUẬN I.Những bài học kinh nghiệm Việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này đã mang lại kết quả đáng mừng: nhà trường giữ vững danh hiệu 11 năm liên tục có học sinh giỏi tỉnh, tạo niềm phần khởi, niềm tin nơi phụ huynh, học. .. để đi vào khám phá tác phẩm văn học Ví dụ dạy bài “Giá trị văn học , cần cung cấp cho các em các kiến thức sau: + Giá trị văn học là gì? (Giá trị văn học chính là những tác động, những ảnh hưởng tốt đẹp của văn học đối với con người và cuộc sống) 15 + Cơ sở của giá trị văn học và các giá trị văn học: Con người có ba nhu cầu cơ bản để sinh tồn và phát triển, để tạo thành một sinh thể màu nhiệm nhất của... Những kiến nghị, đề xuất: Nhà trường cần trang bị “Tủ sách bồi dưỡng học sinh giỏi cho các tổ chuyên môn Trường, Sở Giáo dục và Đào tạo cần có những thư viện sáng kiến kinh nghiệm, Sở giáo dục và Bộ giáo dục nên mở các lớp tập huấn cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi các trường, cần cung cấp tài liệu và nội dung bồi dưỡng thống nhất, trang bị thêm phòng máy chiếu, tăng cường thêm thiết bị dạy học. .. dụng sáng kiến kinh nghiệm đạt hiệu quả như mong muốn Long Thạnh, tháng 4 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Loan V Danh mục các tài liệu tham khảo: -Một số tác phẩm và nhà văn dùng trong nhà trường (Nhà xuất bản GD) -Tuyển tập đề thi 0lympic văn học các năm (Nhà xuất bản giáo dục) -Sách lý luận văn học (Nhà xuất bản Giáo dục) -Một số đề thi, đề thi thử học sinh giỏi tỉnh, một số đề thi học sinh giỏi quốc... ở học sinh tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức một cách linh hoạt vào các yêu cầu thực hành của môn học Để giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi thực sự tạo hứng thú cho học sinh, theo tôi, người giáo viên ngữ văn phải không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vừa phải dạy học bằng cả tấm lòng Hệ thống câu hỏi và bài tập giáo viên chuẩn bị để hướng dẫn học sinh. .. từ tâm huyết của một nhà giáo yêu nghề Hơn nữa, giáo viên luôn quan tâm đến tình tình thực tế của địa phương, của từng học sinh, thường xuyên kiểm tra, động viên, khích lệ các em học tốt hơn 27 II Ý nghĩa: Sáng kiến kinh nghiệm là kết quả lao động sáng tạo của mỗi cán bộ giáo viên Sáng kiến kinh nghiệm có tác dụng nâng cao hiệu quả giảng dạy của người thầy, chất lượng học tập của học sinh, góp phần nâng . trình bày một vài kinh nghiệm đã bồi dưỡng thành công đối với học sinh giỏi lớp 11, 12. IV/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Bồi dưỡng học sinh giỏi không phải chỉ bó hẹp trong việc chuẩn bị để có học sinh đoạt. nay tôi mạnh dạn chọn đề tài Một vài kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi văn để trao đổi cùng đồng nghiệp. III/ PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA ĐỀ TÀI Muốn bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả thì mỗi. nhật kiến thức, không có kiến thức thì không thể dạy được học sinh giỏi. Dạy học sinh giỏi, phần lí luận văn học phải dạy kĩ hơn học sinh đại trà. Bởi lẽ, đây chính là kiến thức công cụ để học sinh

Ngày đăng: 16/07/2014, 17:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w