Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
212,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tính cách là tổng hòa các quan hệ xã hội con người đặc trưng cho trình độ hoàn thiện của chế độ xã hội. Sự phát triển con người là mục đích tối thượng của xã hội, là chỉ báo quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của xã hội loài người. Văn kiện Hội nghị Trung ương V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định “Nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam” Khẳng định trên, lại được Đảng ta nhấn mạnh lại lần nữa tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện ”. Trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng, vấn đề con người luôn được đặc biệt quan tâm. Bởi chúng ta hiểu rằng đổi mới trước hết phải bắt đầu từ việc đổi mới con người, sẻ không có sự đổi mới xã hội nếu không có sự đổi mới xuất phát từ con người. Đây là nền tảng sâu xa để xã hội phát triển, bởi mục đích xã hội nếu không chuyển thành những động cơ tư tưởng bên trong của các cá nhân thì không thể thực hiện được. “Muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang đi vào chiều sâu. Hơn thế nữa, sự nghiệp hiện đại hóa ở nước ta mới được bắt đầu. Chúng ta đang ở trong bước chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Sự đụng độ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, sự bất cập của những năng lực, phẩm chất con người trong mẫu người truyền thống trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, của xã hội hiện đại khiến cho việc tích cực chủ động nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới trở thành cấp thiết cả về lý luận lẫn thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích của luận án: Trên cơ sở những quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người và con người mới luận án phân tích những đặc điểm của con người Việt Nam và những nhân 1 tố ảnh hưởng đến việc hình thành con người mới Việt Nam. Từ đó luận án đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới trong quá trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Để đạt mục đích này, nhiệm vụ của luận án là: Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu về con người và con người mới ở Việt Nam những năm gần đây. Thứ hai: Xác định rõ nội dung của quan điểm Mác - Lênin và của Hồ Chí Minh về con người và con người mới. Thứ ba: Trình bày và phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành con người mới Việt Nam. Nêu ra và phân tích những thành công hạn chế của quá trình xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. Thứ tư: Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng trong việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong luận án này cụm từ “quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay” được hiểu là “quá trình xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Xuất phát từ những nhiệm vụ được nêu trên trong phạm vi một luận án triết học, chúng tôi chỉ phân tích những tác động của sự nghiệp đổi mới, của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đối với con người Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng của con người Việt Nam trước sự tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của xu hướng hội nhập quốc tế. Xác định những nội dung cơ bản cần hướng tới xây dựng của con người mới trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để xây dựng con người mới Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và con người mới. 2 Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lô gích và lịch sử, thống kê, đối chiếu, so sánh 5. Đóng góp mới của luận án - Trình bày một cách có hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và con người mới. - Làm rõ những nhân tố quy định sự hình thành, phát triển con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án có thể dùng làm tài liêu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy vấn đề con người, con người mới, vấn đề nhân cách. - Luận án cũng là những gợi ý, những khuyến nghị đối với sự nghiệp xây dựng con người ở nước ta trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo. Kết cấu của luận án chia làm 4 chương, 8 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề con người, con người mới và sự tác động của sự nghiệp đổi mới tới con người Việt Nam hiện nay 1.1.1. Những quan điểm về con người và con người mới. Vấn đề con người nói chung và con người mới nói riêng được nghiên cứu ngay từ trước thời đổi mới. Trong những năm sáu mươi - bảy mươi mục tiêu và nhiệm vụ chính trị - xã hội ở nước ta là đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Vấn đề nghiên cứu con người ở giai đoạn này gắn liền với con người truyền thống. Nhiều ấn phẩm của các tác giả Vũ Khiêu, Bùi Đăng Duy, Nguyễn Đức Sự đã đi sâu làm rõ bản chất khí phách con người Việt Nam truyền thống, kết hợp với những phẩm chất lý tưởng cộng sản. Việc nghiên cứu con người ở 3 giai đoạn này góp phần đưa ra mẫu người chân chính làm cơ sở cho việc xây dựng mẫu hình con người mới Việt Nam. Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước thống nhất, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV, vấn đề nghiên cứu triết học về con người được mở ra nhiều hướng. Trong thời kỳ này, trọng tâm nghiên cứu về con người là con người Việt Nam, nhằm góp phần vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa. Tạp chí Triết học vừa mới ra đời đã công bố rất nhiều bài thể hiện quan niệm về con người mới từ nhiều phương diện như đạo đức học, tâm lý học, văn học, nghệ thuật: “Đạo đức học Mác - Lênin và vấn đề xây dựng con người mới” của Trần Thanh; “Tâm lý học Mác - Lênin và vấn đề xây dựng con người mới ” của Đỗ Long; “Con người mới trong văn nghệ hiện nay” của Vũ Khiêu; “Văn học xã hội chủ nghĩa và con người mới xã hội chủ nghĩa ” của Thành Duy đóng góp của các công trình này trước hết là nội dung con người mới: Con người mới là những con người có tư tưởng, tác phong xã hội chủ nghĩa và có năng lực làm chủ; lao động có nhiệt tình cách mạng, có tổ chức, có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao, thật thà trong lao động sản xuất và trong quản lý, gắn liền lợi ích riêng với lợi ích tập thể, lợi ích nhà nước, không xâm phạm của công, cống hiến tất cả cho sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới độc lập tự do và phồn vinh của đất nước. Năm 1978, Viện triết học đã cho ra đời công trình tập thể dưới sự chủ biên của Phạm Như Cương “Vấn đề xây dựng con người mới ”. Sau đó vào năm 1981 tại hội nghị khoa học về vấn đề xây dựng con người mới do Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam tổ chức khẳng định: Mục tiêu con người mới cần đạt tới là con người có trình độ và năng lực làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội và bản thân. Nội dung của việc xây dựng con người mới là xây dựng thế giới quan mới, đạo đức mới và nếp sống mới. Con người mới phải có những phẩm chất cơ bản như: thế giới quan khoa học, luôn quan tâm tới lợi ích tập thể, có tinh thần và thái độ đúng đắn, tư tưởng và tình cảm lành mạnh, yêu nước xã hội chủ nghĩa nồng nàn. 1.1.2. Những quan điểm nghiên cứu sự tác động của sự nghiệp đổi mới đối với sự biến đổi con người Việt Nam hiện nay 4 Những nghiên cứu gần đây ở nước ta đã tập trung nhiều vào việc phân tích sự tác động của sự nghiệp đổi mới đối với sự biến đổi của con người và vai trò con người trong sự nghiệp đổi mới đó. Tiêu biểu cho xu hướng này có các nhà nghiên cứu sau: Phạm Như Cương, Lê Hữu Tầng, Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Minh Hạc, Phạm Văn Đức Đặc biệt, Chương trình khoa học - công nghệ KX - 07 “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế xã hội ” do GS, TS. Phạm Minh Hạc làm chủ biên với sự tham gia của nhiều nhà khoa học có uy tín thuộc chuyên nghành khác nhau đã có sự phân tích sâu sắc nhiều khía cạnh về con người, về sự biến đổi của con người trong những điều kiện mới như: Con người Việt Nam truyền thống và hiện đại, sự biến đổi về định hướng các giá trị xã hội, những động lực chính trị - tinh thần quan trọng nhất hiện nay, thực trạng và vấn đề đào tạo lại nguồn nhân lực Đặc biệt công trình đã đưa ra được cái nhìn tổng thể mang tầm chiến lược về vấn đề con người và sự biến đổi của con người trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thứ nhất, Nhận thức chung về con người Việt Nam; Thứ hai, Các biến động thang giá trị trong con người Việt Nam trong công cuộc đổi mới; Thứ ba, Vấn đề sinh thể con người Việt Nam và giáo dục, bồi dưỡng nhân tài. Bàn về vai trò của nhân tố chính trị, của dân chủ hóa xã hội và tác động của dân chủ hóa xã hội đối với con người Việt Nam hiện nay có luận án tiến sỹ “Vai trò của nhà nước đối với việc tiếp tục thực hiện quyền dân chủ của nhân dân Việt Nam” (Trần Thị Băng Thanh, bảo vệ tại Hà Nội, năm 2002); “Đảm bảo quyền con người trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam” (Luận án tiến sỹ của Tường Duy Kiên, bảo vệ tại Hà Nội, năm 2004); “Dân chủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn ” (Nguyễn Tiến Phồn, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội - 2001); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” (Nguyễn Hữu Công, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010) Ở góc độ sự tác động của văn hóa, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế đối với sự biến đổi tinh thần, lối sống con người Việt Nam có các công trình như “Bốn mươi năm Viện Triết học - một số kết quả nghiên cứu” (GS, TS. Nguyễn Trọng Chuẩn chủ biên, Viện Triết học, Hà Nội, năm 2002); “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” (GS, TS. Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004); “Giá trị 5 truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” (Nguyễn Trọng Chuẩn và Nguyễn Văn Huyên đồng chủ biên, Nhà xuất bản Quốc gia, Hà Nội, năm 2002) 1.2. Tổng quan nghiên cứu về hiện trạng, hướng phát triển và giải pháp xây dựng con người mới trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 1.2.1. Tổng quan nghiên cứu hiện trạng và hướng phát triển của con người Việt Nam hiện nay Vấn đề phân tích thực trạng phát triển của con người Việt Nam được các tác giả như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm, Thành Duy, Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Nguyễn Hữu Công, Nguyễn Hữu Đễ nghiên cứu trong nhiều tác phẩm khác nhau và đã nêu lên một số giải pháp phát triển con người cũng như con người mới trên các lĩnh vực cụ thể, trên các khía cạnh cụ thể. Đặc biệt, trong tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện ” của Nguyễn Hữu Công đã tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và phát triển con người toàn diện nhằm tạo ra những con người mới ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 1.2.2. Tổng quan nghiên cứu các giải pháp xây dựng con người mới trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa Vấn đề xây dựng và phát triển con người mới trong sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là một nội dung quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Trong số đó có “Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan niệm và giải pháp xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện” trong cuốn Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện của Thành Duy, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2000. Bàn về một số giải pháp cụ thể trong việc xây dựng, phát triển văn hóa và con người Việt Nam hiện nay có “15 năm đổi mới tư duy về các vấn đề văn hóa - xã hội và xây dựng con người ” (Phạm Ngọc Quang và Nguyễn Viết Thông, Tạp chí Triết học, số1, năm 2001). Ngoài ra có thể kể đến luận án tiến sỹ triết học của Nguyễn Hữu Công với đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện ” bảo vệ năm 2001, tại Hà Nội và tác phẩm “ Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con người toàn diện” (Nguyễn Hữu Công, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010) 6 Kết luận chương 1 Như vậy, qua tổng quan nghiên cứu vấn đề trên, có thể nói rằng vấn đề con người và con người mới đã được đặt ra và nghiên cứu ở Việt Nam ngay từ những ngày đầu nghiên cứu triết học cho tới nay. Mặc dù, trong các công trình trước thời đổi mới có nhiều thành tựu nhưng nhìn chung không tránh khỏi tính chất giáo điều, giản đơn. Tính chất đó thể hiện nỗi bật ở chỗ nhấn mạnh quá mức tính quyết định của chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với sự hình thành và phát triển con người. Từ sau sự nghiệp đổi mới của Đảng năm 1986 đến nay thì vấn đề nghiên cứu con người được đặt ra trên cách nhìn mới, nội dung của nó có bước chuyển biến mới về chất. Các công trình đã đưa ra được cách nhìn tương đối tổng thể và có hệ thống vấn đề con người đối với sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhìn chung, các công trình cũng chỉ mới đề cập đến một số mặt của hiện trạng con người Việt Nam hiện nay, bàn đến một số nội dung về hướng phát triển của con người Việt Nam, bước đầu có một số công trình đưa ra một số giải pháp xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, các tác giả chưa nghiên cứu sâu và có hệ thống mối quan hệ giữa con người với quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa và hướng phát triển của con người mới Việt Nam, cũng như các giải pháp để xây dựng con người mới Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Qua những kết luận trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng, mặc dù cùng nghiên cứu về con người trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, nhưng luận án không trùng lặp với bất kỳ luận án hay công trình nào đã công bố. Những tài liệu trên chỉ có giá trị tham khảo giúp cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả luận án. Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI MỚI 2.1. Khái niệm con người, con người mới 2.1.1. Khái niệm về con người 7 C. Mác và Ph. Ăngghen đã bác bỏ lối sùng bái con người trừu tượng, con người chung chung, đứng ngoài lịch sử. Trong quan niệm của C. Mác và Ph. Ănghhen, con người bao giờ cũng cụ thể, cũng thuộc về một chỉnh thể xã hội nhất định có tính lịch sử - một hình thái xã hội, một tập thể, một giai cấp, một dân tộc Trong luận cương về Phoiơbắc, C. Mác đã đưa ra luận điểm nổi tiếng “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội ” Theo chủ nghĩa Mác, việc hình thành bản chất của con người bao giờ cũng thông qua quá trình xã hội hóa, tiếp thu kinh nghiệm văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của con người, thông qua quá trình giao tiếp, giáo dục, đào tạo, lao động mà thành. Như vậy, theo C. Mác, con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu, mà là sản phẩm của tự nhiên của xã hội, mang tính lịch sử - cụ thể. Con người là con người hiện thực, con người cụ thể cảm tính, bản chất con người hiện ra trong lao động sản xuất, trong chinh phục thiên nhiên, trong đấu tranh giai cấp, trong cải tạo xã hội. Một điều cần khẳng định là, trong khi nhấn mạnh mặt xã hội của con người, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Mác không hề phủ nhận hoặc xem nhẹ mặt tự nhiên, mặt sinh học ở con người. Con người là một thực thể sinh học - xã hội. Song mặt sinh học không phải là cái quyết định trong con người. Ph. Ăngghen viết, lao động theo nghĩa nào đó đã sáng tạo ra con người lao động đã tìm được sự thể hiện của nó cả trong tổ chức cơ thể của con người. C. Mác viết, bản chất của cá nhân “không phải là cái bản chất thể xác trừu tượng của y, mà là phẩm chất xã hội của y” Vậy, con người là một thực thể xã hội, còn cái tự nhiên, cái sinh vật trong con người chỉ là tiền đề cho việc thực hiện cái bản chất xã hội, mặt xã hội của con người. Cái bản chất ấy bị quy định trước hết bởi môi trường xã hội, bởi một xã hội cụ thể trong đó một người nào đó sinh sống và phát triển. Cá nhân bao giờ cũng chỉ đóng vai một con người nhất định, cụ thể, một con người hiện thực, đang sống; kết hợp ở mình sự phong phú của cái chung, cái riêng và cái đơn nhất. 8 Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bản chất xã hội của con người, của cá nhân, về mối quan hệ biện chứng giữa cái sinh vật và cái xã hội trong con người đã bác bỏ hoàn toàn những tư tưởng đối lập với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, nó đặt cơ sở khoa học cho việc đào tạo và phát triển con người mới của xã hội tương lai - xã hội chủ nghĩa, xã hội cộng sản. 2.1.2. Khái niệm con người mới Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin con người mới là con người phát triển đầy đủ tối đa năng lực sẵn có trên tất cả các mặt: đạo đức, trí tuệ, thể hiện tình cảm, nhận thức hành động, thẩm mỹ và khả năng cảm thụ cái đẹp. V. I. Lênin cho rằng, đó là “những con người phát triển về mọi mặt, được chuẩn bị về mọi mặt và biết làm mọi việc”. Con người mới, hay con người của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản cũng vận động biến đổi cùng với sự phát triển của xã hội, của lực lượng sản xuất, gắn liền với những điều kiện kinh tế, chính trị ở mỗi giai đoạn khác nhau. Kế thừa và phát triển các quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, của triết học phương Đông và phương Tây, khi bàn về con người Hồ Chí Minh khẳng định: Con người là con người xã hội, là sự thống nhất giữa con người cá nhân và con người xã hội; Con người là sự thống nhất giữa con người giai cấp và con người nhân loại; Con người là sự thống nhất giữa con người truyền thống và con người hiện đại. Điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người chính là con người cách mạng, con người mới có đầy đủ các phẩm chất, năng lực, nhân cách, để đáp ứng sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, xây dựng xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản. Con người ấy có những phẩm chất cơ bản như: vừa có đức vừa có tài, vừa hồng vừa chuyên; có tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh, ý thức lao động cần cù; có lối sống lành mạnh, văn minh, coi trọng nghĩa tình; có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội. Tóm lại, từ lý luận chung của triết học Mác - Lênin về con người mới đến những quan niệm của Hồ Chí Minh về con người mới chúng ta có thể khẳng định rằng: con người mới là con người của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản - là con người phát triển toàn diện. Đó là con người có đủ phẩm chất và năng lực xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản; là con người lao động mới; là 9 con người có tinh thần yêu nước chân chính và tinh thần quốc tế trong sáng; là con người có lối sống tình nghĩa, có tính cộng đồng cao. Trong giai đoạn hiện nay, con người mà chúng ta đang hướng tới xây dựng là con người phát triển toàn diện với các đặc trưng cơ bản dưới đây. 1. Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội. 2. Có ý thức tập thể, đoàn kết phấn đấu vì lợi ích chung, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam. 3. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước cộng đồng, có ý thức bảo vệ sinh thái. 4. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ luật, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao, vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. 5. Thường xuyên học tập, nâng cao trình độ hiểu biết, trình độ chuyên môn, thẫm mỹ và thể lực. [25, 59] 2.2. Những nhân tố tác động đến quá trình hình thành con người mới 2 .2.1. Lợi ích với tính cách là cơ sở của sự hình thành con người mới Quan niệm Mácxít nhìn nhận sự hình thành và phát triển con người mới được thể hiện và thực hiện thông qua hoạt động trước hết là lao động và cùng với lao động là các hoạt động mang tính xã hội khác. Với tính cách là biểu hiện của nhu cầu, là cái đáp ứng nhu cầu, lợi ích là động lực trực tiếp của hoạt động con người. Đồng thời lợi ích khi được thực hiện lại tạo ra những điều kiện cho con người mở rộng và phát triển các quan hệ và hoạt động. Mặc dù vậy, trong nhiều trường hợp, mục đích của hoạt động và kết quả hoạt động không trực tiếp làm thỏa mãn nhu cầu con người. Trong trường hợp ấy, hoạt động của con người trực tiếp hướng đến lợi ích, tức là hướng đến thỏa mãn nhu cầu. Chính vì vậy, lợi ích là động lực của hoạt động của con người mới, là cơ sở của sự hình thành con người mới. Ở những xã hội mà hoạt động của con người dựa trên cơ sở chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, lợi ích của các giai cấp thường là 10 [...]