Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm

Một phần của tài liệu Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi tại xã trường lạc, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 44 - 47)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gầy còm

Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5,9% trẻ SDD gầy còm. Kết quả này thấp hơn so với tỷ lệ SDD gầy còm cả nước (6,7%), đồng bằng sông Cửu Long (6,8%), và toàn thành phố Cần Thơ (7,2%). Tỷ lệ SDD này còn ở mức cao so với một số thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước như Hà Nội (3,3%), Hải Phòng (5,6%), Đà Nẵng (3,8%), thành phố Hồ Chí Minh (3,5%) và so với các tỉnh giáp ranh, tỷ lệ này thấp hơn

Vĩnh Long (6,7%), Đồng Tháp (6,8%), Kiên Giang (6,8%), Hậu Giang (6,9%), tương đương An Giang (6,3%) [32].

Tỷ lệ SDD gầy còm trong nghiên cứu này thấp hơn so với với nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (11,6%), cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hồng tại xã Tân Ngãi, tỉnh Vĩnh Long năm 2012 (4,5%) và nghiên cứu của Nguyễn Đức Độ tại thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang năm 2011 (4,6%) [5][10].

Tóm lại, mặc dù đã có những tiến bộ đạt trong thời gian qua để giảm tỷ lệ SDD trong trẻ em ở thành phố Cần Thơ nói chung và xã Trường Lạc nói riêng, dù vậy SDD vẫn còn ảnh hưởng đến nhiều trẻ em trong xã. Nghiên cứu này chỉ ra rằng SDD vẫn còn là vấn đề hàng đầu trong bảo vệ và chăm sóc các trẻ dưới 5 tuổi trong thời gian qua. So với các thành phố trực thuộc Trung ương khác trên cả nước thì tỷ lệ SDD các thể vẫn còn khá cao.

4.3. Thực hành của mẹ khi mang thai, nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi4.3.1. Thực hành của mẹ khi mang thai 4.3.1. Thực hành của mẹ khi mang thai

4.3.1.1. Thực hành về khám thai

Phần lớn bà mẹ (98,6%) có đi khám thai khi mang thai, trong đó số khám thai do cán bộ y tế khám chiếm 98,6%. Vẫn còn 1,4% bà mẹ không khám thai. Tỷ lệ khám thai đúng do cán bộ y tế thực hiện trong nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (97,5%) và nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hân tại bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2011 (92,9%) [5][8].

Khám thai định kỳ là một trong những nội dung của công tác quản lý thai nghén nhằm giúp bà mẹ hiểu biết cách chăm sóc, vệ sinh thai nghén, chế độ ăn uống đồng thời phát hiện kịp thời các bệnh lý mắc phải trong thời gian mang thai.

Kết quả nghiên cứu có 35,1% bà mẹ ăn nhiều hơn trước lúc mang thai. Số liệu này cao hơn số liệu nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (21,2%) [5]. Điều này cũng phù hợp vì mức thu nhập gia đình tại xã Trường Lạc (gần trung tâm thành phố Cần Thơ) có thể cao hơn ở huyện Vũng Liêm là huyện vùng nông thôn sâu.

Việc bà mẹ ăn uống nhiều hơn trong thai kỳ cần khuyến khích vì trong giai đoạn này cần nhiều dinh dưỡng cho bà mẹ và cho sự phát triển của thai nhi. Những bà mẹ khi mang thai nếu ít được quan tâm bồi dưỡng ăn uống đúng có nhiều khả năng sinh con nhẹ cân, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Do đó cán bộ y tế cần quan tâm tuyên truyền cho các bà mẹ khi mang thai biết các chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh trẻ sinh ra bị thiếu cân.

4.3.1.3. Thực hành làm việc trong thời gian mang thai

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trong quá trình mang thai, bà mẹ cần lưu ý đến sức khỏe và chỉ nên làm những công việc nhẹ, tránh những công việc nặng có thể ảnh hưởng đến thai nhi và có nguy cơ gây sẩy thai. Tuy nhiên, kết quả cho thấy trong số các bà mẹ tham gia nghiên cứu chỉ có 0,9% bà mẹ biết làm việc tùy theo sức khỏe cơ thể, tỷ lệ bà mẹ làm việc ít hơn trước chiếm 35,1%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (1,0% bà mẹ làm việc tùy theo sức khỏe cơ thể, 67,5% làm việc ít hơn trước) [5].

4.3.1.4. Thực hành uống viên sắt trong thời gian mang thai

Sắt là một khoáng chất cần thiết cho quá trình tạo máu và thực hiện nhiều chức năng quan trong khác của cơ thể. Phụ nữ có thai bị thiếu máu dễ bị sẩy thai, đẻ non, đẻ con nhỏ yếu, đứa con dễ bị thiếu máu, người mẹ dễ bị băng huyết và các tai biến khác khi sinh đẻ. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ [26]. Nghiên cứu cho thấy có 89,2 % bà mẹ có uống viên sắt mỗi ngày trong thời gian mang thai. Tỷ lệ này khá cao so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh

Long năm 2011 (66,5%) [5]. Điều này có thể do công tác quản lý thai nghén của xã được thực hiện tốt.

4.3.1.5. Tăng cân trong thời gian mang thai

Trong thời gian mang thai, số phụ nữ tăng dưới 10kg chiếm 57,2%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Như Hoa thực hiện tại huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình năm 2011 (47,5%) [9].

Qua kết quả trên cho thấy, kiến thức về các vấn đề khi mang thai của các bà mẹ vẫn chưa đồng nhất, nhất là việc đi khám thai, ăn uống và làm việc khi mang thai. Điều đó cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến sự tăng cân của bà mẹ trong quá trình mang thai. Đây cũng có thể là yếu tố nguy cơ dẫn đến suy dinh dưỡng bào thai, … mà ngành y tế cần chú ý để có biện pháp phòng, chống SDD trẻ dưới 5 tuổi trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ dưới 5 tuổi tại xã trường lạc, quận ô môn, thành phố cần thơ (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w