1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận đặc thù của tranh chấp môi trường.

10 5,2K 16

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC. ĐẶT VẤN ĐỀ 2 TÌM HIỂU VẤN ĐỀ 2 1, Về chủ thể của tranh chấp môi trường 2 2, Về đối tượng của tranh chấp môi trường 4 3, Thời điểm nảy sinh tranh chấp môi trường 6 4, Về giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường 7 KẾT THÚC VẤN ĐỀ 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10 1 ĐẶT VẤN ĐỀ. Bản chất pháp lý của tranh chấp môi trường thể hiện qua bản chất của các quan hệ xã hội mà từ đó làm phát sinh mâu thuẫn giữa các chủ thể tham gia quan hệ pháp Luật môi trường. Tranh chấp môi trường có thể quy về dạng tranh chấp hành chính hoặc tranh chấp dân sự nhưng chúng có những đặc thù riêng so với những loại tranh chấp khác. Việc nhận thức rõ những đặc thù này không chỉ giúp chúng ta nhận dạng đúng tranh chấp môi trường mà còn tìm ra cách thức phù hợp để giải quyết tranh chấp môi trường một cách có hiệu quả. Giống như các tranh chấp khác, tranh chấp môi trường cũng phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật hoặc vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, gây ảnh hưởng tới trật tự pháp luật, đều có các chủ thể cụ thể, đều phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu có. Dưới đây là một số đặc thù của tranh chấp môi trường. TÌM HIỂU VẤN ĐỀ. 1, Về chủ thể của tranh chấp môi trường. Chủ thể của tranh chấp môi trường là các bên tham gia tranh chấp. Khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình bị xâm hại. Đặc thù về mặt chủ thể của tranh chấp môi trường chính là phạm vi chủ thể và tính khó xác định một cách nhanh chóng, cụ thể, chính xác các bên tham gia tranh chấp. Tranh chấp môi trường thường xảy ra với quy mô lớn, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư và các quốc gia. Tranh chấp quốc tế về môi trường có thể xảy ra giữa hai hay nhiều quốc gia, chủ yếu là tranh chấp khu vực giữa các quốc gia láng giềng trong việc khai thác, sử dụng các thành phần môi trường quốc tế như nguồn nước chung, động vật hoang dã, quý hiếm hoặc tranh 2 chấp về hậu quả gây nên bởi sự cố ô nhiễm môi trường diễn ra ở diện rộng tại một quốc gia. Nhưng ảnh hưởng đến nhiều quốc gia khác. Có thể chứng minh vấn đề này bằng một sự kiện thực tế sau: Tranh chấp nguồn nước quốc tế: theo thống kê, hiện nay trên thế giới có 200 con sông chính, quá 70% trong số đó do hai hay nhiều quốc gia cùng sử dụng. Do đó, việc tranh giành tài nguyên nước, nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với đời sống con người là không thể tránh khỏi và cũng là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến những cuộc xung đột quốc tế. Năm 1989 Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố cắt đứt dòng chảy của sông Infaradi chảy sang Irăc và Sulia. Pháp tranh chấp với Tây Ban Nha về tài nguyên nước của hồ Diranô. Ai cập, Xu Đăng, và Êtiopia cũng tranh chấp với nhau về nguồn nước sông Nin trong một thời gian dài. Tranh chấp về sự cố môi trường gây ô nhiễm: trước hết phải kể đến vụ rò rỉ chất phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Checnôbưn của Liên Xô cũ (năm 1986) làm bụi phóng xạ bay trùm lên hơn nửa Châu Âu. Thụy Điển đòi Liên Xô phải bồi thường do nông sản của nước này bị ô nhiễm gây thiệt hại nên tới mấy trăm triệu Cua-ron. Hà Lan, Na Uy, Anh, Áo cũng đưa ra yêu cầu tương tự. Tranh chấp môi trường thường liên quan tới rất nhiều chủ thể bởi nó có thể diễn ra ở tầm hẹp trên phạm vi một địa bàn cụ thể hoặc trên phạm vi khu vực, vùng hay cả nước. Chính vì vậy các chủ thể thường không được xác định một cách cụ thể, chính xác vào thời điểm nảy sinh tranh chấp. Có nhiều trường hợp khác nhau, trong một số trường hợp có thể xác định do bên bị hại nhưng không thể xác định được bên cụ thể gây hại. VD: nhiều cơ sở sản xuất cùng thải chất thải chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào một con sông làm ô nhiễm nguồn nước gây thiệt hại cho những người nuôi trồng thủy sản ở con sông đó. 3 Trong nhiều trường hợp khác, người ta xác định được bên gây hại nhưng không thể xác định được cụ thể bên bị hại. VD: một tổ chức cá nhân nào đó gây ra sự cố chàn dầu, thử vũ khí hạt nhân dẫn đến ô nhiễm chất phóng xạ…tác động xấu đến người và tài sản của một số rất đông dân cư sinh sống ở khu vực xung quanh. Phức tạp hơn cả là trường hợp bên vi phạm có nhiều người đồng thời gây thiệt hại cho nhiều người khác và không thể xác định cụ thể, chính xác cả hai bên vào thời điểm nảy sinh tranh chấp. VD: tranh chấp giữa nhiều nhà máy và lò gạch trong một vùng với cộng đồng dân cư ở vùng đó do khói bụi của các cơ sở sản xuất này thải ra làm ô nhiễm môi trường không khí. Sở dĩ nói đây là điểm đặc thù của tranh chấp môi trường bởi vì các dạng tranh chấp khác như tranh chấp kinh tế, tranh chấp đất đai… chủ yếu phát sinh từ hợp đồng. Vì thế căn cứ vào hợp đồng ta có thể dễ dàng xác định các bên tranh chấp. Đặc thù này cũng đặt ra một thách thức đối với việc giải quyết tranh chấp môi trường, bởi vì muốn các tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường được giải quyết triệt để, đảm bảo quyền lợi các bên thì cần xác định đúng các chủ thể. Hơn nữa nó còn liên quan đến việc xác định tư cách pháp lý để thực hiện quyền khiếu nại, khiếu kiện. 2, Về đối tượng của tranh chấp môi trường. Tranh chấp trong các lĩnh vực khác nhau có những đối tượng hoàn toàn khác nhau nên đây là dấu hiệu cho phép ta phân biệt các loại tranh chấp. Đối tượng của tranh chấp môi trường là các quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của các chủ thể bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại như: quyền được sống trong môi trường trong lành, quyền được khai thác, sử dụng thành phần môi trường vào mọi mục đích theo quy định của pháp luật, quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản khi có hành vi làm ô nhiễm, suy thoái, gây sự cố 4 môi trường, quyền được tác động đến môi trường trong thời gian pháp luật cho phép. Không chỉ là quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể mà tranh chấp môi trường là xung đột trong đó lợi ích tư và lợi ích công thường gắn chặt với nhau. Điều này bắt nguồn từ chỗ lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật môi trường hướng tới mang tính đa chiều. Khác với các quan hệ pháp luật dân sự, thương mại, lao động, đất đai, hôn nhân gia đình- lợi ích mà các bên đương sự hướng tới thường có tính chất đơn nhất. Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường các bên tham gia quan hệ, dù tham gia vì lợi ích tư thì vẫn hướng tới lợi ích chung của cộng đồng của xã hội. Lợi ích của cộng đồng của xã hội mà mỗi người quan tâm là chất lượng môi trường sống chung của con người, gồm: chất lượng không khí, chất lượng đất, nước, âm thanh, hệ sinh vật… Khi lợi ích này bị xâm hại thì yêu cầu trước tiên mà người thụ hưởng đưa ra là chất lượng môi trường sống của họ phải được phục hồi, cải thiện. Bên cạnh đó, từng cá nhân trong cộng đồng, ngoài mối quan tâm kể trên còn là những lợi ích gắn liền với tình trạng sức khỏe, tài sản của họ bị ảnh hưởng bởi chất lượng môi trường sống giảm sút. Họ yêu cầu được đền bù những tổn thất về người và tài sản mà họ phải gánh chịu. Như vậy, đặc thù của tranh chấp môi trường là sự gắn kết hai loại lợi ích công và tư. Đối với các loại tranh chấp khác, tranh chấp kinh tế có đối tượng tranh chấp là quyền và lợi ích hợp pháp về kinh tế như quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ luật định… Đối tượng của tranh chấp lao động là quyền và lợi ích hợp pháp trong lĩnh vực lao động… như: quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, quyền được trả lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do nhà nước quy định. Việc xác định đối tượng của tranh chấp môi trường có vai trò rõ nét hơn khi phân biệt tranh chấp 5 môi trường với tranh chấp đất đai trong trường hợp cùng liên quan tới tài nguyên đất, nhưng tranh chấp đất đai hướng tới việc bảo vệ quyền để chiếm giữ, khai thác đất hợp pháp của chủ thể, còn tranh chấp môi trường hướng tới việc bảo vệ đất với tư cách là một thành phần của môi trường, bảo về lợi ích của cá nhân tổ chức sống trong môi trường đó. Ngoài ra vị thế của các bên trong tranh chấp môi trường thường không cân bằng. Phần lớn tranh chấp môi trường có một bên tham gia là chủ thể các dự án phát triển hoặc các cơ quan quản lí, trong khi phía bên kia chỉ là những thường dân với những yêu cầu, đòi hỏi về chất lượng môi trường sống chung của con người. Điều này dễ nhận thấy là bên thứ nhất thường ít động cơ hơn trong việc tìm giải pháp để điều hòa lợi ích xung đột. Sự bất tương xứng về vị thế giữa các bên là một trong những trở ngại lớn của quá trình giải quyết tranh chấp. Trở ngại này càng bộc lộ rõ hơn ở những quốc gia phải chịu nhiều áp lực từ mục tiêu phát triển kinh tế, giảm đói nghèo, do mối quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế thường được đẩy lên trước mối quan tâm đến chất lượng môi trường sống. Trong những hoàn cảnh như vậy “ưu thế” của quá trình giải quyết xung đột thường nghiêng về phía gây hại cho môi trường. 3, Thời điểm nảy sinh tranh chấp môi trường. Tranh chấp môi trường có thể nảy sinh từ rất sớm, nó không chỉ xảy ra khi quyền và lợi ích hợp pháp của các bên mới đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm hại. Khác với tranh chấp môi trường, tranh chấp trong các lĩnh vực khác chỉ nảy sinh khi quyền lợi hợp pháp của đương sự bị xâm hại. Tình trạng bị đe dọa xâm hai được hiểu là vào thời điểm nảy sinh tranh chấp thiệt hại chưa xảy ra, nhưng có cơ sở để cho rằng thiệt hại chắc chắn sẽ xảy ra nếu không được ngăn chặn kịp thời, tức là không chỉ dựa vào suy đoán cảm tính mà còn phải dựa vào kết luận khoa học để xác định. 6 Khả năng xâm hại đến môi trường mà con người có thể dự báo thường liên quan đến các dự án đầu tư, thậm chí ngay khi dự án chưa đi vào hoạt động. Điều này lý giải cho việc nhiều mâu thẫn, xung đột trong lĩnh vực môi trường đã nảy xinh ngay từ giai đoạn khi các dự án đầu tư chưa đươc triển khai hoặc mơi đi vào hoạt động. Vào giai đoạn nay, mặc dù thiệt hại thực tế còn chưa xảy ra nhưng các bên xung đột môi trường cho rằng nguy cơ nội tại sẽ xảy ra thiệt hại đối với môi trường, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời. VD: nhân dân phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh yêu cầu chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Cai Lân, tỉnh Quảng Ninh (là công ty xi măng và xây dựng Quảng Ninh) không cho phép công ty khai thác đá (thuộc công ty than Việt Nam) thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết với công ty xây dựng các công trình giao thông. Vì trong hợp đồng điều khoản là công ty khai thác đá được dùng thuốc nổ để phá những vỉa đá ngầm trong vùng vịnh nhằm tạo độ sâu cần thiết cho việc xây dựng cầu cảng. Nhân dân ở khu vực này cho rằng việc dùng thuốc nổ để phá đá như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước cũng như hệ sinh thái vùng cửa biển. Họ yêu cầu công ty khai thác đá phải tìm phương án khác khả thi để không gây ảnh hưởng xấu về mặt môi trường. Qua ví dụ trên có thể nhận thấy tranh chấp môi trường đã phát sinh trước khi hợp đồng được thực hiện và dĩ nhiên thiệt hại chưa xảy ra. Thiệt hại môi trường nếu xảy ra thường để lại hậu quả vô cùng to lớn, lâu dài, thậm chí không thể khắc phục được vì thế nguyên tắc phòng ngừa và ngăn chặn luôn được đề cao trong pháp Luật môi trường. 4, Về giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường. Giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường thông thường rất lớn, các lợi ích bị xâm hại thường rất khó xác định. Chúng có thể là tài sản, tính mạng, sức 7 khỏe của con người có thể là các giá trị mang tính nhân văn như: cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, di tích lịch sử bị hủy hoại do bị nhiễm bẩn, ô uế… hoặc các yếu tố khác của môi trường như rừng tự nhiên bị tàn phá, nguồn nước cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm… Các lợi ích này thường đồng thời cùng bị xâm hại trên diện rộng, kéo theo giá trị thiệt hại lớn, muốn phục hồi lại không phải chuyện đơn giản. VD: Sự cố cháy rừng không chỉ tàn phá cánh rừng tự nhiên, làm suy thoái đa dạng sinh học mà sức nóng, khói bụi còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây thiệt hại cho mùa màng. Sự cố nhà máy điện Checnôbưn là một minh họa thực tế, rõ nét có 56 người chết, hàng trăm người bị thương, tổn thất về kinh tế là 15 tỷ đôla, 135 nghìn dân phải rời bỏ nhà cửa, quê hương đến cư trú ở vùng khác. Tính dến cuối thế kỷ 20 đã có hơn 9 vạn người chết vì các bệnh phóng xạ do sự cố này. Các chuyên gia dự tính nếu muốn làm sạch môi trường sau sự cố Checnôbưn thì phải mất hàng trăm năm và tốn kém khoảng vài chục tỷ đô la. Dấu hiệu nay xuất phát từ đặc tính của môi trường là một thể thống nhất bao gồm nhiều thành phần có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại với nhau. Nếu một thành phần môi trường bị tổn hại có thể gây tổn hại trực tiếp cho một hoặc một số thành phần môi trường khác. Nguy hiểm hơn, chúng có thể gây hại hoặc tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho tính mạng, sức khỏe của con người. Các thiệt hại này thường đan xen với nhau nên rất khó xác định. Như vậy, lợi ích bị xâm hại trong tranh chấp môi trường rất đa dạng. Quan điểm của nhiều nước về lợi ích bị xâm hại có phạm vi rộng hơn, ngoài những lợi ích trên còn đề cập những lợi ích khác. Cụ thể: lợi ích về kinh tế, nói cách khác là lợi ích trong kinh doanh của chủ thể kinh tế. VD: tính lịch sử bị hủy hoại làm giảm lượng du lịch, ảnh hưởng đến doanh thu của các nhà hàng, 8 khách sạn, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch trong vùng, lợi ích văn hóa cũng được tính đến… Tính đa dạng của lợi ích bị xâm hại khiến cho tranh chấp môi trường không chỉ gắn với lợi ích riêng biệt của các chủ thể mà còn gắn liền với lợi ích chung của cả xã hội. Đây là điểm khác biệt giữa tranh chấp môi trường với các tranh chấp khác. Bên cạnh đó, trong tranh chấp môi trường ngoài thiệt hại trực tiếp và trước mắt còn bao gồm thiệt hại gián tiếp và nhất là thiệt hại lâu dài- loại thiệt hại rất khó xác định. VD: đối với thiệt hại vật chất; thiệt hại trước mắt gồm diện tích nông sản bị giảm năng suất, đầm bị hủy hoại làm giảm số lượng các loài thủy sản, gia súc bị chết, số người phải nghỉ việc do ngừng sản xuất; thiệt hại như thời gian bị ảnh hưởng tiếp theo cho đến khi sản xuất và sinh hoạt trở lại bình thường, năng suất trở lại ổn định, hiện trạng môi trường được khôi phục. Đối với thiệt hại về sức khỏe là những thiệt hại lâu dài và để lại những di chứng và bệnh mãn tính…. Đặc trưng này đòi hỏi phải có phương pháp cụ thể hợp lý để xác định các lợi ích bị xâm hại, mức độ thiệt hại. Do đó, nếu chỉ đơn thuần áp dụng các quy định chung của pháp luật như hiện nay e rằng chưa phù hợp. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. Từ những đặc thù nêu trên chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về tranh chấp môi trường, một vẫn đề diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như tại Việt Nam. Những đặc thù này sẽ góp phần vào việc giải quyết triệt để, tận gốc những tranh chấp môi trường phát sinh trong đời sống xã hội. Phân tích đặc thù của tranh chấp môi trường cũng là một hình thức nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực Luật môi trường, giúp nâng cao kiến thức và khả 9 năng nhận biết các tranh chấp khác nhau phát sinh trong đời sống xã hội. Từ đó đi đến giải quyết các tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực đó. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. • Giáo trình Luật Môi Trường- Trường Đại học Luật Hà Nội. • Giải quyết tranh chấp môi trường tồn tại và giải pháp- Khóa luận tốt nghiệp 2012_Bùi Thị Thảo. • Tranh chấp môi trường và vấn đề giải quyết tranh chấp môi trường tại Việt Nam- Luận án tiến sĩ Luật học_Phạm Hữu Nghị. • Http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%a3m_h%E1%BB %8Da_Chernobyl. 10 . 2 1, Về chủ thể của tranh chấp môi trường 2 2, Về đối tượng của tranh chấp môi trường 4 3, Thời điểm nảy sinh tranh chấp môi trường 6 4, Về giá trị thiệt hại trong tranh chấp môi trường 7 KẾT THÚC. chủ thể của tranh chấp môi trường. Chủ thể của tranh chấp môi trường là các bên tham gia tranh chấp. Khi họ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp về mặt môi trường của mình bị xâm hại. Đặc thù về. đối tượng của tranh chấp môi trường có vai trò rõ nét hơn khi phân biệt tranh chấp 5 môi trường với tranh chấp đất đai trong trường hợp cùng liên quan tới tài nguyên đất, nhưng tranh chấp đất

Ngày đăng: 01/08/2014, 21:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w