Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 44)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1.Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Tuyên Quang

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tuyên Quang là một trong 14 tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi phía Bắc Bộ, tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giáp Vĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.

Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.

Tỉnh Tuyên Quang có diện tích là 5.867,3 km²; dân số là 739.668 người; có 7 đơn vị hành chính gồm: 1 thành phố và 6 huyện; có 141 đơn vị xã phường, trong đó có 125 đơn vị xã miền núi vùng cao.

3.1.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

* Địa hình

Địa hình của tỉnh Tuyên Quang khá phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao và sông suối, đặc biệt ở phía Bắc tỉnh. Phía Nam tỉnh có địa hình thấp dần, ít bị chia cắt hơn, có nhiều đồi núi thấp và thung lũng chạy dọc theo các con sông. So với các tỉnh vùng núi phía Bắc thì Tuyên Quang có độ cao trung bình không lớn, với những đỉnh núi cao như Chạm Chu cao 1.587m, Phia Puông cao 1880m....Gồm ba dạng địa hình chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dạng địa hình núi cao: Là vùng núi cao nằm ở phía Bắc tỉnh, chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh, độ dốc trung bình từ 200 - 250, có độ cao trung bình khoảng 660m.

Dạng địa hình vùng núi thấp: Đồi núi chiếm 70% diện tích. Độ cao trung bình dưới 500m, thấp dần từ Bắc xuống Nam, độ dốc thường nhỏ hơn 250

Dạng địa hình đồi trung du: Vùng đồi trung du nằm ở phần giữa tỉnh, có diện tích nhỏ, chiếm khoảng 9% diện tích toàn tỉnh, vùng này có những cánh đồng tương đối rộng, bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

* Thổ nhưỡng

Đất đai của Tuyên Quang hầu hết có nguồn gốc từ sự hình thành từ các tàn tích của các hoạt động kiến tạo địa chất cộng với kết quả của sự phong hóa và một phần là được bồi tụ từ phù sa của các sông suối tạo cho đất đai Tuyên Quang có nhiều tính đa dạng và phức tạp. Nên nhìn chung khá đa dạng về nhóm, loại đất phân bố trên nhiều dạng địa hình khác nhau tạo ta nhiều tiểu vùng sinh thái nông, lâm nghiệp thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây trồng lâu năm vùng đồi núi. Tuy nhiên quá trình khai thác sử dụng trong nhiều năm chưa hợp lý, sức ép về dân số, tập quán canh tác, ý thức... nên nhiều nơi tình trạng xói mòn, rửa trôi và suy thoái chất lượng đất vẫn còn xảy ra.

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết khí hậu

Tuyên Quang có nhiệt độ không khí trung bình hàng năm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 22 ÷ 23,2oC, nói chung do địa hình không có những khoảng độ cao quá cách biệt như giữa vùng đồng bằng và miền núi nên hiện tượng phân hoá nhiệt độ theo độ cao là không rõ ràng lắm.

Tổng số giờ nắng trung bình toàn tỉnh khoảng 1960 giờ (đo được tại trạm Tuyên Quang). Tháng có giờ nắng ít nhất là tháng 2, 3 nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm tại Tuyên Quang thuộc

loại trung bình so với cả lưu vực sông Hồng. Yếu tố ảnh hưởng lớn đến lượng bốc hơi của khu vực là do thảm phủ thực vật ở tỉnh Tuyên Quang còn tốt, diện tích rừng trên toàn tỉnh năm 2005 còn đạt 63,08%

Tổng lượng mưa trung bình năm trên toàn tỉnh Tuyên Quang khá lớn, vào khoảng 1760mm/năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng V đến khoảng cuối tháng IX, chiếm khoảng từ 75 ÷ 80% tổng lượng mưa cả năm. Từ tháng VI-VIII khi gió mùa Tây Nam chiếm ưu thế thì lượng mưa đạt khoảng 880- 880mm, chiếm trên 50% tổng lượng mưa năm. Mùa ít mưa (tháng XI ÷ tháng IV năm sau): Lượng mưa chiếm khoảng 25-20% tổng lượng mưa cả năm. Tháng có lượng mưa trung bình nhỏ nhất là tháng XII, I và II tổng lượng mưa trung bình các tháng này thường chỉ đạt trên dưới 20mm.

Độ ẩm trung bình năm ở tỉnh Tuyên Quang đạt khoảng từ 83 ÷ 86%, các tháng có độ ẩm thấp là các tháng đầu và cuối mùa mưa.

Hướng gió thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8 là hướng Đông, hướng Tây và hướng Tây Nam, tốc độ gió trung bình 1,2 m/s

3.1.1.4.Tình hình sử dụng đất đai của tỉnh Tuyên Quang.

Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế được. Nó khác với tư liệu sản xuất khác ở chỗ nếu được sử dụng hợp lý thì nó không những không bị hao mòn mà còn tăng độ phì nhiêu.

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 586.732,71 ha theo niên giám thống kê 2012, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 82.306,24ha (bao gồm đất trồng cây hàng năm là 48.512,90 ha, đất trồng cây lâu năm là 33.793,34 ha), đất lâm nghiệp là 446.727,16 ha, đất nuôi trồng thủy sản là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.955,85 ha, đất ở là 5.637,23 ha, đất chuyên dùng là 24.600,96 ha, đất chưa sử dụng là 11.726,12 ha.

Bảng 3.1: Thống kê hiện trạng sử dụng đất tỉnh Tuyên Quang năm 2012

TT Chỉ tiêu Tổng số - Ha Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 586.732,71 100,00

I Đất nông nghiệp 531.211,09 90,54

1. Đất sản xuất nông nghiệp 82.306,24 14,03

1.1. Đất trồng cây hàng năm 48.512,90 8,27

- Đất trồng lúa 26.481,51 4,51 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 195,39 0,03

- Đất trồng cây hàng năm khác 21.836,00 3,72

1.2. Đất trồng cây lâu năm 33.793,34 5,76

2. Đất lâm nghiệp 446.727,16 76,14 - Đất rừng xản xuất 257.587,64 43,91 - Đất rừng phòng hộ 141.646,64 24,14 - Đất rừng đặc dụng 47.492,88 8,09 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.955,85 0,33 4. Đất nông nghiệp khác 221,84 0,04

II Đất phi nông nghiệp 43.795,50 7,46

1. Đất ở 5.637,23 0,96

- Đất ở đô thị 647,02 0,11

- Đất ở nông thôn 4.990,21 0,85

2. Đất chuyên dùng 24.600,96 4,19

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 253,10 0,04

- Đất quốc phòng, an ninh 2.712,06 0,46

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.291,59 0,39

- Đất có mục đích công cộng 19.344,21 3,30

3. Đất tôn giáo, tín ngƣỡng 26,80 0,00 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 901,32 0,15 5. Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 12.628,48 2,15 6. Đất phi nông nghiệp khác 0,71 0,00

III Đất chưa sử dụng 11.726,12 2,00

1. Đất bằng chƣa sử dụng 1.385,03 0,24 2. Đất đồi núi chƣa sử dụng 5.063,51 0,86 3. Núi đá không có rừng cây 5,277.58 0,90

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang, 2012)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 44)