1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận Hình ảnh con người trong Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông

13 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 30,42 KB

Nội dung

1. A. DẪN NHẬP A. 1. Ý nghĩa và Lý do chọn đề tài Chúng ta hãy lội ngược dòng thời gian nhìn lại những trang sử hào hùng của lịch sử dân tộc Đại Việt hay những triều đại mà Phật giáo nước nhà phát triển mạnh, nhất là thời đại nhà Trần. Trong quá trình phát triển lịch sử Phật giáo Việt Nam, dưới triều đại nhà Trần đã thể hiện rõ sức sống tự lực, tự cường với tinh thần độc lập của dân tộc, không lùi chân, không khiếp sợ trước uy quyền hay một thế lực ngoại ban nào cả, mà thể hiện rõ tính dân tộc của người Việt. Đồng thời, nó đã đi đúng hướng, đúng đường lối của đạo Phật dung hợp với bản sắc văn hoá dân tộc để tạo nên nét đặc thù cho lịch sử Việt Nam, cho nền triết học phương Đông đồng thời cũng như là nền văn học Việt Nam dưới thời Trần. Con đường này phù hợp với quy luật phát triển tâm thức, để phát sinh tuệ giác và trở về với cái tâm thức thanh tịnh vốn có ban đầu, đưa con người đến chổ giác ngộ, giải thoát ngay trong đời hiện tại. Không những thế, Trần Thái Tông còn là người khai mở ra dòng thiền Trúc Lâm hay nói khác hơn Ông là người đặt nền móng cho sự phát triển Thiền Phái Trúc Lâm sau này. Đây là một dòng thiền Việt Nam duy nhất, không ngoại lai. Đó là một nét đặt thù riêng biệt và chúng ta tự hảnh diện về những gì mà văn hóa dân tộc Việt làm được. Chính vì lẽ đó Trần Thái Tông từ một ông vua có quyền lực cao nhất trong xã hội bấy giờ, khi ông tỏ ngộ được giáo lý Phật Đà xuất gia học đạo và trở thành một vị thiền sư đạt đạo ngây giữa cuộc đời này. Đó là một con người phi thường nhất ở nước ta khó có ai từ một địa vị cao quý mà xuất gia học đạo như vậy. Vì lòng kính ngưỡng con người cao quý như thế nên người viết chọn cho mình nhan đề “Hình ảnh con người trong Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông” làm tiêu đề cho mình nghiên cứu. 1. 2. Phương pháp nghiên cứu Để làm sáng tỏ các vấn đề trên, người viết tổng hợp nhiều nguồn tài liệu liên quan và vận dụng phương pháp phân tích bình giải, lập luận, chứng minh,v.v… để làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận đối với các tiêu chí được đề cập trong mạnh đề nói trên. Thực hiện thiên tiểu luận này, người viết chỉ mong chấm phá một nét nho nhỏ cho nếp sống văn hóa thêm thi vị, góp phần tạo thành ngọn gió mát giữa bầu trời oi bức của mùa hè cháy bỏng mà thôi. Cho nên, vì nhận thấy tác phẩm Kháo Hư Lục rất hay và có lợi ích cho mình cho mọi người, nên người viết muốn đi vào trong đó để hé mở cánh cửa tìm hiểu con người mà Trần Thái Tông muốn nhắn gởi gì cho thế hệ như chúng ta. 1. 3. Giới hạn đề tài Đây là một bài tiểu luận thì không đủ để người nghiên cứu trình bày chi tiết và tỉ mỉ một cách sâu sắc hơn về con người trong Khóa Hư Lục được, với lại vốn kiến thức còn nông cạn nên sự nghiên cứu cũng còn hơi sơ sài không được hoàn thiện cho lắm. Trong bài tiểu luận này người nghiên cứu chỉ nhấn mạnh hơn khi nói về “hình ảnh con người trong Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông” mà thôi. Do đó, trong lúc hành văn cũng như cú pháp không được xuông câu lắm, ngưỡng mong Thầy giáo thọ cũng như các thiện tri thức góp ý cho bài tiểu luận lần sau được thành công tốt đẹp hơn. 1. B. NỘI DUNG A. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm 1.1. Sơ lược về tác giả Trần Thái Tông tên Trần Cảnh, con thứ của Trần Thừa, sinh ngày 17-7-1218, mất ngày 4-5-1277, làm vua 33 năm, nhường ngôi 19 năm, (tức năm Mậu Dần niên hiệu Kiến Gia thứ tám triều Lý). Gia thế ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là xã Tức Mặc huyện Mỹ Lộc tỉnh Hà Nam Ninh); ông cha làm nghề đánh cá. Nhờ có công dẹp loạn, họ Trần dần dần có thế lực từ đời Lý Cao Tông. Trần Cảnh mới có tám tuổi được Lý Chiêu Hoàng nhận làm chồng và truyền ngôi cho, lấy hiệu là Thái Tông. Năm Thái Tông lên hai mươi tuổi, Lý Chiêu Hoàng mười chín tuổi đang là Hoàng hậu, bị Trần Thủ Độ ép Thái Tông giáng Chiêu Hoàng làm Công chúa, lấy chị bà là Thuận Thiên, vợ Trần Liễu (anh ruột Thái Tông) làm Hoàng hậu. Lý do vì Thủ Độ nôn nóng Thái Tông có con để kế thừa, mà Chiêu Hoàng chậm con, chị bà đang mang thai. Trần Liễu phẫn uất nổi loạn tháng giêng năm Bính Thân (1236). Do nhiều nỗi khổ và lòng ray rứt bất an, lúc mười giờ đêm ngày mồng ba tháng tư năm 1236, vua Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử đi tu. Vua đem theo một số tùy tùng, nói đi để nghe dư luận dân gian, biết rõ sự thật cho dễ bề trị nước. Sang sông, đoàn người đi về phía đông. Bấy giờ Vua mới nói rõ ý định đi tu với các người tùy tùng và bảo họ trở về. Mọi người đều ngạc nhiên và khóc lóc. Vào khoảng sáu giờ sáng hôm sau Vua đến bến đò Đại Than ở núi Phả Lại. Trời sáng, sợ người nhận ra, Vua lấy vạt áo che mặt mà qua đò, rồi theo đường tắt lên núi. Đến tối, Vua vào nghỉ trong chùa Giác Hạnh, đợi sáng lại đi. Khó khăn trèo núi hiểm, lội suối sâu, con ngựa đã yếu không thể lên núi được nữa, Vua phải bỏ ngựa vịn vào các tảng đá mà đi. Khoảng hai giờ trưa mới đến chân núi Yên Tử. Sáng hôm sau, Vua lên thẳng đỉnh núi và vào tham kiến Thiền sư Trúc Lâm (có lẽ Thiền sư Đạo Viên). Hôm sau, Trần Thủ Độ đem các quan lên núi Yên Tử đón Vua về kinh. Ngày 17-1-1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ), Ngày 29-1-1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoàng (sau là vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, giải phóng Thăng Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần Thái Tông đã trở thành ông vua anh hùng cứu nước. Đây là ông vua vừa đạo đức vừa anh hùng, làm sáng rỡ những trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam. Sau cuộc chiến, đất nước thái bình, Trần Thái Tông nhường ngôi cho con năm 1258 lên làm Thái Thượng Hoàng. Từ đây Thái Tông vừa làm cố vấn cho con, vừa lo nghiên cứu tu thiền. Đến lúc vua Trần Thánh Tông đủ sức đảm đang việc nước, ông lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi Vĩ Lâm cố đô Hoa Lư để an dân lập ấp và tu hành. Khoảng mấy hôm, Thái Tông lặng thinh không nói, đuổi hết kẻ hầu hạ, đem việc nước dặn dò Thánh Tông. Thánh Tông muốn nhờ hai Quốc sư Phù Vân, Đại Đăng nói pháp xuất thế cho Thái Tông nghe. Thái Tông gằn giọng bảo: “Đến trong đây, bớt một mảy tơ dường trên thịt khoét thương, thêm một mảy tơ như trong mắt để bụi. Ba đời chư Phật bốn mắt nhìn nhau, sáu đời Tổ sư thối thân có phần. Dù Phù Vân nói huyền, Đại Đăng thuyết diệu đều là lời thừa, có ích gì đối với cái này?” hưởng dương 59 tuổi. 1.2. Giới thiệu tác phẩm Khóa Hư Lục Trần Thái Tông là một trong những tác giả nỗi bật của Phật giáo Việt Nam, ông vua vừa đạo đức vừa anh hùng, làm sáng rỡ những trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam, đồng thời ông cũng là nhà thơ, nhà văn, một nhà thi sĩ tài ba lỗi lạc và ông để lại cho hậu thế những tác phẩm rất có giá trị văn học nghệ thật như: Theo Thánh Đăng Ngữ Lục, tác phẩm của Trần Thái Tông gồm có Văn Tập, một quyển (đã thất lạc hoàn toàn), Chỉ Nam Ca tức Thiền Tông Chỉ Nam Ca, một quyển (hiện chỉ còn bài tựa Thiền Tông Chỉ Nam Tự chép trong Khóa Hư Lục), Khóa Hư Lục, mười quyển (Trong Khóa Hư Lục, ngoài hai bài tựa trên còn có các bài tựa Kim Cang Tam Muội Kinh Tự, Bình Đẳng Sám Hối Văn Tự, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi Tự). Ngoài các tác phẩm trên, Đại Việt Sử Ký Toàn Thư còn ghi tác phẩm của vua Trần Thái Tông gồm: Năm 1251, viết bài minh dạy các hoàng tử về đạo trung, hiếu, hòa, tốn, ôn, lương, cung, kiệm; năm 1264, làm bài văn bia ở sinh từ để tỏ lòng qúy mến Trần Thủ Độ. Hai tác phẩm này hiện không còn. Thái Tông còn viết Quốc Triều Thông Chế, 20 quyển, Quốc Triều Thường Lễ, 10 quyển và tập thơ Trần Thái Tông Ngữ Tập. Theo sách Việt Nam Phật giáo sử luận thì Trần Thái Tông sáng tác một số tác phẩm sau đây: Thiền Tông Chỉ Nam Ca, Kim Cương Tam Muội Kinh chú giải, Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi, Bình Đẳng Lễ Sám Văn, Khóa Hư Lục, Thái Tông Thi Tập. Ở đây vua tập trung tìm hiểu tác phẩm được vua lúc còn trẻ sau sự bỏ ngôi lên núi Yên Tử càu làm Phật rổi trở lại ngôi vua vừa sáng sáng tác vừa tu thiền, tham vấn các bật cao đức. Nguyên văn tác phẩm không còn, bản Khóa Hư Lục nghiên cứu là dựa vào các bản chữ Hán từ thế kỉ 17,18, 19. Đến tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ dưới sự bảo hộ của trường Viễn Đông Bắc cổ đã cho in lại nguyên bản chữ Hán và dịch ra chữ quốc ngữ. 1.2.1. Ý Nghĩa Nhan Đề Khóa Hư: “Khóa Hư gọi đủ là Khóa Hư Lục, Khóa là nhật khóa, kháo trình, công khóa, tức là những bài riêng biệt nói về thiền học, nghi thức thực tập tu hành. Hư là hư tâm, tâm phải vắng lặng, tịch tỉnh, vô niệm, vô tưởng, mới đạt được đạo. Lục là ký lục, ghi chép những bài viết về thiền, các sáng tác của Trần Thái Tông ở nhiều thời gian khác nhau được tập trung lại. Vậy khóa hư là một bộ sách nói về thiền, muốn đạt về thiền thì tâm cần phải vắng lặng”[1]. Khóa Hư là tác phẩm nỗi bật của Phật giáo thiền đời Trần, từ một tác phẩm văn học được nhân dân ta tôn vinh thành một cuốn kinh nhật tụng. Vì thế còn được gọi là Khóa Hư kinh. Khóa Hư là tác phẩm được tập hợp nhiều bài viết về chủ đề Phật giáo của trần Thái Tông. Theo Đào Duy Anh nhà nghiên cứu dịch thuật, chúng tôi xin giới thiệu nội dung Khóa Hư nghĩa là tu luyện các hư không. Ở phần chú giải ông lại giải thích. Khóa Hư là luyện tập sự hư vô, tức là tu tập đạo hư vô. Theo sách Thiền Chửu thì Khóa Hư diễn nghĩa có viết: cứ theo nghĩa đen thì Khóa là bài học, Hư là trống rỗng. Nghĩa sâu xa là bài học dạy cho ta khiêm nhường… Khóa Hư là thế. Theo Việt Nam Phật giáo sử luận giải thích “Khóa là sự hành trì học tập, Hư là thái độ không cố chấp vào giáo điều”[2]. Theo Thích Phước Đạt giải thích thì “Khóa Hư là sự tu luyện về hư không, là luyện tập sự hư vô thì dễ gây sự ngộ nhận về đạo Phật, thậm chí nói đạo Phật là đạo hư vô thì càng xa rời nguyên ý tác phẩm, mặc dù được biết học giả Đào Duy Anh không thể hiểu đạo Phật như thế”[3]. 1.2.2. Nội Dung Tổng Quát Của Tác Phẩm Trong tác phẩm Khóa Hư Lục Trần thái Tông chia ra gồm: Quyền Thượng gồm: Tứ Sơn, Phổ Thuyết Sắc Thân, Khuyến Phát Tâm Văn, Giới Sát Sinh Văn, Giới Thâu Ðạo Văn, Giới Sắc Văn, Giới Vọng Ngữ Văn, Giới Tửu Văn, Giới Ðịnh Tuệ Luận, Thụ Giới Luận, Niệm Phật Luận, Tọa Thiền Luận, Tuệ Giáo Giám Luận, Thiền Tông Chỉ Nam Tự, Kim Cương Tam Muội Kinh Tự, Lục Thì Sám Hối Khoa Nghi Tự, Bình Ðẳng Lễ Sám Văn Tự, Phổ Thuyết Hướng Thượng Nhất Lộ, Ngữ Lục Vấn Ðáp Môn Hạ, Niệm Tụng Kệ. Quyền hạ: Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi Chữ Khóa (trong Khóa hư) có nghĩa là hành trì học tập. Chữ Hư có nghĩa là với thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều. Như yếu của Khóa là sự siêng năng thực tập thiền học không để cho thời gian luống qua: nhu yếu của Hư là thái độ phá chấp tự do không kẹt vào khái niệm và hình thức. Hai nhu yếu tổng hợp lại thành tinh thần thực tiễn và khai phóng của đạo Phật: thực hiện một cách tinh tiến đạo lý giác ngộ trong tinh thần phá chấp tự do và vô niệm. 1. 2. Hình ảnh con người trong Khóa Hư Lục 2.1. Quan niệm về con người Như chúng ta đã biết, từ lâu con người đã bị chi phối bởi ngũ dục lạc của thế gian chạy theo cuộc hành trình lục đạo luôn hồi trên các nẻo đường sanh tử. Cứ như thế, con người cứ mải mê vọng trần, nên thời gian theo đó hủy diệt tất cả nên: “Tường phù bách niên quang ảnh toàn tại sát-na; tứ đại huyễn thân, khởi năng trường cửu. Mỗi nhật trần lao cốt cốt chung triêu nghiệp thức mang mang”[4]. Nghĩa là: ngày, tháng, năm chỉ là phút chốc. Cái ảo thân tứ đại há được dài lâu. Càng ngày càng đắm trần lao, mỗi lúc mỗi vương nghiệp thức là vậy. Sự hệ luỵ của con người là do vọng niệm khởi lên trong một sát-na. Trong cái khoảnh khắc đó, con người đi ra ngoài tầm kiểm soát của ý thức, dẫn đến các hành động gây khổ đau cho chính mình và xã hội. cho nên nói con người là hữu hạn vì bị giới hạn bởi hai đầu: Sanh và tử, có và không, đến và đi, một và khác. Con người có vượt qua được những giới hạn của những cặp phạm trù đối đãi kia hay không, là ở chỗ con người có chịu thanh lọc tâm thức để thăng hoa đời sống hay không. Nếu con người mải mê chạy theo những dục vọng thấp hèn thì con người sẽ tha hoá và phải bị đọa lạc, phải chuốt lấy những khổ đau và hệ lụy. Cho nên: “Khi xưa tóc mượt má hồng, ngày nay tro xanh xương trắng; khi mưa lệ tưới mây ảm đạm, lúc gió sầu lay nguyệt mơ màng; canh tàn thì quỉ khóc thần sầu, năm muộn thì trâu giày ngựa đạp. Đom đóm lập lòe trong cỏ biếc, côn trùng rên rỉ ngọn dương trơ. Bia đá một nửa phủ rêu xanh, tiều mục đạp ngang thành lối tắt…”[5]. Nhưng cũng từ trong đời sống vô thường đầy ô nhiễm này mà chúng ta vượt qua được những cảm xúc nông nỗi, những dục vọng tầm thường để thăng hoa đời sống tâm thức, thì chúng ta sẽ vượt qua giới hạn của các cặp phạm trù đối đãi và đạt đến pháp thân vô hạn, tình yêu vô lượng, bất sinh bất tử, không đến không đi, không một không khác. Rõ ràng, giữa thế giới hữu hạn và thế giới vô hạn, giữa sanh diệt và vô sanh bất diệt chỉ cách nhau trong gang tấc. Nếu khéo chuyển hóa những khuyết tật, những bất toàn trong thế giới hữa hạn này thì chúng ta sẽ đạt đến bờ bên kia sanh tử khổ đau một cách dễ dàng. Vấn đề mấu chốt là ở chỗ biết nhận thực tại vô thường, khổ, vô ngã để luôn sống tỉnh thức và chuyển hóa cái hữu hạn thành cái vô hạn, chuyển phàm thân thành pháp thân ngay tại cuộc đời này. Chính Thái Tông là người đã gia tâm tham thiền và tìm ra được con người thực của chính mình. Vì thế con người trong Khóa Hư Lục được Trần Thái Tông diễn tả một cách sâu sắc đầy đủ cả hai mặt đạo và đời. Con người ấy luôn chan chứa và nặng lòng yêu thương quê hương đất nước, luôn lấy lợi ích của cộng đồng đặt trên lợi ích cá nhân, ở đó không có bóng dáng của sự ích kỷ, tranh chấp, mà