Phân tích thực trạng phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm (Trang 25)

Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.4, Cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm được đánh giá là phù hợp với quy mô và chiến lược cũng như công nghệ kỹ thuật (trên 70%). Tuy nhiên cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lại được đánh giá là chưa cân đối linh hoạt, thống nhất và chưa có sự thích ứng với môi trường ( dưới 30%)

Vậy mô hình cơ cấu tổ chức của DNTN Trường Thiềm theo mô hình chức năng đã phù hợp với quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhưng thiếu sự cân đối linh hoạt, thống nhất. Sự phối hợp giữa các phòng ban còn chưa tốt, chức năng nhiệm vụ còn chồng chéo dẫn đến cơ cấu tổ chức chưa mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

2.2.3. Phân tích thực trạng phân quyền tại doanh nghiệp tư nhân TrườngThiềm Thiềm

Hiện tại trong Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm các phòng ban trong Doanh nghiệp được phân theo các chức năng riêng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm chủ động tham mưu cho giám đốc. Sự phân quyền trong Doanh nghiệp chưa rõ ràng, chưa hợp lý,quyền hành vẫn tập trung nhiều vào cấp trên, mức độ phân quyền ở cấp dưới còn nhiều hạn chế, không xác định rõ quan hệ về quyền lợi và trách nhiệm.

Biểu dồ 2.5. Tình hình phân quyền trong doanh nghiệp

Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.5 thì có tới 80% nhân viên cho rằng tình hình phân quyền trong doanh nghiệp là chưa hợp lý trong khi đó còn 20% nhân viên cho rằng đã hợp lý. Điều này cho thấy, trong việc phân quyền của doanh nghiệp còn có vấn đề chưa hợp lý, và cần điều chỉnh.

Theo kết quả phỏng vấn ông Dương Xuân Trường – Giám đốc doanh nghiệp cho biết do là doanh nghiệp tư nhân nên mọi hoạt động quản trị đều xuất phát từ giám đốc. Lợi thế ở đây là giám đốc doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của các chức năng quản trị (hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát) và coi trọng tất cả các chức năng đó. Giám đốc của doanh nghiệp là người quyết định các chiến lược và hoạch định chiến lược nhưng dựa trên nền tảng của các nhà quản trị cấp dưới là trưởng phòng kế toán – hành chính tổng hợp, trưởng phòng sản xuất, trưởng phòng kinh doanh. Như vậy giám đốc phải ôm đồm quá nhiều việc, đôi khi dẫn đến quá tải. Tình hình phân quyền cho cấp dưới còn chưa rõ ràng, nhiều việc chồng chéo không xác định rõ phòng ban nào chịu trách nhiệm do số lượng phòng ban ít, một phòng ban chịu trách nhiệm nhiều công việc và có những công việc phải thực hiện qua nhiều phòng ban nên gây khó khăn cho hoạt động phân quyền và quản lý. Doanh nghiệp chưa có bộ phận riêng biệt tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm dò thị trường, khách hàng. Bên cạnh đó vấn đề báo cáo lên cấp trên thực hiện vẫn chưa được tốt, đây là một vấn đề bất cập do thiếu sự thống nhất trong quy định chế độ báo cáo, nội dung báo cáo, biểu mẫu báo cáo. Các bộ phận trong Doanh

nghiệp không thể sử dụng thông tin báo cáo của nhau để tổng hợp chung. Đây là một trong những điều gây ra sự sai lệch về các thông tin trong báo cáo.

Biểu đồ 2.6. Sự phân công , phân quyền, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban

Nguồn: Điều tra trắc nghiệm năm 2013

Theo kết quả điều tra trắc nghiệm được thể hiện trên biểu đồ 2.6 thì có tới 90% nhân viên cho rằng phân quyền nhiệm vụ chức năng của các phòng ban còn chồng chéo. Điều này có thể khẳng định thêm một lần nữa về vấn đề phân quyền trong doanh nghiệp còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và phân quyền của Doanh nghiệp tư nhân Trường Thiềm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w