1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

tiểu luận môn địa chất nghiên cứu về đất

24 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 4,63 MB

Nội dung

quá trình hình thành đất Quá trình hình thành đá rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động: sinh học, hóa học, lý học, lý – hóa học tác động tương hổ lẫn nhau: * Sự tổng hợp chất hữu cơ

Trang 1

Trường ĐH Thủ Dầu Một Khoa Tài Nguyên Môi Trường

Tiểu luận môn học Môn: Địa Chất Môi Trường Chủ đề:

<Bình Dương, , 10/11/2015 >

Trang 2

MỤC LỤC

I đất và tài nguyên đất 1

I.1 khái niệm đất 2

I.2 khái niệm tài nguyên đất 2

II quá trình hình thành đất 2

II.1 quá trình phong hóa 3

II.1.1 khái niệm phong hóa 3

II.1.2 các loại phong hóa 3

II.2 Các vòng tuần hoàn 4

II.2.1 vòng đại tuần hoàn hay vòng tuần hoàn địa chất 4

II.2.2 vòng tiểu tuần hoàn hay vòng tuần hoàn sinh học 4

II.2.3 mối quan hệ giữa tuần hoàn địa chất và tuần hoàn sinh học 4

II2.4 bản chất của quá trình hình thành đất 5

II.3 các yếu tố hình thành đất 5

II.3.1 Đá mẹ 5

II.3.2 Khí hậu 6

II.3.3 Yếu tố sinh học 6

II.3.4 Yếu tố địa hình 6

II.3.5 Yếu tố thời gian 6

II.3.6 con người 6

III đặc điểm, tính chất của đất 6

III.1 đặc điểm phẫu diện của đất 7

III.1.1.Tầng A0 7

III.1.2 Tầng A1 7

III.1.3 Tầng A2 7

III.1.4 Tầng A3 7

III.1.5 Tầng B1 7

III.1.6 Tầng B2 8

III.1.7 Tầng B3 8

III.1.8 Tầng C 8

III.1.9 Tầng D 8

III.2 độ dày, tầng phát sinh và màu sắc của đất 8

III.2.1 độ dày, tầng phát sinh 9

III.2.2 màu sắc của đất 9

III.3 tính chất ba thể (pha) của môi trường đất 10

III.4 Sa cấu đất 11

III.5 Cơ cấu đất 13

III.6 chất hữu cơ và chất mùn 14

III.6.1 Nguồn gốc chất hữu cơ 14

III.6.2 Chất hữu cơ và cấu trúc đất 15

IV phân loại đất 15

V xây dựng bản đồ đất 19

V.1 Phương pháp xây dựng: 19

V.2 Một số bản đồ đất và bản đồ phát sinh từ bản đồ đất 20

Tài liệu tham khảo 22

Trang 3

I đất và tài nguyên đất

I.1 khái niệm đất

Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ

V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng:Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu

tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết

Nguồn: Krasil'nikov, N.A (1958) Vi sinh vật đất và các thực vật bậc cao hơn.

Đất là vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống trên Trái Đất

vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy cũng như hấp thụ điôxít cacbon

I.2 khái niệm tài nguyên đất

Ðất là một dạng tài nguyên vật liệu của con người Ðất có hai nghĩa: đất đai là nơi

ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp

Ðất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời, hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá gốc, động thực vật, khí hậu, địa hình và thời gian Thành phần cấu tạo của đất gồm các hạt khoáng chiếm 40%, hợp chất humic 5%, không khí 20% và nước 35% Giá trị tài nguyên đất được đo bằng số lượng diện tích (ha, km2) và độ phì (độ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây công nghiệp và lương thực) Tài nguyên đất của thế giới theo thống kê như sau:

Tổng diện tích 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu hađất không phủ băng Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ,32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy Diện tích đất có khả năng canh tác

là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha Tỷ trọng đất đang canh táctrên đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%

Tài nguyên đất của thế giới hiện đang bị suy thoái nghiêm trọng do xói mòn, rửa trôi, bạc mầu, nhiễm mặn, nhiễm phèn và ô nhiễm đất, biến đổi khí hậu Hiện nay 10% đất có tiềm năng nông nghiệp bị sa mạc hoá

Ðất là một hệ sinh thái hoàn chỉnh nên thường bị ô nhiễm bởi các hoạt động cuả con người Ô nhiễm đất có thể phân loại theo nguồn gốc phát sinh thành ô nhiễm

Trang 4

do chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt, chất thải của các hoạt động nông nghiệp, ô nhiễm nước và không khí từ các khu dân cư tập trung Các tác nhân gây

ô nhiễm có thể phân loại thành tác nhân hoá học, sinh học và vật lý

II quá trình hình thành đất

Quá trình hình thành đá rất phức tạp, bao gồm nhiều hoạt động: sinh học, hóa học,

lý học, lý – hóa học tác động tương hổ lẫn nhau:

* Sự tổng hợp chất hữu cơ và phân giải chúng

* Sự tập trung tích lũy chất hữu cơ, vô cơ và sự rửa trôi chúng

* Sự phân hủy các khoáng chất và sự tổng hợp các hợp chất hóa hoc mới

* Sự xâm nhập của nước vào đất và mất nước từ đất

* Sự hấp thu năng lượng mặt trời của đất làm đất nóng lên và mất năng lượng

từ đất, làm cho đất lạnh đi

Từ khi xuất hiện sự sống trên trái đất thì quá trình phong hóa xảy ra đồng thời vớiquá trình hình thành đất

II.1 quá trình phong hóa

II.1.1 khái niệm phong hóa

Phong hóa là quá trình phá hủy đá, đất và các khoáng vật chứa trong đó khi tiếp xúc trực tiếp với môi trường không khí Phong hóa là tác động của gió, mưa, băng, ánh nắng và các tiến trình sinh học trên các loại đá theo thời gian, các tác động này làm đá

vỡ vụn ra thành các hạt nhỏ Các thành phần khoáng chất và các chất hữu cơ xác định cấu trúc và các thuộc tính khác của các loại đất

Phong hóa được chia thành hai loại chính

Phong hóa cơ học là quá trình phong hóa trong đó các tác

nhân vật lý là tác nhân gây phong hóa Phóng hóa hóa học có sự tham gia của các chất trong môi trường không khí tác động lên đối tượng phong hóa Có tác giả còn xếp thêm phong hóa sinh học cũng là quá trình phong hóa hóa học nhưng các tác nhân gâyphong hóa là các chất có nguồn gốc sinh học

II.1.2 các loại phong hóa

II.1.2.1.Phong hóa cơ học

Phong hóa cơ học phá vỡ các đá gốc thành những mảnh vụn mà không làm thay đổi thành phần hóa học của đá Băng,nước, nước khe nứt là các tác nhân gây phong hóa cơ học chính do gây ra một lực tác động làm nở ra, mở rộng các khe nứt trong đá khiến

đá vỡ ra thành các mảnh vụn Giãn nở vì nhiệt cũng gây nên tác động giản căng và co lại dưới sự ảnh hưởng của việc nhiệt

độ tăng lên hay giảm đi cũng giúp cho quá trình phong hóa cơ học diễn ra nhanh hơn Phong hóa cơ học giúp làm tăng diện tiếp xúc bề mặt của đá khiến cho quá trình phong hóa hóa học dưới

sự tác động của các yếu tố hóa học diễn ra nhanh hơn

Trang 5

II.1.2.2.Phong hóa hóa học

Phong hóa hóa học phá hủy đá bằng các phản ứng hóa học Đây

là quá trình các khoáng vật trong đá thay đổi trở thành các hạt nhỏ hơn và dễ bị rửa trôi hơn Không khí và nước đều tham gia trong các phản ứng phức tạp của quá trình phong hóa hóa học Các khoáng vật trong đá gốc không bền vững trong điều kiện không khí sẽ dần dần biến đổi thành những dạng bền vững hơn Các khoáng vật nào được thành tạo trong điều kiện nhiệt độ càngcao thì càng dễ bị thay đổi Các đá mácma thường bị các tác nhân gây hại như nước tấn công nhất là nước có dung

dịch axít hay kiềm (và muối axit), và tất cả các khoáng vật tạo đácủa đá mácma trừ thạch anh đều biến đổi thành các khoáng vật sét hay các chất hóa học tồn tại ở dạngdung dịch

II.1.2.3.Phong hóa và trầm tích học

Trong trầm tích học, quá trình phong hóa cùng với rửa trôi là quá trình đầu tiên trong chu trình hình thành nên các vật liệu trầm tích (xem bài Đá trầm tích) và dẫn đến việc tạo thành loại đá trầm tích cơ học (bao gồm cả đá sét)

II.1.2.4 Phong hóa và thổ nhưỡng học

Trong thổ nhưỡng học, quá trình phong hóa tạo ra các vật liệu kếthợp với các chất hữu cơ còn lại tạo thành đất Thành phần

khoáng vật của đất do vậy được quyết định bởi đá mẹ Đất càng màu mỡ khi được hình thành từ đá mẹ có nhiều loại đá khác

nhau

Đá biến thành đất là kết quả của sự tác động qua lai giữa vòng đại tuần hoàn địachất và vòng tiểu tuần hoàn sinh học

II.2 Các vòng tuần hoàn

II.2.1 vòng đại tuần hoàn hay vòng tuần hoàn địa chất

Diễn ra trong thời gian dài và phạm vi rộng lớn nước mưa rơi xuống lục địa thấm vào vỏ phong hóa, hòa tàn chất có thể hoa tan và mang chúng ra biển và đại dương hoặc những vùng trũng trong lục địa, tham gia vào quá trình hình thành trầm tích trải qua thời kì địa chất và các chấn động địa chất lâu dài, đá trầm tích trồi lên và chịu tá động của quấ trình phong hóa tiếp theo tạo thành một vòng tuần hoàn

Quá trình này giải phóng các nguyên tố khoáng ở trạng thái hòa tan,chuyển đá chặt thành đá xốp có tính giữ nước

II.2.2 vòng tiểu tuần hoàn hay vòng tuần hoàn sinh học

Thực hiện bởi sinh vật diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi hẹp hẹ thực vật tổng hợp từ chất vô cơ và từ ánh sang Mặt trời tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thểchúng Động vật lấy thực vật là thức ăn và sau khi chết chúng phân rã tạo thànhphần hữu cơ cho đất

Trang 6

Nhờ sư phan hủy của vi sinh vật xác hữu cơ lại bị vô cơ hóa thành các nguyên

tố dinh dưỡng khoáng cho hệ thc vật sau Như vậy, nhờ vòng tuần hoàn này màcác nguyên tố khóng dinh dưỡng không bị rửa trôi mà được tích lũy dưới dạng

hợ chất hữu cơ của sinh vật

II.2.3 mối quan hệ giữa tuần hoàn địa chất và tuần hoàn sinh học

Hai vòng tuần hoàn có mối lien hệ chặt chẽ với nhau tạo thành đất vòng đại tuần hoàn giải phóng các nguyên tố dinh dưỡng làm cơ sở cho vòng tiểu tuần hoàn phất triển, tập trung tích lũy các chất dinh dưỡng được giải phóng, mẫu chất phát triển độ phì nhiêu để hình thành đất

Hình 1.1 Quan hệ giữa vòng tuần hoàn địa chất và tiểu tuần hoàn sinh hoc.

II2.4 bản chất của quá trình hình thành đất

Bản chất của quá trình hình thành đất chính là sự thống nhất và mâu thuẫn giữ

2 vòng tuần hoàn trên Cơ sở hình thành đất là vòng đại tuần hoàn, bản chất quá trình hfnh thành đất là vòng tiểu tuần hoàn

II.3 các yếu tố hình thành đất

Trang 7

Đất được hình thành do sự biến đổi liên tục và sâu sắc tầng mặt của đất dưới tácdụng của sinh vật và các yếu tố môi trường Các yếu tố tác động vào quá trìnhhình thành đất và làm cho đất được hình thành gọi là các yếu tố hình thành đất.Docuchaev người đầu tiên nêu ra 5 yếu tố hình thành đất và gọi đó là yếu tố phátsinh học.

II.3.1 Đá mẹ

* Nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, trước hết là khoáng chất, cho nên nó

là bộ xương và ảnh hưởng tới thành phần cơ giới, khoáng học và cơ học của đất.Thành phần và tính chất đất chịu ảnh hưởng của đá mẹ thường được biểu hiện rõrệt ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất, càng về sau sẽ bị biến đổi sâu sắc

do các quá trình hóa học và sinh học xảy ra trong đất

II.3.2 Khí hậu

Khí hậu tham gia vào quá trình hình thành đất được thể hiện qua:

* Nước mưa

* Các chất trong khí quyển: O2, CO2, NO2

* Hơi nước và năng lượng mặt trời

* Sinh vật sống trên trái đất

Khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình hình thành đất:

* Trực tiếp: nước và nhiệt độ

Nước mưa quyết định độ ẩm, mức độ rửa trôi, pH của dung dịch đất và tham giatích cực vào phong hóa hóa học

Nhiệt độ làm cho đất nóng hay lạnh, nó thúc đẩy quá trình hóa học, hòa tan và tíchlũy chất hữu cơ

* Gián tiếp: Biểu hiện qua thế giới sinh vật mà sinh vật là yếu tố chủ đạo cho quá trình hình thành đất: biểu hiện qua quy luật phân bố địa lý theo vĩ độ, độ cao

và khu vực

II.3.3 Yếu tố sinh học

* Cây xanh có vai trò quan trọng nhất vì nó tổng hợp nên chất hữu cơ từ nhữngchất vô cơ của đất và của khí quyển – nguồn chất hữu cơ của đất

* Vi sinh vật phân hủy, tổng hợp và cố định nitow (N)

* Các động vật có xương và không xương xới đảo đất làm cho đất tơi xốp, đất

có cấu trúc

Xác sinh vật là nguồn chất hữu cơ cho đất , có thể nói vai trò của sinh vật trongquá trình hình thành đất là: tổng hợp, tập trung, tích lũy chất hữu cơ, phân giải vàbiến đổi chất hữu cơ

II.3.4 Yếu tố địa hình

* Địa hình khác nhau thì sự xâm nhập của nước, nhiệt các chất hòa tan sẽ khácnhau Nơi có địa hình cao, dốc, độ ẩm bé hơn nơi có địa hình thấp và trũng Địa hình cao thường bị rửa trôi, bào mòn

* Hướng dốc ảnh hưởng đến nhiệt độ của đất

* Địa hình ảnh hưởng tới hoạt động sống của thế giới sinh vật, tới chiều hướng

và cường độ của quá trình hình thành đất

II.3.5 Yếu tố thời gian

Yếu tố này được coi là tuổi của đất Đó là thời gian diễn ra quá trình hình thànhđất và một loại đất nhất định được tạo thành đó là tuổi

Trang 8

Đất có tuổi càng cao, thời gian hình thành đất càng dài thì sự phát triển của đấtcàng rõ rệt.

II.3.6 con người

Ngày nay hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trìnhhình thành đất Do vậy một số tác giả có xu hướng đưa vào yếu tố thứ 6 của quátrình hình thành đất

III đặc điểm, tính chất của đất

III.1 đặc điểm phẫu diện của đất

Phẫu diện đất là bề mặt cắt thẳng đứng từ trên mặt đất xuống đến tấng đất mẹ Tùytừng điều kiện sinh hóa và các tác nhân bên ngoài mà phẫu diện đất có thể có đủ hoặc không đầy đủ các lớp đất, tầng đất Phẫu diện lý tưởng có đầy đủ các tầng đất: A0, A1, A2, A3, B1, B2, B3, C, D (theo chiều thẳng đứng từ trên xuống)

III.1 1.Tầng A 0

Tầng thảm mục ký hiệu A0, là tầng bề mặt trên cùng của phẫu diện đất Tầng này chứa các cành khô, lá mục chưa phân giải hoặc đã phân giải trên bề mặt Tầng này chỉ có ở đất dưới tán rừng, đặc biệt là nơi nào có sự trả lại chất hữu cơ cho đất mạnh, kết hợp với điều kiện phân giải chất hữu cơ không thuận lợi Người ta còn

có thể phân nhỏ tầng đất này thành các lớp, tùy thuộc hiện trạng phân hủy của vi sinh vật

có mùi hắc hắc như mùi kháng sinh

III.1.3 Tầng A 2

Tầng A2 là tầng đất rửa trôi, do vậy tầng này thường có màu hơn so với tấng đất A1 và A3 Tầng đất này nghèo dinh dưỡng, đất chua, chứa chủ yếu là cát thứ sinh (thạch anh thứ sinh) hạt nhỏ mịn Nghèo vi sinh vật, mùn, dinh dưỡng Tầng này thường thấy ở đặc trưng của đất potzon

III.1.4 Tầng A 3

Trang 9

Tầng đất chuyển tiếp từ A xuống B, vừa mang tính chất của tấng đất A vừa mang tính chất của tầng đất B, tuy nhiên nó mang tính chất của tầng đất A nhiều hơn, đôi khi người ta còn ký hiệu nó là tầng AB.

III.1.5 Tầng B 1

Là tầng đất chuyển tiếp từ các tầng đất A xuống các tầng đất B, nhưng mang tính chất tầng đất B nhiều hơn, người ta cũng có thể sử dụng ký hiệu BA để chỉ tầng đất này

III.1.9 Tầng D

Tầng D, đôi khi được ký hiệu là R, là tầng đá mẹ, đá nền Tầng này được xét vào phẫu diện đất tuy nhiên lại không phải là tầng đất, nó được quan tâm chủ yếu bởi các ngành xây dựng, giao thông, thủy lợi, mỏ địa chất

Trên phẫu diện đất, người ta phân tầng chủ yếu dựa vào các đặc điểm riêng của các tầng cũng như các chỉ tiêu cụ thể: màu, kết cấu, thành phần cơ giới, độ chặt, tỷ

lệ đá lẫn, kết von, rễ cây, chất mới sinh có nguồn gốc động vật

Trang 10

Hình 2.1: Sơ đồ phẫu diện đất.

III.2 độ dày, tầng phát sinh và màu sắc của đất

III.2.1 độ dày, tầng phát sinh

Độ dày của đất được xác định từ tầng mặt đến tầng mẫu chất hình thành đất Độdày phẫu diện đất thay đổi từ 40-50 đến 100-150 cm, có nơi dày 10m hay hơn(Feralit trên đá basalt Tây Nguyên)

Chiều dày của phẫu diện ( từ trên mặt đến lớp đá mẹ / mẫu chất phân bón) cho phép xác định các cây trồng thích hợp: khả năng phát triển sâu cạn của bộ rễ, nhất

là đối với các cây lâu năm Ngoài ra phẫu diện cũng còn được sử dụngtrong việc định danh, phân loại đất

III.2.2 màu sắc của đất

III.2.2.1 khái niệm về màu sắc đất

Màu sắc đất phản ánh đặc điểm phát sinh phát triển của đất liên quan tới các thành phần hoá lý học trong đất.Màu sắc đất còn thể hiện tình trạng dinh dưỡng

và sự thay đổi chất lượng đất trongquá trình canh tác Nhiều nhà nghiên cứu đã sử dụng màu sắc đất để đánh giá tình trạngdinh dưỡng và một số tính chất đất

đai.Mỗi loại đất thường có màu sắc đặc trưng khác nhau Người ta thường căn cứ vàomàu sắc đất để đặt tên cho các loại đất Ví dụ: đất đỏ, đất đỏ vàng, đất nâu, đất đen.Trong cùng một loại đất, màu sắc đất có thể thay đổi phụ thuộc vào các thành phầnhoá học đất thay đổi trong quá trình phát triển của đất Ví dụ, cùng loại đất xám nhưngkhi còn là đất rừng thì thường có màu xám đen hơn so với khi đã

Trang 11

chuyển sang đất trồngtrọt do trong đất rừng hàm lượng chất hữu cơ (mùn) cao hơn.Màu sắc đất thay đổi theo chiều sâu Trong phẫu diện đất, ở tầng mặt đất thườngcó màu xám hoặc đen Theo chiều sâu của đất màu đen xám giảm dần, thayvào đó cácmàu vàng, đỏ vàng tăng lên.

III.2.2.2 ảnh hưởng của nguyên tố hóa học trong đất tới màu sắc đất

Trong số các nguyên tố của quyển đất cần tách ra phân nhóm các nguyên tố

đặc biệt mà hợp chất của chúng có ảnh hưởng đến màu sắc của đất, đó là các nguyên tố C, Fe,Mn, Ca Silic có thể được xếp vào nhóm này vì hợp chất silic chiếm một khối lượng lớntrong đất và bổ sung thêm vào mầu trắng ban đầu của đất Những chất tạo nên màu sắc của đất và các tầng đất được gọi là những chất màucủa đất Sau đây là một số chất màu chủ yếu của đất: Mangan thường làm chođất có màu tối, nền đen là do trong đất có pirohazitMnO2 nhưng bản thân màu nàycũng khác nhau Trong những điều kiện khử, việc tạo thành các sunfua kim loại cũng làm cho đấtcó mầu tối, hầu hết là màu đen Các hợp chất của sắt cho màu sắc rõ ràng và đa dạng nhất trong các phẫu diệnđất Phổ màu do các hợp chất của sắt gây nên rất rộng Đó là màu vàng, màu vàng rơm,màu đỏ, màu nâu, màu ong (vàng lẫn xanh), màu xanh lam, màu đen Hầu như tất cả cácđá tạo thành đất tơi

bở đều có chứa các hợp chất của sắt ở một mức độ nào đó Nền màu phổ biến trong phẫu diện đất là màu vàng rơm hoặc màu nâu, nhưng do có sự phân bố lạisắttrong phẫu diện đất nên màu này có thể nhạt đi hoặc đậm lên và trong nhiều đất mầusắc trở nên không đồng nhất do việc hình thành oscotein (cát tẩm sắt) chứa sắt Màu sắcđặc biệt không đồng nhất do sắt gây nên xuất hiện trong các đất có cácquá trình ôxy hoákhử.Đối với những hợp chất của cacbon có ảnh hưởng 2 mặt đến màu sắc của đất Đólà các hợp chất cacbon vô cơ thường có màu sáng, còn các hợp chất cacbon hữu cơ thường tạo màu sẫm cho đất

III.3 tính chất ba thể (pha) của môi trường đất

Đất là một vật xốp, bao gồm 3 thành phần (hay còn gọi là pha): rắn, lỏng và khí.Các thành phần rắn được kết dính lại với nhau hình thành các hạt, keo đất Giữachúng là các lỗ hổng (còn gọi là các tế khổng – spore) chứa không khí và nước

* Thành phần rắn – bao gồm tất cả các vật liệu vô cơ (khoáng sét) và hữu cơ (mùn) Thành phần này thường chiếm 50% thể tích đất

* Thành phần lỏng – bao gồm nước trong đất hoặc dung dịch đất, trong một môi trường lý tưởng, thành phần nước sẽ chiếm 25% thể tích

* Thành phần hơi / khí - phần không khí trong đất sẽ chiếm khoảng 25% thể tích còn lại, bao gồm tất cả các loại khí chủ yếu như cacbonic (CO2),oxygen và nitơ (N2), trong các đất bùn có them khí metan và H2S (hyđro sulfit) Không khí trong đất chứa nhiều CO2 ( do sự phân giải các chất hữu cơ, sự hô hấp của rễ cây thải ra) và ít O2

Lượng CO2trong đất phụ thuộc vào trạng thái của đất Đất chặt lượng CO2 nhiềuhơn đất tơi xốp Càng xuống sâu lượng CO2 càng tăng lên Trong đất nhiều

CO2 và ít O2 thì bất lợi cho sự nảy mầm của hạt giống, cho sự hô hấp và sinhtrưởng bình thường của cây trồng và các vi sinh vật

Trang 12

Hình 2.2: Tỷ lệ phần trăm (%) lý tưởng cho các thành phần của đất (50 – 25 – 25) và sự sắp sếp các hạt đất.

III.4 Sa cấu đất

Còn được gọi là thành phần cơ giới đất ( hay chính là các thành phần các vật thể

rắn vô cơ), sa cấu đất đề cập đến các tỷ lệ khác nhau của ba loại hạt: cát, thịt và sét trong một loại đất nào đó Thành phần hạt sẽ xác định kích thước và số lượng

các lỗ hổng giữa các hạt, mà sẽ là nơi được nước hoặc không khí chiếm giữ

Đất cát có tỷ lệ lỗ hổng vào khoảng 25%, trong khi ở đất sét khoảng 60% Trungbình đất canh tác có tỷ lệ # 35 – 45 %, đất tốt như nâu đỏ đạt đến 65%

Ngày đăng: 06/09/2016, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w