Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 40)

5. Bố cục của luận văn

2.3.1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất

* Tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong năm: GO (Gross Output) GO - Tổng giá trị sản xuất (Gross Output): Là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích được tạo ra trong một năm của các trang trại. Công thức tính: n i i iQ P GO 1

Trong đó: Pi: giá trị sản phẩm thứ i, Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Nội dung của GO bao gồm: Giá trị của sản phẩm trồng trọt, giá trị sản phẩm chính thu được trong kỳ tính toán như thóc, ngô, khoai, sắn; giá trị sản phẩm phụ của các loại cây trồng có thu hoạch trong kỳ. Giá trị sản phẩm chăn nuôi: Giá trị trọng lượng thịt hơi tăng thêm trong kỳ của gia súc, gia cầm; Giá trị con giống bán ra; giá trị các loại sản phẩm chăn nuôi thu được không phải thông qua giết thịt súc vật (sữa, trứng, mật ong…); giá trị các loại sản phẩm phụ chăn nuôi thu được trong kỳ. Giá trị của công việc khai thác gỗ và lâm sản trên rừng trồng và rừng tự nhiên. Giá trị các hoạt động lâm nghiệp khác như ươm cây, lai tạo giống, quản lý, bảo vệ rừng và thu lượm các lâm sản như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sa nhân, nấm, măng và các sản phẩm làm dược liệu. Giá trị các hoạt động dịch vụ sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Tiền thu được do cho thuê máy móc, thiết bị.

VA = GO - IC Trong đó

VA là chênh lệch giữa giá trị sản xuất với chi phí trung gian, nó phản ánh phần giá trị mới tăng them do kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại trong một thời gian hay một chu kỳ sản xuất.

IC là chi phí trung gian, là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và các dịch vụ được sử dụng trong tất cả quá trình sản xuất của trang trại như: chi phí về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,…

Lưu ý: Trong nghiên cứu này, GO được tác giả sử dụng như là doanh thu của trang trại, IC là toàn bộ chi phí vật chất mà chủ trang trại đã bỏ ra chưa kể chi phí về lao động, vì toàn bộ các trang trại hầu như sử dụng lao động gia đình, không thuê lao động bên ngoài nên không hạch toán được ngày công lao động của gia đình. Hơn nữa, hoạt động chăn nuôi, nhiều khi lao động ngoài giờ, không kể ngày hay đêm, nên rất khó tính toán ngày công lao động, nên toàn bộ giá trị sức lao động nằm trong VA và như vậy cũng phù hợp với việc tính toán.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 40)