- Liên quan giữa đặc điểm của trẻ với tình hình SDD của trẻ: trẻ có cân nặng sơ lúc sinh < 2.500 gr có nguy cơ bị SDD cao gấp 6,7 lần so với trẻ có cận nặng lúc sinh ≥ 2.500 gr (p < 0,001).
- Liên quan giữa đặc điểm của mẹ với tình hình SDD của trẻ: con của bà mẹ < 25 tuổi có nguy cơ bị SDD cao hơn con của bà mẹ từ 25 – 35 tuổi là 1,46 lần, cao hơn con của bà mẹ > 35 tuổi là 9,74 lần; con của các bà mẹ dân tộc Khome có
nguy cơ bị SDD cao gấp 7,15 lần so với con của các bà mẹ là dân tộc kinh; con của các bà mẹ là làm thuê có nguy cơ bị SDD cao gấp 6,133 lần so với con các bà mẹ làm công nhân, 12 lần so với con các bà mẹ làm công nhân viên chức, 6 lần so với con các bà mẹ làm buôn bán, 5,6 lần so với con các bà mẹ làm nông dân, 6,3 lần so với con các bà mẹ làm nội trợ; con của các bà mẹ có kinh tế gia đình nghèo có nguy cơ bị SDD cao gấp 2,6 lần so với con của các bà mẹ không nghèo (p < 0,05).
- Liên quan giữa thực hành của mẹ với tình hình SDD của trẻ: con của các bà mẹ làm việc nhiều hơn lúc mang thai có nguy cơ bị SDD cao gấp 6,09 lần so con của các bà mẹ làm việc ít hơn, 12,5 lần so với con của các bà mẹ làm việc như trước; con của các bà mẹ tăng cân không đủ lúc mang thai có nguy cơ bị SDD cao gấp 8,6 lần so với con của các bà mẹ tăng cân đủ; con của các bà mẹ không uống viên hoặc uống không đầy đủ có nguy cơ bị SDD cao gấp 2,98 lần so với con của các bà mẹ uống viên sắt đầy đủ; trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi không được mẹ cho uống vitamin A đầy đủ có nguy cơ bị SDD gấp 6,26 lần so với nhóm được mẹ cho uống đầy đủ.
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu tình trạng SDD ở trẻ dưới 5 tuổi và các yếu tố liên quan tại xã Trường Lạc, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ năm 2012 với phạm vi nghiên cứu còn hạn chế về cỡ mẫu, thời gian nhưng đề tài ra một số giải pháp trong cộng đồng dựa vào các yếu tố liên quan và không liên quan tác động tác động đến tình trạng SDD của trẻ. Để giải quyết vấn đề trên tôi xin kiến nghị một số giải pháp như sau:
1. Đối với ngành y tế địa phương
Cũng cố mạng lưới y tế cơ sở hoạt động có chất lượng và hiệu quả nhất là thường xuyên tập huấn nâng cao kiến thức cho nữ hộ sinh, y sỹ sản nhi, bác sĩ để có đủ
trình độ khám chữa bệnh. Đặc biệt công tác khám thai định kỳ và đỡ đẻ tại Trạm Y tế, tư vấn, giáo dục truyền thông về dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em phù hợp với từng đối tượng.
Tăng cường tập huấn, cập nhật nâng cao kiến thức cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ, kỹ năng truyền thông, tư vấn, quản lý thai cho cán bộ y tế, cộng tác viên để hướng dẫn các bà mẹ có kiến thức cơ bản chăm sóc trẻ theo phương pháp khoa học như kỹ năng nuôi dưỡng trẻ, thực hành dinh dưỡng hợp lý và khoa học với chi phí thấp nhất, tận dụng nguồn thực phẩm hiện có tại địa phương, ….
Tổ chức lồng ghép chương trình phòng chống SDD vào trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, thực hiện đạt hiệu quả các chương trình y tế như tiêm chủng mở rộng, ARI, chương trình vệ sinh an toàn thực phẩm, chương trình phòng chống tiêu chảy, chương trình phòng chống thiếu máu, …
Tăng cường công tác giáo dục truyền thông về dinh dưỡng cho thanh niên chuẩn bị kết hôn, hướng dẫn cách chăm sóc thai và trẻ sơ sinh, kiến thức dinh dưỡng chăm sóc khi trẻ bị bệnh, …
2. Đối với chính quyền và các ban ngành đoàn thể
Các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể và các tổ chức chính trị xã hội đưa hoạt động phòng chống SDD vào chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm hạ thấp tỷ lệ SDD trẻ dưới 5 tuổi theo mục tiêu đã đề ra. Tăng cường hỗ trợ kinh phí cho hoạt động phòng chống SDD và các hoạt động liên ngành, hỗ trợ thêm phụ cấp cho cộng tác viên.