5. Bố cục của luận văn
3.2.1. Phân loại các trang trại theo các loại hình sản xuất kinh doanh trên
3.2.1. Phân loại các trang trại theo các loại hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế của tỉnh Tuyên Quang, nhất là trong lĩnh vự sản xuất nông, lâm nghiệp đã có bước phát triển mới và vững chắc, cơ cấu nhiều thành phần trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là đã xuất hiện nhiều mô hình trang trại trên phạm vi toàn tỉnh và đã bắt đầu chuyển sang sản xuất hàng hóa có sự hướng dẫn của nhà nước và sản xuất kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Kết quả thực hiện chương trình phát triển kinh tế trang trại của tỉnh Tuyên Quang như sau: Đến thời điểm 1/9/2012 tổng số trang trại hiện có của tỉnh là 23 trang trại, con số này không có biến động gì so với năm 2011. Huyện có số lượng trang trại nhiều nhất là huyện Sơn Dương có số trang trại chiếm 43,48% trong tổng số trang trại toàn tỉnh.
Bảng 3.5. Trang trại theo các loại hình tỉnh Tuyên Quang ĐVT: Trang trại Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh (%) 2011/ 2010 2012/ 2011 BQ 2010- 2012 Số trang trại hiện có trên địa bàn
có đến thời điểm 1/9 hàng năm 95 23 23 -75,79 0 -37,9
Trang trại trồng cây hàng năm 2 0 0 -100 0 -50
Trang trại trồng cây lâu năm 32 8 6 -75 -25 -50
Trang trại chăn nuôi 11 8 9 -27,27 12,5 -7,39
Trang trại nuôi chồng thủy sản 3 1 0 -66,67 -100 -83,34 Trang trại SXKD tổng hợp 47 6 8 -87,23 33,33 -26,95
Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang [6]
* Số lượng trang trại
Kinh tế trang trại là loại hình kinh tế đã và đang khẳng định được vai trò và vị trí trong nền kinh tế thị trường nhất là trong ngành nông nghiệp, góp phần làm thay đổi diện mạo bộ mặt kinh tế ở nông thôn, nâng cao đời sống vật chất của nhân dân ở nông thôn, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước hình thành các vùng tập trung, chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa, một bước lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Phát triển kinh tế trang trại có sức hút lớn đối với sự phát triển kinh tế của các địa phương trong tỉnh và sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đồng thời đã khuyến khích được các hộ nông dân có tiềm lực về vốn mạnh dạn đầu tư để xây dựng các trang trại nhằm khai thác hiệu quả về tiềm năng đất đai và lợi thế kinh tế của từng địa phương .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong giai đoạn 2010 - 2012 địa bàn tỉnh Tuyên Quang có 6 loại hình trang trại đang hoạt động (đạt theo tiêu chí trang trại).
- Trang trại trồng cây hàng năm - Trang trại trồng cây lâu năm - Trang trại chăn nuôi
- Trang trại nuôi trồng thủy sản - Trang trại SXKD tổng hợp
a. Trang trại trồng cây hàng năm
Loại hình hoạt động của trang trại cây hàng năm nhìn chung không được ổn định, do nguồn quỹ đất trồng cây hàng năm ngày càng bị thu hẹp nên số lượng trang trại ngày càng giảm. Năm 2010, tỉnh Tuyên Quang có 2 trang trại trồng cây hàng năm, đều ở huyện Sơn Dương. Tuy nhiên sang năm 2011 và 2012, hai trang trại này không còn hoạt động nữa, do vậy đến thời điểm này, tỉnh không còn loại hình trang trại trồng cây hàng năm.
b. Trang trại trồng cây lâu năm
Với đặc điểm địa hình, điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu, các trang trại trồng cây lâu năm ở Tuyên Quang chủ yếu là các trang trại trồng rừng ,trang trại trồng cây ăn quả. Năm 2010, tỉnh có 32 trang trại thuộc loại hình này, tuy nhiên số lượng trang trại có xu hướng giảm dần, năm 2011 còn 8 trang trại, năm 2012 còn 6 trang trại (như vậy đã giảm đi 25% so với năm 2011). Các trang trại trồng cây lâu năm được phân bố trên địa bàn của 4 huyện (Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương). Năm 2010, huyện Sơn Dương có nhiều trang trại loại hình này nhất so với 3 huyện còn lại, có 10 trang trại chiếm 31,25%, tiếp sau đó là. Nhưng đến năm 2011, chỉ còn có 2 huyện Hàm Yên và Yên Sơn còn duy trì loại hình trang trại này. Năm 2012, toàn tỉnh chỉ còn 6 trang trại trồng cây lâu năm, đều phân bố ở huyện Hàm Yên.
Chăn nuôi cũng từng bước điều chỉnh lại, theo hướng ngành sản xuất hàng hóa. Con lợn theo hướng nạc hóa, con bò theo hướng lấy thịt...
So với các loại hình trang trại trồng trọt, trang trại chăn nuôi có số lượng ít hơn và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2010, toàn tỉnh có 11 trang trại chăn nuôi (phân bổ ở thành phố và các huyện trừ huyện Na Hang, trong đó nhiều nhất là ở huyện Sơn Dương). Đến năm 2011, số trang trại này chỉ còn 8 trang trại ở 3 huyện: Chiêm Hóa, Hàm yên, Sơn Dương (trong đó Sơn Dương có 6 trang trại). Đến năm 2012, toàn tỉnh có 9 trang trại chăn nuôi (ở thành phố Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Sơn Dương).
d. Trang trại nuôi trồng thủy sản
Là một tỉnh thuộc miền núi nên việc phát triển kinh tế nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn. Mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản không phải là thế mạnh của tỉnh. Năm 2010, tỉnh có 3 trang trại thuộc loại hình này ở huyện Sơn Dương, sau đó 3 trang trại này giải thể. Sang năm 2011 còn 1 trang trại tại thành phố Tuyên Quang, cho đến năm 2012 tỉnh không còn trang trại nuôi trồng thủy sản nào.
f. Trang trại SXKD tổng hợp
Là những trang trại có hoạt động nhiều loại hình sản xuất khác nhau và được tập trung ở những nơi quỹ đất còn hạn chế và mức sống của dân cư nhỉnh hơn so với các vùng nông thôn khác. So với các mô hình trang trại khác, mô hình trang trại kinh doanh tổng hợp có số lượng nhiều hơn, được thực hiện ở nhiều địa phương trong tỉnh hơn.
Năm 2010, toàn tỉnh có 47 trang trại loại hình này ở các huyện Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn, Sơn Dương, trong đó nhiều nhất là ở 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương. Tuy nhiên, sang năm 2011, số lượng trang trại có sự sụt giảm mạnh, chỉ còn 6 trang trại. Năm 2010, thêm 2 trang trại nữa do vậy tổng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
số trang trại kinh doanh tổng hợp của tỉnh Tuyên Quang là 8 trang trại, ở 2 huyện Yên Sơn và Sơn Dương.
3.2.1.2. Đặc điểm của các trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Để trở thành trang trại các hộ phải có quy mô đất đai và giá trị hàng hóa đạt theo tiêu chí như trong văn bản số 69/TTLT/BNN-TCTK ngày 23/6/2000 và số 62 TTLT/BNN-TCTK ngày 20/5/2003 của Liên bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Tổng cục Thống kê.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang trang trại chăn nuôi đang chiếm ưu thế và có xu hướng phát triển mạnh về số lượng, tuy nhiên nhiều trang trại chăn nuôi tham gia sản xuất theo hình thức gia công cho một số dự án như CIPI hoặc JAICA nên hiệu quả đem lại cho các trang trại không cao và còn mang tính phụ thuộc, tính ổn định không cao.
Quy mô diện tích sản xuất của các trang trại điều tra
Quy mô diện tích được sử dụng để nhận định và đánh giá một trang trại , căn cứ vào đó để xác định vốn đầu tư cho sản xuất của trang trại. Những trang trại có quy mô 10 - 20ha chiếm chủ yếu. Nếu xét theo loại hình sản xuất thì qui mô diện tích của trang trại thể hiện ở bảng số liệu sau:
Bảng 3.6: Quy mô diện tích đất của trang trại phân theo loại hình sản xuất
Loại hình trang trại
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số trang trại (cái) Diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha) Số trang trại (cái) Diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha) Số trang trại (cái) Diện tích (ha) Diện tích bình quân (ha)
TT trồng cây lâu năm 32 499,2 15,60 8 123,2 15,40 6 90 15,00
TT trồng cây hàng năm 2 19,72 9,68 0 - - 0 - -
TT chăn nuôi 11 28,6 2,60 8 22,4 2,80 9 25,65 2,85
TT nuôi trồng thuỷ sản 3 17,4 5,80 1 6,00 6,00 0 - -
TT SXKD tổng hợp 47 705 15,00 6 93,6 15,60 8 125,6 15,70
Tổng 95 1.269,92 13,37 23 245,2 10,66 23 241,25 10,49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Quy mô diện tích trang trại ở Tuyên Quang qua các năm giảm đi rõ rệt , từ quy mô tổng diện tích 1.269,92 ha năm 2010 giảm xuống 245,2 ha năm 2011, đến năm 2012, tỉnh có tổng diện tích trang trại là 241,25ha. Diện tích bình quân các trang trại cũng giảm qua các năm, năm 2012 bình quân diện tích một trang trại là 10,49 ha. Nguyên nhân của sự suy giảm diện tích chính là do nhiều trang trại đã giải thể, thậm chí đến năm 2012, không còn các trang trại thuộc loại hình trồng cây hàng năm và nuôi trồng thủy sản nữa, số lượng trang trại chỉ còn 23 trang trại.
Mặc dù là tỉnh trung du miền núi, tài nguyên đất còn phong phú, nhưng qua kết quả điều tra trang trại, thì có thể thấy nguồn quỹ đất để cho trang trại sản xuất còn quá ít.
Bảng 3.7: Quy mô diện tích của các trang trại điều tra phân theo các huyện, thành thị tỉnh Tuyên Quang năm 2012
STT Huyện, thành, thị
Số lƣợng trang trại có diện tích Diện tích bình quân (ha) Tổng số <5ha từ 5 đến <10ha ≥10ha 241,25 1 TP.Tuyên Quang 2,91 1 - - 2,6 2 H.Chiêm Hóa 2,79 1 - - 2,8 3 H.Hàm Yên 90,0 - - 6 15,6 4 H.Yên Sơn 39,95 3 - 2 8,8 5 H.Sơn Dương 105,6 4 - 6 9,3
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2012)
Số lượng trang trại có diện tích dưới 5 ha chiếm 39,13% trong tổng số trang trại của toàn tỉnh; số lượng trang trại có diện tích >10 ha chiếm 60,87% trong tổng số trang trại toàn tỉnh.
Quy mô về lao động của các trang trại điều tra
Để phát triển kinh tế trang trại trong kinh tế thị trường theo hướng sản xuất hàng hoá lớn thì chỉ sử dụng nguyên lao động trong gia đình và họ hàng là chưa đủ. Ngoài ra do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ nên lao động phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại ngoài lao động của gia đình thì cần có thêm lao động thuê thường xuyên và lao động thuê thời vụ
Bảng 3.8: Quy mô về lao động của các trang trại điều tra Loại hình trang trại Lao động
gia đình Lao động thuê thƣờng xuyên Lao động thuê thời vụ SL BQ SL BQ SL BQ
TT trồng cây lâu năm 15 2,5 9 1,5 21 3,5
TT chăn nuôi 27 3 18 2 27 3
TT SXKD tổng hợp 28 3,5 20 2,5 36 4,5
Tổng 70 3,04 47 2,04 84 3,65
(Nguồn: Từ số liệu điều tra, 2012)
- Về lao động của gia đình (lao động chính): Tổng số lao động của gia đình là 70 người, bình quân một trang trại là 3,04 lao động. Lao động chính thường là chủ hộ (chồng hoặc vợ) và con cái lớn.
- Về lao động thuê ngoài: Lao động đi thuê thường là những công việc lao động giản đơn, nặng nhọc không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật tuỳ theo yêu cầu và tính chất công việc của từng trang trại. Một số khác do đặc điểm điều kiện địa hình, trang trại nằm xa khu dân cư (nhà ở của chủ trang trại không liền với đất trang trại), vì vậy các chủ trang trại thường thuê lao động thường xuyên ở, trông coi và làm việc trong trang trại. Bình quân lao động thuê thường xuyên là 2,04 người/trang trại.
- Việc sử dụng lao động làm thuê thường được tiến hành trên cơ sở thoả thuận giữa 2 bên, bình quân 700.000 - 800.000 đồng/tháng cả cơm nuôi. Hoặc có nhiều chủ trang trại thuê lao động thường xuyên dưới hình thức không phải trả tiền công, nhưng cho họ hưởng những sản phẩm nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp trồng xen trên đất của trang trại, với điều kiện phải đảm bảo các công việc chính của trang trại như trồng, chăm sóc cây trồng, vật nuôi trong trang trại. Đối tượng thuê thường xuyên thường là người quen, anh em họ hàng từ quê lên.
b. Tình hình về chủ trang trại
- Thành phần chủ trang trại phần lớn là nông dân, chiếm 82,61% (năm 2012), 17,39% chủ trang trại là cán bộ công nhân viên chức ở các cơ quan, đơn vị nằm trên địa bàn huyện. Số liệu qua 3 năm cho thấy, số chủ trang trại là nông dân giảm dần từ 78 trang trại (năm 2010) còn 20 trang trại (năm 2011) đến 2012 có 21 trang trại, còn thành phần cán bộ công chức cũng có sự thay đổi mạnh, giảm từ 16 trang trại (năm 2010) xuống còn 2 trang trại (năm 2011) và 1 trang trại (năm 2012) , trong khi thành phần hưu trí không đổi. Nguyên nhân là do một số chủ trang trại là nông dân đã không thích ứng được với điều kiện sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đã chuyển hướng sản xuất hoặc bán đất...
Bảng 3.9: Thông tin về chủ hộ các trang trại đƣợc điều tra
STT Nội dung Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng số trang trại 95 23 23
I. Giới tính của chủ trang trại
1 Nam 93 22 22
2 Nữ 2 1 1
II. Thành phần của chủ trang trại
1 Hưu trí 1 1 1
2 Cán bộ CNVC 16 2 1
3 Hộ Nông dân 78 20 21
IV. Trình độ văn hoá của chủ trang trại
1 Tiểu học 10 4 2
2 Trung học cơ sở 44 11 12
3 Trung học phổ thông trở lên 41 8 9
V. Trình độ chuyên môn của chủ trang trại
1 Chưa qua đào tạo 75 14 13
2 Trung cấp 15 7 8
(Nguồn: Thu thập số liệu điều tra, 2012)
- Trình độ văn hoá của chủ trang trại: Nhìn chung chưa cao, năm 2012, số chủ hộ có trình độ trung học phổ thông trở lên chiếm 39,13%, số chủ hộ đạt trình độ trung học cơ sở chiếm 52,17% trong tổng số chủ hộ.
- Trình độ chuyên môn của chủ trang trại: Theo số liệu điều tra năm 2012, số chủ trang trại có trình độ đại học chiếm 8,7%, trung cấp chiếm 34,78%, cho thấy ở địa phương hình thức KTTT đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia trong đó có cả những người có trình độ chuyên môn về nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của chủ trang trại hiện nay nhìn chung còn thấp chưa đáp ứng với yêu cầu sản xuất kinh doanh của trang trại.
c) Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại điều tra
Đất đai là yếu tố sản xuất đặc biệt và vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong kinh tế trang trại nói riêng. Những nơi có điều kiện đất đai dồi dào, mặt nước thuận lợi là những nơi có điều kiện để phát triển mở rộng quy mô về trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Trên thực tế trong những năm gần đây diện tích đất sản xuất của các trang trại liên tục giảm, đặc biệt là diện tích nuôi trồng thủy sản, đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển trang trại của toàn tỉnh.
Theo kết quả điều tra, diện tích đất sản xuất của các trang trại trên địa bàn tỉnh là 241,25 ha, trong đó diện tích đất của các trang trại trồng cây lâu năm là 90 ha, chiếm 37,3% trong tổng diện tích đất của trang trại; diện tích đất của các trang trại chăn nuôi là 25,65 ha, chiếm 10,63%; diện tích đất của trang trại tổng hợp là 125,6 ha, chiếm 52,06%.
Bảng 3.10. Diện tích đất sử dụng bình quân một trang trại năm 2010
Chỉ tiêu
Các loại hình trang trại
Cây lâu năm Chăn nuôi SXKD tổng hợp
Diện tích
(ha) Cơ cấu (%) Diện tích
(ha) Cơ cấu (%) Diện tích
(ha) Cơ cấu (%)
Tổng 14,5 100 1,96 100 14,97 100
1.Đất nông nghiệp 12,6 86,9 1,35 68,88 13,6 90,85