Tìm hiểu cách làm cụ thể:

Một phần của tài liệu góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc thcs đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở (Trang 35 - 39)

Ví dụ: Những suy nghĩ từ bài thơ sau đây của Trần Đăng Khoa:

“ Đất muốn nói điều chi thế Mà không nói được với người Mà rạo rực trong quả ngọt Mà rưng rưng màu lá tươi.

Bước 1. Tìm hiểu đề

- Tài liệu: bài thơ “Đất”

- Chủ đề: những vấn đề, bài học gợi ra từ văn bản

- Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt: Chủ yếu nghị luận kết hợp biểu cảm

Bước 2. Tìm ý và lập dàn bài

a. Mở bài

- Giới thiệu bài thơ “Đất”

- Nhấn mạnh và khẳng định bài thơ đã gợi nhiều suy nghĩ, bài học ý nghĩa...

b. Thân bài

- Trình bày ngắn gọn những cảm nhận về bài thơ và rút ra ý nghĩa, bài học: Nhận thức được vai trò to lớn, quan trọng của đất đối với cuộc sống con người, vạn vật...Bài học về thái độ yêu quý, biết ơn và ý thức bảo vệ người mẹ Đất

- Chứng minh, giải thích, bình luận cụ thể về những ý nghĩa, bài học ấy.

+ Vai trò to lớn, quan trọng của đất đối với cuộc sống con người, vạn vật...: Đất không chỉ là nơi cung cấp nước, chất dinh dưỡng cho cây cối sinh sôi, đơm hoa, kết trái...Đất còn là nơi con người dựng nhà dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang, trồng trọt chăn nuôi...Là nơi cung cấp biết bao nhiêu tài nguyên khoáng sản để ta phát triển, nâng cao đời sống. Đất cũng là nơi lưu giữ bao hiện vật của quá khứ cho ta tìm hiểu, khám phá về lịch sử phát triển của loài người...Những gì đất mang lại đều là những điều tốt đẹp có ích cho cuộc sống con người, vạn vật.

+ Bài học về thái độ yêu quý, biết ơn và ý thức bảo vệ mẹ Đất: Đất hiện nay đang bị tàn phá khá nặng nề...Yêu quý, biết ơn những gì người mẹ Đất mang lại ta cần có ý thức bảo vệ đất...(không khai thác bừa bãi, không làm đất bị ô nhiễm, bạc màu, sạt lở, hay nóng lên...). Bởi bảo vệ mẹ Đất là bảo vệ chính ngôi nhà chung, bảo vệ cuộc sống của chúng ta.( Có thể liên hệ đến một số câu văn hay nói về đất trong" Bức thư của thủ lĩnh da đỏ"- Xi-át-tơn)

c. Kết bài:

+ Khẳng định vai trò của mẹ Đất + Nêu bài học, suy nghĩ của bản thân

- Nhận xét và cách làm:

- Thường là những bài thơ lạ, ngắn, hay. - Có hai yêu cầu chính:

* Nếu đơn thuần chỉ là phân tích, bình giảng, cảm nhận,… một bài thơ thì ta chỉ cần theo phương pháp làm bài văn phân tích, bình giảng, cảm nhận,… một tác phẩm thơ mà làm. Khi làm, cần lưu ý:

+ Đọc cả bài để có cảm nhận, định hướng đúng.

+ Để ý những thông tin liên quan: năm sáng tác, tác giả, nhan đề,… + Có những cảm nhận sơ lược chung cả bài -> cụ thể -> khái quát. + Bám sát từ ngữ, hình ảnh,… để hiểu.

+ Khẳng định chung lại, rút ra những thông điệp, bài học liên hệ.

* Nếu từ bài thơ, suy nghĩ về một vấn đề trong cuộc sống thì cần lưu ý:

+ Trình bày việc hiểu nội dung bài thơ một cách ngắn gọn, nêu ý nghĩa của bài

+ Chủ yếu là trình bày vấn đề về cuộc sống: phần này theo dạng bài nghị luận xã hội, văn bình luận mà làm.( Giáo viên đưa ra một số dàn ý, ví dụ vài đề cụ thể).

(Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách làm 2 dạng này). c. Luyện tập: Cho học sinh làm đề Ví dụ 2 và Ví dụ 3.

* Dạng đề: cho một bức tranh, một hình ảnh,… yêu cầu học sinh viết bài:

Ví dụ: Có thể là hình ảnh chụp một vụ tai nạn giao thông, một bức tranh gia đình hạnh phúc, một cảnh ô nhiễm môi trường, chiến tranh, bạo lực học đường,…

Yêu cầu:

- Học sinh cần quan sát tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Định hướng nội dung, chủ đề mà bức tranh, hình ảnh thể hiện.

- Tiến hành viết bài nghị luận về vấn đề mà tranh ảnh đặt ra và ta cũng thường theo dạng bài nghị luận xã hội, văn bình luận mà làm.

* Dạng đề : Cho một câu danh ngôn => Suy nghĩ, bình luận...

