Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
155,5 KB
Nội dung
Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ TÊN ĐỀ TÀI: LÝ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG TRONG TÁC PHẨM KHÓA HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TÔNG Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kim Thoa Mã số sinh viên: 0956010165 Lớp: Cử Nhân Tài Năng TP.Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 5 năm 2010 MỤC LỤC Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 1 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam Mở đầu…………………………………………………………………………… 3 Nội dung chính…………………………………………………………………… 4 I. Khái quát chung… 4 1.Trần Thái Tông…………………………………………………… 4 2. Khoá Hư Lục… 4 II. Lý giải về phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông…………………………………6 1. Khái niệm về hành trì tu chứng………………………………………… 6 2. Lý giải phương thức hành trì tu chứng Trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông………………………………….7 2.1. Phương thức niệm Phật…………………………………………….7 2.2. Lục thời sám hối khoa nghi…………………………………… 9 2.3. Phương thức toạ thiền…………………………………………….15 Kết luận…………………………………………………………………………… 21 Tài liệu tham khảo………………………………………………………………… 22 Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 2 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam MỞ ĐẦU Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm,(vào khoảng thế kỉ I trước công nguyên),và dần đi sâu vào đời sống, tư tưởng của người dân nước ta. Đặc biệt dưới triều đại Lý-Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, trở thành quốc giáo, và chi phối đời sống văn hoá, chính trị, giáo dục,… của người dân, đất nước. Không những thế, Phật giáo còn đi sâu vào tư tưởng của vua quan đương thời mà Trần Thái Tông được coi là một đệ tử xuất sắc của Phật giáo và là “ bó đuốc thiền tông” của Thiền tông Việt Nam. Ông viết rất nhiều tác phẩm về Phật giáo, trong đó Khoá Hư Lục là một kiệt tác của nền văn học Phật giáo Việt Nam vào thế kỉ XIII , chứa đựng tư tưởng triết lý Phật giáo rất sâu sắc. Viết Khoá Hư Lục, trước hết,Trần Thái Tông muốn thức tỉnh chính mình trên con đương tu tập, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “lục căn viên thông”, đồng thời vạch ra phương thức hành trì tu chứng để dìu dắt chúng sinh ra khỏi bể trầm luân, giác ngộ và đạt đến cõi Niết bàn của Đức Phật từ bi. Nhiệm vụ chính của đề tài là lí giải được phương thức hành trì tu chứng mà Trần Thái Tông đã chỉ ra trong Khóa Hư Lục. Nội dung của phương thức đó ra sao và thực hiện như thế nào? Về phạm vi nghiên cứu, đề tài tập trung xoay quanh các phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư Lục-Trần Thái Tông. Đây là một phạm vi hẹp nhưng không phải dễ dàng để nghiên cứu vì Khóa hư lục vốn là cổ thư tịch được rất nhiều học giả nghiên cứu, dịch thuật và được nhận định là “một tài liệu khó phiên dịch và chú giải”. cho nên để thực hiện đề tài này người viết phải sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, tổng hợp nhằm phân tích và nghiên cứu nội dung của Khoá Hư Lục và lí giải phương pháp thành trì tu chứng mà Trần Thái Tông đề ra. Đây là phương pháp chính yếu của đề tài. Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 3 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam Dựa vào tên đề tài có thể chia cấu trúc của đề tài như sau: I.KHÁI QUÁT CHUNG 1. Giới thiệu về Trần Thái Tông. 2. Giới thiệu về Khóa Hư Lục II. LÍ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG 1. Khái niệm về phương thức hành trì tu chứng 2. Lí giải phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư Lục. -Phương thức niệm phật. -Lục thời sám hối khoa nghi. -Phương thức toạ thiền. Nghiên cứu phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục-Trần Thái Tông sẽ giúp ta có cái nhìn cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn về con đường tu tập để đạt đến chánh quả, tránh khỏi luân hồi sáu nẻo, và thoát khỏi bể trầm luân. NỘI DUNG CHÍNH I.KHÁI QUÁT CHUNG 1.Giới thiệu về Trần Thái Tông Trần Thái Tông (1218-1277), Hoàng đế khai nghiệp nhà Trần. Tên thật là Trần Cảnh; miếu hiệu Thái Tông (1225 - 1258). Là con của ông Trần Thừa và bà Lê Thị Phong. Sinh ngày 17/07/1218. Quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định. Ông lên ngôi vua từ năm 1225, do vợ là Lý Chiêu Hoàng trao nghiệp nhà Lý cho ông kế thừa dưới sự giúp đỡ, sắp đặt của người chú là Thái sư Trần Thủ Ðộ. Triều đại ông việc chính trị, văn hóa, tôn giáo đều cực thịnh. Ông là người chuyên tâm nghiên cứu Phật học và sùng mộ đạo Phật, nhưng không hề xem thường cái học của các trường phái khác. Học thuật nước nhà do đó phát triển. Năm 1257, cùng cả nước ông đã đánh thắng quân Nguyên-Mông xâm lược để lại tiếng vang trong lịch sử dân tộc. Ðất nước hòa bình, nhân dân an cư lạc nghiệp phần nào giúp ông thư thái trong tâm hồn. Ông có đủ thời giờ để lo tu niệm, trước tác nhiều kinh sách về Phật giáo; và là người có ảnh hưởng rõ rệt trong đời sống Phật giáo thời Lý-Trần. Ông mất ngày 04/05/1277. 2. Giới thiệu về Khóa Hư Lục Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 4 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam Giải nghĩa Khóa Hư Lục: “Khóa trong Khóa Hư là chỉ sự thành trì tu tập; Hư được dùng với nghĩa là thái độ không cố chấp vào hình thức giáo điều. Nhu yếu của Khóa là siêng năng tu tập thiền định, không để cho thời gian trôi qua uổng phí. Nhu yếu của Hư là thái độ cởi mở, tự do, buông xả, phá chấp không bám víu và bị kẹt vào khái niệm và hình thức. Hai nhu yếu này tổng hợp lại thành tinh thần thực tiễn và phai phóng của Phật giáo Đại Việt đời Trần là thực hiện một cách tinh tấn đạo lý giác ngộ trong tinh thần phá chấp tự do và vô niệm” 1 . Sách Khoá Hư Lục là tác phẩm của Trần Thái Tông, theo Việt Sử Tiêu Án của Ngô Thì Sĩ thì Trần Thái Tông viết sách này sau khi vào núi tu hành, trong khoảng từ năm 1258-1277. Diện mạo của sách hiện nay là do sự tập hợp của người đời sau vào thế kỉ XVII-XVIII. Theo PGS.TS Nguyễn Công Lý thì “nội dung ban đầu có thể là một tập luận thuyết bàn về lẽ sắc không, hư vô với 32 đoạn luận thuyết…, Thiền Tông Chỉ Nam Ca(đã thất lạc chỉ còn bài tựa) …, Lục thời sám hối khoa nghi,…Bình đẳng lễ sám hối văn (chỉ còn bài tựa), Kim cương kinh