Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 31 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
31
Dung lượng
348,5 KB
Nội dung
MỤC LỤC CHƯƠNG 1: LỜI NÓI ĐẦU 2 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 3 DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 3 VÀ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và tên Nhiệm vụ Ghi chú 1 Cáp Trọng Biên Chương 1,2,3 Nhóm trưởng 2 Phạm Hữu Phúc Chương 1,2 Nhóm phó 3 Nguyễn Thị Hồng Linh Chương 2 4 Huỳnh Thị Mộng Thu Chương 1,2 Thư Ký 5 Trần Thái Bảo Ngọc Chương 2,3 6 Nguyễn Thị Phương Ngọc Chương 2 7 Nguyễn Thu Hoài Chương 3 8 Lầu Ái Vũ Chuơng 2,3,4 Nhóm phó 9 Nguyễn Phi Thanh Chương 2 1 10 Đàm Ngọc Nam Chương 3 11 Nguyễn Thanh Điệp Chương 2 12 Đinh Thùy Thiên Hương Chương 1,2 13 Kiều Tấn Đại Chương 2 CHƯƠNG 1: LỜI NÓI ĐẦU Quá trình nghiên cứu là việc nghiên cứu, tìm kiếm dữ liệu của một mô hình kinh doanh thực tế, thường thì được nghĩ đến như là việc thu thập dữ liệu từ các các con số được thống kê, các câu hỏi khảo sát và được phân tích các dữ liệu dựa trên máy tính. Tìm kiếm, nghiên cứu các dữ liệu, tuy nhiên cũng bao gồm một số việc quan trọng khác, vi dụ như: tìm kiếm, xây dựng lên 1 vấn đề chính xác, và phát triển mô hình hay quan điểm đó để tượng trưng cho một vấn đề. Thực tế những công việc như vậy thì khá là quan trọng và đòi hỏi kỹ năng cao. Chất lượng của kết quả công việc trên mặt lý thuyết thì quyết định khá lớn đến chất lượng của kết quả cuối cùng của nghiên cứu thực tiễn. Cái này cũng đúng trong quá trình nghiên cứu kinh doanh thực tiễn. Những vấn đề quan trọng cần chú ý là quá trình nghiên cứu, vai trò của lý thuyết và khái niệm. Các vấn đề, đó là những câu hỏi, đưa đến việc nghiên cứu. Nếu không có những câu hỏi nghiên cứu thì chắc là sẽ không bao giờ có việc nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu không phải là tự nhiên được đưa ra. Những vấn đề này được phát hiện và xây dưng. Làm cách nào để những vấn đề nghiên cứu được phát hiện và dựng lên dẫn đến các hoạt động nghiên cứu kế tiếp. Trong các trường hợp nghiên cứu bình thường, chúng ta chọn đề tài trước, sau đó xây dựng vấn đề 2 nghiên cứu không quá rõ ràng và thường lien quan đến việc sửa đi sửa lại. Trong chương này, chúng ta sẽ đặc biệt tập trung vào việc làm cách nào để thu thập và nắm bắt được các vấn đề của việc nghiên cứu 1 cách thỏa đáng. CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU 2.1Quan điểm về quy trình nghiên cứu. Nghiên cứu thường được nghĩ tới như một quá trình, tức là một tổ hợp của các hành động mở trong một khoảng thời gian. Nguyên nhân chính cho sự suy nghĩ trên là do việc nghiên cứu đòi hỏi thời gian và sự cân nhắc. Sự nhìn nhận bên trong sự việc có thể đạt được một cách từ từ, và cũng có thể sửa chữa và thay đổi theo thời gian . Rất là hữu ích để nhìn vào việc nghiên cứu như là một quá trình với những giai đoạn khác nhau, bởi vì mỗi một giai đoạn lại mang theo những nhiệm vụ khác nhau. Việc này cũng có thể giúp những nhà nghiên cứu thực hiện những nhiệm vụ của mình 1 cách có hệ thống và hiểu được những gì cần làm trong từng giai đoạn cụ thể. Ví dụ : “Chúng ta cần phải định nghĩa rõ ràng “vấn đề cần nghiên cứu” và “ mục đích” trước khi bắt đầu thu thập thông tin và dữ liệu. Chúng ta cần phải nghĩ ra dạng dữ liệu ta cần và cách nào tốt nhất để thu thập dữ liệu trước khi chúng ta thực sự bắt tay vào thu thập dữ liệu. Hình 1.1 minh họa quá trình hay chu trình nghiên cứu tiêu biểu sớm nhất. Quá trình minh họa đã được đơn giản hóa. Tuy nhiên trong thực tế quá trình không có thứ tự và hệ thống như vậy, nó còn hơi lộn xộn ( Morgan 1983, Pettigrew 1985, Bryman 1988, Wastson 1994 ). Các nhà nghiên cứu không nên quá ngạc nhiên hay lo lắng nếu quá trình nghiên cứu không được qua hệ thống 3 như minh họa ở hình 1.1, và nếu như trong thực tế họ phải quay lại quá trình suốt thời gian. Vi du, ở 1 giai đoạn nào đó, khi đang khảo sát, 1 việc gì bất ngờ sẽ được khám phá, dẫn đến việc quay trở lại giai đọan trước đó, như điều chỉnh vấn đề ta đang nghiên cứu. Do đó các ý kiến phản hồi kết nối những giai đoạn thường hay phổ biến. cũng nên được biết rằng điểm khởi đầu có thể là một vài quan điểm tạo nên giả thuyết về vấn đề thực tiễn. Nghiên cứu cũng có thể dẫn đến vài vấn đề mới, đó là lý do tại sao nghiên cứu dường như không bao giờ dùng lại. Hình 1.1 – Quá trình nghiên cứu 4 Điểm bắt đầu trong hình 1.1 là chủ đề nghiên cứu, đó là hiện tượng hoặc nền cần được nghiên cứu (1). Chẳng hạn, bạn có thể quan tâm đến những công ty tổ chức những hoạt động của họ như thế nào, những đơn vị kinh doanh hướng dẫn R&D như thế nào, hay những công ty bước vào thị trường nước ngoài như thế nào. Sự lựa chọn chủ đề nghiên cứu quan trọng vì nhiều mục đích. Ví dụ như chủ đề có đáng để theo đuổi không, có thực hiện được không? Một chủ đề nghiên cứu không phải là một vấn đề nghiên cứu. Nó thường được mở rộng và bao quát hơn một vấn đề nghiên cứu (hay), chẳng hạn như cấu trúc tổ chức nào là hiệu quả nhất. Khi chuyển từ một chủ đề càng bao quát hơn sang một vấn đề nghiên cứu thì một câu hỏi đặc biệt hơn cần được thảo luận. Chẳng hạn, bạn có thể đặt câu hỏi (sau khi có bản đề cương): có phải các công ty được tổ chức theo một cách quan liêu thì ít cải tiến hơn những công ty được tổ chức theo một cách ‘hữu cơ’? Mối quan hệ giữa chủ đề nghiên cứu và một vấn đề nghiên cứu được minh họa trong hình 1.2. Từ những thảo luận ở trên chúng ta thấy rằng một vấn đề nghiên cứu là một câu hỏi. Khi chúng ta thật sự chứng minh được rằng chúng ta muốn biết gì, và điều này liên hệ với sự hiểu biết hiện tại như thế nào thì chúng ta làm rõ được một vấn đề nghiên cứu. Đây là điểm xuất phát cho những hoạt động nghiên cứu trong tương lai. Hình 1.2 Từ chủ đề nghiên cứu đến vấn đề nghiên cứu 5 Bất kỳ một vấn đề nào cũng phải được nắm bắt hoặc là mang tính tượng trưng. Điều này được thực hiện bởi những khái niệm có liên quan, hoặc một ‘kiểu mẫu’, một cách tuyệt đối hay dứt khoát (2a trong hình 1.1). Cách mà vấn đề được nắm bắt có ảnh hưởng đến việc vấn đề được hiểu như thế nào. Cách gây ảnh hưởng của một vấn đề nghiên cứu được nắm bắt: Lựa chọn ý định nghiên cứu • Cách đo lường • Thu thập dữ liệu • Mẫu thử nghiệm • Phân tích dữ liệu, và • Kiến nghị Trong chương tiếp theo chúng ta thảo luận đầy đủ hơn về cách