... mới Việt Nam Kết luận chương 4 Như vậy, để thúc đẩy sự hình thành và phát triển con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay Dựa trên cơ sở quan điểm và phương hướng phát triển con người mới Việt Nam chúng ta phải thực hiện một cách đồng bộ các giải pháp: Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa; Quán triệt quan điểm con người trong xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội; ... chất con người, là cơ sở lý luận để chủ nghĩa Mác - Lênin nêu lên tư tưởng “sẽ tạo nên những con người mới của xã hội mới - xã hội cộng sản, đồng thời là cơ sở khoa học của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người Hơn nữa, nó cũng chỉ ra quy luật hình thành, phát triển của con người mới nói chung cũng như con người mới ở Việt Nam nói riêng Con người mới là con người của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa và xã hội. .. những vấn đề đang đặt ra đối với sự hình thành con người mới Việt Nam hiện nay 3.2.1 Những thành tựu và hạn chế của việc xây dựng con người mới trong công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 16 3.2.1.1 Những thành tựu đã đạt được trong việc xây dựng con người trong công cuộc đổi mới hiện nay + Về đời sống vật chất Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, ở nước ta, ... tinh thần xã hội của mỗi cá nhân Chương 3 CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY - NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHÍNH VÀ THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG 3.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành con người mới ở nước ta hiện nay 14 3.1.1 Sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với con người Việt Nam hiện nay Sự nghiệp đổi mới đất nước như một điều kiện xã hội khách quan tác động... đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi và làm cho sự phát triển con người mới Việt Nam trở thành một quá trình tự giác, được định hướng Chương 4 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG NHẰM THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI MỚI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 19 4.1 Quan điểm, phương hướng phát triển con người mới Việt Nam ở nước ta hiện nay 4.1.1 Con người vừa là mục tiêu vừa... tạo của mỗi con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển tự do, toàn diện của con người mới Việt Nam 12 Nền dân chủ của xã hội mới - xã hội chủ nghĩa phải thể hiện sự kết hợp trong nó các đặc trưng nhân văn và pháp lý Giá trị và ý nghĩa nhân văn của dân chủ là sự tôn trọng con người và nhân cách của nó, bởi con người là chủ thể lịch... triển kinh tế hay phát triển xã hội mà là phát triển con người Việc xây dựng con người phải tạo những cơ hội, điều kiện để nâng cao năng lực cho con người phát triển Xây dựng con người phải gắn với mục tiêu giải phóng con người 4.1.2 Một số phẩm chất cơ bản cần phải hướng tới xây dựng con người mới Việt Nam hiện nay Tính quy luật và định hướng phát triển con người Việt Nam hiện nay là khắc phục những yếu... truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế để trở thành hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc Để con người Việt Nam trở thành hiện đại và đậm đà bản sắc dân tộc, chúng ta có thể xác định mẫu con người mới với các đặc trưng cơ bản dưới đây nhằm định hướng cho sự phát triển con người hiện nay + Con người trong sự nghiệp đổi mới phải có đầy đủ phẩm chất và năng lực cần thiết Con người phải hội đủ các phẩm... phát triển con người mới thông qua một hệ thống bao gồm: Đảng cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức đoàn thể quần chúng như Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ Quá trình hình thành và phát triển con người mới - những con người có đủ phẩm chất năng lực để từng bước vươn lên làm chủ tự nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân là quá trình được thực hiện một... động lực của sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Con người là động lực của sự nghiệp đổi mới theo địng hướng xã hội chủ nghĩa Con người là nhân tố quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới Con người Việt Nam mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp của truyền thống dân tộc như yêu nước, yêu lao động, cần cù, thông minh, sáng tạo, dễ thích ứng với điều kiện mới Đó là những phẩm chất . của luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong luận án này cụm từ quá trình định hướng xã hội chủ. triển con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình. theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Qua những kết luận trên, chúng tôi có thể khẳng định rằng, mặc dù cùng nghiên cứu về con người trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt