Tuy nhiên, hiện nay hầu hết học sinh ở các trường trung họccơ sở trong huyện Tây Sơn nói chung và Trường THCS Tây An nói riêng, đặc biệt là học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ
Trang 1đó, phải đưa chúng lên biểu đồ Cùng với các loại bản đồ, trong môn học Địa Lí,biểu đồ đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong kênh hình Có thểnói biểu đồ là một trong những “ngôn ngữ đặc thù” của khoa học địa lí Chính vìvậy mà kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ đã trở thành một yêu cầu không thể thiếuđối với người dạy và học địa lí, do đó nó đã trở thành một nội dung đánh giá họcsinh học môn Địa Lí Tuy nhiên, hiện nay hầu hết học sinh ở các trường trung học
cơ sở trong huyện Tây Sơn nói chung và Trường THCS Tây An nói riêng, đặc biệt
là học sinh lớp 9, kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí của các em còn yếu Trongkhi đó giáo viên cũng không có một tài liệu chuẩn nào để hướng dẫn học sinh rènluyện kỹ năng này
Xuất phát từ lí do trên, cho nên tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng vẽ và
nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9” làm vấn đề nghiên cứu với tham vọng
nhằm giúp học sinh rèn luyện một cách có hiệu quả kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồđịa lí, đồng thời qua đó giáo viên cũng có một tài liệu chuẩn để hướng dẫn họcsinh rèn luyện kỹ năng này tốt hơn
II NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI:
- Nghiên cứu các cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng vẽ vànhận xét biểu đồ trong việc học tập môn Địa Lí của học sinh lớp 9
- Tìm hiểu một số phương pháp rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa
Trang 2lí của giáo viên bộ môn.
- Tìm hiểu vai trò của giáo viên trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu
đồ địa lí cho học sinh
- Tìm hiểu cách rèn luyện kỹ năng và nhận xét biểu đồ địa lí của học sinh
- Trên cơ sở đó đề xuất một số ý kiến góp phần cùng các giáo viên giảng dạy bộmôn Địa Lí trong việc rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinhlớp 9 được hiệu qủa hơn
III PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
2 Phương pháp quan sát
3 Phương pháp điều tra, khảo sát, trò chuyện với các giáo viên
4 Phương pháp tổng hợp tài liệu
5 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
IV CƠ SỞ VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI:
1 Cơ sở nghiên cứu:
- Trong vài năm công tác tại Trường THCS Tây An, tôi nhận thấy đại đa số họcsinh ở đây là con em gia đình nông dân nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếuthốn, do đó việc đầu tư cho việc học tập cũng có những hạn chế nhất định, một bộphận gia đình học sinh ít quan tâm đến việc học tập của con em mình, nhiều emkhả năng lĩnh hội và vận dụng kiến thức còn chậm dẫn đến việc học tập các mônhọc nói chung và việc học tập bộ môn Địa Lí nói riêng còn gặp nhiều khó khăn
- Căn cứ vào tình hình thực tế nêu trên, tôi đã chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng
vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9” làm cơ sở cho việc nghiên cứu
của mình
2 Thời gian tiến hành nghiên cứu đề tài:
Tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Rèn luyện kỹ năng vẽ và nhận xét
Trang 3biểu đồ địa lí cho học sinh lớp 9” từ năm học 2007 – 2008 đến nay tại Trường
sở trong huyện chưa có tài liệu nào quy định thống nhất về tiêu chuẩn, quy tắc thểhiện biểu đồ, trong khi đó một số tài liệu tham khảo môn Địa Lí lại chưa thể hiện
sự nhất quán trong việc lựa chọn, vẽ và nhận xét các loại biểu đồ, điều đó gây lúngtúng cho giáo viên trong việc soạn giảng cũng như thực hiện các giờ thực hành vẽ
và nhận xét biểu đồ trên lớp, không gây được hứng thú học tập cho học sinh, làmcho giờ học trở nên nặng nề, nhàm chán
2 Về học sinh:
Trên thực tế, học sinh lớp 9 phần lớn đều yếu kỹ năng quan trọng này.
Thường thì các em không xác định được yêu cầu của đề bài, không xác địnhđược kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì, chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng vớiyêu cầu của đề bài, kỹ năng vẽ biểu đồ còn lúng túng, chưa nắm được cácbước tiến hành khi vẽ biểu đồ, hoặc học sinh rất yếu trong việc nhận xét biểu đồ.Bằng sự điều tra của bản thân, qua trò chuyện, trao đổi với các đồng nghiệp trongcùng cơ quan, cũng như một số đồng nghiệp ở các trường trong huyện, tôi nhậnbiết được một số nguyên nhân dẫn đến kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ địa lí củahọc sinh còn yếu:
Một là, do học sinh không tập trung theo dõi bài dạy trên lớp của giáo viên:
Phần lớn những học sinh này là các học sinh yếu-kém, trong giờ học môn Địa Líhầu như các em không hề để ý đến sự hướng dẫn của giáo viên trong việc tìm hiểubài, do đó các em không hiểu được bài, nhất là các giờ thực hành vẽ và nhận xét
Trang 4biểu đồ thì các em không vẽ và nhận xét được, từ đó dẫn đến sự chán nản trongviệc học tập bộ môn này.
Hai là, do tâm lí học sinh và cả gia đình học sinh vẫn còn xem môn Địa Lí là một “môn học phụ” nên không đầu tư nhiều cho việc học tập bộ môn.
Ba là, do học sinh thiếu thời gian học tập: Đa số các em là con em của những
gia đình nông dân nghèo, sau thời gian học tập ở trường, về nhà các em còn phảiphụ giúp gia đình làm công việc nhà (như: đốn củi, chăn bò, trông em,…), do đócác em không đủ thời gian cho việc tự học ở nhà, điều này có ảnh hưởng khôngnhỏ đối với việc tiếp thu kiến thức trên lớp
II NỘI DUNG GIẢI PHÁP MỚI:
Từ thực trạng nêu trên, với mục đích nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạyhọc, tạo hứng thú cho học sinh trong việc học tập bộ môn Địa Lí Qua kinh nghiệmgiảng dạy của bản thân, tôi nhận thấy rằng để làm được điều này trước tiên đòi hỏigiáo viên phải có phương pháp hướng dẫn việc tìm hiểu bài của học sinh sao cho
có hiệu quả, hấp dẫn và dễ hiểu, và một trong những phương pháp đó là hướng dẫnhọc sinh kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồ Muốn có được kĩ năng này, giáo viên cầnhướng dẫn cho các em nắm chắc các kỹ năng sau:
Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất.
Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu.
Kỹ năng vẽ biểu đồ.
Kỹ năng nhận xét biểu đồ.
1 Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất:
Câu hỏi trong các bài tập thực hành về kĩ năng biểu đồ thường có 3 thànhphần: Lời dẫn (đặt vấn đề); Bảng số liệu thống kê; Lời kết (nêu yêu cầu cụ thể cầnlàm)
1.1 Căn cứ vào lời dẫn (đặt vấn đề):
Trong câu hỏi thường có 3 dạng sau:
Dạng lời dẫn có chỉ định: Trong trường hợp này câu hỏi bài tập thực hành đã
Trang 5yêu cầu vẽ loại biểu đồ cụ thể Ví dụ: “Từ bảng số liệu, hãy vẽ biểu đồ hình trònthể hiện cơ cấu sử dụng … năm ” Như vậy, ta có thể xác định ngay được biểu đồcần thể hiện.
Dạng lời dẫn kín: Trong trường hợp này cần phải căn cứ vào thành phần 2
và thành phần 3 để lựa chọn loại biểu đồ thích hợp Ví dụ: Hãy vẽ biểu đồ thíchhợp và nêu nhận xét
Dạng lời dẫn mở: Trong trường hợp này cần bám vào một số từ gợi mở
- Đối với biểu đồ đường biểu diễn thường có các từ gợi mở như: “tăng trưởng”,
“biến động”, “phát triển”, và kèm theo là một chuỗi thời gian “qua các năm từ đến ” Ví dụ: Bài tập 2, câu a, trang 38-SGK Địa Lí 9 có câu “…thể hiện chỉ số
tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm qua các năm 1990, 1995, 2000 và 2002”.
- Đối với biểu đồ hình cột thường có các từ gợi mở như: ”khối lượng”, “sảnlượng”, “diện tích”,… và kèm theo một hoặc vài mốc thời gian hoặc thời kì, giaiđoạn (vào năm…, trong năm…, trong các năm…, qua các thời kì…) Ví dụ: Bài
tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9 có câu “…thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 và nêu nhận
xét”
- Đối với biểu đồ hình tròn, cột chồng thường có các từ gợi mở như: “cơ cấu”,
“phân theo”, “trong đó”, “bao gồm”, “chia ra”, “chia theo” và kèm theo số liệutương đối hoặc số liệu tuyệt đối nhưng phải hợp đủ giá trị tổng thể của các thànhphần, để từ đó có cơ sở tính ra tỉ lệ % Ví dụ: Bài tập 1,câu a, trang 38-SGK Địa Lí
9 có câu “…thể hiện cơ cấu diện tích gieo trồng của các nhóm cây”.
Lưu ý: Nếu trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc
trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần thì rất khó vẽ trên biểu đồ hình tròn (vì góc hình quạt sẽ quá hẹp) Trường hợp này cần chuyển sang vẽ loại biểu
đồ cột chồng bởi vì ta có thể vẽ chiều cao của cột tùy theo nhu cầu thể hiện.
- Đối với biểu đồ miền cần phải quan sát trên bảng số liệu: khi các đối tượng trảiqua trên 3 mốc thời gian, không vẽ biểu đồ hình tròn hoặc hình cột chồng mà nênchuyển sang vẽ biểu đồ miền là thích hợp nhất
Trang 66474,6 x 100
9040
1.2 Căn cứ vào bảng số liệu thống kê:
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu (tỷ lệ % hay số liệu tuyệt đối) phát triển theo mộtchuỗi thời gian Ta sẽ chọn vẽ biểu đồ đường biểu diễn
- Nếu có dãy số liệu tuyệt đối về quy mô, khối lượng của một hay nhiều đối tượngbiến động theo một số thời điểm hay theo các thời kỳ (giai đoạn) Ta sẽ chọn vẽbiểu hình cột đơn
- Trường hợp gặp bảng số liệu được trình bày theo dạng phân chia ra từng thànhphần cơ cấu như:
Năm Tổng
số
ngư nghiệp
Nông-lâm-Công nghiệpXây dựng Dịch vụ
Trước bảng số liệu trên, ta sẽ chọn vẽ loại biểu đồ cơ cấu (tròn, cột chồng hoặcmiền)
1.3 Căn cứ vào lời kết của câu hỏi (yêu cầu nhận xét, giải thích về điều gì?)
2 Kỹ năng tính toán, xử lý số liệu:
Đối với học sinh lớp 9 cần rèn luyện cho các em các kỹ năng tính toán sau: 2.1 Tính tỷ lệ cơ cấu (%) của từng thành phần trong một tổng thể
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: bảng thống kê có cột tổng số, ta chỉ tính theo công thức:
Tỷ lệ cơ cấu (%) của A =
Ví dụ: Bài tập 1, trang 38-SGK Địa Lí 9
Tỷ lệ cơ cấu cây lương thực (1990) = = 71,6%
- Trường hợp 2: Nếu bảng số liệu thống kê không có cột tổng số, ta phải cộng sốliệu giá trị tuyệt đối của từng thành phần ra tổng số, rồi tính như trường hợp 1 2.2 Tính qui đổi tỷ lệ (%) của từng thành phần ra độ góc hình quạt để vẽ biểu
đồ hình tròn
Số liệu tuyệt đối của thành phần A x 100
Tổng số
Trang 7- Toàn bộ tổng thể = 100%, phủ kín hình tròn (3600), như vậy 1% tương ứng với3,60 Để tìm ra độ của góc các thành phần cần vẽ, ta lấy số tỉ lệ giá trị (%) của từngthành phần nhân với 3,60 (Sau đó dùng thước đo độ để thể hiện cho chính xác)
Ví dụ: Như ví dụ trên, tỷ lệ cơ câu cây lương thực (1990) là 71,6%, để tính ra
độ ta làm như sau: 71,6 x 3,6 = 2580
Lưu ý: không cần trình bày từng phép tính qui đổi ra độ vào bài làm.
2.3 Tính bán kính của các vòng tròn.
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: Nếu số liệu của các tổng thể cho là (%) Ta vẽ các hình tròn cóbán kính bằng nhau, vì không có cơ sở để so sánh vẽ biểu đồ lớn nhỏ khác nhau
- Trường hợp 2: Nếu số liệu của các tổng thể cho là giá trị tuyệt đối (lớn, nhỏ khácnhau), ta phải vẽ các biểu đồ có bán kính khác nhau Ví dụ: Giá trị sản lượng côngnghiệp của năm B gấp 3 lần năm A, thì diện tích biểu đồ B cũng sẽ lớn gấp 3 lầnbiểu đồ A, hay bán kính của biểu đồ B sẽ bằng: 3 = 1,73 lần bán kính của biểu
đồ A
Lưu ý: Trường hợp thứ 2 chỉ tính tương quan cụ thể bán kính của hai biểu đồ khi mà hai biểu đồ này sử dụng cùng một thước đo giá trị, ví dụ: GDP của hai năm khác nhau nhưng cùng được tính theo một giá so sánh.
2.4 Tính bình quân đất theo đầu người:
Bình quân đất theo đầu người (ha/người) =
Ví dụ: Bài tập 3, trang 75-SGK Địa Lí 9
Bình quân đất nông nghiệp/người của cả nước = = 0,12 (ha/người)
2.5 Tính tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên:
Diện tích (ha)
Số dân (người)
940680079700000
Trang 8Gia tăng dân số tự nhiên (‰) = Tỉ suất sinh (‰) – Tỉ suất tử (‰)
Ví dụ: Bài tập 3, trang 10-SGk Địa Lí 9
Gia tăng tự nhiên của dân số nước ta năm 1999 = 19,9 – 5,6 = 14,3‰ Muốn đổi ra phần trăm ta lấy 14,3 : 10 = 1,43%
3 Kỹ năng nhận xét biểu đồ:
Một số điểm cần chú ý:
- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để “khoanh vùng” nội dung, phạm vi cần nhận xét
- Trước tiên cần nhận xét các số liệu có tầm khái quát chung, tiếp đến là các số liệuthành phần
- Tìm mối quan hệ so sánh các con số theo hàng dọc, hàng ngang (nếu có)
- Chú ý những giá trị nhỏ nhất, lớn nhất và trung bình, nhất là những số liệu đượcthể hiện trên hình vẽ mang tính đột biến (tăng hoặc giảm nhanh)
- Cần thiết phải tính toán ra tỉ lệ % hoặc tính ra số lần tăng, giảm của các con sốlàm cơ sở chứng minh ý kiến nhận xét
Về sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét biểu đồ:
- Trong các loại biểu đồ cơ cấu mà số liệu đã được qui thành các tỉ lệ (%) Khinhận xét phải dùng từ “tỷ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét Ví dụ, nhận xétbiểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế nước ta qua một số năm Không được ghi:
“Giá trị của ngành nông-lâm-ngư có xu hướng tăng hay giảm” Mà phải ghi: “Tỉtrọng giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng hay giảm”
- Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên bản đồ, cần sử dụngngững từ ngữ phù hợp:
+ Về trạng thái tăng: Ta dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như: “tăng”,
“tăng mạnh”, “tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”,…kèm theo với các từ
đó, bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao nhiêu (triệu tấn, tỉđồng, triệu người; Hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần?),…
+ Về trạng thái giảm: Cần dùng những từ sau: “giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”,
“giảm nhanh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến”,…kèm theo cũng là những con sốdẫn chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân; Hay giảm bao nhiêu (%); Giảm baonhiêu lần?),
Trang 9+ Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như: “phát triểnnhanh”; “phát triển chậm”, ”phát triển ổn định”; “phát triển không ổn định”, “pháttriển đều”, “có sự chệnh lệch giữa các vùng”…
Lưu ý: cùng với việc dùng các từ ngữ trên, nội dung lập luận nhận xét cần phải hợp lý, viết thật ngắn gọn, sát với yêu cầu câu hỏi…
Ví dụ 1: Bài tập 3, trang 37-SGK Địa Lí 9
“Biểu đồ về sản lượng thủy sản của nước ta thời kì 1990-2002…” (Loạibiểu đồ đường biểu diễn)
Ví dụ 2: Bài tập 3, trang 120-SGK Địa Lí 9
“Biểu đồ về cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002…”(Loại biểu đồ hình tròn)
Nhận xét:
- Tỷ trọng của ngành dịch vụ cao nhất trong cơ cấu kinh tế (51,6%)
- Tỷ trọng của ngành nông, lâm, ngư nghiệp thấp nhất trong cơ cấu kinh
tế (1,7%)
4 Kỹ năng vẽ biểu đồ:
4.1 Biểu đồ đường biểu diễn (đồ thị):
Bước 1: Xác định loại biểu đồ thích hợp thông qua việc đọc và nghiên cứu
kĩ câu hỏi của bài tập
Bước 2: Nhận định loại biều đồ được thể hiện trên hệ trục tọa độ, trong đó
trục tung thể hiện giá trị của đại lượng, trục hoành thể hiện mốc thời gian
- Trường hợp dạng biểu đồ có hai đại lượng khác nhau cần phải vẽ hai
Trang 10trục tung (mỗi trục thể hiện một đại lượng).
- Ở đầu trục tung ghi tên đại lượng, ở đầu trục hoành ghi năm, ở hai đầutrục vẽ hình mũi tên, ghi rõ gốc tọa độ “0”
- Trong trường hợp có từ 3 đại lượng trở lên hoặc giá trị chênh lệch quálớn, cần phải chuyển đại lượng từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối, đơn vị %được thể hiện trên trục tung
- Trên trục hoành, khoảng cách phải được chia phù hợp với tỷ lệ các năm.Còn trên trục tung, khoảng cách giá trị phải được chia đều nhau và phải ghi mốcgiá trị cao nhất vượt quá mốc giá trị cao nhất của chuỗi số liệu (nếu có chiều âmphải ghi giá trị âm một cách rõ ràng)
Bước 3: Tiến hành vẽ đường biểu diễn:
- Xác định lần lượt từng tọa độ giao điểm giữa trục tung và trục hoành (tọa
độ giao điểm đầu tiên phải được thể hiện ngay trên trục tung, có nghĩa mốc thờigian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ)
- Kẻ các đoạn thẳng bằng cách nối các tọa độ giao điểm để có được đườngbiểu diễn, lưu ý không nên dùng nét đứt vẽ nối
- Ghi số liệu ngay trên đầu các tọa độ giao điểm (điểm mút) và có thể ghingay tên từng đường biểu diễn
Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ đồ thị
- Lập bảng chú giải, trường hợp có nhiều đường biểu diễn phải ký hiệu khácnhau (theo ký hiệu điểm mút chấm tròn, ô vuông, tam giác, dấu nhân…)
- Ghi tên biều đồ ở ngay trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ một cách đầy đủ: Biểu
đồ thể hiện vấn đề gi, ở đâu, thời điểm nào?
Bước 5: Nhận xét, giải thích theo yêu cầu của câu hỏi đặt ra.
Lưu ý: Đối với dạng biểu đồ có từ 2 hay nhiều đường biểu diễn trở lên cần thận trọng khi lựa chọn mốc thang giá trị trên trục tung một cách hợp lý để khi vẽ các đường biểu diễn không bị sít vào nhau; còn đối với mốc thời gian ở trục hoành cần phải đảm bảo tương ứng với tỷ lệ khoảng cách năm và luôn được tính theo chiều từ trái sang phải.
Trang 11Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồđường biểu diễn:
1 Lựa chọn đúng loại biểu đồ
2 Hệ trục tọa độ:
- Đảm bảo phân chia các mốc chính xác
- Ghi đơn vị ở đầu 2 trục
- Có mũi tên chỉ chiều phát triển ở đầu 2 trục
- Mốc thời gian sớm nhất được đặt tại gốc tọa độ
3 Các đường biểu diễn:
- Có các đường nét mờ chiếu dọc và ngang ứng với tọa độ từng điểm
- Ghi số liệu giá trị trên các điểm mút của đường
- Có ký hiệu phân biệt các điểm và đường
4 Chú thích tên thành phần trên biểu đồ đường hoặc có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ (Thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thời gian nào?)
5 Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng
6 Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.
Bài tập vận dụng: Bài tập 3, trang 37-SGK Địa Lí 9
890,61465,01782,02647,4
728,51120,91357,01802,6
162,1344,1425,0844,8
Trang 121120,9 890,6
1357.0 1465,0
Bước 1: Xác định dạng biểu đồ thích hợp thông qua việc đọc và nghiên cứu
kỹ câu hỏi bài tập Loại biểu đồ này thường gắn với việc thể hiện về khối lượng,quy mô diện tích, sản lượng, dân số…tại những thời điểm nhất định hoặc của từngthời kỳ hoặc tại các địa điểm xác định
Trang 13Bước 2: Sử dụng hệ trục tọa độ để thể hiện biểu đồ hình cột, trong đó trục
hoành thể hiện mốc thời gian tương ứng với tỉ lệ khoảng cách năm, trục tung thểhiện giá trị của đại lượng
Bước 3: Tiến hành dựng các cột theo cách thức như sau:
- Các cột được dựng thẳng đứng tại các điểm mốc thời gian trên trục hoành,lưu ý mốc thời gian đầu tiên trên trục hoành cần lui vào cách trục tung một khoảngnhất định (khoảng từ 1 đến 2 ô vở), do đó mốc 0 sẽ được tính để chia đều khoảngcách trên trục tung
- Cần đối chiếu các mốc giá trị trên trục tung để vẽ chính xác về độ cao cáccột, giá trị phải ghi trên đỉnh đầu từng cột (có thể ghi số theo chiều dọc hoặcngang, không ghi chữ, đơn vị ở cột)
- Độ rộng của các cột phải bằng nhau, không nên vẽ kích thước của cột cóchiều ngang quá hẹp hoặc quá rộng
- Trường hợp có sự chênh lệch quá lớn về giá trị giữa chiều cao các cột, cóthể sử dụng cách vẽ cột gián đoạn đối với các cột lớn
- Vẽ kí hiệu cột (nên vẽ theo hình thức nét chãi)
Bước 4: Hoàn thiện phần vẽ biểu đồ hình cột
- Lập bảng chú giải.
- Ghi tên biểu đồ một cách đầy đủ ở trên hoặc dưới biểu đồ đã vẽ
Bước 5: Nhận xét theo yêu cầu bài tập đã cho, chú ý vận dụng kiến thức đã
học để giải thích một cách rõ ràng, gãy gọn
Lưu ý:
+ Chọn kích thước hệ trục một cách phù hợp với khổ giấy, đảm bảo sự tương
quan giữa trục tung và trục hoành, tránh biểu hiện cột quá cao hoặc quá thấp, thiếu tính mĩ thuật.
+ Riêng đối với trục hoành: có 2 trường hợp sau có thể vẽ các mốc thời gian cách đều nhau, đó là: đối tượng biểu diễn theo giai đoạn, không theo thời điểm hoặc biểu đồ phải thể hiện quá nhiều thời điểm và các năm lại cách nhau quá xa Đối với biểu đồ thanh ngang: đây là loại biểu đồ được xem như là một dạng đặc biệt của biểu đồ hình cột, khi ta thực hiện phép xoay trục tung thành trục
Trang 14hoành, còn trục hoành thành trục tung.
Tóm tắt những tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng vẽ và nhận xét biểu đồhình cột:
1 Lựa chọn đúng loại biểu đồ
2 Hệ trục tọa độ:
- Đảm bảo phân chia các mốc chính xác
- Ghi đơn vị ở đầu các trục
- Chọn mốc thời gian sớm nhất lui vào trục tung một khoảng nhất định (1đến 2 ô vở)
3 Các cột:
- Có các đường nét mờ chiếu ngang từng cột
- Ghi số liệu giá trị ở đỉnh cột
- Có ký hiệu riêng cho từng loại cột
4 Có bảng chú giải và ghi đầy đủ tên biểu đồ (thể hiện vấn đề gì, ở đâu, thờigian nào?)
5 Hình vẽ và chữ viết phải đẹp và rõ ràng
6 Nhận xét, phân tích tốt, đảm bảo đủ ý, sát yêu cầu bài tập thực hành.
Bài tập vận dụng: Bài tập 2, trang 99-SGK Địa Lí 9
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích nuôi trồngthủy sản ở các tỉnh, thành phố của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002 vànêu nhận xét
Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản theo các tỉnh, năm 2002Các tỉnh,
thành phố
ĐàNẵng
QuảngNam
QuảngNgãi
BìnhĐịnh
PhúYên
KhánhHòa
NinhThuận
BìnhThuậnDiện tích
Bài giải:
Trang 15Quảng Ngãi
Bình Định
Phú Yên
Khánh Hòa
Ninh Thuận
Bình Thuận
Bước 1: Đọc và nghiên cứu kĩ yêu cầu của bài tập thực hành để lựa chọn
các loại biểu đồ hình tròn: 1 hình tròn, 2-3 hình tròn (bằng nhau hoặc lớn nhỏ khácnhau)
Bước 2: Kỹ thuật thể hiện biểu đồ hình tròn:
- Trước tiên cần phải xem xét nguồn số liệu, cần thiết phải thực hiện cácphép tính toán: quy đổi %, quy đổi ra độ, tính bán kính…Các phép tính bán kính,tính quy đổi từ giá trị tuyệt đối sang giá trị tương đối (được lập thành bảng) phảiđược ghi đầy đủ vào trong bài làm Riêng phần quy đổi % ra độ góc hình quạt chỉcần ghi ra nháp để vẽ khi dùng thước đo độ
- Vẽ các đường tròn của biều đồ: bằng cách kẻ đường thẳng ngang hoặc dọc
Chú giải:
Diện tích nuôi trồng thủy sản
Biểu đồ thể hiện diện tích nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh, thành phố
của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002