Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 18 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
18
Dung lượng
187 KB
Nội dung
Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong thời đại ngày nay, công tác giáo dục của các quốc gia trên thế giới được quan tâm sâu sắc. Ở Việt Nam, “ giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu”. Vì khi hội nhập nền kinh tế quốc tế cần những con người năng động, sáng tạo, có tri thức. Có như thế mới thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế đất nước. Làm được điều đó thì phải chú trọng công tác giáo dục trong nhà trường, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến vấn này và đã đề ra nhiều chỉ thị chăm lo cho giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2 khóa VII khẳng định: “ đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ theo một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong nghị quyết Trung ương 4 khóa VII có nêu: “phải kết hợp học với hành”, “ bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Cùng với định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường là phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh, lấy người học làm trung tâm, giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn hoạt động dạy học, giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức mới, rèn luyện cho học sinh kĩ năng vận dụng kiến thức, tự giải quyết những vấn đề gặp phải trong thực tế trên cơ sở những kiến thức đã tiếp thu được. Đối với các môn học ở trường trung học cơ sở, thì môn Địa lí là một trong những môn học có vai trò quan trọng trong việc hình thành những kĩ năng cho học sinh như: khái niệm một vấn đề, giải thích các hiện tượng tự nhiên, kĩ năng thể hiện các số liệu, các đại lượng bằng cách mô tả bằng hình vẽ hay nói cụ thể hơn là thể hiện các số liệu qua biểu đồ mà trên thực tế từ trước đến nay kĩ năng này rất ít được học sinh trung học cơ sở quan tâm chú ý đến. Chính vì thế, giáo viên có thể dễ nhận ra sự khó khăn ở một số học sinh khi gặp các bài tập kĩ năng này. Là giáo viên dạy Địa lí tôi rất băn khoăn đến vấn đề này nên đã đầu tư thử nghiệm bằng nhiều phương pháp vận dụng trong giảng dạy, với mong muốn khắc phục tình trạng trên tôi quyết định tìm phương pháp để giúp học sinh làm quen và thành thạo với kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Qua 2 năm thực nghiệm, tôi đã thu được nhiều kết quả đáng kể muốn chia sẽ cùng các quý đồng nghiệp với chủ đề: “ Rèn luyện kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ địa lí ở trường trung học cơ sở Lương Tâm”. THCS Lương Tâm 1 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm II. THỰC TRẠNG 1. Điều kiện nhà trường Trường trung học cơ sở Lương Tâm là một ngôi trường nhỏ chỉ có 6 phòng học, chưa có phòng chức năng, phòng thực hành. Các bộ phận và thư viện cùng đặt chung một phòng. Điều kiện còn thiếu thốn, chưa đảm bảo tốt cho công tác dạy và học của thầy và trò. 2. Điều kiện người dân Đa số người dân làm nghề nông, trình độ còn thấp, phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em họ, do bận việc đồng áng hay phải đi làm ăn xa để kiếm sống. Ý thức về việc học để thay đổi cuộc sống chưa được người dân nơi đây nhìn nhận theo quan điểm mới. Một số phụ huynh thiếu nhiệt tình, không hợp tác với nhà trường trong việc quản lí giáo dục học sinh. 3. Thực trạng vấn đề Hưởng ứng cuộc cải cách trong giáo dục, ở các trường phổ thông đã tích cực tham gia phong trào cải tiến phương pháp dạy- học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Cùng với các môn học khác, sách giáo khoa Địa lí cũng đã có những thay đổi cho phù hợp với mục tiêu đổi mới. Nội dung sách giáo khoa Địa lí phong phú, nhiều vấn đề được đi sâu nghiên cứu và chi tiết hơn, các số liệu, thông tin được cập nhật mới. Phần thực hành rất được coi trọng, chiếm 25% tổng số bài trong suốt năm học, tăng cường các kĩ năng thực hành địa lí trong đó có kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Trên thực tế, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong dạy học Địa lí ở nhà trường trung học cơ sở chưa được giáo viên và học sinh quan tâm mà chỉ chú trọng nhiều về kiến thức lí thuyết có trong nội dung bài học. Không riêng kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ mà kĩ năng khác như: kĩ năng giải thích bản đồ, bảng số liệu cũng như thế….chính vì vậy mà tỉ lệ học sinh giỏi của môn còn thấp, đặc biệt là ở trường chưa có học sinh giỏi dự thi cấp tỉnh ở môn này. III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG 1. Nguyên nhân Kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ không được thực hiện đúng và đầy đủ, theo tôi nghiên cứu phát hiện là do: THCS Lương Tâm 2 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm - Lượng kiến thức bài học nhiều nhưng thời lượng tiết học ít. - Do hạn chế về thời gian nên giáo viên đề cập chưa sâu kĩ năng này trong giảng dạy. - Học sinh ngán ngại khi gặp các bài tập về kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ . - Một số học sinh có tâm lí cho đây là môn học phụ nên không đầu tư trong quá trình học, số khác cho rằng: chỉ cần học lí thuyết là đủ vì thế không chú ý đến các bài tập ở cuối bài. * Thực tế khi chưa khảo sát ở học sinh: - Không xác định được yêu cầu của đề bài. - Không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì. - Chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ và nhận xét biểu đồ. Cho nên tỉ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích hợp đối với yêu cầu thấp, số lượng học sinh xác định ngay được cách vẽ biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao. - Số liệu điều tra trước khi thực hiện: + Đối với học sinh khối 6 thì mức độ làm việc với biểu đồ của các em còn ở mức đơn giản như: hiểu biểu đồ, đọc nội dung đơn giản trên biểu đồ, xác định đơn giản vị trí tương đối của đối tượng trên biểu đồ. + Đối với học sinh khối 7, 8, 9 thì các em ngoài mức độ đọc biểu đồ ra còn mức độ vẽ biểu đồ. Số liệu điều tra trước khi thực hiện ở học sinh khối 7, 8, 9 như sau: Lớp Tổng số HS Biết vẽ và nhận xét đúng biểu đồ Chưa biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ Khối 7 140 15 125 Khối 8 96 20 76 Khối 9 87 30 57 Tổng 323 65 258 Tỷ lệ 100% 20.1% 79.9% Vì vậy mà kết quả làm bài tập trong quá trình điều tra chưa cao. Lớp Tổng số HS Biết vẽ và nhận xét đúng biểu đồ Chưa biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ Khối 7 140 25 115 Khối 8 96 30 66 Khối 9 87 40 47 Tổng 323 95 228 Tỷ lệ 100% 29.4% 70.6% THCS Lương Tâm 3 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm 2. Thuận lợi và khó khăn 2.1. Thuận lợi - Được Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo sâu sắc hoạt động dạy và học trong nhà trường. - Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động, sáng tạo, chịu khó tìm tòi học hỏi, đầu tư nhiều cho công tác giảng dạy và trong từng tiết dạy. - Học sinh ngoan, siêng năng, tích cực, ham thích tìm hiểu và hứng thú học tập Địa lí. - Trường được trang bị máy chiếu công nghệ thông tin và nhiều đồ dùng dạy học. - Học sinh lại có ý thức cao trong việc chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng địa lí. 2.2. Khó khăn - Đại bộ phận học sinh thuộc vùng sâu, vùng nông thôn, mức độ tiếp thu kiến thức còn chậm, chưa đồng đều ở các lớp. Những hiểu biết về địa lí đôi khi còn mơ hồ, thiếu nhiệt tình khi rèn luyện các kĩ năng trong giờ học. Một số ít lại lười học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của bộ môn. - Bộ phận nhỏ trong giáo viên còn nặng lối truyền thụ kiến thức theo lối cổ truyền, nặng lý thuyết hoặc chưa đầu tư cho tiết dạy do bận công việc gia đình. - Thời gian tiết học quá ngắn gây khó khăn lúc giáo viên rèn luyện các kĩ năng cho học sinh. Khả năng hình dung hình dáng và cách nhận của biểu đồ ở học sinh còn chậm. - Đồ dùng dạy học cho môn Địa lí còn ít. IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1. Mức độ sử dụng biểu đồ có sự khác nhau từ lớp 6 đến lớp 9 Lớp Các mức độ đọc biểu đồ Các mức độ vẽ biểu đồ 6 - Hiểu biểu đồ. - Đọc một nội dung đơn giản trên biểu đồ. - Xác định đơn giản vị trí tương đối của đối tượng được thể hiện trên biểu đồ. - So sánh và phân tích biểu đồ - Tính toán trên biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột đơn giản. THCS Lương Tâm 4 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm 7 - Xác định sự tương ứng giữa nội dung biểu đồ với nội dung địa lí được thể hiện trên ảnh. - Nhận xét các yếu tố thể hiện trên biểu đồ. - Xác định vị trí tương đối của biểu đồ. - Xác định đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ. - Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố được thể hiện trên biểu đồ. - Sắp xếp biểu đồ vào vị trí thích hợp ở trên lược đồ. - Vẽ biểu đồ hình tròn đơn giản và rút ra nhận xét. 8 - Phân tích biểu đồ, rút ra nhận xét. - Xác định vị trí của đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ. - Vẽ biểu đồ kết hợp cột với đường và xác định vị trí của đối tượng địa lí được thể hiện trên biểu đồ. - Vẽ biểu đồ tròn và cột rút ra nhận xét. - Vẽ biểu đồ đường. - Vẽ các biểu đồ hình tròn thể hiện xu hướng thay đổi và rút ra nhận xét. 9 - Đọc biểu đồ tròn, rút ra nhận xét. - Đọc biểu đồ cột, rút ra nhận xét - So sánh các biểu đồ tròn với nhau, rút ra nhận xét. - So sánh các biểu đồ cột với nhau, rút ra nhận xét. - Phân tích biểu đồ tròn - Vẽ biểu đồ miền, vẽ biểu đồ cột - Vẽ biểu đồ tròn, rút ra nhận xét. - Vẽ biểu đồ cột chồng, vẽ biểu đồ đường - Vẽ biểu đồ cột so sánh theo số liệu tương đối. - Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự gia tăng theo % trên cơ sở chuyển số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. 2. Một số điểm cần lưu ý khi vẽ biểu đồ. - Đọc kĩ yêu cầu. THCS Lương Tâm 5 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm - Tuyệt đối không dùng màu để tô, kí hiệu trên biểu đồ. - Bất cứ biểu đồ nào cũng cần chú giải và tên biểu đồ. - Đầu trang ghi tên biểu đồ: ( tốt nhất là ghi chữ in hoa, có thể ghi tên ở dưới biểu đồ nhưng thường học sinh dễ quên và dễ bị mất điểm vì để sót). - Biểu đồ: ( cần đọc kĩ đề để xác định phải vẽ loại biểu đồ nào cho đúng). Kí hiệu trên biểu đồ cần cẩn thận khi vẽ, tránh làm rối hoặc làm xấu biểu đồ. - Ghi chú: theo thứ tự đề bài cho, dưới biểu đồ. - Nhận xét: nhớ xuống dòng mỗi ý và phải ngắn gọn, súc tích. - Giải thích: dựa theo bài học, giải thích trình bày riêng, không gắn liền với phần nhận xét. 3. Giới thiệu cách vẽ 3.1. Khái niệm Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng tiến trình của một hiện tượng ( chẳng hạn diễn biến của nhiệt độ trung bình các tháng trong năm), mối tương quan về độ lớn giữa các đại lượng( chẳng hạn diện tích các châu lục, các nước), hoặc kết cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ: cơ cấu xuất, nhập khẩu). 3.2. Các loại biểu đồ Biểu đồ có nhiều loại nên trước khi vẽ cần đọc kĩ yêu cầu của đề bài, xác định chủ thể thể hiện trên biểu đồ ( động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu …) để chọn biểu đồ thích hợp. Có rất nhiều loại biểu đồ như: đồ thị, cột, thang ngang, kết hợp, tròn, ô vuông, miền, tam giác, hình thoi, xuất nhập khẩu. Nhưng đối với cấp trung học cơ sở, các biểu đồ thường gặp là: đồ thị, cột, thang ngang, kết hợp, tròn, miền. 3.2.1. Biểu đồ cột (thang ngang) * Cách nhận dạng - Khi đề bài yêu cầu cụ thể là “ hãy vẽ biểu đồ cột”….thì ta không được vẽ biểu đồ dạng khác ( đồ thị, tròn…), buộc phải vẽ biểu đồ cột. - Đề bài muốn ta thể hiện sự hơn, kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các yếu tố. - Ta có thể dựa vào các cụm từ gợi ý có trong đề bài như: “số lượng”, “sản lượng”, “so sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”. THCS Lương Tâm 6 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm - Đề bài chỉ yêu cầu so sánh các yếu tố trong 1 năm, nên trục ngang thay vì đơn vị “năm” lại thay thế là “các vùng”, “các nước”, “ các loại sản phẩm”… - Đơn vị có dấu “ /…” như: kg/ người, tấn/ ha, USD/ người, người/km 2 … - Khi vẽ về lượng mưa/ năm của một địa phương ( cá biệt có lúc vẽ đường biểu diễn). * Cách vẽ Đây là biểu đồ tuy dễ thể hiện nhưng hay sai nhất, chia khoảng cách năm khó nhất vì thế cần lưu ý một số điểm sau: - Đánh số đơn vị trên tung phải cách đều nhau và đầy đủ, tránh ghi lung tung. - Vẽ đúng trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp lên cao hay ngược lại, trừ khi đề bài yêu cầu sắp xếp lại. - Không nên vạch chấm hay vạch ngang từ trục tung vào đầu cột vì sẽ làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt làm nhiều khúc, không có thẩm mĩ. - Cột đầu tiên phải cách trục thẳng ( trục tung) từ 1 đến 2 ô tập ( không vẽ dính trục như dạng biểu đồ đồ thị). - Độ rộng ( bề ngang) các cột phải bằng nhau, tương đương 1 ô hoặc ½ ô tập ( không vẽ cột to lẫn cột nhỏ). - Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét. Số ghi phải rõ ràng ngay ngắn. * Hướng dẫn nhận xét A. Trường hợp cột đơn ( chỉ có một yếu tố) - Xem xét năm đầu và năm cuối của bảng số liệu để trả lời câu hỏi tăng hay giảm? và tăng giảm bao nhiêu? (lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia cũng được). - Xem số liệu ở khoảng trong để trả lời tiếp là tăng hay giảm liên tục hay không liên tục? ( Lưu ý năm nào không liên tục.) - Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào nhanh, giai đoạn nào chậm, nếu không liên tục : thì năm nào không còn liên tục. * Ví dụ minh họa: Dựa vào bảng số liệu sau Năm Sản lượng ( triệu tấn) 1980 11.6 THCS Lương Tâm 7 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm 1985 15.9 1990 19.2 1995 24.9 2002 34.4 Vẽ biểu đồ hình cột và nhận xét tình hình sản xuất lúa gạo ở nước ta trong thời kì 1980-2002 . * Nhận xét - Sản lượng xuất lúa gạo của nước ta từ năm 1980-2002 tăng liên tục: từ 11,6 triệu tấn năm 1980 tăng lên 34,4 triệu tấn năm 2002, tăng 22,8 triệu tấn. - Sản lượng lúa gạo của nước ta tăng nhanh là do: việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất nông nghiệp đã đem lại những thành tựu đáng kể, góp phần làm tăng sản lượng lương thực và nâng cao đời sống của người dân. B. Trường hợp cột là lượng mưa. - Nhận xét: mùa mưa, mùa khô kéo dài từ tháng nào đến tháng nào, (ở nhiệt đới : tháng mưa từ 100mm trở lên được xem là mùa mưa, còn ở ôn đới thì chỉ cần 50mm là được xếp vào mùa mưa). Sau đó, cho biết tháng nào mưa nhiều nhất, lượng mưa bao nhiêu mm và tháng nào khô nhất, mưa bao nhiêu? - So sánh tháng mưa nhiều nhất và tháng mưa ít nhất ( có thể có 2 tháng mưa nhiều hay 2 tháng mưa ít). THCS Lương Tâm 8 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm * Ví dụ minh họa: Vẽ và nhận xét biểu đồ lượng mưa ở điểm A ở Bắc Bán cầu theo bảng