1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học

61 1,2K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 7,88 MB

Nội dung

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh họcSKKN Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TIỀN GIANG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DỰ THI CẤP TỈNH

TIỀN GIANG, NĂM 2016

MỤC LỤC

Trang

Trang 2

Phần thứ nhất: MỞ ĐẦU………. 3

I Lý do chọn đề tài……… 3

II Mục tiêu đề tài ……… ……… 3

III Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……… 4

IV Phương pháp nghiên cứu ……… 4

V Thời gian thực hiện ……… 4

Phần thứ hai: NỘI DUNG ĐỀ TÀI ……… 5

I Cơ sở lý luận ……… ……… 5

II Cơ sở thực tiễn ……… ……… 6

III Thực trạng của vấn đề khi chưa áp dụng đề tài 6

IV Giải pháp ……… …… ……… …… 8

V Hiệu quả của đề tài ……… …… 59

Phần thứ ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ……… 61

Tài liệu tham khảo……… ……… 62

PHẦN A – MỞ ĐẦU

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Căn cứ vào quy chế tổ chức và hoạt động của trường trung học phổ thông

chuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số: 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012

của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) thì mục tiêu của trường chuyên là phát

hiện những học sinh có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập và phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn diện; giáo dục các em thành người có lòng yêu nước, tinh thần vượt khó, tự hào, tự tôn dân tộc; có khả năng tự học, nghiên cứu khoa học

Trang 3

và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tiếp tục đào tạo thành nhân tài đáp ứng yêu cầu pháttriển đất nước

Người xưa đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” Vì vậy, bồidưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn trong việc nâng cao dân trí, đào tạonhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói riêng và cả đất nước nói chung.Trường THPT Chuyên Tiền Giang được xem là một trong những kho đào tạo ranhững nhân tài cho đất nước qua gần 20 năm qua, ban Giám hiệu nhà trườngluôn xác định việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong nhữngnhiệm vụ quan trọng hàng đầu

Trước những khó khăn trong tình hình đại đa số học sinh không an tâmkhi vào trong đội tuyển và kiến thức học sinh giỏi càng khó hơn, tôi luôn trăn trở

để tìm ra những giải pháp đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Mỗi giải pháp được thực hiện và rút kinh nghiệm qua mỗi năm đã làm giàu thêmkinh nghiệm cho bản thân tôi

II MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đề xuất và tiến hành thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngbồi dưỡng học sinh giỏi

- Tăng cường năng lực tự học, năng lực làm việc với tài liệu, giáo trìnhcủa học sinh giỏi

- Nâng cao năng lực hợp tác, hiệu quả nhóm học tập của học sinh giỏitrong đội tuyển thi học sinh giỏi

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá hiệu quả của các giải pháp

III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp Chuyên sinh

- Trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ đề xuất các giải pháp nhằm nâng caochất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học cấp THPT

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Điều tra thực tế

- Sưu tầm, tổng hợp tài liệu

- Phương pháp thực nghiệm

Trang 4

V THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

tịch Hồ Chí Minh Là người sáng lập ra chế độ mới, khai sinh ra nước Việt Nam

dân chủ cộng hòa, ngay sau ngày độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi việc giảiquyết nạn dốt là một trong những nhiệm vụ cấp bách của chế độ mới Bởi vì,

“Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, “Dốt thì dại, dại thì hèn”

Trang 5

Điểm cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền vớigiải quyết xã hội và giải phóng con người Và vấn đề xây dựng con người là vấn

đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộnội dung tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh Với Bác, điều làm Bác suy nghĩ,trăn trở nhiều nhất là sự nghiệp “trồng người” Tại lớp học chính trị của giáoviên cấp II, cấp III toàn miền Bắc, ngày 13/9/1958, Bác Hồ đã có bài nói quantrọng về nhiệm vụ của những người thầy giáo với sự nghiệp giáo dục và đào tạo

Bác căn dặn: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì

phải trồng người Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các chú Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang”.

Đúng như lời Bác nói, sự nghiệp trồng người là một trách nhiệm nặng nề

nhưng rất vẻ vang Với mỗi đối tượng giáo dục đều phải có những phương pháp

chung và những giải pháp đặc thù Bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rấtvinh quang nhưng không kém phần vất vả Đối tượng học sinh này có khả năngnhận thức tốt nhưng đây chỉ là điều kiện cần, bởi đó chỉ là một nền tảng bềnvững còn việc phát triển nền tảng ấy ra sao còn phải nhờ quá trình rèn luyện vàhọc tập Và người Thầy chính là người giữ trách nhiệm phát triển nền tảng ấy

Học sinh giỏi phải là người có tư chất thông minh, đồng thời có sự nỗ lực

cá nhân, tự học, tự rèn luyện, sự đam mê, nghị lực phi thường đối với công việccủa mình làm, lại được sống trong một môi trường và điều kiện thuận lợi choviệc phát triển tài năng Không phải ai có tư chất thông minh cũng đều say mêvới công việc, cũng đều có những nỗ lực cá nhân cần thiết để đạt tới tài năng Ởđây đòi hỏi sự tu luyện của bản thân, công tác giáo dục của gia đình, xã hội vàmôi trường sống tốt Vai trò của nhà trường và xã hội trong việc tạo nên điểmtựa cho tài năng nảy nở và phát triển là rất lớn, chẳng khác nào hạt giống tốtđược nảy mầm và lớn lên trên mảnh đất màu mỡ Người tài là những cá biệt, cónăng lực đặc biệt xuất sắc, có những cá tính khác thường, và do vậy cần đượcgiáo dục theo một chương trình đặc biệt và cần phải có những giải pháp, những

“nghệ thuật” trong quá trình dạy học

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang 6

Giáo trình về phương pháp dạy học của các tác giả: Trần Bá Hoành

(1980) “Lí luận dạy học sinh học”; Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998)

“Lý luận dạy học Sinh học”; Phan Trọng Ngọ (2006) “Đổi mới phương phápdạy học”

Luận án tiến sỹ của các tác giả Vũ Đức Lưu, Phan Đức Huy, Lê Thanh Oai,

Lê Tấn Diện “Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơTHPT” đều đã dành những nội dung quan trọng cho việc bồi dưỡng học sinhgiỏi

III THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HIỆN NAY

Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của các trường THPT hiện naythường gặp nhiều khó khăn Điều đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếunhư sau: nội dung, chương trình đào tạo thiếu tính liên thông và liên môn Tất cảgiáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và tự sưu tầm tài liệu.Giáo viên dạy bồi dưỡng vẫn phải đảm nhiệm nhiều công tác kiêm nhiệm khácnhư: chủ nhiệm, tổ trưởng bộ môn,…

Ngoài ra, một bộ phận học sinh chưa thực sự yên tâm khi được chọn vàođội tuyển của lớp (10 học sinh/lớp) vì phải mất nhiều thời gian, sợ thiếu kiếnthức về các môn liên quan đến thi Đại học Do đó học sinh giỏi không mấy thathiết khi được chọn bồi dưỡng

Hơn nữa, chế độ tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và đào tạo đối với học sinhgiỏi quốc gia đã làm cho nhiều học sinh và phụ huynh không “mặn mà” với các

kỳ thi học sinh giỏi mà thay vào đó sẽ chọn con đường ít chông gai hơn để đi tớiđích

Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc khó khăn và đòi hỏi sự dày công củathầy và sự hết mình của trò Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng gặp nhữngkhó khăn như: về thời gian, người thầy phải đảm bảo số tiết theo Luật viên chức

và trò phải học đủ tất cả các môn theo chương trình qui định Do đó, thầy và tròđều cần có thời gian cho hoạt động này

Nhiều địa phương cũng chưa có một chế độ đãi ngộ hợp lí với các Thầy

cô trực tiếp phụ trách bồi dưỡng học sinh giỏi Nhiều Thầy cô giáo đã và đanghết mình cho công việc này, bởi tự trọng nghề nghiệp, niềm đam mê và lòng yêu

Trang 7

thương học trò Chính vì thế, nhiều giáo viên có năng lực chuyên môn tốt nhưngchưa thực sự gắn bó với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi

Bắt đầu từ năm học 2011 – 2012 đến nay, Bộ Giáo dục và đào tạo đã đưanội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinh giỏi cấp Quốc gia

và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế Trong khi đó, ở hầu hết các trường không

có giáo viên chuyên trách mà phải đưa các giáo viên dạy lý thuyết sang kiêmnhiệm; đồng thời các trang thiết bị thực hành được cung cấp cho các phòng thựcthành còn thiếu cả về số lượng, cả về chất lượng, chưa đáp ứng được với chuẩnQuốc tế

Bên cạnh đó, phương pháp học của nhiều học sinh trong các đội tuyển vẫncòn thụ động, còn trông chờ lĩnh hội kiến thức mà giáo viên cung cấp trong mỗitiết học mà chưa chủ động tự tìm hiểu Một số em đã xác định được vai trò của

tự học nhưng lại chưa tìm ra phương pháp học tập đúng đắn và đạt hiệu quả

Nếu những học sinh ưu tú được ươm, trồng, phát triển trên những mảnhđất có đủ điều kiện về nhiều mặt, đặc biệt được chăm chút bởi những con người

có tri thức, có tâm huyết thì chắc chắn Tiền Giang nói riêng, Việt Nam nóichung sẽ không thiếu nhân tài Và như vậy, nhân tài Việt Nam không chỉ phụng

sự đất nước, mà còn cho cả sự phát triển của nhân loại, nhất là trong thời kỳ hộinhập và mở cửa

IV GIẢI PHÁP

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤTLƯỢNG

BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH HỌC

A Nội dung, chương trình và tư liệu

Về nội dung và chương trình: Mặc dù, các trường và khối THPT chuyên

thành lập được nhiều năm nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có mộtchương trình chính thống nào do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý Bởi vậy,chúng tôi đã chủ động nghiên cứu về nội dung các đề thi HSG môn Sinh học cấpQuốc gia và Quốc tế qua nhiều năm và đã xây dựng được một chương trìnhkhung để đề ra những nội dung phải dạy và mục đích yêu cầu cần phải đạt được.Bám sát chương trình chuyên sâu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và dựa

Trang 8

trên tình tình thực tế, chúng tôi xây dựng một chương trình khung cho khốichuyên Sinh Do kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia diễn ra vào cuối học kì I,đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép học sinh lớp 11 được tham gia; vìvậy chúng tôi phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình trên nền thời gian

do Bộ quy định Những điều chỉnh cụ thể: trong 2,5 năm, chúng tôi phải dạyxong toàn bộ kiến thức nền của cả 3 năm học

Sinh học là môn khoa học có tầm kiến thức rộng và các kiến thức Sinhhọc đang mở rộng với tốc độ nhanh chưa từng có, vì vậy môn Sinh học luôn cầnđến sự hỗ trợ kiến thức của các môn học khác như: Toán học, Vật lý và Hóahọc… Tôi đã tìm hiểu một số chuyên đề bổ trợ như: toán xác suất và hóa hữu cơ

để phục vụ giảng dạy phân môn Di truyền học, phân môn Sinh lí thực vật cần sự

bổ trợ của một số chuyên đề thuộc bộ môn Vật lí và Hóa học… và nhờ sự giúp

đỡ của các tổ chuyên môn khác

Trong những năm gần đây, bắt đầu từ năm học 2011 – 2012, Bộ Giáo dục

và đào tạo đã đưa nội dung thi thực hành vào trong các đề tuyển chọn học sinhgiỏi cấp Quốc gia và đội tuyển dự thi Olympic Quốc tế Chính vì thế, trongchương trình bồi dưỡng học sinh giỏi, chúng tôi đã dành một phần quan trọngcho việc hướng dẫn thực hành Một yêu cầu bắt buộc là phải thực hiện đầy đủcác bài thực hành trong nội dung chương trình giảng dạy, đảm bảo hiệu quả vàrèn kĩ năng thực hành cho học sinh

Về tư liệu: Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều tài liệu hỗ trợ cho việc

bồi dưỡng học sinh giỏi Đặc biệt là 2 bộ sách Chuyên sinh do nhà xuất bản giáodục Ngoài ra, nhiều năm qua, bộ môn chúng tôi đã tham khảo các tài liệu có giátrị mà các nước tiên tiến đang sử dụng như cuốn Biology của Campbell, các đềthi của một số nước như Mỹ, Anh và các đề thi chọn học sinh giỏi trong nước,các đề thi Olympic Quốc tế

B Bồi dưỡng đội ngũ

Trong kế hoạch giảng dạy đầu năm, tổ phân công mỗi giáo viên nghiêncứu sâu một chuyên đề Giáo viên được phân công có trách nhiệm biên soạnchương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ thể, chi tiết cho từng mảng kiếnthức Việc phân chia nhỏ nội dung phù hợp với điểm mạnh của mỗi người sẽgiúp giáo viên đầu tư đào sâu chuyên môn, đọc và dịch tài liệu nước ngoài, tích

Trang 9

lũy kinh nghiệm, nghiên cứu kỹ các dạng đề thi về kiến thức và kỹ năng ở các

đề thi đã qua Sau đó, giáo viên sẽ trình bày nội dung chuyên đề để cả tổ cùngtrao đổi rút kinh nghiệm, bổ sung và hoàn thiện Nội dung các chuyên đề khôngchỉ để cho mỗi giáo viên trong tổ chuyên môn tham khảo mà còn là tài liệu chohọc sinh học tập

Bên cạnh đó, chúng tôi còn tham gia các buổi giao lưu, các buổi hội thảocủa khối các trường chuyên cụm khu vực đồng bằng sông cửu long và đông nam

bộ qua các kì thi Trại hè phương nam, Olympic 30/4 khu vực phía nam hàngnăm

C Phát hiện học sinh có năng lực

Đây là một khâu quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, người giáo viên phải phát hiện, đánhgiá được tư chất và năng lực của học sinh Qua nhiều năm phụ trách đội tuyển,tôi thường chú trọng một số năng lực sau đây của học sinh:

+ Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

+ Năng lực đọc tài liệu và tư duy mô hình hóa, sơ đồ hóa các khái niệm,các mối quan hệ; kĩ năng thao tác giải quyết vấn đề và sáng tạo cái mới; kĩ năngthực hành

+ Năng lực phản biện Trước mỗi tình huống, học sinh có khả năng phảnbiện hay không?

+ Năng lực tự học và năng lực hợp tác

+ Khả năng vượt khó và bản lĩnh trước tình huống khó khăn Có khả năngtìm tòi phương hướng giải quyết vấn đề khó, biết tự bổ sung kiến thức, phươngtiện để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ

+ Độ “lì” – sức bền thần kinh

D Phương pháp dạy của Thầy và học của Trò

Chúng tôi quan niệm, việc trau dồi kiến thức chuyên ngành cho học sinhchuyên là cần thiết nhưng quan trọng hơn là mọi biện pháp sư phạm của giáoviên phải đạt tới cái đích là thắp lên và duy trì ngọn lửa nhiệt huyết của mỗi họcsinh với môn Sinh học

Trang 10

Usinxki đã từng nói: “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnhhưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốnsách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thốngkhen thưởng hay trách phạt nào khác” Phẩm chất, uy tín, năng lực của ngườithầy có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh.Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng nănglực học tập, truyền cảm hứng, niềm say mê môn học cho các em Để dạy đượchọc sinh có khả năng và phương pháp tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tựđào tạo, cố gắng hoàn thiện về năng lực chuyên môn, có am hiểu về kiến thứcchuyên sâu, có phương pháp truyền đạt khoa học, tâm huyết với công việc, yêuthương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp

1 Phương pháp dạy của Thầy

Hiện nay, trong các phương pháp dạy học tích cực, đã chuyển việc lấygiáo viên làm trung tâm trong quá trình dạy học sang dạy học định hướng vàohọc sinh; vì thế vai trò của người Thầy ngày càng quan trọng hơn Uyliam BatơDit đã khẳng định “Nhà giáo không phải là người nhồi nhét kiến thức mà đó làcông việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn”

Quả đúng như vậy, một người Thầy giỏi, trước hết phải là người biết khơidậy ngọn lửa đam mê đang tiềm ẩn trong mỗi học sinh Nhưng bằng cách nào vàlàm như thế nào thì đó lại là một nghệ thuật trong nghề dạy học Theo kinhnghiệm của bản thân tôi, trước hết người giáo viên phải truyền cho học sinh sự

tự tin vào chính bản thân mình Một điều chắc chắn rằng, các em sẽ làm được vàthậm chí trong tương lai không xa, các em sẽ thành công hơn cả các Thầy, các

Ngoài ra, trong mỗi giờ lên lớp, việc sử dụng các phương pháp dạy họctích cực sẽ có tác dụng kích thích học sinh niềm say mê học tập, khả năng tìmtòi, bồi dưỡng năng lực thích ứng và giải quyết các vấn đề đặt ra trong học tậpcũng như trong cuộc sống Theo quan điểm của tôi, một trong những yếu tố dẫnđến sự thành công trong nghề dạy học chính là người Thầy phải giải phóng đượcmọi tiềm năng trong học sinh Việc tạo ra những tình huống có vấn đề, nhữngmâu thuẫn trong nhận thức, những hoạt động khám phá sẽ kích thích được nhucầu khám phá của học sinh, tạo động lực cho quá trình học tập

Trang 11

Dưới đây là một giáo án được thiết kế theo hướng kích thích khả năng tìmtòi của học sinh:

Giáo án thứ nhất:

BÀI 14: DI TRUYỀN LIÊN KẾT

Trên cơ sở những kiến thức về quy luật phân li độc lập của Menden và tương tác gen, giáo viên lần lượt đưa ra các câu hỏi có vấn đề từ đó giúp học sinh có thể tự trang bị các kiến thức về hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen

- Chia bảng kiểm tra bài cũ bằng bài tập như sau(ghi một bên góc bảng):

Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng(A), vỏ trơn(B) trội hoàn toàn so vớicác tính trạng hạt xanh(a), vỏ nhăn(b); các cặp alen này di truyền độc lập Laicây mẹ hạt vàng, vỏ trơn thuần chủng với cây bố hạt xanh, vỏ nhăn thu được F1

toàn cây hạt vàng, vỏ trơn Đem các cây F1 lai phân tích thì Fa thu được bốn loại

Trang 12

kiểu hình với tỉ lệ: 1 hạt vàng, vỏ trơn : 1 hạt vàng, vỏ nhăn : 1 hạt xanh, vỏtrơn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn Viết sơ đồ lai từ P → Fa?

Fa 1 AaBb : 1 aaBb : 1 Aabb : 1 aabb

Sau khi sửa bài cho học sinh(không xóa bảng), tôi tiến hành các bước dạy quy luật di truyền liên kết hoàn toàn:

Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan:

Ptc ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt

F1: 100% thân xám, cánh dài

đực F1 thân xám, cánh dài x cái thân đen, cánh cụt (lai phân tích)

Fa : 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh cụt

Giáo viên mở đầu bằng các câu hỏi

Giáo viên: Ptc, F1 thu được đồng loạt ruồi giấm thân xám, cánh dài Điều nàycho phép ta kết luận gì?

Học sinh: Tính trạng thân xám trội hơn thân đen, cánh dài trội hơn cánh cụt Giáo viên: Đây là phép lai mấy cặp tính trạng? Đó là tính trạng nào?

Học sinh: Hai cặp tính trạng: tính trạng màu sắc thân và tính trạng độ dài cánh

Trang 13

Giáo viên: (Chỉ lên bảng cho so sánh kết quả của hai bài tập) Kết quả thí

nghiệm thu được ở Fa có gì khác so với thí nghiệm của Menđen khi lai phântích hai cặp tính trạng(bài tập kiểm tra bài cũ)?

Học sinh: Menđen thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ : 1 : 1 : 1 : 1; phép lai của

Moocgan thu được 2 loại kiểu hình với tỉ lệ: 1 : 1

Giáo viên: (Chỉ lên bảng cho so sánh hai bài tập)Kiểu gen ở F1 trong hai thínghiệm?

Học sinh: Bố mẹ thuần chủng nên F1 dị hợp hai cặp gen

Giáo viên: Vì sao F1 đều dị hợp hai cặp gen mà trong thí nghiệm của Moocganchỉ tạo ra hai tổ hợp, hai loại kiểu hình, còn trong thí nghiệm của Menđen cho 4

tổ hợp, 4 loại kiểu hình? Giải thích như thế nào về sự khác nhau đó?

Đây là câu hỏi có vấn đề Đến đây trong học sinh sẽ xuất hiện sự mâu thuẫn

giữa cái đã biết là dị hợp về 2 cặp gen thì cho 4 loại giao tử nhưng vì sao trongthí nghiệm này cho 2 loại giao tử Các em sẽ đặt các giả thuyết, tìm các phương

án trả lời khác nhau Giáo viên sau khi để các em thảo luận, có thể dùng các câuhỏi để gợi mở vấn đề

Giáo viên: Tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình thu được ở Fa trong thí nghiệm của

Mooagan giống với phép lai mấy cặp tính trạng?

Học sinh: Phép lai một cặp tính trạng

Giáo viên: Ruồi giấm cái trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?

Học sinh: Một loại giao tử

Giáo viên: Fa thu được 2 tổ hợp thì ruồi đực F1 cho mấy loại giao tử?

Học sinh: Hai loại giao tử

Giáo viên: Vậy giải thích như thế nào dị hợp 2 cặp gen cho 2 loại giao tử? Các

em có những phương án giải thích nào?

Học sinh: Giả thiết rằng 2 cặp gen qui định 2 tính trạng màu sắc thân và tính

trạng độ dài cánh nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể

Trang 14

Giáo viên: Điều này có thể xảy ra hay không? Lấy ví dụ minh họa?

Học sinh: Có thể, vì ở người bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 46 mà có tới

25000 gen; như vậy trên một nhiễm sắc thể chứa rất nhiều gen(Học sinh đã học

ở bài Điều hòa hoạt động của gen)

Giáo viên: Các cặp gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể thì khi giảm phân

chúng phân li như thế nào?

Học sinh: Phân li cùng nhau trong quá trình giảm phân

Giáo viên: Dị hợp 2 cặp gen nhưng cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, trong

quá trình giảm phân chúng phân li cùng nhau do đó tạo 2 loại giao tử Hướng

dẫn học sinh cách viết kiểu gen khi các gen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.

Viết sơ đồ lai?

Học sinh: Viết sơ đồ lai

Giáo viên: Rút ra kết luận quy luật di truyền liên kết hoàn toàn(khi các gen cùng

nằm trên một cặp nhiễm sắc thể)?

Học sinh: Các gen nằm trên 1 nhiễm sắc thể cùng phân li và tổ hợp cùng nhau

trong quá trình giảm phân và thụ tinh đưa đến sự di truyền đồng thời của nhómtính trạng do chúng quy định

Giáo viên: Thế nào là nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết?

Học sinh: Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên cùng 1 nhiễm sắc

thể thì phân ly cùng nhau trong quá trình phân bào và tạo thành nhóm gen liênkết, nhóm tính trạng liên kết

Giáo viên: Cách tính số nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết?

Học sinh: Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng số nhiễm sắc thể trong bộ đơn

bội của loài đó Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết

Giáo viên: Ở người 2n = 46, có bao nhiêu nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng

liên kết?

Học sinh: n = 23, có 23 nhóm gen liên kết, nhóm tính trạng liên kết

Trang 15

Các bước dạy quy luật di truyền liên kết không hoàn toàn

Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan:

Ptc ruồi giấm thân xám, cánh dài x ruồi giấm thân đen, cánh cụt

F1: 100% ruồi giấm thân xám, cánh dài

cái F1 thân xám, cánh dài x đực thân đen, cánh cụt (lai phân tích)

Fa : 0,415 thân xám, cánh dài : 0,415 thân đen, cánh cụt : 0,085 thân xám, cánhcụt : 0,085 thân đen, cánh dài

Tương tự như thí nghiệm di truyền liên kết hoàn toàn, giáo viên đặt các câu hỏi giúp học sinh có thể xác định tương quan trội - lặn của các tính trạng đem lai, xác định kiểu gen ở F 1

Giáo viên: Trong thí nghiệm này của Moocgan kết quả ở Fa có gì khác so với

thí nghiệm liên kết gen ở trên? Khác với phép lai phân tích của Menđen như thếnào?

Học sinh: Fa thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, Fa phân li

kiểu hình không theo tỷ lệ 1 : 1 : 1 : 1

Giáo viên: Ở thí nghiệm trên các em đã biết gen qui định tính trạng màu sắc

thân và gen qui định độ dài cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể Vậy vì saocác cặp gen nằm trên một cặp nhiễm sắc thể lại cho kết quả lai phân tích với 4

loại kiểu hình, tỉ lệ 0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085?

Đây là câu hỏi có vấn đề, trong học sinh xuất hiện mâu thuẫn và các em tìm các

phương án, đặt các giả thuyết để trả lời Giáo viên sau khi để các em thảo luận,

có thể dùng các câu hỏi để gợi mở vấn đề

Giáo viên: Ruồi đực trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?

Học sinh: Một loại giao tử

Giáo viên: Để thu được 4 loại kiểu hình với tỉ lệ không bằng nhau, ruồi cái

trong phép lai phân tích cho mấy loại giao tử?

Trang 16

Học sinh: Bốn loại giao tử với tỉ lệ khơng bằng nhau

Giáo viên: Vì sao xuất hiện các loại giao tử khơng do liên kết gen hồn tồn tạo

thành? Trong quá trình giảm phân tạo giao tử xảy ra hiện tượng gì? Các em giảithích như thế nào về hiện tượng trên?

Học sinh: Giả thuyết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử, ở một số tế bào

các gen cĩ hiện tượng bắt chéo trao đổi đoạn tạo các giao tử hốn vị

Giáo viên: Hiện tượng này cĩ thể xảy ra hay khơng?

Học sinh: Cĩ thể, vì trong quá trình giảm phân vào kì đầu I, các nhiễm sắc thể

bắt chéo trao đổi các đoạn gen với nhau

Giáo viên: Qui ước gen? Viết sơ đồ lai?

Học sinh: Viết sơ đồ lai

Giáo viên: Hốn vị gen ở ruồi giấm chỉ xảy ra ở giới nào?

Học sinh: Giới cái, khơng xảy ra ở giới đực

Giáo viên: Tỉ lệ giao tử hốn vị biểu hiện tần số hĩan vị gen(f) Cơng thức tính

tần số hốn vị gen?

Học sinh:

f = tổng các loại giao tử hoán vị(hoặc tổng cá thể có tái tổ hợp gen)

tổng các loại giao tử tạo ra(hoặc tổng cá thể tạo ra) x 100%

Giáo viên: Các giao tử hốn vị cĩ tỉ lệ như thế nào so với giao tử bình thường? Học sinh: Nhỏ hơn giao tử bình thường nên tần số hốn vị gen(f) thường nhỏ

hơn 50%

Giáo viên: Vị trí các gen phân bố trên nhiễm sắc thể ảnh hưởng như thế nào tới

tần số hốn vị gen?

Học sinh: Các gen càng nằm gần nhau thì tần số hốn vị gen càng nhỏ, các gen

càng nằm xa nhau thì tần số hốn vị gen càng lớn

Trang 17

Giáo án thứ hai:

BÀI 16: DI TRUYỀN NGOÀI NHIỄM SẮC THỂ Cho bài tập như sau(ghi một bên góc bảng):

Ở đậu Hà Lan các tính trạng hạt vàng(A) trội hoàn toàn so với các tính

trạng hạt xanh(a) Phép lai thuận: Lai cây mẹ hạt vàng thuần chủng với cây bố

hạt xanh thu được F1 toàn cây hạt vàng

Phép lai nghịch: Lai cây bố hạt vàng thuần chủng với cây mẹ hạt xanh thu được

F1 toàn cây hạt vàng

Viết sơ đồ lai từ P → F1 trong các phép lai trên?

Học sinh:

Phép lai thuận:

Trang 18

Các bước dạy di truyền theo dòng mẹ

Tóm tắt thí nghiệm của Coren:

Lai thuận nghịch ở cây hoa phấn

Giáo viên mở đầu bằng các câu hỏi

Giáo viên: Đây là phép lai mấy cặp tính trạng? Đó là tính trạng nào?

Trang 19

Học sinh: Kết quả F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren khác nhau

còn F1 trong phép lai lai thuận và lai nghịch của Menden là giống nhau

Giáo viên: Nhận xét kiểu hình của F1 trong phép lai thuận và lai nghịch so với mẹ?

Học sinh: Kiểu hình của F1 trong phép lai thuận và lai nghịch giống mẹ: mẹ cây

lá đốm thì F1 cây lá đốm, mẹ cây lá xanh thì F1 cây lá xanh

Giáo viên: Các em hãy giải thích hiện tượng trên?

Đây là câu hỏi có vấn đề, mâu thuẫn trong nhận thức của học sinh xuất hiện,

chưa biết giải quyết Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm tìm phương án giải quyết vấn đề Sau khi thảo luận nhóm xong thì giáo viên cho học sinh phát biểu

và hướng học sinh đến giả thuyết đúng bằng các câu hỏi gợi mở

Giáo viên: Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Menden

so với nhau như thế nào?

Học sinh: Giống nhau

Giáo viên: Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren so với nhau như thế nào?

Học sinh: Giống nhau

Giáo viên: Nhân của hợp tử F1 trong phép lai thuận và lai nghịch của Coren giống nhau Vậy tính trạng màu sắc lá cây có phụ thuộc vào gen trong nhân tế bào không?

Trang 20

-Phép lai nghịch: tế bào chất chứa tế bào chất nhiều của tế bào sinh dục mẹ cây

lá xanh

Giáo viên: Vậy tính trạng màu lá cây hoa phấn phụ thuộc vào thành phần nào

của tế bào?

Học sinh: Giả thiết rằng tính trạng màu lá cây do gen trong tế bào chất của tế

bào sinh dục cái qui định

Giáo viên: Hiện tượng trên có thể xảy ra không?

Học sinh: Có thể, trong thụ tinh giao tử đực có kích thước nhỏ, giao tử cái có

kích thước lớn và hợp tử được tạo thành có tế bào chất chủ yếu của tế bào sinh dục cái Trong tế bào chất có các bào quan như: ti thể, lục lạp có chứa ADN

Giáo viên: Em rút ra kết luận gì về hiện tượng di truyền theo dòng mẹ?

Học sinh: Di truyền theo dòng mẹ có kết quả lai thuận và lai nghịch là khác

nhau, con lai thường mang tính trạng của mẹ

Việc khơi dậy ngọn lửa đam mê trong mỗi học sinh đã là một việc khó đốivới giáo viên nhưng việc duy trì ngọn lửa ấy như thế nào thì còn là bài toán nangiải với những người làm công tác giáo dục Với kinh nghiệm bản thân, tôi nhậnthấy, chính trong quá trình học tập, các em học sinh tự khám phá ra tri thức lại lànguồn động lực, nguồn nhiên liệu dồi dào để duy trì và thổi bùng lên ngọn lửađam mê ấy

Trong hành trình đi tìm tri thức, việc định hướng của giáo viên cũngkhông kém phần quan trọng Đối với học sinh giỏi, không phải chỉ dừng lại ởviệc các em đã đọc được bao nhiêu tài liệu, nhớ được bao nhiêu nội dung màquan trọng hơn là biết khai thác và sử dụng các tài liệu đó như thế nào? Nhưvậy, giá trị của một tài liệu phụ thuộc vào khả năng khai thác và phạm vi sửdụng để đạt hiệu quả trong công việc và giáo viên chính là người định hướngviệc sử dụng tài liệu của học sinh Trong quá trình dạy học, người giáo viên phảiđưa ra những mục tiêu kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần phải đạt tới và dựatrên những đơn vị kiến thức cơ bản, học sinh sẽ sử dụng tài liệu tham khảo đểthực hiện các mục tiêu mà giáo viên đã đề ra Trong quá trình này, học sinh sẽphải huy động mọi nội lực của bản thân để tìm ra con đường ngắn nhất, chính

Trang 21

xác nhất để đi tới đích cần đạt Như vậy, thông qua việc làm này sẽ giải phóngđược năng lực sáng tạo của học sinh.

Một điểm cũng hết sức quan trọng là cần quan tâm đến tâm lí lứa tuổi, tạo

áp lực vừa đủ trong quá trình dạy học Một áp lực vừa đủ, phù hợp với từng giaiđoạn không những đạt được mục tiêu dạy học mà còn thúc đẩy quá trình học tậpcủa học sinh

2 Phương pháp học của trò

Với khối lượng kiến thức khổng lồ, tự học là điều kiện tất yếu trên conđường thành công Mặc dù gọi là “Tự học” nhưng giáo viên vẫn phải là ngườiđịnh hướng cho quá trình tự học của học sinh Tôi cho rằng hướng dẫn học sinh

tự học là điều rất quan trọng, vì con đường ngắn nhất để học sinh đạt được kếtquả học tập tốt là phải tự học, tự nghiên cứu Nhưng động lực để giúp các em tựhọc, tự nghiên cứu chính là niềm say mê, hứng thú đối với môn học Vậy làmsao để khơi gợi được niềm say mê, hứng thú học tập của học sinh? Những giảipháp mà trong nhiều năm qua tôi đã và đang thực hiện:

Bước 1: Nêu ra những quyền lợi khi học đội tuyển

Ngoài những quyền lợi được quy định của trường thì mỗi học sinhkhi tham gia đội tuyển còn có cơ hội nhận được phần thưởng (không cao) do bảnthân tôi sẽ tặng khi học sinh nào đạt tổng điểm cao nhất trong từng chuyên đề.Theo tôi nhận thấy, mặc dù phần thưởng có giá trị vật chất rất nhỏ nhưng nó đãđem lại một giá trị tinh thần nhất định, các em rất cố gắng để khẳng định mìnhtrước tập thể

Bước 2: Thành lập đôi bạn học tập (có thể thay đổi theo từng chuyên đề

trong quá trình bồi dưỡng)

Sau khi được giáo viên giới thiệu về chuyên đề thì học sinh sẽ thành lậptừng cặp một để chuẩn bị hoàn thành chuyên đề và báo cáo

Bước 3: Giáo viên cung cấp thêm nguồn tư liệu và nêu những yêu cầu cần

đạt được của từng chuyên đề

Bước 4: Báo cáo, thảo luận (học sinh) và chuẩn hóa kiến thức (giáo viên) Bước 5: Giáo viên tổng hợp thành sản phẩm hoàn chỉnh (đề cương)

Bước 6: Kiểm tra, đánh giá

Trang 22

Song song với việc trang bị, tích lũy kiến thức cho học sinh thì cũng cầntăng cường khâu kiểm tra, đánh giá Ngoài kênh đánh giá của giáo viên thì vớiđối tượng học sinh giỏi, việc khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh là mộtviệc làm cần thiết Mỗi tuần, các học sinh trong đội tuyển làm một bài kiểm tra

để rèn sức bền thần kinh, rèn kĩ năng trình bày Ngoài ra, qua mỗi bài kiểm tra,tôi còn khai thác năng lực tự đánh giá của học sinh Việc tổ chức chấm chéo bài,học sinh phải chỉ ra trong từng câu trả lời của bạn, những điểm nào trùng vớimình, những điểm nào khác Sau đó, học sinh phải tự đánh giá xem những điểmkhác đó là đúng hay sai hoặc chưa thể khẳng định Trong trường hợp chưa thểkhẳng định chắc chắn thì sẽ đưa ra trước lớp để cùng thảo luận và giáo viên sẽ làngười đánh giá cuối cùng

