Trở lên, tôi đã trình bày những công việc và kết quả mà tôi đã tiến hành trong thực tế mấy năm qua cũng như năm học này khi bồi dưỡng học sinh giỏi cho đội tuyển học sinh dự thi tỉnh. Ở trường tôi, một trường chất lượng cao của huyện và của tỉnh với nhiệm hàng đầu là bồi dưỡng học sinh giỏi thì những trở trăn, những sáng kiến kinh nghiệm để góp phần nâng cao, giữ vững chất lượng tốp đầu trường toàn tỉnh là số một. Có được học sinh theo đội tuyển môn văn đã khó, có được học sinh giỏi văn càng quý giá hơn. Nhen lên trong lòng các em những đam mê văn chương, để các em đắm mình trong những trang viết – trang đời, tôi luyện kỹ năng sống... Phải là cả một nghệ thuật dạy học. Nhưng chúng tôi tin rằng, một trong những nguyên nhân làm được điều đó chính là tạo hứng thú cho các em qua đề mở, tạo cho các em kỹ năng viết bằng những chuyên đề phương pháp cụ thể, thiết thực. Có niềm tin và hứng khởi, có say mê là những điều kiện tốt nhất để giỏi văn. Với giáo viên cũng vậy: Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc vinh quang nhưng vô cùng vất vả. Sáng kiến kinh nghiệm này là sự chia sẻ, hỗ trợ đắc lực cho công việc đó của các đồng chí. Chúng ta có thể áp dụng cho dạy học sinh đại trà vào các buổi bồi dưỡng chiều, vào giờ tự chọn, vào bồi dưỡng đội tuyển huyện, tỉnh...
Nhân đây, chúng tôi cũng xin mạo muội đề xuất một vài ý kiến nhỏ:
Đối với các cấp lãnh đạo: Tạo điều kiện thời gian, kinh phí để học sinh được học bồi dưỡng chuyên đề, tham khảo tài liệu, tham quan thực tế... Tăng kiến thức sách vở và kiến thức đời sống
Các nhóm tổ chuyên môn tăng cường sinh hoạt chuyên đề về việc dạy đề mở cho học sinh để trao đổi sẻ chia những kinh nghiệm hay, sát thực.
Các nhà giáo, nhà chuyên môn trong các đề thi nhất là thi HSG cần tăng cường thường xuyên ra đề theo hướng mở.
Giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học cần cập nhật tài liệu, tri thức kiến thức, kỹ năng. Say mê tìm tòi nghiên cứu thử nghiệm để dạy và học tốt chuyên đề.
Giáo viên cần yêu cầu, động viên học sinh mua tài liệu tham khảo về đề mở, các bài văn hay, tích lũy kiến thức, thường xuyên đọc và luyện viết về đề mở.
Giáo viên cần có ý thức tập hợp sản phẩm những bài văn hay của học sinh trên toàn quốc đặc biệt là của học sinh của đội tuyển mình và trường phụ trách để làm tư liệu sát thực cho học sinh khóa sau.
Dự giờ học hỏi đồng nghiệp và dạy thử nghiệm cho đồng nghiệp tham gia góp ý cho mình.
Trong điều kiện thời gian và năng lực có hạn, song với mong muốn chân thành viết để sẻ chia, trao đổi, học hỏi, hi vọng góp một phần nhỏ bé của mình vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, vào việc đổi mới phương pháp dạy học, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm này. Cũng giống như khi ta chấm bài học trò, ta
đều nhắn nhủ nhau, cần tôn trọng, khuyến khích những bài có giọng điệu riêng, những sáng tạo, những gì là chân thực của cá nhân các em. Tôi thiết nghĩ, mình cũng là một học trò suốt đời còn phải học hỏi, đúc rút kinh nghiệm nhưng dù sao đề tài này là tâm huyết đóng góp nhỏ bé của bản thân tôi và nhất là tôi thực làm cho học sinh mấy năm qua bước đầu có hiệu quả. Đề tài chắc chắn cũng không thể tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong quý hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học và đồng nghiệp bổ sung và góp ý.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa các lớp 6, 7, 8, 9. - Nhà xuất bản giáo dục do Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên.
2. Sách giáo viên các lớp 6, 7, 8, 9 NXB GD do Nguyễn Khắc Phi tổng chủ biên 1992.
3. Tài liệu: "Tài liệu tập huấn giáo viên dạy học, kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình GDPT môn Ngữ văn cấp THCS" - Bộ GD & ĐT tháng 7 năm 2010.
4. Tạp chí "Văn học và tuổi trẻ" các số từ 2010 đến nay của NXB GDVN (Nhất là các số năm 2011, 2012, các số 1 và 3 năm 2012)
5, Sách : Tuyển tập đề bài và bài văn theo hướng mở" (2 tập) của NXB GDVN do Thân Phương Thu tuyển chọn.
6, Sách: Tuyển tập đề thi Olimpic 30 tháng 4, lần thứ XVIII - 2012 môn Ngữ Văn do NXB đại học sư phạm tuyển chọn xuất bản.
7. Sách: Lý luận văn học và đổi mới đọc hiểu tác phẩm. (NXB GDVN do TS. Nguyễn Văn Thông chủ biên).
8, Sách: Rèn kỹ năng làm bài thi tốt nghiệp THPT và thi đại học môn Ngữ văn - NLXH do NXB đại học quốc gia Hà Nội xuất bản của các tác giả: Lê Anh Xuân, Lê Quỳnh Anh, Vũ Thị Dung, Phạm Thị Hào, Bùi Thùy Linh, Nguyễn Thị Hoàng Yến.
9, Sách :Tuyển tập đề bài và bài văn nghị luận xã hội (2 tập)
NXB GDVN do Nguyễn Văn Tùng và Thân Phương Thu tuyển chọn.
10, Sách : Tác phẩm văn học trong nhà trường - Những vấn đề trao đổi - Tập 1 - Nguyễn Văn Tùng tuyển chọn NXB GDVN năm 2012.
11, SKKN, giáo án trao đổi liên quan đến vấn đề của các đồng chí trong nhóm Ngữ văn trường THCS Lý Nhật Quang - Đô Lương.
MỤC LỤC Trang
A ĐẶT VẤN ĐỀ 01
I Lý do chọn đề tài 01
II Những biện pháp để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm 03
III Cấu trúc của đề tài 03
B NỘI DUNG 05
I Thực trạng về "Đề mở, cách làm đề mở" 05 II Những giải pháp cơ bản khi dạy, học chuyên đề:
"Đề mở và cách làm bài văn theo một số dạng đề mở"
09
III Giáo án minh họa 19
Buổi 1 19
Buổi 2 29
Buổi 3 38
Buổi 4 43
Buổi 5 47
IV Một số đề mở và bài làm của học sinh 51
V Kết quả 83
VI Khả năng ứng dụng, triển khai của sáng kiến kinh nghiệm
84
C KẾT LUẬN CHUNG 85