tự chú giải (chỉ còn bài tựa)… Bên cạnh, Trần Thái Tông còn có những bài lý thuyết trình bày những vấn đề cơ bản của Phật, Tâm, Thiền, Nhân sinh, Nguyên nhân của mọi khổ đau, Giải thoát… Rất tiếc do thời gian nên số còn lại không là bao và người sau ở thế kỉ XVII, XVIII đã tập hợp những gì còn lại in chung vào một tập Khoá Hư Lục” 2 chính vì vậy sách Khoá Hư Lục ngày nay còn lại theo bản in (1715) gồm 2 quyển Thượng và Hạ, có nội dung chính như sau: -Quyển Thượng gồm: + Tứ Sơn (Sinh, Lão, Bệnh, Tử) + Phổ thuyết sắc thân (Nói rộng về sắc thân) + Khuyến phát tâm văn(Hướng người học đạo phát tâm quyết chí tu tập đạo giải thoát) + Năm bài giới luận ( Văn giới sát sinh, Giới thâu đạo văn, giới sắc văn, giới vọng ngữ văn, giới tửu văn) + Giới Định Tuệ luận(bàn về phương thức tu Thiền với trình tự thực hiện tuệ giác) + Thụ giới luận( nêu lên sự cần thiết của việc gìn giữ giới luật để thân tâm thanh tịnh ). + Tọa thiền luận( nêu nguyên tắc ngồi Thiền, định tâm và vai trò quan trọng của tọa Thiền để đạt đến giác ngộ). + Tựa giáo giám luận(mối quan hệ giữa định và tuệ) + Tựa Thiền tông chỉ nam( cương lĩnh, kim chỉ nam cho Thiền học đời Trần) +Bài tựa sách Chú giải Kinh Kim Cương Tam Muội. +Bài tựa sách Lục thời sám hối khoa nghi và bài tựa Bình đẳng lễ sám văn . 1 Trang 12, Chuyên đề Phật giáo trong văn học cổ điển Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Công Lý 2 Trang 12, Chuyên đề Phật giáo trong văn học cổ điển Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Công Lý Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 5 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam +Phổ thuyết hướng thượng nhất lộ ( những gợi ý về một đề tài thiền định trong sách Bàn Sơn Thuỳ Ngữ) + Ngữ lục vấn đáp môn hạ( ghi chép những lời Thái Tông đối với môn đệ). + Niềm tụng kệ ( ghi lại 43 công án Thiền do Thái Tông nêu cử, gợi ý và lời kệ tụng ) - Quyển Hạ : + Lục thời sám hối khoa nghi :ghi chép sáu nghi thức sám hối,áp dụng sáu lần trong một ngày đêm, nhằm thanh lọc tâm lí, giữ gìn sáu căn. Về hình thức nghệ thuật, tác phẩm kết hợp ba lối văn tản văn, biền văn và vận văn trong đó tản văn và biền văn là chính. Khoá Hư Lục không những là một sách quan trọng và xưa nhất nuớc ta mà còn là một tác phẩm triết học Phật giáo sâu sắc “ đây là tác phẩm đuợc viết như máu chảy đầu ngọn bút, nuớc mắt thấm từng trang giấy . Sau bao khát khao tìm tòi chân lý với nỗi đau thế thái nhân tình, để rồi đạt đến chỗ sở đắc chân tâm” II. LÝ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG TRONG KHOÁ HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TÔNG 1. Khái niệm hành trì tu chứng Hành tức là thực hành, hành động. Trì tức là nắm giữ, nắm bắt. Hành trì tức là giữ gìn, duy trì một hành động, một phương pháp nào đó một cách liên tục, không gián đoạn. Vậy việc gìn giữ tu tập ấy để làm gì? Đó là chính là tu chứng. Tu chứng tức là tu hành và chứng lý, chứng quả vị. Theo Biện trung Biện luận thì có 10 chỗ để tu chứng, đó là: - Chủng tánh tu chứng: Có đủ nhơn duyên mà sinh vào nơi quý tộc. - Tín giải tu chứng: Chứng được lòng tin tưởng và hiểu rõ pháp giáo, nên không có phỉ báng pháp môn Đại Thừa. - Pháp tâm tu chứng: Quyết tu cho đến thành Phật chứ không tu hành theo pháp môn thấp thỏi, yếu đuối. - Chánh hạnh tu chứng: tu theo hạnh chơn tánh của bồ tát, thi hành lục độ. - Nhạnh ly sanh tu chứng: Lìa khỏi vòng luân hồi mà vào đương Thánh. - Thành thục hữu tình tu chứng: Chứng được sức kiên cố để độ chúng sinh. - Tịnh độ tu chứng: Tâm ý khéo điều phục,trở nên thanh tịnh, đi về cõi thanh tịnh của chư Phật. Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 6 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam - Đắc bất thối đìa thọ kí tu chứng: Chứng địa vị bồ tát bất thối, được Phật thọ kí cho mình sẽ thành Phật nhưng tâm không trụ trước cảnh Niết Bàn. - Phật địa tu chứng: Chứng địa vị cảnh Phật trong lòng, chẳng còn chướng ngại trọng hoặc thô. - Thị hiện bồ đề tu chứng: Tức là tu chứng quả bồ đề vô thượng. Vậy hành trì tu chứng tức là luôn luôn duy trì việc tu tập một cách thường xuyên và liên tục để chứng lý, chứng quả vị , Niết Bàn. Như thế việc hành trì tu chứng mà Trần Thái Tông chỉ ra trong Khoá Hư Lục là gì? Người tu tập theo có chứng được quả vị hay không? Để trả lời câu hỏi trên trước hết, ta phải biết Trần Thái Tông đã chỉ ra những phương pháp nào trong Khoá Hư Lục ? Đó chính là 3 phương pháp chính: - Niệm Phật. - Hành lễ sám hối lục thời khoa nghi. - Toạ thiền. Mà mỗi phương pháp đều có cách thức, mục đích, hiệu quả rõ ràng. 2. Lí giải phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông 2.1. Phương thức niệm Phật Niệm Phật “là tưởng niệm, tưởng nhớ, là nhớ nghĩ đến danh hiệu của Phật, công hạnh của Đức Phật để nương theo mà tu tập” 1 Người niệm Phật thì tâm phải thanh tịnh, dẹp bỏ lòng trần, lòng chỉ hướng về cõi Phật. Theo Trần Thái Tông thì “ niệm Phật là do cái lòng dậy. Lòng dậy ở điều thiện thì là niềm thiện. Niềm thiện dậy thì nghiệp thiện báo lại. Lòng dậy ở điều ác thì là niềm ác. Niềm ác dậy thì nghiệp ác ứng lại” 2 . Tức là khi niệm Phật, là tác động vào cái tâm, làm dậy cái tâm. Nếu lòng dậy ở điều thiện, tức là miệng niệm Phật, tâm nghĩ về Phật, về công đức của Phật, về cõi Niết Bàn, về miền Giác ngộ… thì đó chính là niềm thiện. Niềm thiện đã sinh thì nghiệp thiện ắt ứng báo, nếu siêng năng tụng niệm thì sẽ được vãn sanh vào Tây phương cực lạc. Còn nếu miệng niệm Phật mà lòng không chuyên chú, suy nghĩ điều gian, lòng đầy ẩn trắc, hận thù,… thì đó chính là niềm ác. Niềm ác đã sinh thì nghiệp ác ắt ứng báo. Không những quả thiện không thành mà còn phải đeo mang nghiệp chướng. Vì thế niệm Phật đòi hỏi người niệm Phật cần phải tĩnh tâm, thanh tâm trong sạch. Trong kinh Phật có dạy: Nếu lúc mệnh chung mà lòng nghĩ về điều thiện, thành tâm niệm sáu chữ 1 Trang 8, Phật học căn bản, PGS.TS. Nguyễn Công Lý. 2 Trang 104, Trần Thái Tông – Khoá Hư Lục phụ Thơ của Tuệ Trung Thương Sĩ, Đào Duy Anh (giới thiệu, phiên dịch và chú giải).(sđd) Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 7 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam hồng danh: “ Nam Mô A Di Đà Phật” thì sẽ vãn sanh vào cõi A Di Đà. Còn nếu lúc đó mà lòng lại nghĩ về điều ác thì sáu cõi trầm luân khó tránh, thân kiếp lưu đày mãi trong bể khổ. Ba công việc cơ bản và quan trọng nhầt của người tu hành đạo Phật là: niệm Phật, ăn chay, làm việc thiện. Trong đó, niệm Phật là quan trọng nhất. Nếu chỉ ăn chay, làm việc thiện nhiều đến vô lượng thì cũng không thể sanh về cõi Tây phương nếu không niệm hồng danh Đức Phật. Có người không hề ăn chay, cũng chẳng hề tác phước, thậm chí còn tạo nhiều ác nghiệp nhưng đến lúc lâm chung, thành tâm giác ngộ, niệm sáu chữ hồng danh của Đức Phật Di Đà thì cũng được sanh vào đất Phật. Thế mới thấy được công năng hiệu nghiệm của việc nhất tâm niệm Phật. “Đối với người tịnh độ tông, niệm Phật là câu thần chú đầy thần bí, phép thần thông, có khả năng làm nên điều kì diệu giúp người hành giả không những thoát khỏi tội chứng mà còn được vãn sanh vào cõi Phật A Di Đà” 1 Ngoài ra, niệm Phật hằng ngày, hằng giờ còn giúp loại bỏ niệm xấu, thay vào đó là nhớ, nghĩ niệm tốt. Niệm Phật ngõ hầu dập tắt ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý. Trong bài Niệm Phật luận, nhà vua viết:“Ư niệm Phật chánh thân đoan toạ, bất hành tà hạnh, thị tức thân nghiệp dã. Khẩu tụng chân ngôn, bất đạo tà ngữ, thị tức khẩu nghiệp dã. Ý tồn tinh tiến, bất khởi tà niệm, thị tức ý nghiệp dã” 2 (Trong lúc niệm Phật thân thẳng ngồi ngay, không làm việc tà, như vậy là tắt được nghiệp thân. Miệng tụng lời chân chính, không nói điều xằng bậy, thế là tắt được nghiệp miệng. Ý chăm chú ở sự tinh tiến, không nảy sinh ý nghĩ tà, thế là tắt được nghiệp ý). Song người có ba hạng : Thượng trí, Trung trí, Hạ trí. Phương thức hành trì của mỗi đối tượng dựa trên sự phân chia căn trí cao thấp khác nhau nên cách hành trì, tu tập, niệm Phật của mỗi bậc cũng khác nhau. Bậc Thượng trí là những người hiểu ngộ, tự thân biết tâm mình chính là tâm Phật, sống trong bụi trần và tâm không nhiễm trần, không cần tu niệm thêm gì cả : “Thượng trí giả, tâm tức thị Phật, bất giả tu thiêm. Niệm tức thị trần, bất dung nhất điểm. Trần niệm bản tịnh, cố viết như như bất động, tức thị Phật thân. Phật thân tức ngã thân thị, vô hữu nhị tướng; tướng tướng vô nhị, tịch nhiên thường tồn, tồn nhi bất tri, thị vi hoạt Phật.” 3 (Bậc thượng trí thì tâm tức Phật, không phải nhờ thêm sự tu hành. Ý nghĩ là bụi trần không 1 UBKHXH,viện văn học: Thơ văn Lý-Trần, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội,1998 2 Trang 104, sđd 3 Trang 104, sđd Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 8 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam vướng một mảy. Ý nghĩ bụi trần vốn tịnh, cho nên nói như như không động là thân Phật. Thân Phật tức là thân ta, không có hai tướng. Tướng và tướng không phải là hai, lặng lẽ tồn tại hằng thường. Tồn tại mà không biết, đó là Phật sống). Bậc Trung trí là những người phải huy động ý chí, dùng niệm thiện để đẩy lùi các niệm ác. Phát huy sức mạnh các thiện niệm và triệt tiêu những nghiệp bất thiện không cho chúng có cơ hội xuất hiện. Cuối cùng, họ cũng đạt được trình độ như người có trí tuệ cao hơn: “Trung trí giả, tất tạ niệm Phật, chú ý tinh cần, niệm niệm bất vong, tự tâm thuần thiện. Thiện niệm ký hiện, ác niệm tiện tiêu. Aùc niệm ký tiêu, duy tồn thiện niệm. Dĩ niệm ý niệm, niệm niệm diệt chi. Niệm diệt chi thì, tất quy chính đạo. Thường lạc ngã tịnh, Phật chi đạo dã.” 1 (Bậc trung trí ắt nhờ niệm Phật. Chú ý tinh cần, luôn niệm mà không quên thì tâm mình ắt tự thuần thiện. Ý nghĩ thiện đã hiện thì ý nghĩ ác sẽ bị tiêu tan. Ý nghĩ ác đã bị tiêu tan thì chỉ còn ý nghĩ thiện. Dùng ý nghĩ mà ý thức thì mọi ý nghĩ đều bị diệt hết. Khi ý nghĩ đã bị tiêu diệt ắt trở về chính đạo; lúc qua đời sẽ được niềm vui cõi Niết-bàn, Thường lạc ngã tịnh là đạo của Phật). Đối với người có căn cơ Hạ trí. Đây là thành phần đông nhất trong xã hội, những người này, tâm họ chỉ hướng về nước Phật, mong sao thoát khỏi những bụi bặm ở đời này. Khi lâm chung lòng thanh tịnh, thác sanh về Phật quốc: “Hạ trí giả, khẩu cần niệm Phật ngữ, tâm dục kiến Phật tướng, thân nguyện sinh Phật quốc; trú dạ cần tu, vô hữu thoái chuyển. Mệnh chung chi hậu, tuỳ kỳ thiện niệm đắc sinh Phật quốc; hậu đắc chư Phật sở tuyên chính Pháp, chứng đắc bồ đề, diệc nhập Phật quả” 2 (Kẻ hạ trí miệng chuyên cần niệm Phật, lòng mong thấy hình tướng Phật, thân nguyện sinh ở nước Phật, ngày đêm tu hành chăm chỉ, không thối chí thay đổi, như vậy đến khi mệnh hết qua đời sẽ theo ý nghĩ thiện mà được sanh ở nước Phật; sau đó lĩnh hội Chính pháp mà chư Phật nêu ra và chứng được Bồ đề cũng được Phật quả). Trong ba cách thức niệm Phật, Trần Thái Tông đánh giá cao phương thức hành trì niệm Phật sau cùng, vì nó được xây dựng trên một nền tảng vững chắc, thích hợp với quần chúng. Ông khuyến cáo mọi người hãy bắt đầu thực thi tẩy rửa thân tâm từ cách thức hành trì này, hai cách kia nói thì dễ nhưng thực sự đòi hỏi căn duyên cao, không phải ai cũng thực hiện được. Niệm Phật trở thành phương thức tu tập loại bỏ tập khí cấu nhiễm, hướng đến 1 Trang 105,sđd. 2 Trang 105, sđd. Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 9 Phật giáo và văn học cổ điển Việt Nam thuần thục để tâm trở nên tịch tịnh: “Kim chi học giả, ký thụ nhân thân, tam nghiệp tình hữu, nhi bất dĩ niệm Phật cầu sinh Phật quốc giả, bất diệc nan hồ? Như dục niệm Phật, tức dĩ hạ trí vi tiên. Hà giả? Vị hữu chú ý cố dã. Thị như tác tam tằng chi đài nhi bất dĩ hạ tằng vi tiên, vị chi hữu dã” (Nay kẻ tu hành đã nhận lấy thân, ắt ba nghiệp đều có. Thế mà không niệm Phật để cầu sinh vào nước Phật chẳng cũng khó sao. Như muốn niệm Phật, hãy lấy cách của hạ trí làm đầu. Sao vậy? Bởi vì có sự chú ý mà thôi. Ví như làm một toà lâu đài ba tầng mà không làm tầng dưới trước, đó là điều chưa từng có vậy). Niệm Phật không chỉ mong vãn sanh vào Tây phương mà còn là cách cứu rỗi linh hồn. Khi con người bị vô minh che đậy nên điên đảo, mê lầm, lại do sáu căn, ba nghiệp (6 căn : nhãn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ý. 3 nghiệp : Thân, khẩu, ý) cộng với Tham, Sân, Si hợp lại có thể gây nên nhiều tội chướng, trong đó có năm tội Vô Gián(5 tội nghịch nếu phạm sẽ đoạ vào ngục Vô Gián, là chỗ thọ khổ không lúc nào ngưng ngớt đó là : giết cha, giết mẹ, giết thánh nhân, ác tâm làm thân Phật ra máu, phá hoà hiệp tăng), và nhiều tội khác. Một khi thất tỉnh thì vô cùng đau khổ cà căm ghét bản thân không thể nào tha thứ cho chính mình, thâm tâm cắn rứt, dằn vặt khôn nguôi. Lúc đó chỉ có niệm phật mới mong gột rửa được tội lỗi và mong giảm nhẹ nghiệp chướng, nhờ đó mà họ tu tâm vào niệm Phật, nương theo bóng Phật để tâm mình được rửa sạch, bớt đau khổ, dằn vặt chính mình. Phương thức và công năng của niệm Phật là vậy, chỉ cần tâm thanh tịnh,nhất tâm niệm Phật thì ắt sẽ chứng quả vị. Niệm Phật là một phương thức hành trì tu chứng nên cần phải tu tập thường xuyên, không được gián đoạn. Như Trần Thái Tông có nói thì khi niệm Phật là nhớ nghĩ đến đúc hạnh của Đức Phật,thực hành theo hạnh nguyện của Đức Phật nên lòng đã tin tưởng vào Phật pháp, không còn huỷ báng Phật pháp nên sẽ đạt được Chủng tánh tu chứng và Tín giải tu chứng. Khi niệm Phật, người niệm muốn nhờ công đức, đại nguyện của Phật mà đạt đến Niết Bàn, vì vậy họ muốn tu tập đến cùng để thành Phật, chính vì thế mà chứng được Pháp tâm tu chứng. Như thế, người niệm Phật đã chứng lý, chứng quả vị nhờ siêng năng tu niệm. Không những thế, Trần Thái Tông còn chỉ ra phương thức hành trì tu chứng thứ hai là lễ sám. Vậy lục thời sám hối khoa nghi là gì ? 2.2. Lục thời sám hối khoa nghi : Đức Phật dạy rằng : Tội lỗi do tâm của người tạo ra, không ai có quyền thưởng phạt. Kẻ gieo giống xấu thì ăn trái dở, người trồng giống quý thì hưởng quả ngon. Tội lổi đã từ tâm tạo ra thì cũng từ tâm mà sám hối. Lời nói Nguyễn Thị Kim Thoa Trang 10 [...]... Thiền giả trầm lắng, suy ngẫm và chứng ngộ Nên hành giả có thể chứng lý, chứng quả vị từ việc hành Thiền, đó là 10 chỗ tu chứng trong Biện trung Biện luận KẾT LUẬN Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông là một tác phẩm đặc sắc và tiêu biểu nhất cho văn học Phật giáo thời Lý -Trần Đây là một tác phẩm Phật giáo giàu tính triết lý uyên thâm và trí tu Qua tác phẩm này, Trần Thái Tông đã thể hiện rõ tưởng Phật giáo,... tính Tuy thụ hết mọi tịnh giới mà không ngồi thiền thì định lực không sinh Định lực không sinh thì ý nghĩ sai lầm không diệt được, thế mà muốn thấy bản tính chẳng cũng khó sao) Như vậy, giữa giới định tu có một mối liên hệ hữu cơ Nó là quy trình biện chứng giải thoát mà Thái Tông giải trình trong Tu giáo giám luận “Phù tu giả sinh ư định lực Nhược tâm định tắc tu giám sinh Nhược tâm loạn tắc tu ... lí, hợp với thực nghiệm Lục thời lễ sám là một trong những phương thức hành trì mà Trần Thái Tông đề ra trong Khoá Hư Lục được diễn dịch theo phong cách Thiền Con người có sáu căn là : Nhãn, Nhĩ, Tỵ, Thiệt, Thân, Ý Sáu căn này tiếp xúc trực tiếp với trần thế, hàng ngày, hàng giờ, chính vì thế mà con người đeo mang nhiều nghiệp chướng do sáu căn này tạo nên Nếu không kịp thời thức tỉnh mà sám hối thì... loạn tắc tu giám diệt Diệc như đồng kính, tiên giả ma lung, nhiên hậu phương hữu quang tịnh minh chiếu Nhược bất ma lung tắc đài ngân hôn cấu Ký dĩ hôn cấu, quang hà dĩ sinh? Cố tri tu do định hiện, định ư tu sinh, định tu tương y, lưỡng vô di nhất.”2 (Nói chung tu sinh ra từ định lực; nếu như tâm định thì gương tu sinh; nếu tâm loạn thì gương tu mất Cũng như chiếc 1 Luận về toạ thiền,Sđd Nguyễn... năng lực để chuyển hoá thân tâm, bước sâu vào con đường thiền định Thông qua các văn bản như Giới định tu luận, Thụ giới luận, Toạ thiền luận, Tu giáo giám luận đủ minh chứng con đường thiền định của nhà vua là hành trì giới định tu Quán triệt tinh thần này, nhà vua nói rõ “Phù học đạo chi nhân, duy cầu kiến tính Tuy thụ kỳ nhất thiết tịnh giới nhi vô toạ thiền tắc định lực bất sinh Định lực bất sinh... thường hay buồn vì thấy dường như chúng ta làm cho có lệ chớ không phải để có một công dụng thật sự Khi nói về công dụng của sám hối, vua Trần Thái Tông dẫn kinh Đại Tập Một ông vua bận rộn việc nước, việc dân lại có giờ nghiên cứu kinh điển như kinh Đại Tập, chưa hẳn các vị ở chùa có đọc đến nữa Ngài thấy trong kinh Đại Tập dạy, như chiếc áo nhơ hằng trăm năm không giặt nay đem ra giặt thì có thể trong. .. dưới mà tu, gọi là ‘Phàm phu thiền’.” Nghĩa là nghe trong kinh Phật dạy, người tu được Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền thì được sanh trên các cõi trời Sắc giới Vì ham sanh ở các cõi trời Sắc giới mà tu để chứng các thứ thiền đó, nên gọi là Phàm phu thiền Tuy có tin nhân quả, nhưng kết quả chỉ sanh lên các cõi trời Sắc giới thôi “Rõ lý sanh không, chứng đạo thiên chân mà tu, gọi là Tiểu giáo... chẳng động gọi là Thiền Thiện tri thức, sao gọi là Thiền định? Bên ngoài lìa tướng là Thiền, bên trong chẳng loạn là Định Ngoài nếu chấp tướng trong tâm liền loạn, ngoài nếu lìa tướng thì tâm chẳng loạn Bản tính tự tịnh, tự định, chỉ vì thấy cảnh chấp mà thành loạn Nếu người thấy mọi cảnh mà tâm chẳng loạn, đó là Chân định vậy.” Như vậy toạ Thiền là phương thức hành trì mang lại nhiều hiệu quả Toạ Thiền... “Hối” là bản thân tự nhận thức những sai lầm, những xúc phạm đó và tự kiên quyết thay đổi hành vi để chúng không bao giờ xảy ra nữa Sám hối như thế là một hành động tự giác, trong thiền gọi là tự phản tỉnh, tự xem xét bản thân có gây lỗi lầm, hay làm thương tổn đến người khác và môi trường sống xung quanh để từ bỏ Không có phương thức gì hữu hiệu hơn là mọi người hãy thực hành khoa nghi sám hối Với... soạn theo trình tự có kết cấu chặt chẽ, súc tích, ngắn gọn: Có 11 bước cho buổi lễ đầu:1 Đọc kệ cảnh sách khuyên răn mọi người 2 Lễ đọc văn dâng hư ng 3 Đọc kệ dâng hư ng 4 Đọc kệ dâng hoa 5 Đọc lời tâu bạch 6 Đọc văn sám hối tội căn do mắt 7 Dốc lòng khuyến thỉnh 8 Dốc lòng tu hỷ 9 Dốc lòng hồi hư ng 10 Dốc lòng phát nguyện 11 Đọc kệ vô thường buổi sáng Đến thời lễ sám buổi trưa, Trần Thái Tông có . về Khóa Hư Lục II. LÍ GIẢI PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ TU CHỨNG 1. Khái niệm về phương thức hành trì tu chứng 2. Lí giải phương thức hành trì tu chứng trong Khóa Hư Lục. -Phương thức niệm phật. -Lục. Khoá Hư Lục… 4 II. Lý giải về phương thức hành trì tu chứng trong Khoá Hư Lục của Trần Thái Tông ………………………………6 1. Khái niệm về hành trì tu chứng ……………………………………… 6 2. Lý giải phương thức hành trì. HÀNH TRÌ TU CHỨNG TRONG KHOÁ HƯ LỤC CỦA TRẦN THÁI TÔNG 1. Khái niệm hành trì tu chứng Hành tức là thực hành, hành động. Trì tức là nắm giữ, nắm bắt. Hành trì tức là giữ gìn, duy trì một hành