làm sao chỉ ước mong mang lại bình an, hạnh phúc cho người khác. Con người ấy được ông nâng lên một tầm cao hơn đó là sự tu tập buôn bỏ, xem các pháp là vô thường huyễn hóa, danh lợi là tựa phù du, tiền tài danh vọng là sợi dây ràng buộc, từ đó buôn xã tất cả để chứng đắc quả vị giải thoát giác ngộ ngay giữa cuộc đời đầy nhiễm ô này. Khác với thế tục phàm nhân, bậc thâm ngộ giáo lý Phật đà mặc nhiên trong sương gió. Ngày ngày luận đàm diệu nghĩa tánh chơn đêm đêm tĩnh toạ nhàn du thiền định. Sắc tài chẳng khác giấc chiêm bao, danh lợi như là cơn gió thoảng. Thân thanh thản, an nhàn, không quái ngại, tâm tự tại bất biến với tuỳ duyên. Các vị Thiền sư, thi sĩ đã mở rộng lòng mình, hoà quyện với thiên nhiên, tham gia cùng thế cuộc. Luôn sống thức tỉnh và không hãi sợ trước những nghịch cảnh của cuộc đời. 2.2. Con người nhân ái vị tha rộng mở Lúc nào cũng vậy, nhà Trần luôn biết lo cho cái ăn, cái mặc của con người, nghĩa là phải đặt quyền lợi của người dân trên quyền lợi cá nhân. Cho nên, Trần Thái Tông đã thể hiện tấm lòng nhân ái, vị tha và tấm lòng bao dung qua Khóa Hư Lục kể từ khi tiếp nhận lời khuyên của thiền sư Viên Chứng “Phàm làm bậc nhân quân thì lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình, lấy tấm lòng thiên hạ làm tấm lòng của mình”[6]. Để được như vậy, con người phải biết sống hòa hợp, thuận theo đạo lý, chung sống trong một cộng đồng. Mọi người tự ý thức những ham muốn cá nhân, thay vào đó là tấm lòng từ bi nhân hậu. Nếu nói văn học Phật Giáo đời lý, khi đề cập đến hình ảnh con người, dù là con người vô ngã, vô úy, vô ngôn … đi nữa, chỉ gợi chứ ít khi tả thì đến văn học Phật giáo đời Trần, nhất là Trần Thái Tông qua Khóa Hư Lục đã sử dụng bút pháp tả thực về con người có mặc trên cuộc đời này bị chi phối bởi vũ trụ vạn vật, hay nói khác hơn là sự vô thường, chợt có chợt không. “Công danh cái thế, chẳng qua một giấc mộng dài, phú quí, kinh người, khó tránh vô thường hai chữ”[7]. Tranh nhân chấp ngã, rốt cuộc là không, khoe giỏi khoe hay rốt cùng chẳng thật. Tứ đại rã rời thôi già trẻ, núi khe mòn mỏi hết anh hùng. Tóc xanh chưa mấy mà mầu bạc đã pha, kẻ mừng mới đi mà người điếu đã tới. Một bao máu mủ, bao năm khổ luyến ân tình, bảy thước xương khô, mặc sức san tham tiền của. “Thở ra không hẹn thở vào, ngày nay không tin ngày kế tiếp, trôi nổi sông yêu giờ nào nghỉ, nấu nung nhà cháy biết bao thôi”. [8] đúng như cái nhìn triết lý nhà Phật. Thân tự cầm tù trong các dục vọng, thói quen đã tích lũy sai lạc từ bao nhiêu kiếp. Thói quen nguy hiểm nhất là thói quen trong suy nghĩ, nhận thức sai lạc về thân. Thân này phải biến chuyển, không thể thường tại, vĩnh hằng. Con người đang ở trọ trong cái thân giã huyễn mà cứ ngỡ tưởng chừng như thật có. Thân tự buộc mình vào cõi tương đối thịnh suy cuộc đời, con người tự bám víu vào cái tự ngã cạn cợt đầy tham vọng mà vẫy vùng trong khổ đau. Chẳng phải ngạc nhiên khi Trần Thái Tông viết lên những dòng văn chương như thế về thân. Con người theo đó cảm nhận sự vận hành trong không gian ảm sầu, thời gian như ngắn lại theo dòng tâm lý ngập tràn lo âu Ông khắc họa hình ảnh con người qua một thân mạng bị chi phối của sự vô thừơng. Mục đích là tự thân thoát ra sự vận hành của cái thân để đến một cõi lòng tỉnh lặng, cùng chia sẽ lòng mình với mọi người. Con người trong Khóa Hư Lục là con người được hóa hiện từ cuộc sống trần trụi của nó. Từ tính cách tham ăn, khát uống, tranh quyền đoạt lợi, yêu ghét buồn vui, đắm chìm