thức định nghĩa và nắm bắt những vấn đề nghiên cứu. Ý định nghiên cứu liên quan đến sự chọn lựa những gợi ý thu thập dữ liệu cần thiết để ‘trả lời’ vấn đề nghiên cứu đã định. Vì sẽ được thảo luận sau nên những vấn đề nghiên cứu trở nên phức tạp và có nhiều dạng. Trong vài trường hợp mục đích là để hiểu một hiện tượng đặc biệt. Thường là những trường hợp nghiên cứu về ‘chất lượng’. Những trường hợp khác mục đích có thể là xác định hành động phù hợp nhất, cách gia nhập thị trường tốt nhất, v.v Sự xem xét hình 1.1 cho thấy khả năng chọn lựa toàn bộ gợi ý để đương đầu với vấn đề nghiên cứu theo kinh nghiệm, sự chọn lựa ý định nghiên cứu tiếp theo sau một loạt những hoạt động. Dữ liệu là nguồn cung cấp thông tin. Một nguồn dữ liệu đa dạng thường là có sẵn. Những nguồn khác nhau có cả những thuận lợi và những bất lợi. Một vấn đề có thể sử dụng những nguồn đa dữ liệu, đó là ‘phép đo tam giác’. Kỹ thuật 6 thông tin hiện đại hơn, như Internet, gần đây đã trở thành một nguồn quan trọng cho việc thu thập dữ liệu cần thiết. Sự chọn lọc dữ liệu và cách thu thập chúng từ ai, và bằng cách nào thì rất quan trọng. Những sự lựa chọn như thế đều phụ thuộc vào dạng vấn đề, thông tin cần thiết và cuối cùng là dữ liệu tiềm năng. Những sự đo lường theo kinh nghiệm liên quan đến những cấu trúc (khái niệm) lý thuyết, khó phân biệt. Chẳng hạn như một ‘trò chơi năng lượng’ là một khái niệm. Điều này có thể/ nên được nắm bắt như thế nào? Một ví dụ khác là khái niệm về ‘bạn bè’. Chúng ta nhận biết một người là/ trở thành một người bạn như thế nào? Hệ thống đo lường tốt là điều kiện tiên quyết cho nghiên cứu theo kinh nghiệm đạt chất lượng cao. Đó là một nhiệm vụ đòi hỏi để phát triển những phép đo lường đúng. Dữ liệu cần được giải quyết, phân tích và phiên dịch để trở thành thông tin có ý nghĩa (mục 7 trong hình 3.1) có thể ảnh hưởng đến những hành động tiếp theo. . Cũng trong nghiên cứu chất lượng, dữ liệu phải được phân tích và phiên dịch . Hầu hết những nỗ lực nghiên cứu được báo cáo ở dạng bài viết (8), ví dụ như những báo cáo nghiên cứu, nhưng cũng có những dạng này. Một báo cáo (luận án) nghiên cứu hay cần sự khéo léo. Trong kinh doanh lợi nhuận của những nỗ lực nghiên cứu thường đạt được những kết quả hoặc những hoạt động có ảnh hưởng. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động của sách này, và vì vậy không được đề cập ở đây. 2.1.1. Phạm vi quốc tế Trường hợp nghiên cứu mang tầm quốc tế hoặc so sánh giữa các nền văn hóa thì chúng ta cần quan tâm kỹ hơn về mỗi một giai đoạn của quá trình. Nghiên cứu liên quan đến môi trường mới và sự khác nhau về văn hóa có thể làm rối sự hiểu biết của vấn đề nghiên cứu. Những người nghiên cứu thường không lường trước tác động của văn hóa địa phương lên vấn đề được hỏi. Điều này cũng ảnh hưởng đến phạm vi và giới hạn của vấn đề. Trong vài nền văn hóa phạm vi rộng 7 hơn rất cần thiết để kiểm soát những thay đổi cần thiết. Chẳng hạn, những khái niệm như ‘siêu thị’ có những nghĩa khác nhau trong những thị trường khác nhau. Ở Nhật Bản, một siêu thị thường chứa hai hoặc ba cửa hiệu và bán hàng tạp hóa, nhu cầu thiết yếu hàng ngày và quần áo trên