Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

41 659 5
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại PHẦN MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM 1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài. Để có được những mục tiêu riêng của mình, bất kể doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cần phải có sự lãnh đạo thống nhất của bộ máy quản trị doanh nghiệp nhằm kế hoạch hóa, phối hợp, kiểm tra, giám sát và điều chỉnh việc kết hợp tối ưu các nguồn lực. Tổ chức, kiện toàn cơ cấu bộ máy quản lý là một nôi dung quan trọng của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra trong chiến lược kinh doanh. Trong quá trình kinh doanh phần lớn các nguyên nhân tạo nên tình hình quản lý không tốt đều bắt nguồn từ công tác tổ chức bộ máy quản lý chưa đồng bộ, chưa hợp lý. Là một doanh nghiệp tư nhân, cũng như bao doanh nghiệp khác, Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm luôn coi trọng công tác tổ chức bộ máy quản trị trong doanh nghiệp. Giám đốc luôn quan tâm và đề cao vai trò của việc tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất. Qua quá trình thực tập tại doanh nghiệp em nhận thấy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp còn thiếu sự đồng bộ giữa các bộ phận chức năng và các đơn vị thành viên, nhiều khi xảy ra thiếu hụt và dư thừa nhân lực. Tình hình phân quyền cho cấp dưới còn chưa rõ ràng, nhiều việc chồng chéo không xác định rõ phòng ban nào chịu trách nhỉệm do số lượng phòng ban ít, một phòng ban chịu trách nhiệm nhiều công việc và có những công việc phải thực hiện qua nhiều phòng ban nên gây khó khăn cho hoạt động phân quyền và quản lý. Doanh nghiệp chưa có bộ phận riêng biệt tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dò thị trường, khách hàng. Bên cạnh đó vấn đề báo cáo lên cấp trên thực hiện vẫn chưa được tốt. Nhằm đáp ứng chiến lược kinh doanh trong thời gian tới và khắc phục những tồn tại của bộ máy quản trị hiện hành, việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm là tất yếu khách quan và là nhu cầu cấp bách. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, đầy đủ, năng động, phối hợp hoạt động giữa các phòng ban nhịp nhàng, phân công nhiệm vụ rõ ràng và tăng cường đào tạo, khích lệ động viên nhân viên. Qua đó giúp doanh nghiệp tồn tại và ngày càng phát triển đồng thời đảm bảo tính cạnh tranh trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các yếu tố cấu thành trong quá trình kinh doanh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Đã có rất nhiều luận văn, chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu về tổ chức bộ máy quản trị như: Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Doanh nghiệp Cổ phần Intimex trên địa bàn Hà Nội” – Sinh viên thực hiện: Lê Thị Thúy An – K43A4 – Trường ĐH Thương Mại, 2011. Chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh nghiệp Cổ phần đầu tư xây dựng ALINE” – Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Mai – K43A6 – trường ĐH Thương Mại, 2011. Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng” – Sinh viên thực hiện: Chu Thị Liễu – K43A6, 2011. Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại công ty Cổ phần Him Lam Viễn Thông” – Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ngọc Quỳnh – K43A6, 2011. Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện mô hình cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà” – Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Quyên – Lớp QLKT 46A, Đại học Kinh tế quốc dân, 2012 Nhìn chung các đề tài đều đã nêu được các lý luận cơ bản về tổ chức bộ máy quản trị và phân quyền, đưa ra được những bất cập, thực trạng và những khó khăn tổ chức đó gặp phải có liên quan đến tổ chức bộ máy quản trị. Từ đó các đề tài đã nêu ra được một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị và phân quyền tuy nhiên còn khá chung chung, chưa sâu sắc, còn thiếu tính sáng tạo và chưa có đề tài nào nghiên cứu đến vấn đề hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm. 3. Mục đích nghiên cứu. Mục tiêu chung khi nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm” là nhằm đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể: Đề tài hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về cơ cấu tổ chức và phân quyền, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, qua đó đưa ra đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp. 4. Phạm vi nghiên cứu GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm tập trung vào ba năm 2010, 2011, 2012. Trên cơ sở đó, định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở doanh nghiệp từ năm 2013 đến 2018. Về không gian: Đề tài đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích thực tế tổ chức bộ máy quản trị tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm: Xóm Kiều Chính, Xã Xuân Phương, Huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên. Về nội dung: Nghiên cứu đề tài tập trung chủ yếu vào hai vấn đề chính, đó là cơ cấu tổ chức và phân quyền. Nội dung nghiên cứu hai vấn đề này được thể hiện qua các nội dung sau: Thứ nhất là nội dung về hệ thống lý luận cơ bản liên quan đến cơ cấu tổ chức và phân quyền, thứ hai là thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, thứ ba là các giải pháp nhằm hoàn hiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm. 5. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập các thông tin về một số lý thuyết liên quan đến tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, các thông tin về doanh nghiệp, tình hình hoạt động kinh doanh và cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp, về môi trường kinh doanh của ngành thiết bị điện công nghiệp, tình hình cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường… Phương pháp sử dụng phiếu điều tra trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn: Sử dụng phiếu đ iều tra trắc nghiệm và câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập thông tin một cách triệt để nhất, tìm hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu, cụ thể hóa những kết quả thu được từ phiếu điều tra và để nâng cao tính khách quan trong hoạt động khảo sát. Đối tượng điều tra, phỏng vấn gồm: Ban lãnh đạo công ty, các trưởng phó phòng, một số nhân viên. Tổng cộng 13 người. Kết cấu phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 10 câu hỏi. Tổng số câu hỏi phỏng vấn 8 câu. b. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp định tính: Thông qua kết quả thu thập dữ liệu sơ cấp, thứ cấp, nghiên cứu và phân tích dữ liệu nhằm đưa ra những nhận định nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp. GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Phương pháp định lượng: Qua số liệu điều tra phỏng vấn thao tác trên excel để đưa ra các bảng biểu, biểu đồ. Là cơ sở trực quan để nhận định và so sánh, thấy được tồn tại của doanh nghiệp về cơ cấu tổ chức và phân quyền. 6. Kết cấu đề tài Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung của luận văn tốt nghiệp, gồm bốn chương: Phần mở đầu: Tổng quan nghiên cứu đề tài hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về đề tài nghiên cứu Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Chương 3: Đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1.Các định nghĩa, khái niệm có liên quan 1.1.1. Khái niệm tổ chức Theo bài giảng Quản trị học - Đại học Thương Mại Tổ chức là quá trình xác định các công việc cần phải làm và những người làm các công việc đó, định rõ chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi bộ phận và cá nhân cũng như mối liên hệ giữa các bộ phận và cá nhân này trong khi tiến hành công việc, nhằm thiết lập một môi trường thuận lợi cho hoạt động và đạt đến mục tiêu chung của tổ chức. Tổ chức bao gồm hai nội dung cơ bản đó là: cơ cấu tổ chức và phân quyền. Theo giáo trình Quản trị học – PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp Tổ chức là một trong những chức năng của quản trị liên quan tới các thành lập nên các bộ phận trong tổ chức, bao gồm các bộ phận và các cấp tức là quan hệ hàng dọc để đảm nhận những hoạt động cần thiết, xác lập các mối quan hệ với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm giữa các bộ phận đó. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia Tổ chức là các hoạt động cần thiết để xác định cơ cấu, guồng máy của hệ thống, xác định những công việc phù hợp với từng nhóm, từng bộ phận và giao phó các bộ phận cho các nhà quản trị hay người chỉ huy với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ được giao. Theo PGS. TS Võ Phước Tấn, ThS Nguyễn Thị Nhung Tổ chức là việc thành lập nên các bộ phận để đảm nhận những nhiệm vụ cần thiết và xác định mối quan hệ về chức năng, quyền hành, trách niệm giữa các bộ phận đó để đảm nhận cho tổ chức hoạt động với hiệu quả cao nhất. Vậy tổ chức chính là một trong những chức năng của quản trị, nhằm xác định những công việc cần phải làm và phân công ai làm những công việc đó, qua đó xác định mối quan hệ về chức năng, quyền hạn, trách nhiệm giữa các bộ phận để đtạ được hiệu quả trong công việc. 1.1.2. Khái niệm cơ cấu tổ chức Theo bài giảng quản trị học, trường Đại Học Thương Mại: Cấu trúc (hay cơ cấu) tổ chức là tập hợp bao gồm các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau, có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc nhau, được chuyên môn hóa theo những chức trách, nhiệm vụ và quyển hạn nhất định nhằm đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung đã được xác định. Cơ cấu tổ chức cho phép sử dụng hợp lý các nguồn lực. GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Cơ cấu tổ chức cho phép xác định rõ vị trí, vai trò của các đơn vị, cá nhân, cũng như mối liên hệ giữa các đơn vị và cá nhân này, hình thành các nhóm chính thức trong tổ chức. Cơ cấu tổ chức phân định rõ các dòng thông tin, góp phần quan trọng trong việc ra các quyết định quản trị. Có rất nhiều tài liệu của các tác giả nghiên cứu về cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp, mỗi tài liệu có cách tiếp cận và quan điểm khác nhau về cơ cấu tổ chức Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006) - Quản trị học- NXB Thống kê HN. Cơ cấu tổ chức là sự sắp xếp các bộ phận, các đơn vị trong tổ chức thành một thể thống nhất, với quan hệ về nhiệm vụ và quyền hành rõ ràng nhằm tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho sự làm việc của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận hướng tới hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Theo PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh (Giáo trình Quản trị doanh nghiệp- NXB Đại học Kinh tế quốc dân) Cơ cấu tổ chức quản trị là hệ thống các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao trách nhiệm, quyền hạn và bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Theo Nguyễn Hải Sản (2007) - Quản trị học – NXB Thống kê Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các mối quan hệ hoạt động chính thức bao gồm nhiều công việc riêng rẽ, cũng như những công việc tập thể. Sự phân chia công việc thành những phần việc cụ thể nhằm xác định ai sẽ làm công việc gì và sự kết hợp nhiều công việc cụ thể nhằm chỉ rõ cho mọi người thấy họ phải cùng nhau làm việc như thế nào. Thông qua những khái niệm trên, có thể nhận thấy Cơ cấu tổ chức là tập hợp một nhóm người, bộ phận có mối liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau, tác động lẫn nhau, được phân chia những công việc và quyền hạn riêng nhằm thực hiện mục tiêu chung của tập thể. GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 1.1.3. Phân quyền Theo PGS.TS Nguyễn Thị Liên Diệp (2006) - Quản trị học- NXB Thống kê HN. Phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho những người( bộ phận hay cá nhân) có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó. Theo PGS.TS Lê Văn Tâm, PGS.TS Ngô Kim Thanh (Giáo trình Quản trị doanh nghiệp- NXB Đại học Kinh tế quốc dân) Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Nó là một khía cạnh cơ sở của giao phó quyền hạn trong quản trị. Qua những khái niệm trên, nhận định phân quyền là quá trình chuyển giao nhiệm vụ và quyền hạn cho bộ phận hay cá nhân trong tổ chức có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ đó. 1.2.Nội dung về về cơ cấu tổ chức và phân quyền trong doanh nghiệp 1.2.1. Cơ cấu tổ chức 1.2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng cấu trúc tổ chức Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải đáp ứng được một số nguyên tắc sau: Tính tương thích giữa hình thức và chức năng: Khi thiết kế cấu trúc tổ chức, các bộ phận hay các đơn vị cấu thành đều phải nhằm thực hiện các chức năng, hay xuất phát từ việc thực hiện các chức năng, hình thức phải đi sau chức năng. Tính thống nhất chỉ huy: Cấu trúc tổ chức được xác lập phải đảm bảo mỗi đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm báo cáo cho nhà quản trị trực tiếp của mình, đảm bảo sự chỉ huy mang tính thống nhất trong toàn tổ chức. Tính cân đối: Cân đối ở đây thể hiện sự cân đối giữa quyền hành và trách nhiệm, cân đối về công việc giữa các đơn vị, cá nhân với nhau. Sự cân đối sẽ tạo ra sự ổn định bền vững trong tổ chức. Tính linh hoạt: Cấu trúc tổ chức phải có khả năng thích ứng, đối phó kịp thời với sự thay đổi của môi trường bên ngoài cũng như môi trường bên trong của doanh nghiệp. Tính hiệu quả: Cấu trúc tổ chức phải xây dựng trên nguyên tắc giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế. Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp, nhờ đó đảm bảo sự phối hộp tốt nhất các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 1.2.1.2. Một số mô hình cơ cấu tổ chức cơ bản Mô hình tổ chức đơn giản Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức đơn giản Đặc điểm: Đây là một trong những loại hình cơ cấu đầu tiên và là dạng của tổ chức trong đó quyền hành tập trung cao độ vào tay một người. Có ít cấp quản trị trung gian, số lượng nhân viên không nhiều. Mọi thông tin đều tập trung về cho người quản lý cao nhất xử lý và mọi quyết định cũng phát ra từ đó. Ưu điểm: Bộ máy gọn nhẹ, chi phí quản lý thấp, kiểm soát và điều chỉnh dễ dàng. Nhược điểm: Với mô hình tổ chức này, mỗi nhà quản trị phải làm nhiều công việc khác nhau cùng một lúc, có thể làm cho bộ máy quản trị rơi vào tình trạng quá tải. Do đó, mô hình này chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và việc quản lý không quá phức tạp. Mô hình tổ chức chức năng Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức chức năng Đặc điểm: Chia tổ chức thành các “ tuyến” chức năng, mỗi tuyến là một bộ phận hay đơn vị đảm nhận thực hiện một hay một số chức năng, nhiệm vụ nào đó của tổ chức. Các chức năng giống hoặc gần giống nhau được tập trung lại trong một tuyến chức năng như hoạt động sản xuất, nhân sự, tài chính… Ưu điểm: Mô hình này thúc đẩy chuyên môn hóa kỹ năng, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy đầy đủ năng lực, sở trường của mình, đồng thời có điều kiện để tích lũy kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Giảm bớt gánh nặng quản lý cho người lãnh đạo GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Tổng giám đốc Giám đốc tuyến 1 Giám đốc tuyến 2 Giám đốc tuyến 3 Tổng giám đốc Giám đốc chức năng A Giám đốc chức năng B Giám đốc chức năng C Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại chung, những công việc quản lý được chuyên môn hóa một cách sâu sắc và thành thạo hơn. Thu hút được chuyên gia vào công tác lãnh đạo. Mô hình này cũng sẽ giúp giảm đị sự trùng lặp về nguồn lực và vấn đề phối hợp trong nội bộ lĩnh vực chuyên môn. Thúc đẩy việc đưa ra các giải pháp mang tính chuyên môn và có chất lượng cao. Nhược điểm: Chỉ có nhà quản trị cao nhất mới có trách nhiệm về lợi nhuận còn các nhà quản trị cấp thấp hơn chỉ có trách nhiệm với bộ phận, chức năng do mình phụ trách. Điều này dẫn đến sự hạn chế về tầm nhìn của họ, làm giảm tính phối hợp giữa các bộ phận chức năng và tính linh hoạt của tổ chức kém. Mô hình cơ cấu tổ chức theo trực tuyến – chức năng Sơ đồ 1.3: Mô hình tổ chức chức năng Đặc điểm: Cơ cấu tổ chức loại này là sự kết hợ của hai cơ cấu tổ chức là trực tuyến và chức năng, do đó mối liên hệ giữa cấp dưới và lãnh đạo là một đường tahwngr, còn những bộ phận chức năng chỉ làm nhiệm vụ chuẩn bị những lời chỉ dẫn, những lời dẫn dắt và kiểm tra sự hoạt động của các cán bộ trực tuyến. Ưu điểm: Tận dụng ưu điểm của hai mô hình trực tuyến và chức năng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp theo yêu cầu của các hoạt động để hoàn thành các mục tiêu chung, đảm bảo được sự thích nghi theo yêu cầu của khách hang nhưng đồng thời vẫn tiết kiệm được chi phí. Phát huy năng lực, chuyên môn của các bộ phận chức năng, đồng thời đảm bảo được quyền chỉ huy trực tiếp của lãnh đạo cấp cao trong tổ chức. GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Giám đốc Phòng Nhân sự Phòng Kế Toán Phòng chăm sóc khách hàng Phó Giám Đốc Phòng kinh doanh Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Nhược điểm: Cơ cấu này khá phức tạp và cần nhiều về vốn. Bên cạnh đó người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mâu thuẫn giữa các bộ phận trực tuyến với các bộ phận chức năng, cơ cấu chậm đáp ứng các tình huống đặc biệt có thể làm tăng chi phí gián tiếp cho Doanh nghiệp. Mô hình tổ chức theo sản phẩm Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức theo sản phẩm Đặc điểm: Chia tổ chức thành các “nhánh”, mỗi nhánh đảm nhận toàn bộ hoạt động kinh doanh theo các loại hoặc nhóm sản phẩm nhất định. Ưu điểm: Khác với mô hình chức năng, với mô hình tổ chức theo sản phẩm trách nhiệm lợi nhuận thuộc về các nhà quản trị cấp dưới, rèn luyện kỹ năng tổng hợp cho họ. Mô hình này hướng sự chú ý và nỗ lực vào tuyến sản phẩm,vừa giúp phối hợp tốt hơn giữa các bộ phận vừa linh hoạt trong việc đa dạng hóa. Nhược điểm: Cần nhiều hơn nhà quản trị tổng hợp, công việc có thể bị trung lắp ở các bộ phận khác nhau. Thêm nữa mô hình này cũng có thể dẫn đến tình trạng khó kiểm soát, cạnh tranh nội bộ về nguồn lực. Mô hình tổ chức theo khu vực địa lý Sơ đồ 1.5: Mô hình tổ chức theo khu vực địa lý Đặc điểm: Mô hình này chia tổ chức thành các nhánh, mỗi nhánh đảm nhận thực hiện hoạt động của tổ chức theo từng khu vực địa lý.Mỗi nhà quản trị sẽ đại điện ở khu vực chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm và dịch vụ theo một vùng địa lý cụ thể. GVHD: TS. Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Tổng giám đốc Giám đốc sản phẩm A Giám đốc sản phẩm B Giám đốc sản phẩm C Tổng giám đốc Giám đốc khu vực 1 Giám đốc khu vực 2 Giám đốc khu vực 3 [...]... pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp Tư nhân Trường Thiềm 3.3.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền bộ máy tại doanh nghiệp Cấu trúc tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp hiện nay có một số vấn đề bất cập Cấu trúc tổ chức ít chức năng và một phòng ban thường phải phụ trách nhiều công việc như hiện nay là không hiệu quả và phù hợp, gây ra tình trạng phân công công... quả kinh doanh của năm 2009, năm 2010 và năm 2011 của DNTN Trường Thiềm có thể thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có nhiều biến chuyển, không ổn định qua các năm 2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm 2.2.1 Phân tích tình hình bố trí và sử dụng lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp, con người... tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2.3 Kết luận thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm 2.2.2 Những thành công và nguyên nhân 2.3.2.1 Những thành công Qua tìm hiểu và phân tích tổ chức bộ máy quản trị của doanh nghiệp Trường Thiềm thấy doanh nghiệp đã đạt được những thành công nhất định trong thời gian vừa qua, cụ thể như sau: Cơ cấu bộ máy quản trị Doanh nghiệp. .. hợp của cơ cấu tổ chức và quy mô lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013 Theo kết quả điểu tra trắc nghiệm thể hiện trên biểu đồ 2.1, cho thấy cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp chỉ khá phù hợp với quy mô lĩnh vực của doanh nghiệp (60%) trong đó có 40% nhân viên cho rằng Cơ cấu tổ chức là không phù hợp với quy mô lĩnh vực hoạt động Cấu trúc tổ chức của. .. GVHD: TS Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm Mô hình tổ chức của DNTN Trường Thiềm được tổ chức thành 4 phòng với đội ngũ gồm 13 nhân viên Giám đốc Phòng kinh doanh Phòng kỹ thuật Phòng kế toán hành chính tổng hợp Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm (Nguồn: Phòng... người đi GVHD: TS Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ PHÂN QUYỀN TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRƯỜNG THIỀM 3.1 Phương hướng hoạt động của Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm trong thời gian tới 3.1.1 Định hướng phát triển của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, đặc... vụ của mình Vì vậy tùy từng chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp mà có sự lựa chọn cấu trúc tổ chức khác nhau sao cho phù hợp và hiệu quả nhất Các chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp chính là cơ sở pháp lý, là căn cứ quan trọng để từng tổ chức thiết kế, lựa chọn cấu trúc tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt nhất chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp mình 1.3.3 Quy mô của doanh nghiệp Quy mô của doanh. .. vấn đề phân quyền trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập GVHD: TS Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại 2.2.4 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Biểu đồ 2.7 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến Cơ cấu tổ chức DNTN Trường Thiềm Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013 Về yếu tố mục tiêu và chiến... tổ chức chưa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp 2.2.3 Phân tích thực trạng phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Hiện tại trong Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm các phòng ban trong Doanh nghiệp được phân theo các chức năng riêng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm chủ động tham mưu cho giám đốc Sự phân quyền trong Doanh nghiệp chưa rõ ràng, chưa hợp lý ,quyền hành vẫn tập trung nhiều vào... truyền hình và internet, phát triển thị trường rộng ra các tỉnh phía Bắc 3.1.2 Dự báo về hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp GVHD: TS Trần Thị Hoàng Hà SVTH: Nguyễn Thị Kim Thành – K45A5 Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học Thương Mại Trên cơ sở các chiến lược mà Doanh nghiệp đã đặt ra thì cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp mỗi năm cần phải: Xây dựng cơ cấu gọn nhẹ, khoa học và linh hoạt . đến cơ cấu tổ chức và phân quyền, thứ hai là thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, thứ ba là các giải pháp nhằm hoàn hiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh. đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm, qua đó đưa ra đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của doanh nghiệp. 4. Phạm vi. trạng cơ cấu tổ chức và phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm 2.2.1. Phân tích tình hình bố trí và sử dụng lao động tại Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm Đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp,

Ngày đăng: 14/04/2015, 09:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chuyên đề tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền ở Doanh nghiệp Cổ phần đầu tư xây dựng ALINE” – Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Mai – K43A6 – trường ĐH Thương Mại, 2011.

  • Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Viglacera Hữu Hưng” – Sinh viên thực hiện: Chu Thị Liễu – K43A6, 2011.

  • Luận văn tốt nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị tại công ty Cổ phần Him Lam Viễn Thông” – Sinh viên thực hiện: Dương Thị Ngọc Quỳnh – K43A6, 2011.

  • Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: “Hoàn thiện mô hình cơ cấu bộ máy quản lý công ty cổ phần đầu tư phát triển xây dựng và thương mại Sơn Hà” – Sinh viên thực hiện: Phùng Thị Quyên – Lớp QLKT 46A, Đại học Kinh tế quốc dân, 2012

    • Giám đốc

    • Phòng kế toán – hành chính tổng hợp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan