Chương 4 BÀN LUẬN
4.5.3. Liên quan giữa thực hành của mẹ với tình hình suy dinh dưỡng của trẻ
4.5.3.1. Liên quan giữa thực hành khi mang thai khi mang thai của bà mẹ với tình hình suy dinh dưỡng của trẻ
Về chế độ ăn của mẹ trong thời gian mang thai: Tỷ lệ trẻ SDD ở nhóm mẹ ăn ít
hơn (27,8%) cao hơn nhóm mẹ ăn nhiều hơn (11,5%) lúc mang thai so với khi không mang thai. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này gần giống với nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (tỷ lệ SDD ở nhóm mẹ ăn đúng là 16,5%, ăn không đúng là 20,8%, p > 0,05) [5].
Về mức độ làm việc của mẹ trong thời gian mang thai: Không có trẻ SDD sinh
ra từ nhóm mẹ làm việc tùy theo sức khỏe cơ thể lúc mang thai trong khi có tới 57,1% trẻ bị SDD ở nhóm mẹ làm việc nhiều hơn so với trước lúc mang thai. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Ở nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì tỷ lệ SDD ở nhóm mẹ có mức độ làm việc đúng khi mang thai là 37,5%, không đúng là 19,7%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê p > 0,05 [5].
Về cân nặng của mẹ trong thời gian mang thai: Tỷ lệ SDD ở nhóm mẹ tăng cân
không đủ (22,0%) cao hơn nhiều so với ở nhóm mẹ tăng cân đủ (3,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001).
Về thực hành uống viên sắt mỗi ngày của mẹ trong thời gian mang thai: Tỷ lệ
SDD ở nhóm mẹ thực hành uống viên sắt đúng (12,1%) cao hơn nhiều so với ở nhóm mẹ thực hành không đúng (29,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
4.5.3.2. Liên quan giữa thực hành nuôi dưỡng trẻ của bà mẹ với tình hình SDD của trẻ
Tỷ lệ SDD ở nhóm có thời cho trẻ bú sau sinh đúng là 13,9% thấp hơn nhóm không đúng là 14,0%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hồng tại xã Tân Ngãi, tỉnh Vĩnh Long năm 2012 thì tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ được bú trong 1 giờ sau sinh là 13,9%, sau 1 giờ là 22,2%, p < 0,05 [10].
Tỷ lệ SDD trong nhóm bú bẹ hoàn toàn từ 6 tháng trở lên là 18,7%, dưới 6 tháng là 11,6%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hồng tại xã Tân Ngãi, tỉnh Vĩnh Long năm 2012, tỷ lệ trẻ SDD ở nhóm bú mẹ hoàn toàn từ 6 tháng trở lên là 15,5%, dưới 6 tháng là 19,2%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [10].
Tỷ lệ SDD ở nhóm cai sữa từ 18 tháng trở đi là 14,4%, không đúng là 12,5%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ở nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), trong đó tỷ lệ SDD ở nhóm cai sữa đúng là 22,6%, không đúng là 20,8% [5].
Tỷ lệ trẻ SDD ăn từ 3 bữa trở lên trong nghiên cứu là 15,3%, dưới 3 bữa là 6,5%, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ở nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), trong đó tỷ lệ SDD ở nhóm ăn từ 3 bữa trở lên trong ngày là 20,5%, dưới 3 bữa là 18,3% [5].
Tỷ lệ trẻ SDD ăn đủ 4 nhóm thực phẩm trong ngày là 11,5% thấp hơn so với nhóm ăn không đủ 4 nhóm 15,5%, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Trong nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà tại huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên năm 2008 thì tỷ lệ SDD ở nhóm ăn đủ 4 nhóm là 33,7%, ăn không đủ là 56,0%, p < 0,05 [7]. Trong nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05), trong đó tỷ lệ SDD ở nhóm ăn đủ 4 nhóm là 218,1%, không đủ là 21,2% [5].
4.5.3.3. Liên quan giữa việc tiêm chủng mở rộng, uống vitamin A, tẩy giun cho trẻ với tình hình suy dinh dưỡng của trẻ
Tỷ lệ trẻ SDD trong nhóm được tiêm, uống đúng, đủ loại vacxin (13,2%) thấp hơn trong nhóm không được tiêm, uống đúng, đủ loại vacxin (22,2%). Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng trong nghiên cứu là 91,9% cho thấy tỷ lệ tiêm chủng mở rộng tại địa bàn nghiên cứu được bao phủ khá tốt, do đó có thể tiêm chủng mở rộng không liên quan đến tình trạng SDD trẻ em. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Hồng được thực hiện tại xã Tân Ngãi, thành phố Vĩnh Long năm 2012, tỷ lệ SDD trong nhóm tiêm chủng đầy đủ là 16,6%, không đầy đủ là 23,5%, p > 0,05 [10].
Tỷ lệ SDD trong nhóm trẻ được tẩy giun (12,9%) thấp hơn nhóm không được tẩy giun (19,7%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 (tỷ lệ SDD trong nhóm tẩy giun là 24,4%, nhóm không tẩy giun là 25,8%, p > 0,05 [5].
Tỷ lệ SDD ở nhóm được uống vitamin A đúng liều (2,9%) thấp hơn nhóm uống không đúng liều hoặc không uống (15,6). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Thiếu vitamin A làm trẻ em chậm lớn, nhất là ở những trẻ nhỏ. Thiếu vitamin A còn làm giảm sức đề kháng cơ thể đối với bệnh tật, trẻ dễ bị nhiễm trùng nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt là các nhiễm khuẩn đường hô hấp, đường tiêu hóa và sởi. Nhiễm trùng vitamin A là một vòng luẩn quẩn bệnh lý dẫn tới nguy cơ tử vong cao. Ở mức độ thiếu vitamin A nặng sẽ gây nên các tổn thương ở mắt, gọi là bệnh “Khô mắt”, nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả mù vĩnh viễn. Hậu quả của thiếu vitamin A ít nhiều
sẽ ảnh hưởng đến tình trạng SDD của trẻ em. Ở nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì tỷ lệ trẻ SDD ở nhóm uống vitamin A đúng (14,2%) cũng thấp hơn nhóm không đúng (17,8%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [5].
4.5.3.4. Liên quan giữa việc chăm sóc khi trẻ bệnh của mẹ với tình hình suy dinh dưỡng của trẻ
Tỷ lệ SDD là 15,0% ở nhóm khi trẻ bị bệnh mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế, 13,5% khi mẹ đưa trẻ ra tiệm thuốc tây. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ được điều trị tiêu chảy đúng (4,0%) thấp hơn nhiều so với nhóm điều trị không đúng (15,2%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ở nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ được điều trị tiêu chảy đúng (22,2%) thấp hơn nhóm không đúng (34,1%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [5].
Tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ được mẹ tìm cách điều trị ho đúng thời gian (12,9%) thấp hơn so với nhóm không đúng (17,6%), tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Ở nghiên cứu của Huỳnh Văn Chiến tại huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long năm 2011 thì tỷ lệ SDD ở nhóm trẻ được mẹ tìm cách điều đúng thời gian (25,0%) thấp hơn nhóm không đúng (32,8%), sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) [5].
KẾT LUẬN