Tư tưởng thiền học đại việt qua tác phẩm khóa hư lục của trần thái tông

25 139 5
Tư tưởng thiền học đại việt qua tác phẩm khóa hư lục của trần thái tông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam phải nói rằng, thời đại nhà Trần là một thời đại hưng thịnh nhất. Không những phát triển từ các chính sách an dân trị nước mà còn phát triển trên rất nhiều mặt như văn hóa, xã hội, kinh tế, đời sống, văn chương … nhưng đặc biệt nhất là Phật giáo phát triển một cách rực rỡ với sự xuất hiện của các thiền sư đều là vua quan cho đến dân chúng. Triều đại nhà Trần đã sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm một thiền phái mang hơi thở và đậm đà bản sắc của người Việt. Với tinh thần bất khuất, tự lực tự cường không chỉ trong công cuộc bảo vệ nền hòa bình, tự chủ của dân tộc trước vó ngựa xâm lăng của ngoại bang mà còn tự chủ trong cả tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo và văn hóa giáo dục. Trong đó đạo Phật phát triển cực thịnh và là nền tảng tư tưởng ra đời tam giáo đồng nguyên nước ta. Chính vì vậy triều đại nhà Trần đã tạo ra một đạo Phật dung hợp với bản sắc văn hoá dân tộc để tạo nên nét đặc thù cho lịch sử Việt Nam. Sự dung hợp đó đã làm cho đất nước có được một nền triết học cũng như nền văn học Việt Nam mang đậm tư tưởng Phật giáo mà cho đến về sau không có một triều đại nào có thể vượt qua được. Một trong những người có công lớn đối với triều đại nhà Trần không ai khác hơn là Trần Thái Tông. Ông là vị vua đầu tiên và cũng là người đã đặt nền móng cho thiền phái Trúc Lâm ra đời để sau này Trần Nhân Tông là người phát triển đến tột bậc. Trần Thái Tông viết nhiều tác phẩm nhưng trong đó Khóa Hư Lục là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông đến nỗi người đời còn gọi nó là Khóa Hư Kinh. Theo tư tưởng Phật tại lòng cũng như qua hình ảnh sắc thân, Trần Thái Tông đã cho ta thấy rất rõ về hình ảnh con người qua bài “Phổ thuyết sắc thân” và khuyến cáo mọi người nên nhận chân rõ về cái hữu hạn của sắc thân và cái vô hạn của tình yêu. Ông cho rằng sắc thân thì mong manh dễ vỡ, dễ mất đi còn tình yêu thì vô hạn vĩnh cửu. Khóa Hư Lục, một kiệt tác phẩm của nền văn học Phật giáo dân tộc, thế kỷ XIII chứa đựng một kho tàng tư tưởng sâu rộng và đầy màu sắc dân tộc, đặc biệt là nguồn tư tưởng thiền học Đại Việt khổng lồ. Chính vì vậy mà người viết đã chọn đề tài: “Tư tưởng thiền học Đại Việt qua tác phẩm Khóa hư lục của Trần Thái Tông”. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, người viết chỉ xin đề cập sơ lược tiểu sử của Trần Thái Tông, giới thiệu đôi nét về Khóa Hư Lục, bên cạnh đó sẽ bàn sâu về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm, qua đó rút ra được những nguồn tư tưởng thiền học Đại Việt chính yếu. Bên cạnh đó, từ phương pháp nghiên cứu những tài liệu sẵn có của các bậc tiền bối đi trước cùng với những bài viết đề cập đến thân thế của Trần Thái Tông cũng như Khóa hư lục người viết sẽ phân tích những dữ liệu trong tác phẩm cùng với sự nhận xét đánh giá xung quanh nội dung tư tưởng cũng như giá trị nghệ thuật để thấy được cái hay cũng như cái chân thật của tác phẩm này một cách khách quan nhất.

Ngày đăng: 05/07/2021, 12:01

Mục lục

  • B. Nội Dung Chính

    • 1. Đôi nét về tác giả – tác phẩm

      • 1.1. Tiểu sử Trần Thái Tông

      • 1.2. Ảnh hưởng và tiếp thu tư tưởng thiền của Trần Thái Tông

      • 1.3. Đôi nét về Khóa hư lục

      • 2.. Luận về thiền trong Khóa hư lục của Trần Thái Tông

      • 3. Tư tưởng và phương pháp tu tập thiền học của Trần Thái Tông qua Khóa hư lục

        • 3.1. Một số tư tưởng thiền học căn bản

        • 3.2. Những phương pháp tu tập thiền học

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan