Vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

164 517 0
Vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Phạm Mậu Tuyển MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với tính cách là tổng hòa các quan hệ hội con người đặc trưng cho trình độ hoàn thiện của chế độ hội. Sự phát triển con người là mục đích tối thượng của hội, là chỉ báo quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của hội loài người. Chúng ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xét đến cùng cũng là nhằm tạo ra những điều kiện tốt nhất cho sự phát triển, sự hoàn thiện con người và ngược lại, chính điều đó là động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Văn kiện Hội nghị Trung ương V Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã khẳng định: “Nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là nguồn lực con người Việt Nam; là sức mạnh nội sinh của chính bản thân dân tộc Việt Nam”[25, 93] Khẳng định trên, được Đảng ta nhấn mạnh lại lần nữa tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX “nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. “Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình cộng đồng hội”[26, 114]. Trong công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng, vấn đề con người luôn được đặc biệt quan tâm. Bởi chúng ta hiểu rằng đổi mới trước hết phải bắt đầu từ việc đổi mới con người, sẽ không có sự đổi mới hội nếu không có sự đổi mới từ chính bản thân con người. Đổi mới bắt đầu từ con người không phải được xây dựng một cách chung chung, trừu tượng mà phải hướng vào từng con người cụ thể. Đây là nền tảng sâu xa để hội phát triển, bởi mục đích hội nếu không chuyển thành những động cơ tư tưởng bên trong của các cá nhân thì không thể thực hiện được, không có những con người để thực hiện thì mục đích đó mãi là lý tưởng mà không trở thành hiện thực được. Vì “Muốn xây dựng chủ nghĩa hội, trước hết cần có những con người hội chủ nghĩa” 1 [87, 130], nên chúng ta phải thông qua việc phát triển từng cá nhân với tư cách là chủ thể có ý thức đủ năng lực và phẩm chất để thực hiện mục tiêu đó. Ngày nay, trước sự tác động của của toàn cầu hóa và thời đại công nghệ thông tin, cũng như do thực tiễn phát triển của sự nghiệp đổi mới nước ta, con người Việt Nam đã có những biến đổi nhất định cả trong thực tiễn và trong lý luận về con người mới, con người cần xây dựng để đáp ứng được yêu cầu phát triển mới của đất nước Cùng với những biến đổi ấy, so với trước đây, vị trí và vai trò của con người trong sự nghiệp đổi mới cũng được đánh giá lại. Trong đó, con người được xem là nhân tố nội tại, cơ bản, quyết định sự nghiệp đổi mới, được xem là nguồn lực của mọi nguồn lực giữ vị trí trung tâm trong toàn bộ sự nghiêp đổi mới hiện nay Nhìn lại sau hơn hai mươi lăm năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam thì vấn đề đào tạo và sử dụng con người đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống vật chất và tinh thần của con người không ngừng được nâng lên. Tuy vậy, để đáp ứng xu hướng phát triển của thời đại, thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, thì vấn đề hình thành và phát triển con người mới vẫn cònvấn đề cần được tiếp tục được giải quyết. Trong thực tế cuộc sống hiện nay, vấn đề dạy “người”, dạy “chữ”, dạy “nghề” trong giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường, giáo dục hội vẫnvấn đề chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Trong nội dung giáo dục hầu như chỉ chú ý tới trang bị tri thức khoa học, nghề nghiệp chuyên môn mà còn xem nhẹ giáo dục đạo lý làm người, trách nhiệm công dân. Điều đó đang làm méo mó nhân cách của một bộ phận không ít thanh niên, viên chức, cán bộ, đảng viên khi ra công tác và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển về mặt đạo đức của hội. Sự nghiệp đổi mới theo định hướng hội chủ nghĩa Việt Nam đang đi vào chiều sâu. Nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra và đòi hỏi các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực khác nhau phải nghiên cứu và giải quyết; trong đó có vấn đề hình thành và xây dựng chiến lược về con người thực sự khoa học, phù hợp với thời đại và hoàn cảnh nước ta, nhằm phục vụ cho việc phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Hơn thế nữa, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước ta đang được tiến hành. Chúng ta đang từng bước chuyển từ 2 hội truyền thống sang hội hiện đại. Sự đụng độ giữa các giá trị truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, sự bất cập của những năng lực, phẩm chất con người trong mẫu người truyền thống trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, của hội hiện đại khiến cho việc tích cực chủ động nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới trở thành vấn đề cấp thiết cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu con người như là mục tiêu và động lực của sự phát triển đất nước thì vẫn chưa có được những giải pháp toàn diện và sâu sắc, nên chưa có tính hệ thống và đồng bộ. Yêu cầu ấy đòi hỏi công tác lý luận phải xúc tiến nhiều hơn nữa, chuyên sâu hơn nữa những nghiên cứu về con ngườicon người mới. Luận án này cố gắng góp thêm một số suy nghĩ về vấn đề hình thành và phát triển con người theo hướng đó. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án: Trên cơ sở những quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con ngườicon người mới luận án phân tích đặc điểm của con người Việt Nam và những nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành con người mới Việt Nam. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới nước ta trong quá trình phát triển theo định hướng hội chủ nghĩa. Để đạt được mục đích này, luận án có những nhiệm vụ sau: - Thứ nhất: Tổng quan tình hình nghiên cứu về con ngườicon người mới Việt Nam trong những năm gần đây. - Thứ hai: Xác định rõ nội dung quan điểm triết học Mác - Lênin và của Hồ Chí Minh về con ngườicon người mới. - Thứ ba: Trình bày và phân tích một số nhân tố cơ bản tác động đến quá trình hình thành con người mới Việt Nam. Nêu ra và phân tích những thành công và hạn chế của quá trình xây dựng con người mới nước ta hiện nay. - Thứ tư: Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 Đối tượng nghiên cứu của luận án: Luận án nghiên cứu vấn đề hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng hội chủ nghĩa nước ta hiện nay. Trong luận án này cụm từ “quá trình định hướng hội chủ nghĩa nước ta hiện nay” được hiểu là “quá trình xây dựng, phát triển đất nước theo định hướng hội chủ nghĩa”. Xuất phát từ những nhiệm vụ được nêu trên, trong phạm vi một luận án triết học, chúng tôi chỉ phân tích những tác động của sự nghiệp đổi mới, của kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa đối với con người Việt Nam hiện nay. Phân tích thực trạng của con người Việt Nam trước sự tác động của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, của xu hướng hội nhập quốc tế. Xác định những nội dung cơ bản cần hướng tới xây dựng con người mới trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa nước ta hiện nay. Từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng để xây dựng con người mới Việt Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới theo định hướng hội chủ nghĩa hiện nay. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về con người và về con người mới. Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp biện chứng duy vật, kết hợp nghiên cứu lý luận với tổng kết thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lô gích và lịch sử, thống kê, đối chiếu, so sánh 5. Đóng góp mới của luận án - Trình bày một cách có hệ thống quan điểm của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về con ngườicon người mới. - Làm rõ những nhân tố quy quy định sự hình thành, phát triển con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng hội chủ nghĩa. - Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng hội chủ nghĩa hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 4 - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy vấn đề con người, con người mới, vấn đề nhân cách. - Luận án cũng là những gợi ý, những khuyến nghị đối với sự nghiệp xây dựng con người mới nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa hội nước ta trong những năm tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, phụ lục kết cấu của luận án được chia làm 4 chương, 8 tiết. 5 Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Vấn đề con người từ xưa đến nay vẫnvấn đề rất được quan tâm nghiên cứu trong triết học. Cả triết học phương Đông hay phương Tây, châu Âu hay châu Á đều coi con ngườivấn đề quan trọng nhất trong triết học. Thậm chí có cả trường phái triết học còn cho rằng con người là đối tượng nghiên cứu của triết học. Trong triết học Phương Đông, con người chủ yếu được nghiên cứu phương diện con người hội. Các nhà tư tưởng chủ yếu đề cao mặt hội của con người. Trong nền triết học Trung Quốc Cổ, Trung đại, vấn đề bản tính con ngườivấn đề được quan tâm hàng đầu. Giải quyết vấn đề này, các nhà tư tưởng của Đạo gia, ngay từ Lão tử thời Xuân Thu đã tiếp cận dưới góc độ “vô vi” đã đi tới kết luận bản tính tự nhiên của con người. Các nhà tư tưởng của Nho gia và Pháp gia lại tiếp cận vấn đề bản tính con người dưới góc độ hoạt động thực tiễn chính trị, đạo đức của hội và đi tới kết luận bản tính người là tính thiện và bản tính con người là tính ác. Chính sự khác nhau về góc độ tiếp cận và với kết luận khác nhau về bản tính con người đã là cơ sở xuất phát cho những quan điểm khác nhau của các trường phái triết học này trong việc giải quyết các vấn đề về quan điểm chính trị, đạo đức và nhân sinh của họ. Khác với triết học Trung Hoa, các nhà tư tưởng của triết học Ấn Độ tiêu biểu là Đạo Phật lại tiếp cận từ góc độ khác, từ sự suy tư về con người và đời người tầm chiều sâu triết lý siêu hình đối với những vấn đề nhân sinh quan. Kết luận về bản tính vô ngã, vô thường và tính hướng thiện của con người trên con đường truy tìm sự giác ngộ là một trong những kết luận độc đáo của triết học Phật giáo nguyên thủy. Trong triết học phương Tây, các nhà tư tưởng đã khẳng định những giá trị người, ca ngợi lý tưởng của con người và khẳng định các quyền tự nhiên của con người. Suốt chiều dài lịch sử triết học Phương Tây từ Cổ Hy Lạp trải qua thời Trung cổ, Phục hưng và Cận đại cho đến nay, vấn đề con người vẫn là một đề tài được tranh luận chưa có hồi kết. Thực tế lịch sử đã chỉ ra rằng cách tiếp cận giải quyết vấn đề con người trong nền triết học phương Tây có nhiều điểm khác với nền triết học phương Đông. Nhìn chung, các nhà triết học theo lập 6 trường duy vật đã lựa chọn góc độ khoa học tự nhiên để lý giải về bản chất con người. Từ thời Cổ đại, các nhà triết học duy vật đã đưa ra quan niệm về bản chất tự nhiên của con người, xem con người cũng như vạn vật trong giới tự nhiên không có gì là thần bí, bí hiểm, đều được tạo nên từ vật chất. Nổi bật là quan niệm của Đêmôcrít về bản tính vật chất nguyên tử cấu tạo nên thể xác và linh hồn của con người. Những quan niệm duy vật như vậy đã được tiếp tục phát triển trong nền triết học thời Phục Hưng và Cận đại; nó cũng là một trong những cơ sở lý luận cho chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Mặc dù có những tư tưởng đúng đắn về mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và hội, những nhà duy vật trước Mác nhìn chung vẫn giải thích duy tâm về sự tồn tại của con người. Đối lập với các nhà triết học duy vật, các nhà triết học duy tâm lại chú trọng góc độ hoạt động lý tính của con người. Tiêu biểu cho cách tiếp cận này là quan điểm của Platon thời Cổ Hy Lạp, Đêcáctơ trong nền triết học Pháp thời Cận đại và Hêghen trong triết học Cổ điển Đức. Vì không đứng trên lập trường duy vật, các nhà triết học duy tâm đã lý giải bản chất lý tính của con người từ giác độ siêu tự nhiên. Có thể nói, tiêu biểu cho hai trường phái triết học duy vật và duy tâm nói trên là hai nhà triết học Cổ điển Đức Hêghen và Phoiơbắc. Đối với triết học của Hêghen, C. Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng khiếm khuyết cơ bản của triết học này chỗ Hêghen quy con người về tự ý thức, coi bản chất của con người là cái thuộc về thế giới tinh thần. Hêghen, “chỉ có tinh thần là bản chất chân thật của con người, còn hình thức chân chính của tinh thần là tinh thần đang tư duy, tinh thần lôgíc tư biện” [68, 193]. Đối với Hêghen toàn bộ sự vận động của đời sống con người thể hiện ra là sự vận động của tinh thần, của tự ý thức; các hình thức hiện thực của đời sống con người, các yếu tố vật chất của đời sống con người, chỉ là các yếu tố mà trong sự vận động của nó, thể hiện ra là các yếu tố không có tính độc lập, không có lôgíc phát triển nội tại. Với Hêghen, không có và không thể có sự đối lập thực sự của tinh thần. Ông không biết đến tồn tại thật sự khách quan, tồn tại không thể quy về và không thể bị hòa tan trong tinh thần. Với Hêghen, các sự vật và các vật thể vật chất - cảm tính chỉ là sản phẩm của 7 tinh thần, chỉ là “sự tha hóa của tự ý thức thiết định tính vật thể. Vì con người là tự ý thức cho nên bản chất đối tượng hóa đã tha hóa nó, và tính vật thể là do sự tha hóa ấy thiết định” [68, 198]. Với tư tưởng đó, Hêghen đã xem tha hóa và lột bỏ tha hóa, về thực chất, là một quá trình tinh thần, tư duy. Đối lập với Hêghen, ngược lại, Phoiơbắc lại xem con người là sản phẩm của tự nhiên, là một bộ phận của giới tự nhiên. Theo ông, con người là một sinh vật có hoạt động tâm - sinh lý, có cảm giác, có tư duy và giữa người với người luôn có mối quan hệ gắn kết với nhau. Phoiơbắc đã kịch liệt phê phán và bác bỏ quan niệm của tôn giáo xem con người là sản phẩm của thượng đế. Đứng trên lập trường duy vật, ông khẳng định không phải thượng đế sáng tạo ra con người mà, ngược lại, chính con người đã sáng tạo ra thượng đế theo hình ảnh của mình. Nhưng vì đứng trên lập trường nhân bản, ông cho rằng con người chỉ là một sinh vật nhục thể. Đối với Phoiơbắc con người chỉ là một sinh vật có cảm giác, chứ không phải là một sinh vật hội có tính lịch sử - cụ thể. Đó là con người chung chung, trừu tượng nằm ngoài các quan hệ hội cụ thể. Theo Phoiơbắc, sự tự do của con người không phải là một cái siêu nhiên, mà chỗ con người sống trong tự nhiên, phụ thuộc vào tự nhiên vì vậy, sự giải phóng con người là làm cho con người thoát ra khỏi sự thống trị của tự nhiên bằng hoạt động cải tạo tự nhiên một cách có mục đích của con người. Nhưng tư tưởng đó đã không được Phoiơbắc phát triển một cách hoàn chỉnh. Trong quá trình hình thành quan điểm duy vật về con người, về bản chất con người và giải phóng con người, C. Mác và Ph Ăngghen thường sử dụng khái niệm tha hóa để trình bày quan niệm của mình. Dựa vào những quan niệm này, C. Mác và Ph. Ăngghen không những làm rõ tính độc đáo trong quan niệm của các ông mà còn làm rõ quan niệm của hai ông khác về nguyên tắc so với các nhà triết học cổ điển Đức như Hêghen và Phoiơbắc. Khác với Hêghen và Phoiơbắc, ngay từ đầu khi nói đến sự tha hóa của con người, C. Mác đã chú ý tới đời sống hội và từ những điều kiện của đời sống ấy, những điều kiện do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định, Ông rút ra kết luận về sự tha hóa. Theo C. Mác “tha hóa” trước hết là một quan hệ hội, là sự giao tiếp hội của con người, trong đó những điều kiện sống và lao 8 động của họ, kết quả lao động của họ và những quan hệ của họ với nhau thể hiện ra bên ngoài như là một lực lượng xa lạ và thù địch. Và sự tha hóa trong kinh tế là cơ sở của những hình thức tha hóa khác trong các lĩnh vực tinh thần, trong những quan hệ hội. Việc con người tha hóa khỏi sản phẩm lao động của họ, sự đối lập mang tính thù địch giữa người với người là do những điều kiện sản xuất ra điều kiện vật chất của họ đẻ ra. Theo C. Mác, chính điều đó nhất định sẽ dẫn tới “sự tha hóa con người khỏi con người”. Vì thế theo C. Mác, việc khôi phục lại những mối liên hệ, quan hệ hội bình thường giữa người với người, phù hợp với bản chất của con người chỉ có thể thực hiện được bằng cách cải tạo hội, cải tạo các quan hệ sở hữu của hội tư bản. Trên cơ sở đó C. Mác đã đi đến kết luận về sự giải phóng hội khỏi chế độ tư hữu và xem đó là điều kiện tất yếu của sự giải phóng con người về kinh tế và chính trị, giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa. Khi xuất phát từ quan điểm duy vật về con người, xem bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ hội và nhìn nhận con người trong mối quan hệ con người - tự nhiên - hội, chủ nghĩa Mác đã lấy tư tưởng “vì con người và giải phóng nhân loại” và “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”[79, 406] làm nền tảng tư tưởng để xây dựng học thuyết của mình về hội nói chung, về hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. hội cộng sản mà nhân loại cần phải hướng tới, theo C. Mác và Ph. Ăngghen là “sự giải quyết hiện thực mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên, giữa con ngườicon người”. Từ cách đặt vấn đề như vậy về việc xây dựng một chế độ hội công bằng, văn minh, không còn hiện tượng người bóc lột người, không còn hiện tượng con người bị tha hóa, mọi người đều bình đẳng, đều có quyền được hưởng tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, hai Ông đã xem một trong những đặc trưng cơ bản nhất của chế độ hội mới mà giai cấp vô sản có sứ mệnh phải xây dựng thành công là giải phóng con người, giải phóng nhân loại khỏi mọi áp bức, bất công. Trong tư tưởng của C. Mác và Ph. Ăngghen, mục tiêu cao nhất của chế độ hội mới - hội chủ nghĩa, hội cộng sản là phát triển con người toàn diện, “tạo nên những con người mới” - những con người “có khả năng sử dụng một cách toàn diện năng lực phát triển toàn diện 9 [...]... nghiên cứu sâu, có hệ thống mối quan hệ giữa hiện trạng với hướng phát triển cũng như giải pháp xây dựng con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng hội chủ nghĩa Do vậy, nội dung nghiên cứu về vấn đề hình thành con người mới Việt nam trong quá trình định hướnghội chủ nghĩa nước ta hiện nay của luận án không có sự trùng lặp với các công trình đó bởi vì nó đã nghiên cứu nội dung này một cách... thị trường theo định hướng hội chủ nghĩa nước ta 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề con người, con người mới và tác động của sự nghiệp đổi mới tới sự biến đổi của con người Việt Nam hiện nay 1.1.1 Những quan điểm về con ngườicon người mới Vấn đề con người nói chung và con người mới nói riêng từ lâu đã thu hút những nhà nghiên cứu lý luận nước ta Những nghiên cứu trước thời kỳ đổi mới, mặc dù đã... đến con ngườicon người mới như: Đấu tranh giải phóng con người, xây dựng và phát triển con người 1.2.2 Tổng quan nghiên cứu các giải pháp xây dựng con người mới trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng hội chủ nghĩa Vấn đề xây dựng và phát triển con người, con người mới trong sự nghiệp đổi mới theo định hướng hội chủ nghĩa cũng là một nội dung quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Trong. .. phát triển và giải pháp xây dựng con người mới trong sự nghiệp đổi mới theo định hướnghội chủ nghĩa Việt Nam 1.2.1 Tổng quan nghiên cứu hiện trạng và hướng phát triển của con người Việt Nam hiện nay Về vấn đề phân tích thực trạng phát triển con người nước ta trong thời gian qua, các tác giả đã nêu lên một số giải pháp phát triển con người cũng như con người mới trên các lĩnh vực cụ thể, trên... đời công trình tập thể của nhiều tác giả dưới sự chủ biên của Phạm Như Cương Vấn đề xây dựng con người mới , trong đó có những bài viết phân tích quan niệm của Hêghen, của Phoiơbắc và của triết học Mác - Lênin về con người Còn trong những công trình Chủ nghĩa Mác và vấn đề con người, xây dựng con người mới của Trần Côn, Quá trình hình thành và phát triển con người Việt Nam mới hội chủ nghĩa của... tố con người trong lực lượng sản xuất với vấn đề đào tạo người lao động trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Việt Nam hiện nay (Luận án tiến sỹ triết học của Trần Thanh Đức, bảo vệ tại Hà Nội, năm 2002) đây, các tác giả đã khái quát vai trò quan trọng của con người trong quá trình xây dựng chủ nghĩa hội nước ta, nhất là trong sự nghiệp đổi mới, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện. .. niệm về con người mới từ nhiều phương diện như đạo đức học, tâm lý học, văn học, nghệ thuật như: “Đạo đức học Mác -Lênin và vấn đề xây dựng con người mới của Trần Thanh; “Tâm lý học Mác - Lênin và vấn đề xây dựng con người mới của Đỗ Long; Con người mới trong văn nghệ hiện nay của Vũ Khiêu; “Văn học hội chủ nghĩa và con người mới hội chủ nghĩa của Thành Duy Đóng góp của các công trình này... Ph Ăngghen về con người, con người mới và sự giải phóng con người như là cơ sở lý luận cho việc xây dựng con người mới nước ta trong thời kỳ đổi mới Bàn về quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về con người, con người mới và sự tác động của sự nghiệp đổi mới, của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đối với sự biến đổi của con người có thể kể đến những công trình: “Mục tiêu con người trong sự nghiệp... nghiên cứu con người, con người mới, về nhân cách và vai trò của con người đối với sự nghiệp đổi mới nước ta trong thời gian qua đã đạt được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, các công trình nêu trên mới chỉ đề cập đến một số mặt của hiện trạng con người Việt Nam hiện nay, bàn đến một số nội dung về hướng phát triển của con người Việt Nam, bước đầu đưa ra một số giải pháp để xây dựng con người mới và... định rằng, mặc dù cùng nghiên cứu về con người trong quá trình định hướnghội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay nhưng luận án không trùng lặp với bất kỳ luận án hay công trình nào đã được công bố Những tài liệu nêu trên chỉ có giá trị tham khảo giúp cho việc nghiên cứu đề tài của tác giả luận án 35 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CON NGƯỜI VÀ SỰ HÌNH THÀNH CON NGƯỜI MỚI 2.1 Khái niệm con người, con . Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trong luận án này cụm từ quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay được hiểu là quá trình xây dựng,. triển con người mới Việt Nam trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa. - Đề xuất và phân tích một số giải pháp có tính định hướng nhằm thúc đẩy sự hình thành con người mới Việt Nam trong quá trình. Lênin về con người. Còn trong những công trình Chủ nghĩa Mác và vấn đề con người, xây dựng con người mới của Trần Côn, Quá trình hình thành và phát triển con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa

Ngày đăng: 19/04/2014, 00:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan