1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

14 886 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 736,86 KB

Nội dung

Tư duy: Làm sao để thêm một thành tố mới vào hệ thống, giúp cho hệ thống có thêm tính năng mới nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống như lúc ban đầu?. Tư duy:

Trang 1

I PHƯƠNG PHÁP SCAMPER

SCAMPER là một công cụ tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc tiến trình công việc Kết quả

mà phương pháp này mang lại có thể áp dụng trực tiếp hoặc như điểm khởi đầu theo cách tư duy bên lề vấn đề

Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER (ảnh: nguồn internet)

Trang 2

1 Phép thay thế – Substitute

Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác

Tư duy: Thành tố nào có thể được thay thế bằng thành tố khác mà có thể làm tăng hiệu quả sử dụng cũng như chất lượng? Sau khi thay thế bằng thành tố khác, sản phẩm sẽ như thế nào?

Ví dụ: Ngày xưa bánh xe làm từ gỗ và không có phần cao su Sau này khi con người biết cách sử dụng cao su, bánh xe được cái tiến dần từ bọc cao su quanh bánh gỗ Rồi tiến tới phần bánh xe làm bằng gỗ được thay bằng lốp cao su bơm hơi, phần nan hoa thì thay bằng thép chịu lực, giúp tăng độ bền cho bánh xe, giảm ma xát làm tăng tốc độ di chuyển

Lốp xe bằng gỗ hoàn toàn (ảnh: nguồn internet)

Lốp xe ngày nay (ảnh: nguồn internet)

Trang 3

2 Phép kết hợp – Combine

Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới

Tư duy: Làm sao để kết hợp các thành tố từ nhiều hệ thống khác nhau để tạo nên một hệ thống mới với nhiều chức năng?

Ví dụ: Kết hợp giấy vệ sinh có in hình tiền, để muốn gửi đến mọi người thông điệp như : Tiết kiệm giấy là tiết kiệm tiền

Giấy vệ sinh có in hình tiền (ảnh: nguồn internet)

3 Phép thích ứng – Adapt

Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác

Tư duy: Làm sao để hệ thống vẫn vận hành tốt khi ở một môi trường khác không giống môi trường tạo ra hệ thống?

Ví dụ: Chiếc gối ôm có hình bàn tay, tạo cảm giác an toàn, ấm áp cho người sử dụng

Trang 4

Cuộc sống ngọt ngào (ảnh: nguồn internet)

4 Phép điều chỉnh – Modify

Nội dung: Điều chỉnh quy mô thành tố của hệ thống

Tư duy: Làm sao để tăng (giảm) kích thước (thuộc tính) của hệ thống mà vẫn đảm bảo hiệu quả sử dụng?

Ví dụ: Cắt chiếc quần jean, và sửa thành giày để mang vào đôi chân

Đôi giày được làm từ quần jean (ảnh: nguồn internet)

Trang 5

5 Phép thêm vào – Put

Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống

Tư duy: Làm sao để thêm một thành tố mới vào hệ thống, giúp cho hệ thống có thêm tính năng mới nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống như lúc ban đầu?

Ví dụ: Cái xẻng vừa có thể xúc cát, vừa có thể dùng để chiên trứng ăn

Cái xẻng chiên trứng (ảnh: nguồn internet)

6 Phép loại bỏ – Eliminate

Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống

Tư duy: Làm sao để loại bỏ một thành tố ra khỏi hệ thống mà không làm ảnh hưởng tới chức năng hoạt động của hệ thống?

Ví dụ: Sự phát triển từ điện thoại cố định có dây tới điện thoại di động không dây

Trang 6

7 Phép đảo ngược – Reverse

Nội dung: Đảo ngƣợc trật tự các thành tố của hệ thống

Tƣ duy: Làm sao đảo ngƣợc trật tự hay cách thức hoạt động của hệ thống?

Ví dụ: Áo có thể mặc trái, hay phải đều đƣợc

Áo có thể mặc trái, hay phải đều đƣợc (ảnh: nguồn internet)

Trang 7

II CÂY BÚT DƯỚI GÓC NHÌN SCAMPER

Từ thời cổ đại, con người đã biết sử dụng bút để viết trong việc ghi chép như bút lông viết trên thẻ tre hoặc giấy

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Bút lông là loại bút đầu có túp lông dạng tròn, dẹt, nhọn cán dài nhiều cỡ Bút có cấu tạo đơn giản gồm cán bút để cầm viết; lông để hút mực và chuyển mực lên giấy

Ta dùng “phương pháp thay thế” : Cây bút lông về vật liệu chế tạo với mục đích làm sao chữ viết được tinh xảo hơn và lông gắn vào quản bút cho chắc chắn, khéo léo hơn Ngoài trúc, ta còn dùng các loại vật liệu khác như gỗ, ngà, ngọc

và cả kim loại như đồng, sắt, vàng, bạc để làm quản bút

Ta dùng “phương pháp thích ứng” : Lông để hút mực có thể là lông đuôi ngựa hay sợi tổng hợp để dùng cho các loại màu quánh đặc, vẽ dày và khoẻ Túp lông mềm được làm từ lông chồn, thỏ, sóc dùng với màu loãng như màu nước, mực, màu phẩm, màu bột mịn Bút lông viết chữ Nho, loại bút độc đáo của Trung Quốc, có ngòi bằng một túp lông mềm bó tròn vuốt thành đầu nhọn, rất thích hợp với lối viết chữ Hán cổ truyền và với việc vẽ tỉa tinh vi

Trang 8

Ta dùng “phương pháp điều chỉnh” : Về độ dài bút gồm bút ngọn ngắn, ngọn dài và ngọn vừa; Dựa vào tính năng và nguyên liệu: Bút lông mềm, bút lông cứng

Bút lông mềm thường làm bằng lông dê, sức đàn hồi kém, ngậm mực nhiều, chữ viết ra tròn đậm thích hợp với lối viết Chân, Lệ nhưng điều khiển không khéo, nét chữ sẽ không khoẻ

Bút lông cứng làm bằng lông cáo, chồn hoặc thỏ rừng Bút lông cứng sức đàn hồi lớn, chữ viết ra cứng cỏi, mạnh mẽ, thích hợp với viết chữ Thảo nhưng thường dùng trong hội hoạ nhiều hơn

Ta dùng “phương pháp điều chỉnh” : Dựa vào kích cỡ như loại bút lớn dùng viết chữ lớn và loại bút vừa thường dùng để viết câu đối

Ta có thể dùng “phương pháp thay thế” cây bút lông thành cây bút máy

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Bút máy là loại bút có một bầu chứa mực viết lỏng Mực được dẫn tới ngòi bút qua một hệ thống dẫn bằng mao dẫn và trọng lực Mực có thể chứa trong một hộp nhỏ bằng nhựa lắp trong bầu bút hoặc trong ruột cao su Loại dùng ruột cao

su cổ hơn, khi lấy mực phải cắm bút vào lọ mực và dùng tay bóp ruột cao su để hút mực từ lọ Mực khi viết ra giấy thì lâu khô

Trang 9

Ta dùng “phương pháp thay thế” : Thay loại mực lỏng lâu khô, thành loại mực đặc mau khô Đây cũng là ý tưởng của Laszlo Josef Biro, là nhà phát minh bút

bi và giới thiệu bút bi sản xuất đầu tiên ở Hội chợ quốc tế Budapest năm 1931 Ngoài ra, ta còn dùng “phương pháp kết hợp” : Kết hợp sự chuyển động của viên bi nhỏ gắn trên đầu bút, mỗi khi viên bi lăn theo chiều di chuyển của chiếc bút, mực sẽ được mang xuống theo và in lên giấy

Bút bi có chứa một ống mực đặc, khi viết, mực được in lên giấy là nhờ chuyển động lăn của một viên bi nhỏ, với đường kính khoảng từ 0,5 đến 1.2 mm, gắn nơi đầu ống chứa mực Loại mực dùng cho bút bi khô rất nhanh, ngay sau khi được viết lên giấy

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Ta dùng “phương pháp loại bỏ”: Cây bút bi có nắp đậy, thành cây bút bi không

có nắp đậy

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Trang 10

Ta dùng “phương pháp thêm vào” : Cây bút bi có những hình ảnh ngộ nghỉnh, vui mắt, tạo cảm giác yêu thích cho người sử dụng

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Ta dùng “phương pháp kết hợp” : Cây bút bi có kết hợp thẻ nhớ USB để lưu dữ liệu, kết hợp thêm tua – vít để vặn ốc, kết hợp chức năng ghi âm, hoặc kết hợp thêm chức năng massage

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Trang 11

Ta dùng “phương pháp đảo ngược”: Cây bút bi có hai đầu, ta có thể viết đầu nào cũng được

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Ta dùng “phương pháp điều chỉnh” và “phương pháp thêm vào”: Cây bút bi có một ruột một ngòi, giờ đây có thể có nhiều ruột nhiều ngòi, và mỗi ruột có một màu riêng biệt như đen, đỏ, xanh, tím, …

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Trang 12

III MỘT SỐ Ý TƯỞNG CẢI TIẾN CÂY BÚT

Ta có thể dùng “phương pháp thay thế” để thay đổi loại mực khi viết nhìn thấy được bằng một loại mực khi viết không thể nhìn thấy được, mà muốn nhìn thấy được thì phải dùng một loại dung dịch khác quét lên bề mặt ví dụ như xăng, dầu

ăn, rượu,…, hoặc ta dùng “phương pháp thích ứng” để tạo ra phần thân cây bút một loại vật liệu mà khi ta làm rớt cây bút từ trên cao xuống thì ngòi bút và cây bút không bị bể Cũng có thể dùng “phương pháp điều chỉnh” để điều chỉnh cây bút thành một dụng cụ để chơi nhạc

(ảnh: nguồn internet) (ảnh: nguồn internet)

Ta có thể dùng “phương pháp kết hợp” để có thể kết hợp cây bút với chiếc điện thoại di động

(ảnh: nguồn internet)

Trang 13

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tài liệu môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học do Thầy Hoàng Văn Kiếm cung cấp

2 http://sangtaodoimoi.blogspot.com

3 https://www.google.com.vn/search?q=b%c3%bat+bi

4 http://vi.wikipedia.org/wiki/b%c3%bat_l%c3%b4ng

Trang 14

MỤC LỤC

I PHƯƠNG PHÁP SCAMPER 1

1 Phép thay thế – Substitute 2

2 Phép kết hợp – Combine 3

3 Phép thích ứng – Adapt 3

4 Phép điều chỉnh – Modify 4

5 Phép thêm vào – Put 5

6 Phép loại bỏ – Eliminate 5

7 Phép đảo ngược – Reverse 6

II CÂY BÚT DƯỚI GÓC NHÌN SCAMPER 7

III MỘT SỐ Ý TƯỞNG CẢI TIẾN CÂY BÚT 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Ngày đăng: 21/05/2015, 21:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w