những tầng tương ứng. Một vài cửa hiệu bán hàng nội thất và đồ điện tử, đồ dùng văn phòng và dụng cụ thể thao (Cateora và Ghauri, 2000). Tính sẵn sàng của dữ liệu/ thông tin thống kê về xuất khẩu hoặc nhập khẩu của một sản phẩm cụ thể cũng có thể khác nhau. Thậm chí nếu có sẵn thì ở một vài nước nó có thể không được cập nhật hoặc là đáng tin cậy. Ở nhiều nước, chính phủ không có chính sách thu thập và cập nhật dữ liệu. Ở một số nước các công ty tư nhân lại thu thập và bán dữ liệu. Hoặc những nhà nghiên cứu phải tự mình thu thập dữ liệu chính. Dữ liệu thu thập ở thị trường này không thể được sử dụng ở thị trường khác. Điều này rất quan trọng cho những nhà nghiên cứu cũng như những nhà quản lý đang thực hiện việc nghiên cứu ở những thị trường khác nhau, như minh họa ở Box 3.1. Tuy nhiên, tính so sánh của dữ liệu là vấn đề chính trong nghiên cứu mang tính quốc tế/ so sánh giữa các nền văn hóa. Nó không chỉ vì tính sẵn có mà còn vì cách thức mà dữ liệu được thu thập và phân tích. Những nhà nghiên cứu phải rất cẩn thận trong việc phân loại và đo lường các dữ liệu so sánh giữa các nền văn hóa. Quá trình nghiên cứu với quy mô quốc tế, như được giải thích ở trên, được bổ sung ở hình 1.3. Như được minh họa trong hình, trong khi thực hiện nghiên cứu mang tính quốc tế/ so sánh giữa các nền văn hóa thì nhà nghiên cứu phải cẩn thận và điều chỉnh phương pháp tại mỗi một giai đoạn của quá trình nghiên cứu. Hầu như cần thiết để loại bỏ những mục/ những khái niệm được nhận thấy là có tính thiên vị trong một hoặc nhiều nước có liên quan trong nghiên cứu. Tuy nhiên, chúng ta phải cẩn thận vì một sự so sánh có ý nghĩa giữa các nước có thể được thực hiện. Điều này sẽ làm gia tăng xác suất thu được kết quả có thể so sánh và mang tính tương đương (Craig và Douglas, 2000). 8 9 Quá trình Bảo đảm tính so sánh của các khái niệm Xác định phạm vi Kiểm tra tầm ảnh hưởng của văn hóa 1. Chủ đề và vấn đề nghiên cứu Quy mô quốc tế Nhận biết so sánh sự khác biệt Chọn phương pháp tối thiểu các vấn đề so sánh Kiểm tra các vấn đề thực tiễn; ngân sách; thời gian;… 2. Ý định nghiên cứu và kế hoạch Chú trọng để loại bỏ sự khác biệt văn hóa Xác định những thành kiến địa phương Kiểm tra độ tin cậy của dữ liệu Kiểm tra sự hiểu biết vế quy mô để so sánh 3. Thu thập dữ liệu và đo lường Xem xét những vấn đề so sánh Đảm bảo rằng những phát hiện bất ngờ không phải do những thành kiến địa phương Điều chỉnh mức độ giải thích cho các nước/ nền văn hóa/ thị trường khác nhau 4. Phân tích dữ liệu và giải thích Suy nghĩ của độc giả quốc tế và giao tiếp phù hợp Xem xét ngôn ngữ và thuật ngữ Tránh những kết luận nhạy cảm về văn hóa Kiểm tra tác động đối với những thị trường khác nhau 5. Trình bày những phát hiện và báo cáo Hình 1.3 Quản lý ở quy mô quốc tế trong quá trinh nghiên cứu Box 3.1 Nghiên cứu thị trường ở Ai Cập Nghiên cứu ‘Thói quen và thực hành’ của Procter & Gamble, bao gồm những chuyến thăm nhà và những nhóm thảo luận (nghiên cứu về chất lượng) để hiểu cách thức người nội trợ Ai Cập thực hiện công việc giặt giũ. Họ muốn biết sở thích, không thích và thói quen của cô ấy (kiến thức của đồng nghiệp về công việc giặt giũ ở Ai Cập được giới hạn trong việc sử dụng máy giặt tự động). Từ nghiên cứu này, người ta xác định được rằng người tiêu dùng Ai Cập thông qua một quá trình giặt tẩy khó khăn để đạt được những kết quả mong muốn. Trong 95% nhà giặt máy không tự động hay bằng tay thì quá trình bao gồm làm ướt, hong khô, tẩy trắng và giặt lại nhiều lần. Nhiều sản phẩm được dùng trong quá trình; xà phòng thanh hoặc tẩy được thêm vào rửa chính, cùng với chất tẩy lỏng và chất keo làm tăng hiệu quả làm sạch cho bột chất lượng kém sản xuất tại địa phương. Những phát hiện này đã làm nổi bật tiềm năng của một chất tẩy rửa hiệu suất cao sẽ thực hiện tất cả những gì hiện nay một số sản phẩm đang yêu cầu. Quyết định được thực hiện để tiến hành cùng với sự phát triển và giới thiệu một chất tẩy rửa dạng hạt chất lượng cao. Ngay khi khái niệm sản phẩm cơ bản (ví dụ như một sản phẩm thay thế nhiều sản phẩm trong việc giặt giũ) được quyết định thì công ty cần xác định những thành phần tốt nhất cho một thị trường kết hợp với việc giới thiệu sản phẩm mới. Công ty này đã trở lại tập trung nhóm để đánh giá phản ứng với các thương hiệu khác nhau, để có được những ý tưởng về sự hấp dẫn và từ ngữ liên quan đến chương trình khuyến mãi và để kiểm tra phạm vi giá khác nhau, thiết kế bao bì và kích thước. Thông tin xuất phát từ tập trung các nhóm bất ngờ giúp công ty loại trừ những ý kiến ít thu hút người tiêu dùng và để tập trung vào những nhóm khác tạo ra sự hấp dẫn nhất. Hơn nữa, các nhóm giúp cải thiện từ ngữ giới thiệu và quảng cáo để đảm bảo làm rõ thông tin liên lạc thông qua ngôn ngữ tiêu dùng hàng ngày. 10 [...]... khoa học chọn chủ đề nghiên cứu (topic) thích hợp Sau khi chọn chủ đề nghiên cứu, một công việc rất quan trọng trong phương pháp 19 nghiên cứu là thu thập tài liệu tham khảo (tùy theo loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau) 3.2.2 Phân loại vấn đề nghiên cứu khoa học Sau khi đặt câu hỏi và vấn đề nghiên cứu khoa học đã được xác định, công việc tiếp theo cần biết là vấn đề ... hiện tượng của tự nhiên, các hoạt động xảy ra trong xã hội hàng ngày • Tính tò mò khoa học về điều gì đó cũng đặt ra các câu hỏi hay vấn đề nghiên cứu 3.3 Xác định mục tiêu nghiên cứu và việc vật lộn với vấn đề nghiên cứu đã nhận dạng Sau khi nhận dạng được vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần xác định rõ cần nghiên cứu cái gì và đó là mục tiêu nghiên cứu Thông thường các nhà nghiên cứu phát biểu... đề, phương pháp và thực tế nghiên cứu Ví dụ, vấn đề nghiên cứu, đây là những gì mà nhà nghiên cứu muốn biết bằng trực giác của mình, sẽ có ảnh hưởng đến việc chọn cách nghiên cứu Ví dụ nhà nghiên cứu sẽ hứng thú với việc các nhà quản lý nghĩ thế nào về các vấn đề chiến lược, sẽ đặt ra câu hỏi tại sao những nhìn nhận sâu trong từng vấn đề lại có thể có được? các nhà nghiên cứu có thể có những phương pháp. .. nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho nhà khoa học phát hiện hoặc nhận ra các vấn đề và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển vấn đề rộng hơn để nghiên cứu) Đôi khi người nghiên cứu thấy một điều gì đó chưa rõ trong những nghiên cứu trước và muốn chứng minh lại Đây là tình huống quan trọng nhất để xác định vấn đề nghiên cứu • Trong các hội nghị chuyên đề, báo cáo khoa học, ... người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các vấn đề cần nghiên cứu • Vấn đề nghiên cứu cũng được hình thành qua những thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được vấn đề nào đó • Các vấn đề hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu. .. người nghiên cứu các câu hỏi hay người nghiên cứu phát hiện ra các vấn đề cần nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu được hình thành qua nhưng thông tin bức xúc, lời nói phàn nàn nghe được qua các cuộc nói chuyện từ những người xung quanh mà chưa giải thích, giải quyết được vấn đề nào đó Các vấn đề hay các câu hỏi nghiên cứu chợt xuất hiện trong suy nghĩ của ta, chúng ta qua tình cờ quan sát các hiện tượng của. .. thấy từ những vấn đề “ kết cấu” và “không kết cấu” Cũng nên chú ý rằng nó không phải là những vấn đề bản chất, nhưng sự hiểu biết về những vấn đề này không ít thì nhiều được “kết cấu” lại Kết cấu những vấn đề cần nghiên cứu đã có những áp dụng cho việc lựa chọn các bước thiết kế và phương pháp nghiên cứu Luyện tập nghiên cứu cũng bị ảnh hưởng bởi các triết lý theo các nhìn nhận một các khoa học Hầu hết... (vi tính ) 3 Cuộc thảo luận/ bài báo 4 Tham gia cuộc thảo luận/ mạng lưới 5 “Chuyên gia” CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN Quá trình nghiên cứu, đọc và thu thập tài liệu nghiên cứu giúp cho ta phát hiện và đặt ra các vấn đề và đặt ra nhiều câu hỏi cần nghiên cứu (phát triển vấn đề rộng hơn để nghiên cứu) Đôi khi người nghiên cứu phát hiện hiện thấy một điều gì đó không rõ trong những nghiên cứu và muốn chứng minh... đa phương 23 diện hay được sử dụng trong khi trình bày một vấn đề nghiên cứu, cái thường hay thay đổi từ cách đánh giá của các dữ liệu áp dụng thực tiễn của ban quản trị, và sự định hướng của các nhà nghiên cứu Ý niệm số lượng và chất lượng liên quan 1 phần đến kết cấu của vấn đề, nhưng cũng liên quan đến sự khác biệt giữa triết lý về khía cạnh khoa học được hiểu bởi các nhà nghiên cứu Hình 2.1 Vấn đề, ... định nghiên cứu có cái gì lạ lắm không Hình 3.1, tài liệu thường hay được tham khảo trong suốt quá trình nghiên cứu Ví dụ, tài liệu tham khảo để nhận biết ra 1 vấn đề nghiên cứu, để lên kế hoạch cho sự lấy mẫu, lên những câu hỏi và chọn những bài trắc nghiệm thống kê Từ những ý tưởng này chúng ta tiếp tục tìm kiếm khe hổng nghiên cứu để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu 3.2 Xác định ‘ Vấn đề Nghiên cứu . loại nghiên cứu mà có phương pháp thu thập thông tin khác nhau). 3.2.2. Phân loại vấn đề nghiên cứu khoa học Sau khi đặt câu hỏi và vấn đề nghiên cứu khoa học đã được xác định, công việc tiếp. hổng nghiên cứu để nhận dạng được vấn đề nghiên cứu. 3.2. Xác định ‘ Vấn đề Nghiên cứu khoa hoc. 3.2.1. Đặt câu hỏi Bản chất của quan sát thường đặt ra những câu hỏi, từ đó đặt ra vấn đề nghiên. làm rõ được một vấn đề nghiên cứu. Đây là điểm xuất phát cho những hoạt động nghiên cứu trong tương lai. Hình 1.2 Từ chủ đề nghiên cứu đến vấn đề nghiên cứu 5 Bất kỳ một vấn đề nào cũng phải