Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 73)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Tuyên Quang

3.2.2.1. Một số kết quả phát triển kinh tế trang trại tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2010 - 2012

a. Kết quả kinh tế của các trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Đề tài đã thu thập các thu thập các số liệu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại ở 3 vùng: vùng phía Bắc, vùng trung tâm và vùng phía Nam. Dưới đây là bảng số liệu đã được tổng hợp và phân tích về kết quả hoạt động SXKD của các trang trại trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.14: Kết quả hoạt động SXKD của các trang trại phân theo vùng năm 2012

Chỉ tiêu Tổng số Vùng phía Bắc Vùng trung tâm Vùng phía Nam I. Tổng số trang trại 23 7 6 10 1. Giá trị sản xuất 12974,4 2977,8 3193,2 6803,4 2. Chi phí 11044,5 2539,6 2877,6 5627,3 3. Thu nhập 3553,8 690,2 988,2 1875,4 4. Giá trị sản phẩm HH 11738,5 2571,1 3009,6 6157,8 II. Bình quân 1 trang trại

1. Giá trị sản xuất 564,1 425,4 532,2 680,34

2. Chi phí 480,2 362,8 479,6 562,73

3. Thu nhập 154,5 98,6 164,7 187,54

4. Giá trị sản phẩm HH 510,4 367,3 501,6 615,78

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2012)

Bất kể một ngành sản xuất kinh doanh nào, kết quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như thị trường, cơ sở hạ tầng, đời sống dân cư… Trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất của các trang trại nói riêng, những yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến kết quả cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh. Đối với tỉnh Tuyên Quang với 7 đơn vị hành chính, được phân bố thành 3 vùng: vùng phía Bắc, phía Nam và vùng trung tâm, 3 vùng này các điều kiện về vị trị trí địa lý, đời sống dân cư, tập quán canh tác… có nhiều điểm khác nhau, do vậy đối với kết quả sản xuất của trang trại cũng đã có sự chênh lệch đáng kể, cụ thể như:

Đối với vùng phía Bắc: Với 7 trang trại, trong đó chủ yếu là trang trại trồng cây lâu năm, sau đó là trang trại chăn nuôi. Năm 2012 giá trị sản xuất kinh doanh của các trang trại kinh doanh vùng này đạt 2977,8 triệu đồng,

trong đó giá trị sản phẩm hàng hóa là 2571,1 triệu đồng, chiếm 86,34 % trong tổng giá trị. Như vậy bình quân mỗi trang trại của vùng phía Bắc có giá trị sản xuất trong năm 2010 là 425,4 triệu đồng, nếu so với vùng trung tâm và vùng phía Nam thì có giá trị bình quân thấp nhất. Chi phí cho sản xuất bình quân 1 trang trại của vùng phía Bắc cũng khá cao, với 362,8 triệu đồng trong năm và chiếm 85,28% trong tổng giá trị sản xuất, do vậy dẫn đến thu nhập bình quân 1 trang trại của vùng này chỉ đạt 98,6 triệu đồng/năm.

Đối với vùng tung tâm: Là vùng trung tâm kinh tế của toàn tỉnh (vùng này gồm hyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang nằm trong vùng nghiên cứu). Với 29 đơn vị cấp phường, xã, trong đó có 21 đơn vị cấp xã, với diện tích đất khá phong phú, điều kiện cơ sở hạ tầng, giao thông, thị trường tiêu thu sản phẩm rất thuận lợi…, do vậy sản xuất kinh doanh của các trang trại đã đạt kết quả tốt. Năm 2012 với 6 trang trại, giá trị sản xuất của vùng này đạt 3193,2 triệu đồng, giá trị sản phẩm hàng hóa là 3009,6 triệu đồng. Giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại của vùng trung tâm đạt 532,2 triệu đồng (cao hơn 106,8 triệu đồng so với vùng phía Bắc). Tổng chi phí sản xuất của các trang trại thuộc vùng trung tâm là 2877,6 triệu động (chi phí sản xuất bình quân của mỗi trang trại vùng này trong năm 2012 là 479 triệu đồng, chiếm 90,12 % trong tổng giá trị sản xuất của trang trại). Thu nhập bình quân của mỗi trang trại vùng này đạt 164,7 triệu đồng/năm.

- Đối với vùng phía Nam (vùng này có huyện Sơn Dương thuộc vùng nghiên cứu) điều kiện vị trí địa lý, giao thông, thị trường tiêu thụ sản phẩm… của huyện cũng khá thuận lợi. Với nhưng yếu tố thuận lợi có được nên trang trại ở vùng phía Nam thu nhập cũng cao hơn so với hai vùng trên, cụ thể như thu nhập bình quân của mỗi trang trại vùng này đạt 187,54 triệu đồng/năm.

Như vậy với kết quả của 3 vùng đạt được, giá trị sản xuất bình quân mỗi trang trại của toàn tỉnh đạt 564,1 triệu đồng/trang trại/năm, với chi phí bình quân của mỗi trang trại của toàn tỉnh là 480,2 triệu đồng/trang trại/năm, thu nhập của mỗi trang trại cũng đạt 154,5 triệu đồng/trang trại/năm.

b. Chí phí trung gian của các loại hình trang trại

Theo kết quả điều tra, năm 2012 các trang trai của toàn tỉnh đầu tư bình quân trên một trang trại khoảng 415,22 triệu đồng, trong đó chi phí cho hoạt động nông nghiệp của trang trại là 358,4 triệu đồng, chiếm 86,32%, hoạt động lâm nghiệp chiếm 1,04%; hoạt động thủy sản chiếm 1,24% và hoạt động dịch vụ chiếm 11,4%.

Bảng 3.15: Chi phí trung gian của trang trại phân theo ngành sản xuất năm 2012

(Tính bình quân cho một trang trại)

Chỉ tiêu

Thuần nông Nông, lâm, Tổng hợp Bình Quân

thủy sản Số lƣợng (Tr.đ) cấu (%) Số lƣợng (Tr.đ) cấu (%) Số lƣợng (Tr.đ) cấu (%) Số lƣợng (Tr.đ) cấu (%) I. Nông nghiệp 353,7 100 391,9 95,59 329,6 68,38 358,4 86,32 1.Trồng trọt 32,1 9,08 23,4 5,97 14,9 4,52 23,47 6,55 2. Chăn nuôi 321,6 90,92 368,5 94,03 314,7 95,48 334,93 93,45

II. Lâm nghiệp 0 0 7,4 1,8 5,6 1,16 4,33 1,04

III. Thủy sản 0 0 10,7 2,61 4,8 1 5,16 1,24

IV. Dịch vụ 0 0 0 0 142 29,46 47,33 11,4

Tổng 353,7 100 410 100 482 100 415,22 100

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra,2012)

Đối với các trang trại có hoạt động thuần nông có chi phí bình quân thấp hơn cả so với các trang trại nông lâm kết hợp và tổng hợp, bởi vì trong loại hình này các trang trại chỉ sản xuất 2 lĩnh vực là trồng trọt và chăn nuôi, trong khi các trang trại có ngành sản xuất nông lâm kết hợp hoặc tổng hợp (nhưng bản chất vẫn nông nghiệp là chính) chi phí bình quân 1 trang trai cao hơn, đối với trang trại có hoạt động sản xuất thuần nông thì chí phí là 353,7 triệu đồng/trang trai; trang trại có hoạt động tổng hợp thì chi phí bình quân 1 trang trại là 482 triệu đồng. Trong chí phi của trang trại, thì chi chí cho chăn nuôi bao giờ cũng cao nhất sau đó là các hoạt động phi nông, lâm thủy sản, tính toán từ những số liệu trên cho thấy chi cho hoạt động chăn nuôi chiếm đến 80,66% trong tổng chi bình quân của trang trại; chi cho hoạt động phi nông nghiệp chỉ chiếm 11,4%.

3.2.2.2. Kết quả và hiệu quả nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Nếu như vốn đấu tư bỏ ra để phát triển trang trại với quy mô lớn hay nhỏ và để tiếp tục phát triển kinh tế trang trại thì qua quá trình sản xuất, hiệu quả của sản xuất đã phản ánh phần nào tính chất quyết định sự sống còn của trang trại. Trong thực tế hiện nay kinh tế trang trại được đánh giá là ngành kinh tế phát triển tốt, có nhiều tiềm năng nhưng trong quá trình sản xuất của các loại hình trang trại phải đối mặt với nhiều rủi ro, hiệu quả sản xuất phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, ngoài ra một số loại hình trồng cây lâu năm hoặc lâm nghiệp thời gian xây dựng cơ bản kéo dài… Từ những khó khăn đó nên trong những năm qua thực trạng phát triển của các trang trại trên địa bàn tỉnh chưa được ổn định.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ suất hàng hóa của từng loại hình trang trại. Các mô hình trang trại hoạt động theo các phương thức khác nhau cho hiệu quả khác nhau.

Bảng 3.16: Hiệu quả sản xuất kinh doanh và tỷ suất hàng hóa bình quân của một trang trại năm 2012

Chỉ tiêu ĐVT

Loại hình trang trại

Cây lâu năm Chăn

nuôi SXKD TH BQ chung GO Tr. đ 394.5 523.4 415.8 444.57 CP Tr.đ 281.7 366.2 327.6 325.17 GM Tr.đ 112.8 157.2 88.2 119.4 GO/CP Lần 1.4 1.43 1.27 1.37 GM/CP Lần 0.4 0.43 0.27 0.37 GO/LĐ/năm Tr.đ 52.6 65.43 39.6 52.54 GO/LĐ/tháng Tr.đ 4.38 5.45 3.3 4.38 GM/LĐ/tháng Tr.đ 1.25 1.75 0.98 1.33 CP/Ha Tr. đ 19.43 186.84 21.88 76.05 GM/Ha Tr. đ 7.78 80.2 5.89 31.29 Tỷ suất SPHH % 94.2 96.7 92.8 94.57

Sản xuất hàng hóa là đặc trưng cơ bản của kinh tế trang trại. Để đánh giá trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa có thể sử dụng chỉ tiêu quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa và tỷ suất sản phẩm hàng hóa. Qua phân tích cho thấy, giá trị sản phẩm hàng hóa của các loại hình trang trại đạt giá trị khá cao. Bình quân chung là 444,57 triệu đồng/trang trại, trong đó trang trại chăn nuôi có giá trị sản phẩm hàng hóa cao nhất, thấp nhất là trang trại trồng cây lâu năm.

Giải thích về điều này, qua kết quả điều tra cho thấy trang trại chăn nuôi có mức độ chuyên môn hóa cao nhất so với các loại hình còn lại. Các sản phẩm hàng hóa của các trang trại chủ yếu là nông sản. Rừng trồng đang trong thời gian chăm sóc tu bổ chưa thu hoạch nên chưa có lâm sản hàng hóa.

Các trang trại không chỉ có quy mô giá trị sản phẩm hàng hóa khá lớn mà tỷ suất sản phẩm hàng hóa chiếm cũng khá cao, bình quân chung cho các loại hình trang trại là 94,57%. Tuy nhiên, tỷ suất sản phẩm hàng hóa của các trang trại có sự chênh lệch nhau nhiều. Tỷ suất sản phẩm hàng hóa đạt cao nhất thuộc về trang trại chăn nuôi 96,7%. Tiếp đến là trang trại trồng cây lâu năm và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp với hơn 94%. Điều này cho thấy mức độ tham gia vào thị trường của các loại hình trang trại trên là cao, đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường.

Về năng suất lao động của mỗi trang trại được thể hiện ở hiệu quả sản xuất của mỗi lao động trong năm, cụ thể như trong các loại hình trang trại, trang trại chăn nuôi vẫn thể hiện sự vượt trội về hiệu quả sản xuất, bình quân mỗi lao động của trang trại này taọ ra 65,43 triệu đồng/năm và thu nhập hỗn hợp của mỗi lao đồng thuộc loại hình chăn nuôi đạt 1,75 triệu đồng/tháng, cao hơn mức bình quân các trang trại là 0,42 triệu đồng/tháng và cao hơn loại hình có thu nhập thấp nhất là 0,77 triệu đồng.

Hiệu quả sử dụng một đồng chi phí đối với từng loại hình trang trại có sự khác nhau lớn. Loại hình trang trại chăn nuôi đạt cao nhất so với các loại trang trại khác, là 1,43 lần, tức là bỏ ra một triệu đồng chi phí cho sản xuất

kinh doanh thì thu được 1,43 triệu đồng giá trị sản xuất. Loại hình trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp và cây lâu năm đạt thấp hơn với các giá trị GO/CP lần lượt là 1,27 lần và 1,4 lần.

Chi phí sản xuất cho một đơn vị diện tích (ha) của các trang trại cũng có sự khác nhau rất lớn. Điều này đúng với nhận định ở trên, chi phí sản xuất liên quan đến mức độ chuyên môn hóa. Chi phí càng lớn trên một đơn vị diện tích thì mức độ chuyên môn hóa của trang trại đó càng lớn. Cao nhất thuộc về trang trại chăn nuôi đã đầu tư đến 186,84 triệu đồng/ha, nhưng trang trại trồng cây lâu năm chỉ đầu tư có 19,43 triệu đồng cho 1 ha, trang trại tổng hợp đầu tư 21,88 triệu đồng/ ha, thấp hơn rất nhiều so với trang trại chăn nuôi. Nguyên nhân là do các trang trại này đang trong thời kỳ kiến thiết cơ bản nhưng lại thiếu vốn đầu tư.

Thu nhập là một chỉ tiêu phản ảnh sự hiệu quả của sản xuất kinh doanh nói chung cũng như trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các trang trại, sự tồn tại phát triển của mỗi trang trại phụ thuộc lớn vào chỉ tiêu thu nhập. Trong các loại hình trang trại, thì loại hình trang trại chăn nuôi đang chiếm ưu thể về chỉ tiêu thu nhập nên sự đầu tư phát triển cho lĩnh vực chăn nuôi cũng đang được chú trọng quan tâm và cụ thể là số lượng trang trại chăn nuôi đang có chiều hướng tăng nhanh. Trong năm 2012, bình quân mỗi trang trại chăn nuôi có thu nhập đạt 157,2 triệu đồng, cao nhất trong các loại hình trang trại, tiếp đến là loại hình trang trại trồng cây lâu năm là 112,8 triệu đồng/trang trại, thấp nhất là loại hình trang trại tổng hợp có mức thu nhập bình quân là 88,2 triệu đồng/trang trại/năm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)