Bài viết Văn học là nhân học (M.Gorki), là hành trình nhận thức về con người. Đây là điểm gặp gỡ giữa văn học và các học thuyết tư tưởng về bản thể, về sự tồn tại của con người. Trong dòng chảy của tư tưởng và văn học phương Tây nó được khơi nguồn từ tư tưởng và văn học Hy Lạp cổ đại.Từ đó có sự kế thừa và phát triển trong các thời kỳ tiếp theo. Xét về vấn đề bản thể luận trong văn học Hy Lạp cổ đại người ta thường tập trung trên hai phương diện chính: sự ra đời và tồn tại của con người; vị trí của con người trong vũ trụ. Trải qua các thời kỳ phát triển của văn học, dòng chảy bản thể luận cũng luôn luôn vận động không ngừng. Đến thời kỳ chủ nghĩa hiện thực, vấn đề bản thể đã được các nhà tư tưởng nhìn nhận ở chiều sâu nội tâm, sự tác động qua lại giữa con người và môi trường xã hội. Các nhà văn hiện thực đã tái hiện bộ mặt của đời sống để tìm hiểu bản chất của con người và xã hội. Xtăngđan là một đại diện tiêu biểu của chủ nghĩa hiện thực Pháp. Với nhân vật Julien Soren trong tác phẩm “ Đỏ và đen”, Xtăngđan đã đi sâu vào tìm hiểu tâm lý của một con người để thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa con người và xã hội. “Đỏ và đen” được coi là “thời sự của năm 1830”. Nó là cuốn tiểu thuyết mô tả lại nỗ lực của một người thanh niên trẻ vượt lên khỏi tầng lớp dưới của xã hội nhờ tài năng, nhờ làm việc chăm chỉ, mánh khoé, đạo đức giả, chỉ tìm thấy chính mình khi bị người yêu phản bội. Nhân vật trung tâm là Julien Soren- một nhân vật “ kiểu Stăngđan” - có vẻ đẹp thanh tú, hơi xanh xao nhưng thông minh, sắc sảo, đầy cá tính, có nhiều tham vọng. Là một thanh niên thuộc tầng lớp bình dân nhưng anh luôn ấp ủ trong lòng giấc mơ thành đạt và tự khẳng định cá nhân mình bằng danh vọng, vinh quang cho dù bằng con đường nào. Julien muốn nhiều thứ lắm: muốn là con chim đại bàng bay lượn hiên ngang trên chót đỉnh bầu trời, muốn là một Napoleon thứ hai, muốn là một giám mục đầy uy quyền, muốn tấn công và chiến thắng giới quý tộc, chinh phục được người phụ nữ của tầng lớp cao sang nhất: chỉ là một cậu gia sư quèn mà quyết tự hẹn với mình đúng giờ ấy, phút ấy, phải nắm lấy tay bà thị trưởng De Renal để tỏ tình với bà ta, thậm chí dám bắc thang leo lên lầu riêng của một cô gái đại quý tộc kiêu kỳ, đài các nhất Paris… Vì tham tiền, bố của Julien Soren đã buộc anh vào làm gia sư cho gia đình thị trưởng Đơ Renal. Tại đây anh bị chinh phục một phần vì vẻ đẹp dịu dàng, đài cát của bà Đơ Renal, phần khác anh muốn dần dần chinh phục giới thượng lưu mà bà Đơ Renal có thể coi là cánh cửa đầu tiên. Bà Đơ Renal là một phụ nữ đa cảm, từ lâu vẫn sống trong sự phục tùng ông chồng dốt nát, thô thiển, nhiều tuổi hơn mình. Bà đã bị tính cách mạnh mẽ cộng với vẻ quyến rũ của chàng gia sư trẻ chinh phục. Cuộc tình vụng trộm đầy thơ mộng xảy ra không bao lâu thì dư luận bàn tán. Julien buộc phải ra đi để bảo vệ danh dự cho bà Đơ Renal. Anh được một tu sĩ đỡ đầu, cho vào trường thần học. Tại trường, Julien không thể chịu đựng được lối sống và quan hệ với những người xung quanh. Nên đường mượn phương tiện “áo chùng đen” của anh không thực hiện được. Julien lại được gửi đến làm thư kí riêng cho hầu tước Đơ La Môlơ, một gia đình thế gia vọng tộc của Pháp. Do thông minh, có năng lực nhất là có cá tính đặc biệt, ngoại hình thu hút nên Julien đã tạo cho mình nét riêng trong xã hội thượng lưu đầy nghi thức nhàm chán của những con người sáo rỗng, giả dối. Anh được hầu tước tin dùng và ưa thích. Con gái hầu tước là tiểu thư Matinđơ, một tiểu thư thông minh, kiêu kỳ, cá tính mạnh mẽ đã dần dần bị chinh phục bởi sự vượt trội của Julien Soren. Trong mối quan hệ nửa tình yêu, nửa tính toán, vừa say mê, vừa tỉnh táo này Julien tưởng như mình đã đạt mọi vinh quang khi biết Matinđơ có thai. Hầu tước buộc lòng phải quý tộc hoá người thư ký của mình để xứng đáng trong cuộc hôn nhân với Matinđơ. Do áp lực của các thế lực tôn giáo tại địa phương, bà Đơ Renal buộc phải viết thư tố cáo với hầu tước về mối quan hệ của mình với Julien. Mọi sự vỡ lở, Sorien bị tổn thương, từ chối mọi sự đính chính cần thiết để cứu vãn tương lai. Anh về Verien rình bắn bà Đơ Renal, bà không chết nhưng anh bị án tử hình. Anh từ chối mọi sự bào chữa của luật sư vì Julien nhận thức rằng mình đã mắc tội lớn vì dám mơ màng đến việc ngoi lên khỏi thân phận thường dân. Anh thấy mình vẫn yêu bà Đơ Renal dù bà đã đẩy mình đến bước đường cùng. Bà Đơ Renal cũng mất đột ngột vài ngày sau khi Julien bị xử tử. Cuộc cách mạng năm 1789 ở Pháp thắng lợi đưa Napoleong lên nắm chính quyền đã khiến những người “vốn xuất thân trong một đẳng cấp thấp hèn” “có gan tham dự vào cái chỗ mà thói ngạo mạn của kẻ giàu có gọi là xã hội”. Tâm lý phổ biến của tầng lớp thanh niên bình dân đã trải qua cách mạnh là tâm lý “ muốn thoát khỏi những điều kiện thấp hèn”. Mà đại diện cho tầng lớp thanh niên đó chính là Julien Soren. Tuy nhiên, tầng lớp đó chưa biết rằng: con đường mở ra tưởng như vô biên của cá nhân ấy thực ra đã đóng lại rồi. Khi Napoleong sụp đổ, dòng họ Buôcbông lên nắm chính quyền, đi theo là quý tộc và tăng lữ. Đây chính là những thế lực cản trở con đường giải phóng mà những người như Julien đã gặp phải. “Đỏ và đen” được coi là “ bản nghiên cứu về tâm lí và triết lí xã hội, miêu tả cho chúng ta một gã hãnh tiến qua con người không thể thích ứng được là Julien Soren mà tên tuổi cũng khắc hoạ kiểu nhân vật cũng bất tử chẳng kém gì Hamlet hoặc Vecten” (Giáo trình văn học phương Tây).Julien luôn mang trong mình một ước mơ, hoài bão khẳng định vị trí của mình trong xã hội thượng lưu, thoát khỏi đời sống của những người bình dân. Anh được trời phú cho trí thông minh có thể học thuộc cả cuốn Kinh thánh bằng tiếng La tinh. Với tài năng và hoài bão của mình, nếu sống trong một xã hội khác Julien có đầy đủ khả năng để tìm cho mình một vị trí xứng đáng trong xã hội. Nhưng cái xã hội mà Julien đang sống – đam mê đồng tiền và tôn thờ quyền lực - không cho những người thuộc tầng lớp dưới như anh có cơ hội được vươn lên. Julien có một sự nhạy cảm khác thường để hiểu rằng phải tính toán, phải đeo mặt nạ mới sống nổi giữa môi trường mới: “ Giá có một người bạn thì quý giá biết chừng nào? Nhưng Julien nghĩ bụng, có một trái tim nào đập rộn ràng vì ta không?” Hay nói cách khác, con người phải sống đạo đức giả để có thể vươn lên. Hoàn cảnh đã buộc con người không thể sống đúng với bản thân mình, không thể vươn lên bằng năng lực thực của mình. Để thành công trong cái xã hội đó, Julien chấp nhận sống giả dối, chấp nhận “ bán linh hồn mình cho quỷ dữ”. Mọi việc anh làm đều được tính toán, suy xét để không xảy ra sai sót nào.Julien còn chấp nhận hi sinh cả tình yêu, hạnh phúc của cả đời mình để phục vụ cho con đường tiến thân trong xã hội. Anh không ngần ngại lợi dụng những tình cảm chân thành, ngây thơ của bà Đơ Renal và cô tiểu thư Matinđơ. Đạo đức, nhân phẩm của anh trượt dài theo con đường danh vọng.Anh giở mọi mánh khoé để giúp mình tiến thân. Phải chăng những con người thuộc tầng lớp dưới như Julien chỉ có thể làm như thế mới mong có địa vị trong xã hội? Ta thấy thấp thoáng trong nhân vật Julien của Stangdan bóng dáng của những nhân vật Ratixnhac, Raphaen của Banzac – những con người trẻ tuổi quay quắt với tham vọng tiền bạc, địa vị và danh vọng. Trong quá trình theo đuổi tham vọng họ phải trả giá bằng sự huỷ hoại về tâm hồn, nhân cách, đạo đức. Cả Julien, Ratixnhac hay Raphaen đều là mẫu tiêu biểu của nhân vật hiện thực, tính cách nhân vật được giải thích bằng hoàn cảnh. Nhưng đúng như có người đã nhận xét: chất Tactuyp không bao giờ tiêu diệt nổi tính chất không thể thuần phục được ở những con người bình dân “chống lại số phận hèn kém của mình”. Ví như khi bà Đơ Renal đẩy tay anh ra trong phút ngượng ngập đầu tiên, ý nghĩa đầu tiên của anh là “anh chỉ thấy ở bà Đơ Renal một người đàn bà giàu có”. Hay khi phải chiều ý cô chủ đồng bóng Matinđơ, bước đầu anh không thể hiểu được tình cảm kỳ quái của cô do luôn mang trong mình ý thức về giai cấp, nguồn gốc bình dân của mình. Phải chăng ngoài mục đích dựng lại bức trang chân thực về xã hội, về tầng lớp quý tộc Pháp Stangdan còn phát hiện ra được những phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dân mặc dù đã bị xã hội “kim tiền” đó phần nào làm mờ nhạt ? Có lẽ ở chi tiết này chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh Chí Phèo của Nam Cao. Khi còn trẻ, Chí là một thanh niên hiền lành và chăm chỉ. Khi bị bà Ba nhà Bá Kiến gọi lên bóp chân, anh “chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Có lẽ sự liên tưởng này chưa thật gần gũi nhưng phần nào ta cũng thấy được sự tự trọng, ý thức về danh dự của những con người bình dân. Kết thúc của nhân vật là một kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại phù hợp với diễn biến tâm lý nhân vật. Bắn vào bà Đờ Renal giống như một sự giải thoát để Julien trở lại là chính mình, để thoát khỏi mâu thuẫn khiến bao lâu nay anh sống không một phút tự nhiên. Anh từ chối mọi sự bào chữa khiến cái “bị kết tội” của anh giống như một cuộc tự sát. Hạnh phúc hoàn toàn là những gì người đọc cảm nhận được trước khi chứng kiến “cái đầu tuyệt đẹp đó rơi xuống đất”. Từ đầu đến cuối câu chuyện, nhân vật Julien đã chứng tỏ mình là một “cá nhân đột xuất, đứng cao hơn mọi người, như một điều bí ẩn không thể giải đáp nổi”. Anh là biểu hiện của sự tuyệt diệt hi vọng của một tầng lớp thanh niên trong một xã hội mà bóng ma của quý tộc và nhà thờ đang còn khá lớn. Điều này một phần nào đó liên quan đến tên tác phẩm “Đỏ và đen” chăng? Tác giả không giải thích về cách đặt tên tác phẩm để người đọc tự cảm nhận. Và đã có rất nhiều cách lý giải về vấn đề này, có người cho rằng đó là ván cờ có hai quân đỏ và đen, lại có người cho rằng đây là canh bạc mang tính chất đỏ đen. Nhưng có lẽ thuyết phục hơn cả là nhận xét của một số nhà nghiên cứu Xô Viết: “Đỏ là tượng trưng cho quân đội, cho cách mạng, cho khí thế đấu tranh. Còn đen là đại diện cho các thế lực đen tối, cho ảnh hưởng của nhà thờ. Đỏ và đen hay là cuộc đụng đầu giữa hai phái: tiến bộ và lạc hậu vậy. “ Đỏ và đen” của Stangdan là cuộc chiến giữa con người với xã hội – cái xã hội tôn thờ đồng tiền và quyền lực. Kết thúc tác phẩm là cái chết của nhân vật trung tâm nhưng chính cái chết này là sự tố cáo sâu sắc đến với xã hội. Đồng thời tác phẩm cũng là sự ca ngợi vẻ đẹp của những người bình dân mà Julien là tiêu biểu.Họ có tài năng, có khát vọng vươn lên, có lòng tự trọng của tầng lớp mình. Với những nội dung và tư tưởng như trên, “Đỏ và đen” sẽ còn được lưu giữ mãi trong lòng người đọc, tồn tại trong kho tàng văn học thế giới như một minh chứng về xã hội Pháp một thời đã qua. . Còn đen là đại diện cho các thế lực đen tối, cho ảnh hưởng của nhà thờ. Đỏ và đen hay là cuộc đụng đầu giữa hai phái: tiến bộ và lạc hậu vậy. “ Đỏ và đen của Stangdan là cuộc chiến giữa con người. chiều sâu nội tâm, sự tác động qua lại giữa con người và môi trường xã hội. Các nhà văn hiện thực đã tái hiện bộ mặt của đời sống để tìm hiểu bản chất của con người và xã hội. Xtăngđan là một. biểu của chủ nghĩa hiện thực Pháp. Với nhân vật Julien Soren trong tác phẩm “ Đỏ và đen , Xtăngđan đã đi sâu vào tìm hiểu tâm lý của một con người để thấy được sự ảnh hưởng qua lại giữa con người