sau: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Lương mưa 120 100 80 60 40 30 10 15 30 90 110 100 * Vẽ biểu đồ * Nhận xét biểu đồ - Điểm A có mùa mưa kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trong đó lượng mưa cao nhất vào tháng 1(120mm) và tháng 11(110mm)- mưa vào mùa thu đông. - Mùa khô kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, trong đó tháng 7 và 8 là khô nhất, lượng mưa chỉ có 10-15mm. - Mùa hạ ít mưa, mưa lại tập trung vào mùa thu đông, như vậy điểm A thuộc kiểu khí hậu Địa Trung Hải Bắc Bán Cầu. 3.2.2. Biểu đồ đồ thị ( biểu đồ đường, đường biểu diễn). * Cách nhận dạng Khi đề bài yêu cầu: “ Em hãy vẽ đồ thị tả….”, hãy vẽ 3 đường biểu diễn…” học sinh bắt buộc phải vẽ biểu đồ đồ thị mà không được vẽ các loại biểu đồ khác. THCS Lương Tâm 9 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm Hay trong đề bài xuất hiện các cụm từ: “phát triển”, “ tăng trưởng”, “ tốc độ gia tăng”… Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhiệt độ từng tháng trong năm ở một địa phương nào đó ( cá biệt có thể vẽ cột). * Cách vẽ - Trục tung thể hiện đơn vị. - Trục hoành thể hiện thời gian ( cần độ chính xác cao). - Đường biểu diễn là đường nối các tọa độ đã được xác định bởi trục thời gian và trục đơi vị ( chấm như xác định tọa độ điểm A, điểm B trong toán học - Chỉ nên chấm nhẹ ( không đậm, không to quá) và trên hoặc dưới các chấm ghi giá trị của năm tương ứng (ghi số). - Ghi tên biểu đồ: trên hay dưới biểu đồ đều được nhưng nên ghi trên biểu đồ để không bị quên, nên ghi chữ IN HOA. - Nếu có hai đường biểu đồ trở lên, phải vẽ 2 đường phân biệt ( vẽ khác nhau) và có ghi chú theo đúng thứ tự đề bài đã cho. - Kí hiệu đường biểu diễn cần được phân biệt: màu sắc ( đen, xanh, đỏ), kí tự riêng ( thường dùng nhiều). - Lưu ý: nếu đề bài cho 3 thời điểm, thì ta sẽ vẽ biểu đồ cột hay hơn là vẽ biểu đồ đồ thị. * Cách nhận xét: Trường hợp chỉ có một đường - So sánh số liệu năm đầu và năm cuối có trong bảng số liệu để trả lời câu hỏi: Đối tượng cần nghiên cứu tăng hay giảm? Nếu tăng (giảm) thì tăng (giảm) bao nhiêu? Lấy số liệu năm cuối trừ cho số liệu năm đầu hay chia gấp bao nhiêu lần cũng được). - Xem đường biểu diễn đi lên (tăng) có thể liên tục hay không liên tục? - Nếu liên tục thì cho biết giai đoạn nào tăng nhanh, giai đoạn nào tăng chậm, nếu không liên tục thì năm nào không còn liên tục. *Ví dụ minh họa: Dựa vào bảng số liệu sau đây: Năm Trâu (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng(%) Bò (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng(%) Lợn (nghìn con) Chỉ số tăng trưởng(%) Gia cầm (triệu con) Chỉ số tăng trưởng(%) 1990 2854.1 100.0 3116.9 100.0 12260.5 100.0 107.4 100.0 1995 2962.8 103.8 3638.9 116.7 16306.4 133.0 142.1 132.3 THCS Lương Tâm 10 Đặng Bá Nhẫn [...]... chọn “ hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất….” THCS Lương Tâm 11 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm * Cách vẽ - Biểu đồ có 2 trục đơn vị - Tọa độ đường nằm giữa cột vì thế vẽ cột trước, xong mới vẽ đường - Ta có thể chọn một cái vẽ biểu đồ cột và một vẽ biểu đồ đồ thị, nhưng chia tỉ lệ sau cho để hạn chế sự dính nhau giữa cột và đường Tốt nhất nên vẽ đường cao... tương quan giữa các yếu tố * Ví dụ minh họa: Vẽ biểu đồ cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 1999 và nêu nhận xét Ngành kinh tế Tỉ lệ lao động Nông, lâm,ngư nghiệp 63,5 Công nghiệp 11,5 Dịch vụ 25,0 * vẽ biểu đồ THCS Lương Tâm 13 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm * Nhận xét biểu đồ Năm 1999, ở nước ta: - Lao động trong ngành nông, lâm,... xác vẽ và nhận xét đúng biểu đồ Chưa biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng 140 96 87 323 55 76 72 203 85 20 15 120 THCS Lương Tâm 16 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm Tỷ lệ 100% 62.8% 37.2% VI BÀI HỌC KINH NGHIỆM Biểu đồ là một công cụ trực quan rất có tác dụng trong giảng dạy, học tập địa lí, đặc biệt là địa lí kinh tế, vì phải tiếp... kinh tế, cơ cấu tổng sản phẩm…… * Cách vẽ Đây là dạng biểu đồ vừa bao gồm đồ thị vừa bao gồm biểu đồ cột chồng 100% (cột cơ cấu) nhưng thể hiện rõ rệt hơn về tình hình phát triển của từng nhóm, ngành kinh tế Lưu ý: biểu đồ miền khác với biểu đồ đồ thị ở những điểm sau: THCS Lương Tâm 14 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm - Dùng số % vì diễn tả cơ cấu, đôi.. .Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm 2000 2002 2897.2 2814.4 101.5 98.6 4127.9 4062.9 132.4 130.4 20193.8 23169.5 164.7 189.0 196.1 233.3 182.6 217.2 Hãy vẽ biểu đồ tăng trưởng gia súc, gia cầm của nước ta và cho nhận xét * Cách vẽ biểu đồ * Nhận xét biểu đồ: Từ năm 1990 đến năm 1995: - Tỉ trọng đàn trâu tăng... cả diện tích và sản lượng cà phê điều tăng, nhưng sản lượng cà phê tăng nhanh hơn 3.2.4 Biểu đồ tròn * Cách nhận dạng - Khi đề bài yêu cầu cụ thể“ vẽ biểu đồ tròn…” THCS Lương Tâm 12 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm - Trong đề, có các cụm từ: cơ cấu, tỉ lệ, “tỉ trọng so với toàn phần”… * Cách vẽ - Chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn... với các số liệu và bảng thống kê Muốn nhấn mạnh và đặc biệt lưu ý đến những dữ kiện số liệu nào đó, phải đưa chúng lên biểu đồ Trong chương trình Địa lí 7, các em chỉ thực hành với một số biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ tròn Trong chương trình Địa lí 8, các em chỉ thực hành với một số biểu đồ như: biểu đồ cột, biểu đồ tròn, cách xử lí số liệu để vẽ được biểu đồ Trong chương trình địa lí 9, các em chỉ... biểu đồ Từ đó tỉ lệ học sinh biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ cao hơn so với khi chưa được áp dụng Kết quả trước khi tiến hành khảo sát ở học sinh Lớp Khối 7 Khối 8 Khối 9 Tổng Tỷ lệ Tổng số HS Biết vẽ và nhận xét đúng biểu đồ Chưa biết cách vẽ và nhận xét biểu đồ 140 15 96 20 87 30 323 65 100% 20.1% Kết quả sau khi tiến hành khảo sát ở học sinh 125 76 57 258 79.9% Lớp Tổng số HS Biết xác vẽ và nhận xét. .. các em chỉ thực hành với một số biểu đồ như : biểu đồ cột, biểu đồ tròn, biểu đồ đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp và cách xử lí các loại số liệu để vẽ được biểu đồ Qua thời gian nghiên cứu không nhiều của bản thân, với mong muốn đóng góp chút công sức vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lí nói riêng ở trường trung học cơ sở Tên đề tài là một nội dung nghe... xử lí các tình huống theo yêu cầu nội dung và giải đáp thắc mắc ở học sinh nếu có - Trong tiết dạy nên sử dụng biện pháp minh họa nhiều để học sinh dễ nắm vấn đề, đặc biệt cần phải trang bị cho học sinh kĩ năng thực hành, lý thuyết phải luôn đi đôi với thực hành sẽ làm cho học sinh khắc sâu kiến thức hơn THCS Lương Tâm 17 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương . luyện kĩ năng vẽ, nhận xét biểu đồ địa lí ở trường trung học cơ sở Lương Tâm . THCS Lương Tâm 1 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương Tâm II. THỰC TRẠNG . trên biểu đồ. - So sánh và phân tích biểu đồ - Tính toán trên biểu đồ - Vẽ biểu đồ cột đơn giản. THCS Lương Tâm 4 Đặng Bá Nhẫn Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí ở trường THCS Lương. các kĩ năng thực hành địa lí trong đó có kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Trên thực tế, kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ trong dạy học Địa lí ở nhà trường trung học cơ sở chưa được giáo viên và