tiểu luận môn địa chất môi trường: Chất thải sinh hoạt và ảnh hưởng của nó đến môi trường. Hiện nay đời sống kinh tế xã hội có nhiều đổi mới, sự gia tăng dân số và tốc độ phát triển kinh tế cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ khí thải, chất thải, nước thải..Cho đến nay ý thức của con người vẫn còn hạn chế. Hầu như các loại chất thải đều được đổ trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lý. Ô nhiễm lượng nước thải đổ ra sông, chất thải rắn …. cùng với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức và các phần khác của khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt của con người đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Sự ô nhiễm môi trường đã và đang, sẽ ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái như trái đất nóng lên, băng tan ở hai cực, thời tiết thất thường bão lũ lụt, gia tăng hiệu ứng nhà kính …Vì vậy việc bảo vệ môi trường đã là vấn đề cấp bách không còn là vấn đề riêng của khu vực, quốc gia mà là vấn đề chung của toàn thế giới. Trong đó nguồn ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến môi trường là chất thải sinh hoạt Lượng chất thải này càng nhiều gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và sức khỏe con người ngày càng trầm trọng, trong khi đó các công tác quản lý thu gom, xử lý vẫn chưa chặt chẽ và đạt hiệu quả cao. Lượng chất thải thực phẩm chiếm tỉ lệ cao so với các chất thải khác, làm tăng chi phí xử lý xây dựng bãi chôn lấp, xử lý nước rò rỉ, trong khi thành phần này là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân. Trong chất thải sinh hoạt có nhiều loại có thể dùng để tái chế được như chai lọ nhựa, giấy báo, nilon nếu phân loại và tái chế được thì không chỉ làm giảm chi phí quản lý chất thải mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Khi đời sống con người được cải thiện thì nhu cầu tiêu thụ càng nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với lượng chất thải trong cộng đồng dân cư ngày càng gia tăng Để hiểu rõ chất thải sinh hoạt như thế nào và những tác động của nó đến môi trường ra sao,và những biện pháp gì để xử lý chúng, nhóm chúng em xin trình bày đề tài:“ Chất thải sinh hoạt và ảnh hưởng của nó đến môi trường”.
Trang 1BẢNG PHÂN CÔNG
của CTSH
trưởng
Trang 2MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ
B NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM CHẤT THẢI SINH HOẠT
II PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH
+ Chất thải rắn sinh hoạt
+ Nước thải sinh hoạt
+ Khí thải sinh hoạt
III HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI SINH HOẠT
3.1 Hiện trạng trên thế giới
3.2 Hiện trạng ở Việt Nam
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh
IV ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI SINH HOẠT
4.1 ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.1.1 Ảnh hưởng đến môi trường không khí
4.1.2 Ảnh hưởng đến môi trường nước
4.1.3 Ảnh hưởng đến môi trường đất
4.2 ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Trang 3V CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI SINH HOẠT
Một số phương pháp xử lý – tái chế rác thải:
5.1 Phương pháp truyền thống: (Phương pháp này được phổ biến ở Việt Nam)
5.1.1 Tập trung thành bãi rác
5.1.2 Phương pháp đốt
5.1.3 Phương pháp chôn lấp
5.2/ Phương pháp xử lý bằng công nghệ hiện đại:
5.2.1 Phân loại rác, tái chế rác hữu cơ:
5.2.2 Phương pháp 3R:
2.5.3 Xử lý rác thải bằng công nghệ vi sinh :
2.5.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
5.2.5 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
2.5.6 Xử lý nước thải bằng bột than hoạt tính
5.2.7 Khử trùng nước thải
C KẾT BÀI
D TÀI LIỆU THAM KHẢO
TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG
Chất thải sinh hoạt : CTSH
Chất thải rắn sinh hoạt : CTRSH
Trang 4A ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiện nay đời sống kinh tế xã hội có nhiều đổi mới, sự gia tăng dân số và tốc độ phát triểnkinh tế cao đã làm tăng các hoạt động của con người trong sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, điều đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ khí thải, chất thải, nước thải Cho đến nay ý thức của con người vẫn còn hạn chế Hầu như các loại chất thải đều được đổ trực tiếp ra môi trường mà chưaqua xử lý Ô nhiễm lượng nước thải đổ ra sông, chất thải rắn … cùng với việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá mức và các phần khác của khai thác tài nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt của con người đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng
Sự ô nhiễm môi trường đã và đang, sẽ ảnh hưởng đến con người và hệ sinh thái như trái đất nóng lên, băng tan ở hai cực, thời tiết thất thường bão lũ lụt, gia tăng hiệu ứng nhà kính …Vì vậy việc bảo vệ môi trường đã là vấn đề cấp bách không còn là vấn đề riêng của khu vực, quốc gia mà là vấn đề chung của toàn thế giới
Trong đó nguồn ô nhiễm ảnh hưởng lớn đến môi trường là chất thải sinh hoạt Lượng chấtthải này càng nhiều gây ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước và sức khỏe con người ngày càng trầm trọng, trong khi đó các công tác quản lý thu gom, xử lý vẫn chưa chặt chẽ
và đạt hiệu quả cao Lượng chất thải thực phẩm chiếm tỉ lệ cao so với các chất thải khác, làm tăng chi phí xử lý xây dựng bãi chôn lấp, xử lý nước rò rỉ, trong khi thành phần này
là nguồn nguyên liệu dồi dào cho các nhà máy sản xuất phân Trong chất thải sinh hoạt
có nhiều loại có thể dùng để tái chế được như chai lọ nhựa, giấy báo, nilon nếu phân loại
và tái chế được thì không chỉ làm giảm chi phí quản lý chất thải mà còn giúp tiết kiệm nhiều tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường
Khi đời sống con người được cải thiện thì nhu cầu tiêu thụ càng nhiều, điều này cũng đồng nghĩa với lượng chất thải trong cộng đồng dân cư ngày càng gia tăng Để hiểu rõ
Trang 5chất thải sinh hoạt như thế nào và những tác động của nó đến môi trường ra sao,và những
biện pháp gì để xử lý chúng, nhóm chúng em xin trình bày đề tài:“ Chất thải sinh hoạt và
ảnh hưởng của nó đến môi trường”.
B NỘI DUNG
I KHÁI NIỆM CHẤT THẢI SINH HOẠT.
Khái niệm:
+ Chất thải : được hiểu như quy định tại Điều 2 luật Bảo vệ Môi Trường năm 2005 là:
“chất thải là vật chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí hoặc mùi được thải ra từ sinh hoạt, sản xuất, dịch vụ hoặc hoạt động khác của con người”
+ Chất thải sinh hoạt : là chất thải ở các dạng vật chất, thải ra từ quá trình sinh hoạt của con người
II PHÂN LOẠI, THÀNH PHẦN VÀ NGUỒN GỐC PHÁT SINH
Chất thải sinh hoạt cũng tồn tại ở 3 trạng thái : rắn, lỏng,khí
+ Nước thải sinh hoạt : là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho mục đích sinh hoạt như tắm giặt,vệ sinh cá nhân …phát sinh từ các hộ gia đình, bệnh viện,cơ quan, trường
học,chợ và các công trình công cộng khác
Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm 2 loại:
Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh
Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các chất rửa trôi, kể cảlàm vệ sinh sàn nhà
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có cả các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein(40-50%);hydrat cacbon(40-50%)
Trang 6Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l theo trọng lượng khô Có khoảng 20-40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học
Bảng 1: Khối lượng chất bẩn có trong NTSH, g/người ngày
Hoạt động tẩy rửa dùng các chất tẩy rửa, nước hoa,xịt phòng, …
Bụi, kiềm
Đun nấu bằng than,dầu, CO, CO2,bụi,
Làm lạnh bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
CFC
Nguồn thực phẩm bỏ đi CH4, mùi,
Trang 7+ Chất thải rắn sinh hoạt ( Rác thải sinh hoạt ): là những chất thải liên quan đến hoạt động của con người, chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm thương mại Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, xác động vật, rau quả,…
Trong đó chủ yếu gồm: rác thực phẩm (nguồn gốc từ động, thực vât, ), giấy, nilon, nhựa,kim loại, thủy tinh, các chất thải có nguồn gốc xenlulozo,và một số chất khác
Bảng 3: Một số loại chất thải rắn sinh hoạt
c.Thực phẩm Các chất thải từ đồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi
ngô
d.Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ Các sản phẩm và vật liệu được
chế tạo từ tre, gỗ, rơm
Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế,
đồ chơi, vỏ dừa
chế tạo từ chất dẻo
Phim cuộn, túi chất dẻo, chai,
lọ Chất dẻo, đầu vòi, dây điện
f.Da và cao su Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví, băng cao su
2.Các chất không cháy
a.Các kim loại sắt Các vật liệu và sản phẩm được
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ
Trang 8b.Các kim loại phi
chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn
d.Đá và sành sứ Bất cứ các vật liệu không cháy
ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ chai, ốc, xương, gạch, đá, gốm
III HIỆN TRẠNG CHẤT THẢI SINH HOẠT
3.1 Hiện trạng chất thải sinh hoạt trên thế giới.
Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga, Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành phố tại những quốc gia này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Trong đó ý thức con người giữ một vai trò khá quan trọng, Mumbai một trong những thành phố đông đúc nhất và bẩn thỉu nhất trên trái đất Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày, khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố Còn người dân Hoa Kỳ đã loại bỏ mỗi năm
16.000.000.000 tã, 1.600.000.000 bút, 2.000.000.000 lưỡi dao cạo, 220.000.000 lốp xe Với một lượng chất thải như thế thì không lâu trái đất của chúng ta sẽ chìm trong biển rác
3.2 Hiện trạng chất thải sinh hoạt ở Việt Nam
Lượng chất thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10% Kết quả điều tra tổng thể năm 2006-
Trang 92007 cho thấy, lượng CTRSH đô thị phát sinh chủ yếu tập trung ở 2 đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP.HCM Tuy chỉ có 2 đô thị nhưng tổng lượng CTRSH phát sinh tới 8.000 tấn/ ngày (2.920.000 tấn/ năm) chiếm 45,24% tổng lượng CTRSH phát sinh từ tất cả các đô thị
Bảng 4: Lượng CTRSH phát sinh ở các đô thị Việt Nam đầu năm 2007
STT Loại đô thị
Lượng CTRSH bình quân/người (kg/người/ngày)
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2008)
Với kết quả điều tra thống kê như trên cho thấy, tổng lượng phát sinh chất thải sinh hoạt tại các đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng với tỷ lệ tương đối cao (10%/năm) so với các nước phát triển trên thế giới
Rất nhiều địa phương trên cả nước, nhất là vùng đồng bằng nông thôn, trung du đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề Chưa bao giờ lượng chất thải sinh hoạt lại nhiều đến như vậy Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chất thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, nhàkho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính…Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt này đều là chất hữu cơ dễ phân hủy (có tỷ lệ chiếm tới 65% chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại là các loại chất thải khó phân hủy như túi nilông, thủy tinh Ước tínhlượng rác thải rắn sinh hoạt ở nông thôn phát sinh khoảng 18,21 tấn/ngày, tương đương
Trang 10với 6.600 tấn/năm.Chất thải do người dân không có ý thức vứt ra khắp nơi nào là túi ni lon, xác động thực vật chết, từ đường làng, ngõ xóm đến mương máng sông ngòi, hồ, chỗnào tiện gần cũng có thể vứt rác, đổ chất thải sinh hoạt Tràn lan trên đường, mương máng, sông hồ, lập lờ chìm, nổi trên mặt nước, sau những trận mưa lớn nước ngập đồng ruộng trắng xóa, sau khi nước rút để lại toàn túi ni lon đủ màu sắc xanh, đỏ, tím vàng… Còn trời nắng thì bốc mùi hôi thối nồng nặc, trông rất ghê Trong khi đó dịch vụ vệ sinh nông thôn chưa phát triển Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do ý thức bảo vệ môitrường của mọi người chưa cao, tất cả mọi người đều thản nhiên vứt rác bừa bãi ở bất cứ chỗ nào họ cảm thấy tiện Một vấn đề nữa là đa phần người dân không tự xử lý phân loại rác nên việc chôn lấp thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn trong vùng nông thôn
Hình 1: Bãi rác ở xã Hương Mỹ (Mỏ Cày Nam) nằm ngay trước Trường THCS Hương Mỹ và cặp quốc lộ 60 Ảnh: T.V
Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý đổ ra trực tiếp các con kênh, mương, sông suối, ao hồ
Theo Ông Yutaka Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại VN - khuyến cáo nước thải sinh hoạt chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước “ Quá trình đô thị hoá tại VN diễn ra rất nhanh Những đô thị lớn tại VN như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước rất nặng
nề Đô thị ngày càng phình ra tại VN, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tại VN vô cùng thô sơ Có thể nói rằng,
Trang 11người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải ra hàng ngày”, ông Matsuzawa nhận định.
Theo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam (VACNE), nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 80% tổng số nước thải ở các thành phố, là một nguyên nhân chính gây nêntình trạng ô nhiễm nước và vấn đề này có xu hướng càng ngày càng xấu đi Ước tính, hiện chỉ có khoảng 6% lượng nước thải đô thị được xử lý
Chuyên gia Matsuzawa cho rằng, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá khiến luồng
di cư đổ về đô thị Song việc thu gom, xử lý rác thải và nước thải sinh hoạt lại không được để ý “Tôi chắc chắn rằng, VN trong vòng ít nhất là 10-15 năm nữa sẽ còn phải hứng chịu các tác động nặng nề do nước thải sinh hoạt không được xử lý Đây là lý do vì sao tôi nói rằng, ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang là vấn đề nghiêm trọng nhất mà VN đang đối mặt”, ông khẳng định
Một báo cáo toàn cầu mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố hồi đầu năm 2010 cho thấy, mỗi năm Việt Nam có hơn 20.000 người tử vong do điều kiện nước sạch và vệ sinh nghèo nàn và thấp kém Còn theo thống kê của Bộ Y tế, hơn 80% các bệnh truyền nhiễm ở nước ta liên quan đến nguồn nước Người dân ở cả nông thôn và thành thị đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do môi trường nước đang ngày một ô nhiễm trầm trọng
Trang 12Hình 2: Nước thải sinh hoạt chưa xử lý đổ ra sông Tô Lịch (hocdan.com)
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:
Tại Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi trường Đô
thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn Hiện nay, ngoài URENCO còn có nhiều đơn vị khác cùngtham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng Long, Công ty cổ phần Tây Đô, Công
ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành Công nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt đang ngày một tăng nhanh Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thảisinh hoạt ở các quận nội thành hiện đạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60% Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn đã thành lập tổ thu gom rác; trong đó có
148 xã đã tổ chức chuyển rác đi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của thành phố (đạt tỉ
lệ 34%)
Tại TP Hồ Chí Minh: Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng
năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao Theo số liệu của Sở Tài nguyên - Môi trường, mỗi ngàytrên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 - 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200 tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y
tế Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn:
hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009)
Tại Đồng Nai: Hiện nay toàn tỉnh có 4/7 khu xử lý rác thải sinh hoạt đang trong quá trình
triển khai thực hiện đưa vào sử dụng và 03 khu xử lý tập trung liên huyện, liên đô thị đang trong giai đoạn lập dự án đầu tư Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai, tỷ
lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở Đồng Nai mới chỉ đạt 71%, còn 29% rác thải sinh hoạt đang thải ra môi trường chưa được xử lý Trong đó, tổng khối lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 1.167 tấn/ngày, bao gồm 1.080 tấn chất thải sinh hoạt ngoài khu công nghiệp và 87 tấn rác trong khu công nghiệp Tình trạng xử lý rác thải
Trang 13sinh hoạt gặp nhiều khó khăn do chưa có nhiều bãi chứa rác, không có các điểm trung chuyển rác
Hình 3: Rác vứt bừa bãi ở xã Bản Vực- Lào Cai
(Nguồn tinmoitruong.vn)
Hình 4: Khu vực cấm đổ rác nhưng người dân vẫn đổ
(nguồn tinmoitruong.vn)
IV ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI SINH HOẠT GÂY RA
Hình 5: Rác thải được vứt ra đường làm ô nhiễm mất cảnh quan đường phố.
Trang 14Nếu không được xử lý đúng, chất thải sinh hoạt có thể ảnh hưởng sâu rộng về môi trường và sức khỏe con người.
4.1 VỀ MÔI TRƯỜNG
Nếu chất thải sinh hoạt không được xử lý đúng theo quy trình kỹ thuật, nó sẽ làm ô nhiễm đến môi trường đất, nước mặt, nước ngầm, từ đó dễ dẫn đến khả năng gây ô nhiễmcây trồng và nước uống của chúng ta Hơn nữa, việc đốt rác không được kiểm soát ở những bãi chứa rác có thể gây ra ô nhiễm không khí nghiêm trọng và cũng sẽ gây ảnh hưởng đến những sinh vật sống
4.1.1 Ô nhiễm môi trường không khí
Hình 6 : Bãi rác được đốt cháy ngày đêm ngay dưới đường dây 500KV đi ngang quaở huyện Trảng Bom - Đồng Nai
(Nguồn xzone.vn)
+ CTR, đặc biệt là CTR sinh hoạt, có thành phần hữu cơ chiếm chủ yếu Dưới tác động của nhiệt độ, độ ẩm và các vi sinh vật, CTRSH hữu cơ bị phân hủy và sản sinh ra các chất khí (CH4 - 63.8%, CO2 - 33.6%, và một số khí khác) Trong đó, CH4 và CO2 chủ yếu phát sinh từ các bãi rác tập trung (chiếm 3 - 19%), đặc biệt tại các bãi rác lộ thiên
và các khu chôn lấp Khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà
Trang 15không cần một sự tác động nào Khi vận chuyển và lưu giữ CTRSH sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí.
+ Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong CTRSH là: NH3 có mùi khai, phân có hôi, H2S mùi trứng thối Bên cạnh hoạt động chôn lấp, việc xử lý CTSH bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môitrường Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí.+ Ngoài ra còn một số tác động tiềm tàng của các chất khí phát sinh từ bãi rác như:
- Gây cháy nổ do sự tích tụ của các chất khí trong khu vực kín
- Gây thiệt hại mùa màng và ảnh hưởng đến hệ thực vật do tác động đến lượng oxy trong đất Một số loại khí (như NH3, CO, và các axit hữu cơ bay hơi) tuy phát sinh ít nhưng rất độc hại đối với thực vật và có khả năng hạn chế sự phát triển của thực vật
- Gây khó chịu do mùi hôi thối từ các bãi rác sản sinh ra các khí NH3, H2S, CH3
- Gây tiếng ồn do vận hành các máy ép của hệ thống thu khí, các xe vận chuyển và nhà máy xử lý rác
- Gây hiệu ứng nhà kính do sự phát sinh của CH4 và CO2
+ Các hợp chất hữu cơ, vô cơ độc hại trong nước thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẩn trong không khí tăng lên Không những vậy, các hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác Một số chất khí được hình thành do quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải như SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường khí quyển và con người, gây ra các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như:
Trang 16niêm mạc đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…
4.1.2 Ô nhiễm môi trường nước
+ Gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Hình 7: Nước thải ở một căn nhà ổ chuột dưới
chân cầu Nhị Kiều( quận Ninh Kiều TP.Cần Thơ)
đổ trực tiếp xuống rạch Kái Khê ( nhiều năm qua
con rạch này đã chết vì ô nhiễm nặng do con người
gây ra- ảnh Thanh Xuân
Hình 8: Sông Tô Lịch bị ô nhiễm nặng nề (.monre.gov.vn)
Nước mặt: Do nhiều nguyên nhân khác nhau, gây ra sự mất cân bằng giữa lượng chất thải
ra môi trường nước (rác thải sinh hoạt, các chất hữu cơ,…) và các sinh vật tiêu thụ lượng chất thải này (vi sinh vật, tảo,…) làm cho các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… không được phân huỷ, vẫn còn lưu lại trong nước với khối lượng lớn, dẫn đến việc nước dần mất đi sự tinh khiết ban đầu, làm chất lượng nguồn nước bị suy giảm nghiêm trọng COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4, làm cho nước có mùi hôi thối và làm
giảm pH của môi trường