trong các dục, cho đến sự trãi nghiệm cả đời người. Tất cả được mô tả như là một hiện tượng thẩm mỹ, có sự vận động tâm linh đa chiều luôn diễn tiến không ngừng. Hình ảnh con người được xác lập như là một chủ thể, một nhân vật trung tâm với xác thân bị giới hạn được đề cập và nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau ở trong tác phẩm. Trong ý nghĩa đó, con người thấy rõ những giới hạn, khuyết tật từ trong quan điểm sắc thân thông qua ngòi bút sắc sảo của bút pháp tả thực văn học Phật giáo thời Trần. Nhờ vậy, con người sẽ vượt thoát, an trú trong đời sống hạnh phúc, cảm nhận những giá trị thẫm mỹ từ hiện thực. Con người sẽ có thái độ sống tích cực, không ngại cái hữu hạn của thế giới này mà luôn tìm cách chuyển hóa cái hữu hạn thành cái vô hạn. Con người luôn sẵn sàng đối diện với cái chết mà không sợ chết, tự hoàn thiện bản thân, tự giác ngộ, sống nhân văn hơn mà phục vụ đạo đời một cách viên mãn, hoàn thành cùng lúc cả ba nhiệm vụ: dựng nước, giữ nước và mở nước. Đó mới là một con người biết sống đúng chân thật. 2.3. Con người giác ngộ với phẩm hạnh cao cả Con người giác ngộ trong qua tác phẩm Khóa Hư Lục được bắt nguồn từ khát vọng của Trần Thái Tông muốn lên núi Yên Tử tu hành để làm Phật, khi ông gặp thiền sư và nói rằng “chỉ muốn làm Phật chứ không muốn làm gì khác”[9] là vậy. Do vậy, Trần Thái Tông đã sử dụng con người giác ngộ được minh họa qua hình ảnh “lòng lặng mà hiểu, đó chính là chân Phật”. Đó là con người thấy rõ chân lý một cách trực tiếp, thấy Phật tánh tại tâm và thường sống theo bản tánh trong sáng, liễu đạt các pháp. Chính vì thế trong Khóa Hư Lục, chúng ta thấy Trần Thái Tông xác lập con người giác ngộ là con nguời kiến tánh. Khái niệm tánh đuợc diễn tả bằng nhiều tên gọi như giác tánh, bản tánh, pháp tánh, Phật tánh, chân như, chân tâm, chân nguyên. Kiến tính là thấy được bản tính, thấy được con đường giác ngộ. “nếu hay phản chiếu hồi quang đều được kiến tánh thành Phật”[10]. Con người muốn thấy được tánh thì phải tự thân hành trì, không thể trông cậy vào ai, kể cả đấng siêu hình, đó là con đường “cố thủ nội khán”. Tại đây sự trở về quê nhà chính là con đường giả từ thả lòng buông bỏ, đây là tánh giác viên minh sẵn có trong mỗi con người chúng ta. Cho nên “khi dùng thì muôn cảnh toàn bày, buông thì mảy bụi chẳng lập”[11]. Đó là hình ảnh trở về quê nhà, chẳng phải tìm kiếm nơi xa xôi của ảo ảnh thiên đường hay niết bàn mà tác giả diễn đạt bằng hình ảnh “nhật viễn gia hương vạn lý trình”[12]nghĩa là ngày vắng quê hương, muôn dặm trình. Rõ ràng, con người giác ngộ là con người tự tìm lại chính mình. Phật và chúng sanh không khác. Khi mê là chúng sanh, ngộ thì Phật vậy. Nên mê ngộ chỉ một sợi tơ, nếu chúng ta bất giác thì đọa địa ngục, giác thì làm Phật làm Thánh hiền vậy. Sinh mạng con người rốt cuộc chỉ là tựa ngọn đèn trước gió. Cuộc đời thật mong manh. Sớm còn tối mất. Ngay cả công danh phú quý, chỉ là một giấc mộng dài. Ai thấu hiểu nỗi lòng tác giả khi chính mình từng vượt thoát, bước ra khỏi sự mộng mị của cuộc đời. Chính lẽ đó, Trần Thái Tông nói vô thường trong tác phẩm Khóa Hư Lục, tiêu biểu như “công danh cái thế chỉ là một trường đại mộng, phú quý kinh nhân khó khỏi vô thường hai chữ”[13]. Nhờ nhận chân cuộc đời là mộng, tâm thức con người mở rộng không cùng, độ lượng hết thảy. Nhờ triết lý ấy mà Trần Thái Tông tỉnh thức, trở thành bậc vĩ nhân, thành vị minh quân của quốc gia, thành bó đuốc của thiền tông, hiếu nghĩa với anh em, chung tình với người yêu, sẵn sàng sung trận giữa làn thiên đạn, xem tính mạng như lông hồng, xem ngai vàng như chiếc giày rách, miễn sao ích nước lợi nhà. Con người giác ngộ củng là con người tự do ra vào thế giới vô thường ảo ảnh. Với tinh thần vô trước, vô trú, con người bước ra khỏi thế giới tư duy hữu ngã, nhị nguyên phân biệt của sự giới hạn hai đầu giữa sinh và tử, đến và đi, có và không, một và khác của các cặp phạm trù đối đãi. Họ là con người ung dung tự tại, đi bất cứ nơi nào họ muốn. 1. KẾT LUẬN Qua phần tìm hiểu về tác phẩm Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông, đã giúp người viết cảm thụ sâu sắc về những giá trị của nền Văn Học Phật Giáo với những lời lẽ rất dung dị, nhưng lại chứa đựng biết bao nguồn giáo lý sâu xa thông qua hình ảnh nỗi bật về một nhân cách sống của con người Đại Việt. Qua tác phẩm Khóa Hư Lục Trần Thái Tông chỉ cho chúng ta thấy những khuyết tật, bất toàn của thân phận con người trước những sự thật vô thường, khổ, vô ngã của cuộc đời. Nhưng không phải nêu ra những vấn đề đó để rồi bi quan yếm thế, chán nản như nhiều người đã hiểu lầm, mà nêu ra những sự thật cốt yếu là nhắc nhở, cảnh tỉnh con người. Ở Trần Thái Tông con người của ông chính là sự biểu hiện của sự thong dong tự tại không bị vướng mắc vào bất cứ cái gì mà cứ an nhiên như áng mây bay, như dòng suối chảy theo quy luật tự nhiên của chúng, đồng thời con người ấy phải biết hòa nhập vào trần đời ô trược để cùng sẽ chia gánh vác những trọng trách của đất nước nhằm góp phần mang lại sự bình an cho mọi người. Nhìn chung, trong tác phẩm Khóa Hư Lục được thể hiện như là phương tiện phản ánh hiện thực mà Trần Thái Tông hướng tới. Với sự vận dụng tư duy triết học Phật giáo, tác phẩm đã phát sinh một thế giới nghệ thuật độc đáo, phong phú. Chính yếu tố nghệ thuật tả thật về hình ảnh con người đã góp phần tạo ra những giá trị thẩm mỹ cao mà Khóa Hư Lục, một tác phẩm văn học Thiền vào đời Trần đạt được. Ngoài ra Ông còn là một vị Vua anh hùng cứu nước, một thiền sư, một thi sĩ, một thiền học được sách sử lưu truyền. Ông đã hấp thụ tinh ba giáo lý đạo Phật bằng chính hơi thở trái tim và tâm hồn của mình. Thâm nhập tinh thần vô ngã vị tha lấy ý muốn của lòng dân làm ý muốn của mình, đây là một con người có lối sống cao thượng, dùng huệ đức cai trị muôn dân, đem thanh bình cho quê hương xứ sở, xây dựng nước Việt văn minh. Trong tác phẩm Khóa Hư Lục Trần Thái Tông không khẳng định con người thi sĩ của mình, nhưng tác phẩm lại là kết quả của hoạt động sáng tạo. [...]... khứ đã lùi theo dĩ vãng Nhưng Trần Thái Tông không bao giờ phai nhạt trong ký ức của người Việt Nam và giới Phật giáo, công lao đối với đất nước, đối với đạo pháp, đó là thành quả tu học thật thụ mà con người Trần Thái Tông đạt được không bị phai mờ bởi thời gian và không gian Như vậy tư tưởng triết lý “Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông đã giải đáp thoả mãn các vấn đề mà người ta thường đặt câu hỏi để tra...Như thế thiền học của Ông lẽ nào không phải là bó đuốc nối tiếp hào quang của chư Phật và chiếu lại cho hậu thế sao Cuộc đời và sự nghiệp của Ông đã thể hiện một con ngừơi sống trong thế tục mà thoát khỏi thế tục Ông đã đặt nền tảng cho thiền phái Trúc Lâm sau này Mặc dù đến đời Trần Nhân Tông mới phát triển mạnh xong sự thành tựu đó không thể không kể đến người khai sáng là Trần Thái Tông được... Thục, Khoá Hư Lục, Nxb Khuông Việt 1972 12.12 Lê Mạnh Thát, LSPGVN Tập 3, Nxb Tp.HCM 2002 13.13 Nguyễn Đăng Thục, Thiền Học Trần Thái Tông, Nxb VHTT 1996 [1] Sa môn Thích Thanh Kiểm, Khóa Hư Lục, Nxb Tôn Giáo, 2003, Tr 181 [2] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn Học Hà Nội, 2008, Tr 228 [3] TS.Thích Phước Đạt, Tài liệu giảng dạy tại Học Viện Phật giáo [4] Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, tập... là thực tại như như bất động TÀI LIỆU THAM KHẢO ™]™ 1 Thích Thanh Từ, Khóa Hư Lục giảng giải, Nhà xuất bản Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh, 2008 2 Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Phương Đông, 2010 3 Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn Học Hà Nội, 2008 4 Thích Thanh Từ, Thiền sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008 5 Nguyễn Công Lý, Văn học Phật giáo thời Lý -Trần, diện mạo... nguyên hay nhị nguyên nữa, mà bảo mọi người nên trở lại cái tâm vốn thanh tịnh và trong sáng nhìn mọi vật không sai khác hình tướng, không ngoài sự tướng mà có sự vật, mà dung hoà tất cả là một, một là tất cả Nói chung, khi tâm chưa ngộ thì từ cái thực tại không hình sắc nổi lên cái ý thức mê lầm danh sắc cùng bẩn chất với cái thực tại có thật, như sóng với biển, như hình với bóng, cái ý thức mê vọng danh... Minh, 2003 6 Nguyễn Tài Thư, Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, 1989 7 Sa môn Thích Thanh Kiểm, Khóa Hư Lục, Nxb Tôn Giáo, 2003 8 Nguyễn Hiền Đức, Sơ lược lịch sử Phật giáo Việt Nam, Tài liệu giảng dạy ở Học Viện Phật giáo Việt Nam tại Thành Phố Hồ Chí Minh 9 Viện Văn học, Thơ văn Lý – Trần, tập 2, quyển thượng, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1989 10.10 TS.Thích Phước Đạt, Tài liệu giảng... đã giải đáp thoả mãn các vấn đề mà người ta thường đặt câu hỏi để tra vấn tìm câu giải đáp cho tri thức loài người Trần Thái Tông đã mở ra cánh cửa bí mật đó bằng tâm thức giác ngộ của mình, Ngài đã phơi bày ra ngoài ánh sáng những điều mà chưa một triết gia nào làm được, đó là vấn đề thực tại của vũ trụ này nhất nguyên hay là đa nguyên? Ngài không trả lời nhất nguyên hay đa nguyên, mà với sự giác ngộ... quyển thượng, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1989 Tr 64 [5] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2008, Tr 241 [6] Lê Mạnh Thát, Toàn tập Trần Nhân Tông, Nxb Phương Đông, 2010, Tr 228 [7] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008, Tr 266 [8] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp.Hồ Chí Minh, 2008, Tr 242 [9] Thích Thanh Từ, Khóa Hư Lục, ... 29 [10] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008, Tr 268 [11] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008, Tr 268 [12] Sa Môn Thích Thanh Kiểm, Khóa Hư Lục, Nxb Tôn Giáo, 2003, Tr 15 [13] Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tổng Hợp Tp Hồ Chí Minh, 2008, Tr 266 . thiện cho lắm. Trong bài tiểu luận này người nghiên cứu chỉ nhấn mạnh hơn khi nói về hình ảnh con người trong Khóa Hư Lục của Trần Thái Tông mà thôi. Do đó, trong lúc hành văn cũng như cú pháp. con người thực của chính mình. Vì thế con người trong Khóa Hư Lục được Trần Thái Tông diễn tả một cách sâu sắc đầy đủ cả hai mặt đạo và đời. Con người ấy luôn chan chứa và nặng lòng yêu thương. là một con người biết sống đúng chân thật. 2.3. Con người giác ngộ với phẩm hạnh cao cả Con người giác ngộ trong qua tác phẩm Khóa Hư Lục được bắt nguồn từ khát vọng của Trần Thái Tông muốn

Ngày đăng: 17/04/2015, 15:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w