1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Quảng bá hình ảnh áo dài với bạn bè quốc tế

32 4,1K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 1,55 MB

Nội dung

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ: ĐÀO THỊ THU QUỲNH ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: QUẢNG BÀ HÌNH ẢNH ÁO DÀI VIỆT NAM TRONG MẮT BẠN BÈ QUỐC TẾ TIỂU LUẬN MÔN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Tiến sĩ: Phạm Minh Sơn Hà Nội, Ngày 10 - 1 - 2011 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Cơ sở và Phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa thực tiễn 4 6. Kết cấu của tiểu luận 4 CHƯƠNG 1: ÁO DÀI - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT: 1.1: Áo dài 5 1.2: Tiểu sử áo dài 5 1.3: Sự phát triển của áo dài 7 CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 2.1: Áo dài trong con mắt nghệ thuật 14 2.2: Áo dài hội nhập quốc tế 17 2.3: Một câu chuyện về suy nghĩ của người nước ngoài 23 CHƯƠNG 3: QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 3.1: Quảng bá hình ảnh áo dài Việt qua các cuộc thi sắc đẹp 25 3.2:Quảng bá hình ảnh áo dài việt qua các cuộc thi thời trang 25 3.3: Như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt 26 3.4:câu chuyện về sứ giả áo dài 27 KẾT LUẬN 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền thống của người Việt, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá. Thật vậy, trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử lâu đời của người Việt. áo dài việt nam là văn hoá vì nó hội đủ bốn yếu tố tính lịch sử, tính nhân sinh, tính giá trị và tính hệ thống. Xét về tính lịch sử: Cho đến nay, vẫn chưa ai biết rõ được nguồn gốc chính xác của chiếc áo dài, nhưng áo dài việt nam hình thành từ lâu đời và phát triển cho đến ngày nay nếu ngược dòng thời gian tìm về cội nguồn, hình ảnh chiếc áo dài Việt với hai tà áo thướt tha trong gió đã được tìm thấy qua các hình khắc trên mặt trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm Xét về tính nhân sinh chiếc áo dài việt nam là sản phẩm sáng tạo của người việt Xét về tính giá trị: chiếc áo dài việt nam mang trong mình cả hai giá trị vật chất và tinh thần tuỳ vào từng không gian, thời gian, chủ thể mà tính chất nào thể hiện rõ hơn. Ví dụ như trong thời kì đầu khi chiếc áo dài mới được tạo ra thì chức năng chủ yếu của nó là trang phục dùng để mặc tính chất vật chất thể hiện rõ nhất nhưng càng về sau thì tính chất tinh thần càng được chú trọng, người nước ngoài biết đến chiếc áo dài Việt Nam như hình tượng cho người phụ nữ Việt, chiếc áo dài làm tôn nên vẻ quyến rũ, tư tin cho người phụ nữ việt Bên cạnh tính giá trị thì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng mang trong mình yếu tố phi giá trị. Con người tạo ra sự vật vì muốn phục vụ cho mình nên nếu nói nó phi giá trị thì thạt là mâu thuẫn xong trong hệ toạ độ không gian, thời gian, chủ thể khác nhau thì nó cũng thể hiện thính giá giá trị và phi giá trị 3 khác nhau. chiếc áo dài việt nam là có giá trị với người việt nhưng với người châu phi, irac, thì nó là không giá trị là không thích hợp. Trời mưa dầm dề mà khoác lên người chiếc áo dài thì thật là khó khăn là không hợp với thời tiết tí nào. trong buổi lao động dọn vệ sinh mà khoác lên người bộ áo dài thì cũng coi là thiếu văn hoá. đối với từng chủ thể thì chiếc áo dài có thể là có văn hoá hoặc không có văn hoá. đối với người có vóc dáng đẹp thì chiếc áo dài làm tôn thêm vẻ quyến rũ dịu dàng thế nhưng đối với nhiều người thì nó là một trở ngại rất lớn. Tuy vậy nhưng nhìn chung thì tính phi giá trị của chiếc áo dài việt nam là không đáng kể vì tính giá trị của nó đã lấn áp phần phi giá trị. Người nước người thông qua chiếc áo dài mà nghĩ đến phụ nữ việt nam, các ngành du lịch việt nam quảng bá hình ảnh chiếc áo dài việt nam đến bạn bè quốc tế chứng tỏ nó phải có tính giá trị rất đặc biệt tại sao là chiếc áo dài mà không phải là vật khác Xét về tính hệ thống thì sự xuất hiện của một chiếc áo dài với chất liệu, đường nét kiểu dáng riêng biệt cũng đã tạo nên một hệ thống rất riêng rất đặc trưng làm nên sự khác biệt cho chiếc áo dài việt, hệ thống này không giống với bất kì hệ thống của một chiếc áo nào. văn hoá tận dụng áo dài Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: • Mục đích _Tà áo dài VN trải qua bao thăng trầm của lịch sử vẫn trường tồn với thời gian và mang trên mình nhiều giá trị văn hóa. Áo dài không chỉ là trang phục truyền thống mà còn là nét văn hóa gói trọn tinh thần Việt. Bên cạnh đó, chiếc áo dài cũng góp phần tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ đó ta có thể giới thiệu đến bạn bè thế giới những nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc đó chính là tà áo dài thướt tha, duyên dáng, góp phần thực hiện mục tiêu quảng bá hình ảnh đất nước cho năm du lịch Việt Nam. 4 _Tôn vinh vẻ đẹp chiếc áo dài Việt Nam. Đây cũng là cơ hội để quảng bá chiếc áo dài trở thành một hình ảnh rất đời thường, chứ không chỉ xuất hiện trong những lễ hội hoành tráng. • Nhiệm vụ: _Một yếu tố quan trọng không kém là việc xây dựng văn hóa thẩm mỹ trang phục từ truyền thống đến hiện đại; góp phần xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. _Việc giữ gìn, phát huy và tôn vinh vẻ đẹp của tà áo dài, chiếc nón lá Việt Nam như là giá trị văn hóa tiêu biểu, qua đó góp phần quảng bá văn hóa Việt với bạn bè bốn phương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: • Đối tượng : Đối tượng nghiên cứu là Áo Dài Việt Nam • Phạm vi nghiên cứu : Trong bài tiểu luận này, tôi xin phép chỉ chọn nghiên cứu về tiểu sử, sự phát triển và những nét đẹp về hình ảnh của tà áo dài duyên dáng, những hình ảnh truyền thống của tà áo dài để từ đó nêu bật lên một hình ảnh đẹp dịu dàng, cổ kính pha hiện đại, lịch sự mà sang trọng giúp tà áo dài của người phụ nữ Việt trở nên đẹp và quen thuộc hơn trong mắt bạn bè thế giới. 4. Cơ sở và phương pháp nghiên cứu: Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi xin đi theo phương pháp nghiên cứu thông qua chọn lọc, tham khảo và đồng thời nhìn nhân khách quan từ nhiều phương diện. Tiếp đó là tìm hiểu và đúc kết những kinh nghiệm của người đi trước rút ra các tri thức cần thiết để áp dụng vào bài tiểu luận. Bên cạnh đó cố gắng tìm tòi, cập nhập các vấn đề mới để mang lại sự lôi cuốn, sinh động cho bài tiểu luận. 5. Ý nghĩa thực tiễn: 5 Chiếc áo dài Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đối với người phụ nữ Việt Nam. Bốn thân áo chính tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và thân thứ năm (vạt con) tượng trưng cho người mặc áo; năm chiếc khuy tượng trưng cho đạo làm người theo Khổng Giáo: Nhân (lòng thương người, nhân từ), Lễ (biết trên, dưới), Nghĩa (nghĩa khí), Trí (sự sáng suốt, trí tuệ), Tín (uy tín). Rõ ràng, chiếc áo dài ngũ thân diễn đạt nhân sinh quan cũa Việt Nam nhưng không khỏi sự ảnh hưởng của Trung Hoa qua nhiều năm đô hộ. Hơn nữa nó còn lam tăng thêm vẻ đẹp duyên dáng,dịu dàng của người con gái Việt Nam. Chính vì vậy mà việc quảng bá hình ảnh chiếc áo dài cũng chính là việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp duyên dáng của người phụ nữ nói riêng và nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam nói chung, quảng bá thêm hình ảnh và lưu lại những ấn tượng tốt đẹp nhất trong lòng bạn bè bốn phương. 6. Kết cấu của tiểu luận: MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: ÁO DÀI - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT: 1.1: Áo dài 1.2: Tiểu sử áo dài 1.3: Sự phát triển của áo dài CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 2.1: Áo dài trong con mắt nghệ thuật 2.2: Áo dài hội nhập quốc tế 2.3: Một câu chuyện về suy nghĩ của người nước ngoài CHƯƠNG 3: QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 3.1: Quảng bá hình ảnh áo dài Việt qua các cuộc thi sắc đẹp 3.2:Quảng bá hình ảnh áo dài việt qua các cuộc thi thời trang 3.3: Như là một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt 3.4:câu chuyện về sứ giả áo dài 6 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 1: ÁO DÀI - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT: 1.1: Áo dài: Áo Dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, Ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Hình ảnh áo dài nghệ thuật 1.2: lịch sử áo dài 7 Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì không có tài liệu ghi nhận và chưa có nhiều người nghiên cứu. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh viết, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (hình thức tả nhiệm). Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải". Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ. Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và 8 gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. 1.3: sự phát triển của áo dài: Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát Các bộ phận của một chiếc áo dài phổ biến Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam. Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc chú") bất mãn với nhà Thanh sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà 9 dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép " (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy". Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765). Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm, áo dài viết bằng chữ Nôm là 襖 長 Áo dài màu đỏ (thường là áo dài dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt) Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (chiếc sườn xám) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam (Xem thêm Liên kết ngoài, bài Sự Tích Áo Dài Việt Nam). Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, và quan điểm trên quá thiên nặng về tính chống phong 10 [...]... con gái Rất đáng để nâng niu 26 CHƯƠNG 3: QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 3.1: Quảng bá hình ảnh áo dài Việt qua các cuộc thi sắc đẹp: Đem tà áo dài Việt cùng dự thi sẽ là một cách hữu hiệu để quảng bá cho áo dài, trang phục truyền thống và vô cùng duyên dáng của người con gái Việt ta có thể kể tới một số cuộc thi lớn mang tầm ảnh hưởng quốc tế:  cuộc thi hoa hậu thế giới người Việt... như áo dài nữ phục Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam 15 CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH CHIẾC ÁO DÀI VỚI QUÊ HƯƠNG VÀ TRONG MẮT BẠN BÈ NĂM CHÂU 2.1 hình ảnh áo dài trong con mắt nghê sĩ: Trong thơ ca Hình ảnh phụ nữ/con gái Việt Nam với. .. một hình thức để giới thiệu về đất nước và con người Việt: Hình ảnh áo dài việt còn có thể được quảng bá trên các phương tiện truyền thông lớn: ví dụ : Đài truyền hình KBS của Hàn Quốc cũng đã từng làm một bộ phim dài 30 phút về áo dài Việt Nam để trình chiếu tại nước này vì vậy việc tiếp tục làm một số bộ phim về tà áo dài để trình chiếu có thể iusp tà áo dài việt nâng cao giá trị trong mắt bạn bè. .. năm 1947, Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài "Đời sống mới" trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì: mặc áo dài đi đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm Áo dài không hợp với phụ nữ Việt Nam đời... Việt Nam mặc một bộ áo dài đẹp đến nỗi người ta đã đổ xô ra chiêm ngưỡng nhiêu hơn là xem trạnh Một gian sau thiếu nữ Austalia nọ đến thăm Việt Nam liền tìm mua ngay một bộ phận Áo dài rồi hí hửng dò hỏi bạn bè xem, cô mặc áo dài có đẹp và hợp không Quả tình thân thon thả, cân đối và đôi chân dài của cô sẽ rất hợp với chiếc áo dài Việt Nam nếu nó to ra, vì eo áo bị nâng cao quá Mặc áo dài quả là không... thành một trong những nữ doanh nhân thành đạt tiêu biểu của TP.HCM Bắt đầu với thương hiệu Miss Aodai, chị Dương Thanh Thủy trăn trở tìm một hướng đi mới cho chiếc áo truyền thống: đó là giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam đến bạn bè quốc tế Từ bán, may áo dài miễn phí đến giới thiệu những sản phẩm thủ công mỹ nghệ có hình ảnh áo dài Dần dần, Miss Aodai đã định vị trong lòng du khách nước ngoài và trở thành... hiểu xuất xứ, để tôn vinh, để tiếp thị hình ảnh Việt Nam với bạn bè năm châu là việc nên làm khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của WTO Chiếc áo dài truyền thống là một hình ảnh ấn tượng đã ăn sâu vào tiềm thức cho những ai hơn một lần diện kiến _Áo dài luôn là sự lựa chọn trang phục tuyệt vời trong các hội nghị quốc tế tại VN: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (tiếng Anh:... nhiệt liệt Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên Áo dài với tay giác lăng Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan (giác lăng) Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn... như bạn bè “Tâm tình khoáng đạt, thoải mái”, “dáng đi thong 30 thả uy nghi”, và kết luận: “quần áo của họ có lẽ là kín áo nhất vùng Đông Nam Á”… Đàn ông người nước ngoài, có thể vì thế mà dễ say mê vẻ đẹp của áo dài Việt hơn các loại áo váy khoe rất nhiều da thịt của phụ nữ Âu Tây Với các phong cách áo dài duyên dáng và độc áo Bắc-Trung-Nam, ở 3 thành phố tiêu biểu: Hà Nội, Huế, Sài Gòn, áo dài. .. hậu hoàn vũ  Hoa hậu quốc tế  Hoa hậu Du lịch  Hoa hậu Quí bà Thế giới  3.2 : Quảng bá hình ảnh áo dài việt qua các cuộc thi thời trang: Lĩnh vực Thời trang luôn thu hút sự quan tâm đông đảo của các khán giả Chính vì thế việc tổ chức các cuộc thi thiết kế trang phục áo dài cũng là một trong những biện pháp hữu hiệu để bạn bè năm châu biết tới Việt Nam không chỉ nổi tiếng với món ăn ngon, những . 3: QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 3.1: Quảng bá hình ảnh áo dài Việt qua các cuộc thi sắc đẹp 3.2 :Quảng bá hình ảnh áo dài việt qua các cuộc thi thời trang 3.3: Như là một hình. NỮ VIỆT: 1.1: Áo dài 1.2: Tiểu sử áo dài 1.3: Sự phát triển của áo dài CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 2.1: Áo dài trong con mắt nghệ thuật 2.2: Áo dài hội nhập quốc tế 2.3: Một câu. của tiểu luận 4 CHƯƠNG 1: ÁO DÀI - NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT: 1.1: Áo dài 5 1.2: Tiểu sử áo dài 5 1.3: Sự phát triển của áo dài 7 CHƯƠNG 2: HÌNH ẢNH ÁO DÀI VỚI BẠN BÈ QUỐC TẾ: 2.1:

Ngày đăng: 12/04/2015, 00:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w