Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
44,31 KB
Nội dung
DẪN NHẬP Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên.Và sự du nhập ấy đã phát triển dần và đạt đến đỉnh điểm vào thời Lý Trần.Có thể nói vào thời này, Phật giáo ảnh hưởng hết sức tự nhiên đến mọi lảnh vực trong đời sống của người dân Việt.Sự ảnh hưởng ấy đã góp phần tạo nên những đặc trưng nổi bật trong con người Đại Việt.Đó là con người vừa biết kiểm soát thân tâm, phát triển tận cùng khả năng giác ngộ hoàn toàn, lại vừa không ngừng tích cực xây dựng an lành cho cuộc sống, hết mình phục vụ cho nhân sinh dân tộc.Góp sức xây dựng một đất nước Việt Nam, thật sự tự chủ, độc lập và có đủ nội lực đối kháng những thế lực xâm lược mạnh mẽ từ bên ngoài.Cụ thể là cuộc xâm lăng của nhà Tống dưới triều lý (1075-1077), và ba cuộc xâm lăng của quân Nguyên dưới triều nhà Trần(1257-1258, 1258,1287- 1288). Cả hai cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Hoa phát động đều khốc liệt và kéo dài.Nhưng thắng lợi cuối cùng lại thuộc về nước Việt nhỏ bé. Từ những quan điểm và dữ kiện lịch sử nêu trên cho thấy trang lich sử hào hùng thời đại Lý Trần là độc nhất không bao giờ lập lại.Dĩ nhiên bên cạnh yếu tố quan trọng nhân bản là tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc,còn có Phật giáo đóng vai trò hướng đạo.Một trào lưu tư tưởng hưng thịnh, một dòng sản phẩm văn hóa thông suốt và phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước từ thế kỷ x-xiv. Trên cơ sở đó từ trước đến nay, đã có khá nhiều học giả nghiên cứu về lịch sử văn học thời Lý Trần với các tác phẩm như: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên,Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam Trích Quái của Trần Thế Pháp…Gần đây có bộ Việt Nam Phật Giáo Sử Luận tập 1 của Nguyễn Lang,Tập sách Thiền Học Trần Thái Tông của Nguyễn Đăng Thục, tập Thiền Học Đời Trần của Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam. Ngoài ra còn có một số giáo trình lịch sử văn học của các trường Đại Học và các bài viết của Trần Lý Trai trong Tạp Chí Văn Học. Đặc biệt, khi nhận định về hình ảnh con người Đại Việt Mạn Đà La đã viết trong bài”Vài Nét Tìm Hiểu Về Trần Nhân Tông,Vị Tổ Sáng Lập Dòng Thiền Trúc Lâm”như sau :”Một mặt không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác ngộ giải thoát hoàn toàn,mặt khác không ngừng tích cực, xây dựng an lành cho cuộc sống,bằng cách trước hết phục vụ đất nước, dân tộc, những người gần mình và có ân nghĩa đối với cuộc sống của mình”.Thông qua nhận định trên của Mạn Đà La, người viết muốn trình bày cụ thể,rõ nét những đặc trưng hình ảnh con người Đại Việt vào thời Lý Trần. Nhầm mục đích khơi dậy những trang lịch sử văn học hào hùng rực rỡ của dân tộc,những đặc thù của Phật giáo thời Lý Trần. Để một lần nữa khắc sâu hơn kiến thức lịch sử Phật giáo,để mọi giai tầng thế hệ cùng chung niềm tự hào và cảm xúc,cùng thấy rõ giá trị đích thực của Phật giáo, với những đóng góp tích cực trong cuộc trường trinh dựng nước và giữ nước của cha ông ta Như vậy trong phạm vi giới hạn ở bài thu hoạch này, người viết chỉ chọn con người Đại Việt trong thời đại Lý Trần làm đối tượng nghiên cứu thông qua ba tác phẩm” Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, Cư Trần Lạc Đạo của Trần Nhân Tông,Phật Tâm Ca của Tuệ Trung Thượng Sĩ, và một số Tạp Chí khác…. Để làm rõ hơn vấn đề thông qua nhiều tác phẩm, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp.Ngoài ra để tránh sự trùng lập giữa các khái niệm dẫn đến sự trùng lập về mặt ý thức, mà văn học là công cụ thể hiện, người viết chọn phương pháp so sánh, nhầm tránh sự đồng hóa lẫn nhau, phát huy được tính đặc trưng, đặc thù của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, người viết còn sử dụng phương pháp đối chiếu phân tích để làm rõ vấn đề. Đồng thời người viết chủ yếu dựa trên tư tưởng Phật giáo và tư tưởng dân tộc làm tiêu chuẩn, tôn trọng những nguyên tắc thẩm mỹ của một tác phẩm văn học. ĐỀ CƯƠNG 1. PHẦN DẪN NHẬP Phần này người viết trình bày về lý do chọn đề tài,mục đích nghiên cứu,lịch sử vấn đề, phạm vi ,đối tượng và phương pháp nghiên cứu . 1. PHẦN NỘI DUNG Trong phần này người viết trình bày vấn đề qua bốn ý chính 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Xà HỘI THỜI LÝ TRẦN Bối cảnh lịch sử Bối cảnh xã hội Bối cảnh Phật giáo 2. GIỚI THIỆU VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRẦN 3. HÌNH ẢNH CON NGƯỜI ĐẠI VIỆT TRONG Xà HỘI THỜI LÝ TRẦN 1. QUAN ĐIỂM PHẬT TẠI TÂM 1. CON NGƯỜI GIÁC NGỘ VỚI PHẨM HẠNH CAO CẢ 1. CON NGƯỜI ĐÓNG GÓP CHO Xà HỘI Con người đóng góp xã hội trong chiến tranh. Con người đóng góp xây dựng xã hội trong thời bình 4. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT C.PHẦN KẾT LUẬN B.NỘI DUNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Xà HỘI THỜI LÝ TRẦN. a) Bối cảnh lịch sử : Ngay khi vua Lê Long Đĩnh mất (1009), Đào Cam Mốc và sư Vạn Hạnh hợp lực phò Lý Công Uẩn lên ngôi hoàng đế, triều Lý chính thức ra đời.Trong lịch sử Việt Nam, đời Lý là một triều đại lớn, để lại nhiều dấu ấn sâu sắc trên các lĩnh vực như chính trị (dời đô từ Hoa Lư ra La Thành đặt tên là thăng Long, Đặt quốc hiệu nước là Đại Việt, và Trung Hoa thừa nhận nền độc lập của nước ta goi là An Nam Quốc), về quân sự ( phá tan âm mưu của Tống trong việc lợi dụng Chiêm Thành tấn công ta, phá tan tiềm năng xâm lăng mà Tống đã dày công chuẩn bị và tập hợp ở châu Ung, châu Khâm và châu Liêm thuộc Quảng Đông- Quảng Tây Trung Quốc, và ta đã toàn thắng trong trận quyết chiến Như Nguyệt 1071), về văn hóa ( thành lập văn miếu, mở khoa thi đầu tiên). Sau khi Đại Việt thắng lợi trận Chiêm Thành,năm 1069 triều Lý mở rộng lãnh thổ ở ba châu (Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính) tương đương với toàn bộ tỉnh Quảng Bình cộng với phía bắc tỉnh Quảng Trị. Triều Lý trãi qua 9 đời vua (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Lý Huệ Tông, Lý Chiêu Hoàng). Tháng 12-1225 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Triều Trần được dựng lên từ đó ( 1225- 1400 ) và trở thành một trong những triều đại lớn của lịch sử Việt Nam. Nhìn chung thể chế chính trị, kết cấu giai cấp xã hội, đặc trưng kinh tế và văn hóa của triều Trần có những điểm tương đồng với triều Lý, khác nhau cũng chỉ ở mức độ mà thôi.Cho nên sau này các nhà nghiên cứu đã ghép chung hai triều đại tiêu biểu Lý Trần đặt tên chung cho cả giai đoạn từ thế kỷ thứ x-xiv. Đại Việt thời Trần là một trong những quốc gia hùng cường, có uy danh lừng lẫy, ngoại xâm phải kiêng sợ, lân bang phải kính nể. Thời Trần là thời của những nhân vật lịch sử sáng chói. Về chính trị thì có các vị vua nổi tiếng như Trần Thái tông, Trân Thánh Tông, Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông và các vị vương tước xuất chúng mà nổi bật nhất là Trần Nhân Tông.Về quân sự thì có các vị mưu sĩ và dũng tướng như Trần Thủ Độ, Lê Tần,Trần Quang Khải,Trần Nhật Duật,Trần Khánh Dư, Trần Bình Trọng, Trần Quốc Toản, Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão…mà anh hùng nhất là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Người khai sinh ra nền khoa học quân sự Việt Nam. Về văn hóa có Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Tuệ Trung Thượng sĩ, Trần Hưng Đạo…Trãi qua 200 trăm năm cầm quyền triều Trần đã để lại cho lịch sử, những dấu ấn sâu sắc trên nhiều lĩnh vực khác nhau. B) Bối cảnh xã hội: Như vậy sau khi nước ta được giải phóng khỏi ách thống trị ngoại xâm, giai cấp phong kiến nhanh chóng tiến hành xây dựng nhà nước Đại Việt .Với tinh thần yêu nước, dân tộc Đại Việt đã phục khởi mạnh mẽ, hồi sinh những tiềm năng,làm thay đổi bộ mặt của đất nước từ công, nông, thương nghiệp, hành chính quân sự. Đặc biệt tầng lớp lãnh đạo hết sức sùng thượng Đạo Phật mà không hề bài xích tôn giáo khác.Nhìn chung chính sách phù hợp của bộ máy nhà nước đã thể hiện sự quan tâm đúng mức đến tất cả.Vì thế sau ngày độc lập chưa đầy 100 năm, dân tộc ta đã thắng quân Tống, ba lần đẩy lùi bước tiến xâm lược của Nguyên Mông-Một đế quốc vĩ đại từng gồm thâu trọn Châu Á và một nữa Châu Âu. Nhân tố tạo nên những kỳ tích trong thời đại này là con người. Mẩu người tự tin hào hùng, phóng khoáng và trong sáng mà đời sau khó gặp lại, dù trình độ văn minh có ngày càng cao hơn.Ngay giữa lòng xã hội phong kiến, những mẫu người tuyệt vời-mà muôn đời sau thế nhân vẫn ngưỡng mộ-đã hình thành và phát huy tối đa năng lực giác ngộ bản thân để cống hiến và tô điểm cho đời, cho dân và cho nước, dựa trên cơ sở bình đẳng vô sai biệt đối với vạn pháp của nhà Phật . C) Bối Cảnh Phật Giáo: Qua “Sáu lá thư”-tác phẩm xưa nhất của lịch sử văn học và Phật giáo Việt Nam, đã cho thế hệ sau biết biết được về sự ảnh hưởng nhất định của Phật giáo trong đời sống xã hội và sinh hoạt của người dân.”Bằng nổ lực tiếp thu có ý thức phê phán, mà khi người nước ta bắt đầu hùng cứ đế vương, tập thể Phật giáo đã có thể đóng góp một cách tích cực vào việc giải phóng và bảo vệ đất nước trước những tham vọng thôn tính của tập đoàn thống trị Trung Quốc. Cũng nhờ nỗ lực ấy, mà Phật giáo đã thẩm thấu đời sống thường ngày của người dân Việt Nam. Trong liên hệ này, cần nói thêm là sự tiếp thu đó không chỉ xảy ra ở một lĩnh vực”[1]. Tuy nhiên Phật giáo giai đoạn này lại mang tính quyền năng. Đến các thế kỷ VI-VII-VIII và IX, ở Việt Nam có rất nhiều thiền phái kế tiếp nhau thành lập và từng bước khẳng định vị trí của họ. Trong thế kỷ thứ X, Việt Nam giành được quyền tự chủ và khởi đầu xây dựng nhà nước phong kiến, cũng cố chủ quyền và ý thức dân tộc. Trãi qua các triều đại Đinh-Ngô- Tiền-Lê,bên cạnh những nhà lãnh đạo có phần giỏi hơn các các vua thời trước về phương diện học thức, không thể không nhắc đến các thiền vị Thiềnsư: Khuôn Việt, Pháp Thuận, Vạn Hạnh, Giác Hại…những vị thiền sư được trọng vọng và có vị trí cao trong bộ máy nhà nước (làm quốc sư, cố vấn chính trị). Sang đời Trần, vào những năm đầu thời đại, ba phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi- Vô Ngôn Thông-Thảo Đường dần dần nhập thành một và đưa đến sự phát triển lớn của Phái Thiền Yên Tử-Thiền phái duy nhất đời Trần. Theo Nguyên Lang, Đây là thời đại ”Phật giáo nhất tông”[2]. Có thể nói, “Phật giáo Nhất Tông” là đại diện cho Phật giáo đời Trần trong lịch sử Phật giáo Việt nam. Trong triều đại này, Đạo Phật đã phụng sự triệt để không chỉ cho đời sống tâm linh giải thoát mà con cho đời sống xã hội. Như lời của Thiền sư Viên Chứng phát biểu về nguyên tắc hướng dẫn đời sống người dân của một nhà chính trị: đã là người phụng sự dân thì phải lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình,lấy lòng dân làm lòng mình, nhưng đồng thời cũng không quên trao dồi việc tu học bản thân. 2. GIỚI THIỆU VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRẦN Sau khi giành được độc lập,song song với việc xây dựng quốc gia , người Việt Nam còn bắt đầu xây dựng nền văn học viết của mình.Trong văn học Việt Nam từ thời Ngô đến Đinh Lê Lý Trần Hồ thì chỉ có những thành tựu chủ yếu ở hai triều Lý Trần, cho nên được gọi là văn học Lý Trần. Đây là dòng văn học viết đầu tiên của Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển trong bối cảnh nước ta vừa thoát ách đô hộ Bắc thuộc. Hoàn cảnh đó đã tác động trực tiếp đến văn học: “Đó là thời kỳ nhà nước phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển, với những đặc điểm riêng biệt. Nó có nhiều ưu việt và tích cực. Các triều đại phong kiến này đã có những đóng góp to lớn vào việc kháng chiến ,kiến quốc. Âm vang của những chiến công chống xâm lược, của những thành tích xây dựng, và của những thành tựu văn hóa to lớn làm cho văn học thời kỳ này có một dáng vẻ thật huy hoàng, lộng lẫy”[3]. Hầu hết các tác phẩm văn học thời này đều dùng chữ Hán làm chất liệu sáng tác. Đến cuối đời Trần, văn học chữ Nôm bắt đầu xuất hiện. Người Việt lúc này chỉ tiếp thu những thể loại văn học phù hợp và thích ứng với trình độ tư duy, nhu cầu của mình và yêu cầu chung của xã hội.Trong số những thể loại chính, đạt nhiều thành tựu hơn cả là thơ thiền, văn chiếu, thơ tự sự và phú.Thơ thiền thể hiện tư tưởng Thiền tông và bày tỏ cảm xúc mang ý vị Thiền.Tác giả của những thể thơ này đa phần là những vị Thiền sư, những nhà Phật học.Quan điểm sáng tác của các thi sĩ thiền bao gồm nhiều lĩnh vực trong đời sống, nhưng lĩnh vực nào cũng có hai khuynh hướng: Sống cho mình: là tự trao dồi năng lực sống, tự kiềm chế và vượt thoát lợi danh, tài sắc,hòa nhập vào cuộc sống bằng những bản tánh ”cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, không ngừng phát triển tận cùng khả năng giác ngộ hoàn toàn. Sống cho người: Thiền sư mong cầu giải thoát không có nghĩa là thờ ơ với thực tại xã hội, mà ngay lúc dầu sôi lửa bỏng cũng là thiền.Với tâm không dính mắc thì đời là đạo, tâm ấy chính tâm thiền.Do đó mọi người “không ngừng tích cực xây dựng an lành cho cuộc sống, bằng cách trước hết phục vụ đất nước, dân tộc, những người gần mình và có ân nghĩa đối với cuộc sống của mình”. Văn học là nhân học dù ở thời đại nào cũng thế, Nó phản ảnh hiện thực cuộc sống của con người.Vì thế trong bài về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, Trần Đình Sử có viết “Trên thực tế vấn đề con người cá nhân trong văn học không chỉ là nổi băn khoăn ám ảnh đặt ra trong giới nghiên cứu chúng ta, mà từ lâu đã là đối tượng khảo sát và ngày càng thu hút mối quan tâm của các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới”[4]. Như vậy xưa giờ nhiều nhà nghiên cứu đã tốn nhiều công sức để tìm hiểu về con người trong văn học cổ Việt Nam. Đặc biệt có khá nhiều bài viết đề cập đến con người trong văn học thời Lý Trần.Đại để, các nhà nghiên cứu cho rằng con người trong văn học Phật giáo Lý Trần là con người bản lãnh, vô úy, vô ngôn, vô ngã, vô tạp,vô nhiễm, vô niệm, con người tự chủ, tự do phá chấp với trí tuệ siêu Việt đầy sức mạnh. Con ngưới ấy có thể hòa nhập vũ trụ , mang chiều kích lớn. Đó cũng là con người biết kết hợp đạo vào đời,nhập thế tích cực, vào đời để cứu độ nhân sinh, mang những gì tốt đẹp nhất đến con người.Điều đó giảo thích tại sao Thiền sư Huyền Quang, vị Tổ thứ ba Thiền phái Trúc Lâm, tâm đã thanh tịnh, lòng đã trống không mà vẫn cảm nhận cái đẹp dạt dào của mùa xuân khiến cho người đời sau dị nghị trong “xuân nhật tức nhật”[5]. 3. HÌNH ẢNH CON NGƯỜI ĐẠI VIỆT TRONG Xà HỘI THỜI LÝ TRẦN 3.1 QUAN ĐIỂM PHẬT TẠI TÂM Con người có thể ung dung tự do tự tại giữa cõi đời này, là nhờ đã tìm thấy được Phật ở trong lòng. Vì thế mà không ngại gì xông pha với đời.Quan điểm Phật tại tâm của Tuệ Trung Thượng Sĩ trong tác phẩm ” Phật Tâm Ca” đãthể hiện rõ tư tưởng hòa quang đồng trần ấy. Đây là sự kết tinh của một tiến trình phát triển lịch sử tư tưởng Việt Nam, và Phật giáo Việt Nam từ thời vua Lý Thánh Tông, cho đến vua Trần Thái Tông và sau này là Trần Nhân Tông, cũng như các thành viên Thiền phái Trúc Lâm. Chính Trần Nhân Tông sau khi trở thành Tổ khai sáng thiền phái, đã đúc kết tư tưởng này thành tư tưởng con người và Phật giáo Đại Việt. Điều này được ghi vào trong thượng sĩ hành trạng với lời nhận định như sau ”Hổn tục hòa quang, dữ vật vị thường xúc ngỗ, Cố năng thiệu long pháp chủng, du dịch sơ cơ”(Thượng sĩ nhờ hòa quang đồng trần, cùng vật chưa từng xúc phạm nên có thể thiệu long giống pháp, dỗ dắt kẻ sơ cơ)[6]. Ngay bài “Phật Tâm Ca”[7], Tuệ Trung đã khẳng định Phật không phải bậc sáng tạo, Thượng đế hay Thiên thần gì cả; Phật là con người cụ thể, luôn hóa hiện ngay giữa cõi đời trần tục ”Nhược tâm sinh thì thị Phật sinh”(khi tâm sinh thì Phật sinh), và Phật thị hiện giữa đời chẳng khác nào hoa sen thơm ngát vươn lên trong bùn lầy nhơ bẩn “Liên nhị hồng hương bất trước nê”(Nhị sen đỏ thơm chẳng nhuốm bùn) như trong bài “Thị Chúng” [8] mà Ông đã cụ thể hóa bằng hình ảnh hoa sen.Thực ra đây cũng là chủ trương có từ thời Đức Phật, sự chứng đạt là do tự thân tu tập mà vượt thoát từ trong cuộc sống trần tục.Tuệ Trung dấn thân sống dung tục với đời mà đạt ngộ với tông chỉ của thiền sư Tiêu Diêu. Tông chỉ ấy Ông từng trả lời với Trần Nhân Tông ”Hãy quay về tự thân mà tìm thấy tông chỉ, không thể từ ai khác”. Nghĩa là phải tự trở về với chính mình để an trú giải thoát. Do đó chẳng có gì ngạc nhiên khi thấy Tuệ Trung trao Tông chỉ cho Trần Nhân Tông- Người khai sáng ra dòng thiền Trúc Lâm hoạt động cho đời sau này. Rõ ràng Tuệ Trung là người thực hiện chủ trương tìm thấy tông chỉ trong cuộc sống đời thường, nhất là trong bối cảnh xã hội Đại Việt luôn chuẩn bị để đối phó và đập tan các cuộc chiến tranh xâm lược thường trực.Đời sống sinh hoạt Phật giáo luôn gắn liền đời sống sinh hoạt dân tộc. Chủ trương hòa quang đồng trần, tức là phải nhập cuộc với đời sống trần tục, và phải làm cho đời thêm sáng tươi là nhiệm vụ hàng đầu không chỉ dành cho giới Phật giáo mà còn phải huy động toàn thể sức mạnh cả dân tộc.Trên cơ sở đó, chủ trương hòa quang đồng trần được phát biểu với nhiều dạng thức khác nhau trong các tác phẩm của Tuệ Trung và được vận dụng vào trong đời sống thực tiển. Mục đích là làm hưng thịnh đạo pháp, tức là làm phồn vinh đất nước và ngược lại. Cho nên mỗi cá nhân không thể tách rời cộng đồng, không thể buôn bỏ cộc đời, chỉ trong sanh tử mới tìm thấy không có sanh tử, ở trong phàm tục mới có bậc Thánh giác ngộ ở đời.Với cái nhìn như thế các khái niệm đối đãi cần được đập vỡ từ trong nhận thức: “Niết bàn sanh tử mạn la lung Phiền não bồ đề nhàn đối địch” ( Niết bàn và sanh tử ràng buộc lỏng lẻo thôi-Phiền não và bồ đề coi thường cả sự đối nghịch của chúng).Cũng ý tứ này trong bài “Trữ từ tự cảnh văn”[9], Tuệ Trung tuyên bố : “Cầu chân như nhi vọng niệm, Tự dương thanh chỉ hưởng tương ma Xả phiền não như thủ nê hoàng Như nhật ảnh đào hình ban loại“. (Tìm chân như mà giất vọng niệm Có khác chi dối nhau bằng cách thét lớn để ngăn tiếng vang Bỏ phiền não để ngăn niết bàn Thật chẳng khác trốn hình trong nắng trời ) Theo Thượng Sĩ, kinh điển, giới luật, tọa thiền, niệm Phật chỉ nhầm giới thiệu con đường phương thức sống. Con người cần phải sống và thực hành mới có cơ duyên tiếp cận và chứng đạt chân lý. Như vậy, với quan điểm Phật tại tâm, con người không cần đi tìm Phật ở đâu xa, Phật hiện hữu ngay trong tâm thức mình. Ngay từ đầu đời Trần, Quốc sư Viên Chứng-thầy của Trần Thái Tông đã đưa ra quan điểm về Phật “Tâm tịch nhi tri , thị danh chân Phật” (Lòng lặng mà biết, đó là chân Phật )[10].tức là con người thấy rõ chân lý một cách trực tiếp, Đồng nghĩa “kiến tánh”, thấy Phật tính tại tâm và hằng sống theo bản tính thường nhiên, trong sáng, liễu đạt các pháp. Đọc Khóa Hư Lục, chúng ta cũng thấy Trần Thái Tông xác lập con người giác ngộ là con người kiến tánh.Đó là con người biết “Cố thù nội khán”(quay đầu nhìn vào phía bên trong). Tại đây, sự trở về quê nhà chính là con đường giã từ “thả lòng buôn bỏ”sự đắm chìm dục lạc của kẻ lang thang phong trần như bài Khải bạch của Lục thời sám hối khắc họa: “Phượng hoàng đài bạn, hôn hôn thị tửu tham hoan; Anh Vũ lâu tiền, mộng mộng mê hoa thủ lạc” (Bên gác Phượng hoàng say đắm cuộc vui chè rượu Trước lầu Anh Vũ miệt mài cái thú mê hoa)[11]. Đó là hình ảnh về quê nhà, chẳng phải tìm kiếm ở nơi xa xôi của ảo ảnh thiên đường, hay niết bàn mà tác giả diễn đạt bằng hình ảnh “Nhật Viễn gia hương vạn lý trình”(Ngày hết xa quê vạn dậm trường)[12]trong bài Phổ Thuyết Tứ Sơnhay”Đồ trình bất thiệp gia hương đáo”(quê hương đến được đâu cần lối) trong “Niêm tụng kệ”[13], “Bất lao tiến bộ đắc hoàn gia”(đường xa không bước vẫn về) trong “Niêm tụng kệ 19”[14] Trần Thai’ Tông cũng đã phát biểu dứt khoát “Phật thân tất ngã thân thị vô hữu nhị tướng” . (Thân ta tức là thân Phật, không co’ hai tướng) .[15] Rõ ràng Phật là tâm, phàm phu và bậc Thánh chỉ là khái niệm giả danh trên ngôn từ chữ nghĩa của tư duy hữu nghã phân biệt : “Tích vô tâm Kim vô Phật Phàm Thánh nhân thiên như điện Phật Tâm thể vô thị diệt vô phi Phật tính phi hư hiệu phi thật” (Xưa không co’ tâm Nay không có Phật Phàm Thánh người trời nhanh như chớp dật . Tâm thể không phải cũng không trái Phật tính không hư cũng không thật ) Ở “Phật Tâm Ca” Tuệ Trung thượng sĩ đã hát bài ca về Phật giữa trần gian như thế, Phật hoàn toàn không ngoài tâm thức biến hiện. Phật với ta chẳng có gì khác .Phật và ta ở tại cuộc sống đời thường. Con người thật của chúng ta là Phật. Còn con người giả mà chúng ta tưởng thật với cái tâm vọng động của tham sân si là con người giả. Mỗi người cần trở về với con người thật. Đó là lời giải đáp tại sao chúng ta hiện hữu trên đời này. Quan điểm Phật tại tâm đã cung cấp cho con người Đại Việt một lý tưởng sống đẹp , cao quý đủ để tạo một cảm hứng sáng tạo vươn lên, không những cho một đời mà nhiều đời , thậm chí cho đến khi mỗi con người đều trở thành một vị Phật. Sự thành Phật ở đây chính là nhận chân con người thật của chính mình ngay ở cỏi lòng. Có gì để nói khi cuộc sống đang trôi trãi, một tâm thức đang vận hành. Vấn đề đặt ra là thực tại luôn nhiệm màu đối với con người được thể hiện trong Phật Tâm Ca. “ Phật Phật Phật bất khả kiến Tâm Tâm Tâm bất khả thuyết” ( Phật Phật Phật không thể thấy được Tâm Tâm Tâm không thể nói được ). Tuệ Trung đã tuyên ngôn thông điệp thiền “Bất lập văn tự , trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật”. Thế là chừng nào con người còn an trú trong ngôn từ, trong đôi kính màu trần thế, thì còn xa rời thực tại – bây giờ- ở đây. Tuệ Trung chủ trương Phật tại tâm ở trong bài Phật Tam Ca là như thế. Còn thượng sĩ Ngữ Lục thì cho rằng khi mê không biết ta là Phật , hay Phật và chúng sanh không khác nhau: [...]... Tông, “ Phật Tâm Ca” của Tuệ Trung Thượng Sĩ Hãy trình bày những đặc trưng hình ảnh con người đại việt trong thời đại Lý Trần [1] Lịch sử Phật giáo Việt Nam-Lê Mạnh Thát-NXB Thuận Hóa,2001 [2] Việt Nam Phật giáo Sử Luận, tập 1-Nguyễn Lang – NXB VH, Hà Nội,2000 [3] Văn học Việt Nam từ thế kỷ thứ x đến thế kỷ thứ xx-Nguyễn Phạm HùngNXB ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI, 2001 [4] Nhiều tác giả1997.Về con người cá... tinh thần Phật hóa xã hội, đem đến những gì tốt đẹp nhất cho con người II KẾT LUẬN Có thể nói Đạo Phật là ánh sáng của trí tuệ, là suối nguồn từ bi, làm tươi mát hồn người Truyền thống tốt đẹp của người Đại Việt là ứng dụng đạo Phật vào cuộc sống đời thường Cùngvới tư tưởng Phật tại tâm, con người Đại Việt đã tùy duyên mà hòa quang đồng trần , tùy tục vào đời để độ đời.Đơn cử về hình ảnh những người tiêu... chung, Thiền Tông thời Lý Trần nói riêng đã tạo nên đặc trưng con người Đại Việt thời này một bản lĩnh tự tin đặc biệt Bản lĩnh này là đĩnh cao của tinh thần nhân văn thời đại, con người được nâng lân ngang tầm với Phật Con người tin vào bản chất trong sáng thuần khiết vô biên và khả năng vô hạn của bản thân.Từ đó giúp họ có sự tự lực, tự cường, không cần cầu hay hệ lụy, lệ thuộc vào bất cứ cái gì... thọ khổ đau ở đời giữa sự thật vô thường, vô ngã Thời đại Lý Trần là thời đại hình tượng con người vô ngã, được thể nhập vào đời sống hiện thực Trần Thái Tông là nhà lãnh đạo khéo vận dụng triết lý con người vô ngã để thực thi công cuộc xây dựng đất nước Đại Việt Trong bài Phổ Thuyết Sắc thân, Trần Thái Tông khuyến cáo con người, cần nhận thức về con người sự thật vô ngã để bước ra ngoài thế giới khổ... chốn chốn oanh ca bướm múa”[29] Giúp con người gần với thiên nhiên hơn với sự miêu tả cuộc sống đời thường ấy Nếu văn học Phật giáo đời Lý, khi đề cập đến hình ảnh con người, dù là con người vô ngã, vô úy vô ngôn…đi nữa, chỉ gợi chứ ít khi tả thì đến văn học Phật giáo đời Trần, nhất là Trần Thái Tông qua Khóa Hư Lục đã sử dụng bút pháp tả thực để mô tả con người từ hình thể bên ngoài đến nội tâm bên... Thiền Việt Nam Thế Kỷ X đến thế kỷ XIV- Đoàn Thị Thu Vân-TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU QUỐC HỌC VÀ NXB VĂN HỌC HÀ NỘI, 1996 10 .Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, tập 2,Viện KHXHNV, NXB Khoa Học Xã hội, Hà Nội, 1998, 11.Đạo Phật Và Dòng Sử Việt- Phật Học Viện Quốc Tế California, Hoa Kỳ ấn hành, 1998 12.Chân Dung Con Người Trong Thơ Thiền Lý Trần- Quảng Thảo-NXB TÔN GIÁO đề tài: Khi nhận định về hình ảnh con người Đại Việt, ... Phải chăng con người giác ngộ là con người luôn bước ra ngoài thế giới “Đáo xứ mộng trung huyết mộng” .Con người giác ngộ cũng là con người tự do ra vào thế giới vô thường ao ảnh Với tinh thần vô trước, vô trú, con người bước ra khỏi thế giới tư duy hữu ngã, nhị nguyên phân biệt của sự giới hạn hai đầu giữa sinh và tử, đến và đi, có và không, một và khác của các cập phạm trù đối đãi Họ là con người ung... lảnh thổ và chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt ở thế kỷ XIV, cũng như đã và đang là sứ mệnh “giải cứu sinh dân”đối với những quốc gia Phật giáo và toàn thế giới nhân loại Đạo Phật vào Việt Nam bằng cửa ngỏ hòa bình như vào nhà mình, không giống các đạo lý và ý hệ khác đến Việt Nam bằng cách phô trương ầm ỉ, sắt thép… Đạo Phật “sở dĩ” được toàn dân Việt nồng nhiệt đón nhận là vì tín chỉ giáo lý. .. ra người Việt một lối thoát bằng ánh sáng của đạo lý giác ngộ giải thoát và tự chủ; để từ đó, tạo điều kiện nhân duyên cùng với lối sống của người Việt hình thành một nền Văn Hóa Dân Tộc Việt Sáng Đẹp Mà bản chất của nền văn hóa Việt- Phật ấy được thể hiện rõ nét nhất qua hai triêù đại văn minh Lý Trần Đạo Phật đã có cống hiến thực tế to lớn đối với tổ quốc Việt Nam, trong sự nghiệp dựng hước giữ nước,... cho thấy con người Đại Việt đã thể nhập chân tâm đến chổ “Nhất Như” vì “thiền đường chính là chiến trường, chiến trường chính là thiền đường” 3.2 CON NGƯỜI GIÁC NGỘVỚI NHỮNG PHẨM HẠNH CAO CẢ Tinh thần Thiền tông Việt Nam mà các vị vua Trần chủ trương xuất phát và hình thành từ con người “Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm” Tự thân quan điểm này đã khẳng định tính bình đẳng giải thoát của con người trước . người viết trình bày vấn đề qua bốn ý chính 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ Xà HỘI THỜI LÝ TRẦN Bối cảnh lịch sử Bối cảnh xã hội Bối cảnh Phật giáo 2. GIỚI THIỆU VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÝ TRẦN 3. HÌNH. về con người trong văn học cổ Việt Nam. Đặc biệt có khá nhiều bài viết đề cập đến con người trong văn học thời Lý Trần. Đại để, các nhà nghiên cứu cho rằng con người trong văn học Phật giáo Lý Trần. chung, Thiền Tông thời Lý Trần nói riêng đã tạo nên đặc trưng con người Đại Việt thời này một bản lĩnh tự tin đặc biệt. Bản lĩnh này là đĩnh cao của tinh thần nhân văn thời đại, con người được nâng