Thông qua mỗi bài chấm, học sinh sẽ học được từ bạn kĩ năng, cách trìnhbày và còn được bổ sung thêm kiến thức; đồng thời những khiếm khuyết nàotrong bài của bạn cần tránh

Sau đây, tôi xin giới thiệu về một phần trong sản phẩm của đội tuyển 11Sinh khi học phần Tuần hoàn máu:

Chuyên đề 1: CấU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

- Sơ lược vấn đề điện tim

* Hướng dẫn học sinh thực hiện

- Học sinh sưu tầm các tài liệu liên quan từ các nguồn khác nhau dưới dạng

kênh hình, kênh chữ

Trang 23

- Nghiên cứu tài liệu, quan sát hình dạng ngoài của tim, vẽ mô phỏng giải phẫutim

- Tìm hiểu các thông tin liên quan tới từng yếu tố cấu tạo của tim: cơ tim, van tim,các buồng tim

- Thiết lập mối quan hệ về các vấn đề cần nghiên cứu: mối quan hệ thứ bậc,quan hệ ngang hàng, quan hệ phụ thuộc hay quan hệ song song

- Mô tả, phân tích đường đi của máu, sự phân phối máu ở các tổ chức khác trongtrong cơ thể

- Tạo tư liệu học tập thông qua sự thiết lập sơ đồ về mối liên quan giữa các

và xương sườn, hơi lệch trái.

Nằm trong trung thất, giữa 2 lá phổi, trên cơ hoành, sau xương ức

và xương sườn, hơi lệch trái.

Bơm hút đẩy máu

Bơm hút đẩy máu

Hình tháp, 1 đáy, 1 đỉnh,

3 mặt (ức sườn, mặt hoành, mặt phổi trái) Khối cơ đặc biệt

Trang 24

Sơ đồ 1: Hình dạng ngoài, vị trí, chức năng của tim.

Sơ đồ 2: Cấu tạo không đối xứng của tim.

đóng

và mở nhịp nhàng

định hướng dòng máu chảy một chiều

về tim

và rời khỏi tim

Vòng tuần hoàn nhỏ xuất phát

từ tâm thất phải đến hai lá phổi rồi trở về tâm nhĩ trái của tim

Đoạn đường ngắn  áp lực đẩy máu của tâm thất phải không cao (khoảng 30mmHg)  thành tâm thất phải tương đối mỏng.

Vòng tuần hoàn lớn xuất phát từ tâm thất trái đến tất cả các cơ quan trong cơ thể rồi trở về tâm nhĩ phải của tim Đoạn đường này dài, cần 1 áp lực đẩy máu rất cao của tâm thất trái (khoảng 120mmHg),  thành tâm thất

rất dày.

Cấu tạo không cân xứng giữa hai nửa quả tim, nhất là giữa hai tâm thất nên khi tâm thất phải co làm cho tim vặn sang bên trái, hiện tượng này làm mất sự cân xứng giữa hai

nửa tim.

Trang 25

Sơ đồ 3: Hệ thống các van tim

Hình 2: Một số van tim

Trang 25

Nhịp tim tăng Vận chuyển khí (O2, CO2), chất dinh dưỡng, chất độc,

hoocmon

Huyết áp động mạch không đổi

Huyết áp động mạch giảm

Tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài.

Nhu cầu máu của các

cơ quan cao

Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim giảm

Một phần máu quay trở lại tâm nhĩ.

CO2), chất dinh dưỡng,

Trang 26

Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi

Sơ đồ 4: Hiện tượng hở van tim hai lá.

I Đặc điểm sinh lí của cơ tim

1) Tính hưng phấn: khả năng đáp ứng của cơ tim khi kích thích

+ Nếu kích thích có cường độ thấp, cơ tim không đáp ứng,

+ Kích thích đến ngưỡng thì cơ tim đáp ứng bằng cách co cơ tối đa

+ Nhờ tính hưng phấn đặc biệt của cơ tim mà hoạt động co cơ tim theoquy luật “tất hoặc không có gì”

2) Tính trơ: không đáp ứng với kích thích.

+ Nếu kích thích cơ tim giai đoạn đang co (tâm thu), dù kích thích mạnhtrên ngưỡng thì cơ cũng không đáp ứng gọi là giai đoạn trơ tuyệt đối

+ Nếu kích thích vào cuối thời kỳ tâm thu, lúc cơ tim đang giãn tim sẽ đápứng bằng co bóp phụ, gọi là ngoại tâm thu Sau đó tim nghỉ lâu hơn gọi là thời

kỳ nghỉ bù Tính trơ có chu kỳ, vì lặp đi lặp lại

+ Nhờ tính trơ mà cơ tim không co cứng khi có những khích thích liêntiếp

3)Tính dẫn truyền: Cơ tim và hệ thống nút có khả năng dẫn truyền xung động:

tốc độ dẫn truyền ở nút xoang, bó His là 0,05m/s; cơ nhĩ thất và mạng purkinje

là 1m/s, cơ tâm thất 4m/s

4) Tính nhịp điệu: khả năng phát xung động nhịp nhàng của hệ thống nút: nút

xoang phát từ 120 – 150 xung động/phút, gọi là nút dẫn nhịp (Keith – Flack,pace maker) Nút nhĩ thất: 50 – 60 xung động/phút, bó His 30 – 40 xungđộng/phút

 Nhờ các tính chất trên trong cơ thể tim tự co bóp nhịp nhàng và khi

tách khỏi cơ thể tim vẫn tự động co bóp nếu được nuôi dưỡng tốt.

Vận chuyển khí (O2,

CO2), chất dinh dưỡng, chất độc, hoocmon

- Co bóp nhịp nhàng của các buồng tim cùng với vai trò của các van tim mà máu chảy theo một chiều.

Trang 27

Sơ đồ 5: Các qui luật hoạt động của tim và ý nghĩa.

Hình 3: Hệ dẫn truyền tim

a Chu kì tim binh thường; b Chu kì tim bị rối loạn

Hình 4: Chu kì tim (Nguồn: Hatier SVT 2nd, 2010 p 205)

Trang 28

Sơ đồ 6 : Khái quát về tuần hoàn và áp suất riêng phần của các khí ở các bộ phận

khác nhau

(Nguồn: http://www.medicalorama.com/encyclopedie/6387)

II Thể tích tâm thu: lượng máu tống vào động mạch/một lần tim đập, người

thường 60 - 70ml/1 lần tâm thu Người luyện tập thể dục thường xuyên đạt giátrị tối đa 160 - 200ml/1 lần tâm thu

- Thể tích tâm thu phụ thuộc vào:

+ Lượng máu tĩnh mạch trở về tim

+ Tốc độ dòng máu tĩnh mạch trở về tim trong một đơn vị thời gian Thờigian dòng máu tĩnh mạch trở về tim càng nhỏ thì tần số nhịp tim càng cao

+ Tần số nhịp tim

+ Kích thước buồng tâm thất (tỷ lệ thuận với thể tích tâm thu)

+ Lực bóp của cơ tim, thể tích máu đọng trong tim, vào tư thế của cơ thể

ở người bình thường, thể tích tâm thu khoảng 60-70ml ở tư thế nằm ngang, các

Trang 29

điều kiện cơ học đảm bảo cho máu về tim dễ dàng, thể tích tâm thu của ngườikhông tập luyện là 100ml Hoạt động cơ bắp vẫn trong tư thế nằm, thể tích tâmthu khoảng 100-120ml.

Thể tích tâm thu tối đa còn phụ thuộc vào giới tính: ở phụ nữ trẻ, trong tưthế nằm tĩnh là 70ml, hoạt động cơ bắp là 100ml Do kích thước buồng tim của

nữ nhỏ hơn, thể tích tâm thu của nữ nhỏ hơn của nam giới 25% Phụ thuộc vào

t-ư thế, máu tĩnh mạch trở về tim ở tt-ư thế đứng ít hơn tt-ư thế nằm Bởi vậy thể tíchtâm thu của người khi ở tư thế nằm cao hơn tư thế đứng 30-40 %

+ Thể tích tâm thu còn phụ thuộc vào lượng máu tuần hoàn chung, giữahai đại lượng này có mối tương quan dương tính rất cao Những người có lượngmáu tuần hoàn chung cao thì thể tích tâm thu cao

+ Thể tích tâm thu ở người già thấp hơn người trưởng thành khoảng 20%,giảm thể tích tâm thu ở người cao tuổi có thể do khả năng co bóp cơ tim giảm

- Người luyện tập thể dục thường xuyên

+ Ở mức độ nhất định, thể tích tâm thu tăng cùng với công suất vận động

ở nhiều người, thể tích tâm thu đạt tới mức tối đa khi vận động với lượng vậnđộng chỉ đòi hỏi gần 40% mức hấp thụ O2 tối đa của người đó Khi công suấtvận động tiếp tục tăng thì tần số tim cũng tăng, thời gian nạp máu vào tâm thu bịrút ngắn sẽ gây cản trở sự tăng thể tích tâm thu

+ Thể tích tâm thu tăng lên trong các bài tập công suất lớn và công suấttrung bình, đạt cao nhất từ 180 – 200 ml ở bài tập công suất dưới tối đa

* Lưu lượng tim (thể tích/phút): lượng máu tim tống ra động mạch trong

một phút

Trung bình khối lượng máu tống vào động mạch của tâm thất vào khoảng4-5 lít/phút Lượng máu từ tâm thất trái bơm vào vòng tuần hoàn lớn, tâm thấtphải đẩy vào vòng tuần hoàn nhỏ cân bằng nhau

- Lưu lượng tim phụ thuộc vào:

+ Kích thước cơ thể ở đàn ông, giao động từ 4-6 l/phút, phụ nữ3-5l/phút Để có thể so sánh thể tích ở những người có kích thước cơ thể khác

nhau, người ta sử dụng chỉ số tim Đó là tỷ lệ lưu lượng tim với diện tích bề mặt

của cơ thể

CI = CO/BSA = (SV*HR)/BSA lít/phút.m

2 Trong đó: CI: chỉ số tim

CO: lưu lượng tim

SV: thể tích tâm thu HR: tần số co bóp của tim

Trang 30

BSA: diện tích bề mặt cơ thể

Chỉ số tim trong yên tĩnh khoảng 3-3.5l/ph/m 2

+ Hoạt động cơ bắp có liên quan đến hoạt động tuần hoàn cần phải vậnchuyển đến các cơ đang vận động một lượng máu chứa nhiều ôxy Bởi vậy, hoạtđộng của tuần hoàn có liên quan trực tiếp đến trao đổi chất của cơ thể được đobằng khả năng hấp thụ O2

+ Lưu lượng tim là chỉ số chung tổng hợp cho sự hoạt động của tim Chỉ

số này phụ thuộc vào thể tích tâm thu và tần số nhịp tim Công thức tính thể tíchphút theo quy ước quốc tế như sau: CO = SV x HR hoặc Q = Qs x fc

Q - CO: lưu lượng tim; Qs - SV: thể tích tâm thu; fc - HR: tần số co bópcủa tim

Từ công thức trên, lưu lượng tim có thể thay đổi khi thay đổi một tronghai đại lượng Ví dụ: trong điều kiện nghỉ ngơi yên tĩnh, nhịp tim bình thườngcủa người trưởng thành là 70l/phút, thể tích tâm thu 70ml, lưu lượng tim sẽ là:

Q = Qs x fc = 70ml x 70lần/phút = 4.9 l/phút

Khi vận động tối đa, nhịp tim đạt 200lần/phút, thể tích tâm thu tăng lên

180 - 200ml, lưu lượng tim (180 - 200ml x 200lần/phút = 36 – 40 l/phút) lên gấp

6 - 7 lần so với nghỉ ngơi yên tĩnh Ở phụ nữ, thể tích tâm thu trong hoạt độngtối đa nhỏ hơn và lưu lượng tim cũng nhỏ hơn (120 -160ml x 200lần/phút = 24– 32 l/phút)

Ngày đăng: 28/12/2017, 17:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w