Nếu gặp dạng bài này, cách làm thường là:

- Mở bài: giới thiệu vấn đề, trích dẫn câu danh ngôn. - Thân bài: thường có 3 phần lớn (theo văn bình luận):

+ Giải thích câu danh ngôn (từ ngữ, khía cạnh, cả câu; nghĩa đen, nghĩa bóng). + Nhận xét, đánh giá về câu danh ngôn: Đúng (Sai)? Vì sao? Giải thích, chứng minh để lý giải, làm rõ. (Vận dụng văn giải thích: trả lời câu hỏi phần “Vì sao?” và lấy dẫn chứng để làm rõ).

+ Bình luận: bàn bạc, mở rộng vấn đề

Ý nghĩa vấn đề trong cuộc sống từ xưa đến nay . Những biểu hiện trái ngược vấn đề cần phê phán Đưa ra những bài học, giải pháp cho vấn đề.

- Luyện tập:

Cho câu danh ngôn:

“Mặt trời mọc rồi lặn, mặt trăng tròn rồi lại khuyết, nhưng ánh sáng mà người thầy rọi vào ta sẽ còn mãi trong cuộc đời” (Quách Mạt Nhược)

Suy nghĩ của em về câu nói trên?

Gợi ý: Cần đảm bảo các ý cơ bản:

- Giải thích:

+ Mặt trời, mặt trăng: là những vì tinh tú ngoài trái đất, có chức năng chiếu sáng, “mọc”, “lặn”, “tròn”, “khuyết” theo quy luật của chúng.

+ Quách Mạt Nhược đã khéo léo sử dụng cách nói tương phản, sự tương phản hai nguồn ánh sáng: một nguồn ánh sáng tự nhiên chỉ chiếu sáng từng lúc và một nguồn ánh sáng “còn mãi” là nguồn sáng từ những người thầy của ta. Từ đó làm nổi bật công lao to lớn của người thầy.

- Bàn luận:

+ Khẳng định ý kiến là đúng.

+ Thầy cô là người cha, người mẹ thứ hai. Hành trình mỗi người đều có những người thầy, và mỗi người thầy đều lưu lại trong ta những dấu ấn, chiếu rọi vào cuộc đời ta những nguồn ánh sáng riêng: ánh sáng của tri thức văn hoá, của hoài bão, ước mơ, lý tưởng, ánh sáng của tình yêu thương, ý chí, nghị lực,…

+ Thầy không chỉ dạy chữ mà còn dạy học sinh cách làm người, dìu dắt, nâng đỡ học sinh không chỉ về nhận thức mà còn về tình cảm, tâm hồn, nhân cách,… Vì thế, nguồn sáng mà người thầy chiếu rọi sẽ còn mãi trong cuộc đời mỗi người.

+ Thực tế từ xưa đến nay chứng tỏ vai trò người thầy và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta,...

+ Những cái nhìn lệch lạc, những hành động sai trái, chưa có hành vi, thái độc đúng mực với thầy cô…(nguyên nhân, dẫn chứng,…)

+ Khẳng định đạo lý, tri ân đối với thầy cô.

* Dặn dò: Về nhà viết thành bài hoàn chỉnh và làm thêm các bài văn theo những dạng đã học.

Buổi 3: CÁCH LÀM BÀI VĂN THEO MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MỞ (tiếp) A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Củng cố lại những kiến thức về đề mở

- Hướng dẫn, cung cấp thêm cách làm một số dạng đề mở, dạng đề cho đề tài.

2. Kĩ năng

- Nhận diện, phân tích đề, tìm ý và lập dàn ý - Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề mở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B. Chuẩn bị

1. Giáo viên : Soạn kế hoạch dạy học

2. Học sinh: Học bài và làm bài tập về nhà, đọc tài liệu tham khảoC. Tổ chức hoạt động dạy học C. Tổ chức hoạt động dạy học

HĐ 1. Ổn định lớp

HĐ 2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra kiến thức cũ và việc làm bài tập về nhà HĐ 3. Dạy học bài mới:

b. DẠNG ĐỀ CHO ĐỀ TÀI:- Ví dụ dạng đề: - Ví dụ dạng đề:

+ Cây xanh và con người + Tình bạn

+ Lòng khiêm tốn

+ Đồng tiền trong cuộc sống + Một tác giả (tác phẩm) văn học + Tình quê hương trong thơ Tế Hanh + Thời gian

+ Gia đình + Môi trường

+ An toàn giao thông + Tuổi 15

+ "Chiếc lược ngà là bài ca của tình phụ tử"

+ Sức hấp dẫn của một bài thơ em được học trong chương trình Ngữ Văn 9 + Sự gặp gỡ giữa nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà thơ Bằng Việt qua 2 văn bản "Tiếng gà trưa" và "Bếp Lửa"....

=> Có thể là một đề tài trong cuộc sống xã hội, có thể là một đề tài trong tác phẩm văn học.

Một phần của tài liệu góp cách dạy một chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn bậc thcs đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở (Trang 35 - 39)