Chọn điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

2.2.2.Chọn điểm nghiên cứu

Chọn vùng nghiên cứu: Đề tài chọn tỉnh Tuyên Quang làm địa bàn nghiên cứu vì đây là một tỉnh có tiềm năng để phát triển trang trại. Để có được những giải pháp phù hợp với thực tiễn, đáp ứng đáp các yêu cầu chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại của các địa phương trên địa bàn tỉnh, Đề tài sẽ nghiên cứu, thu thập các số liệu thông tin về các trang trại của tỉnh. Tính đến

thời điểm thực hiện thu thập thông tin là năm 2012 thì toàn tỉnh Tuyên Quang có 23 trang trại được phân bổ trên địa bàn 5 đơn vị hành chính của tỉnh là: Thành phố Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa, huyện Hàm Yên, huyện Yên Sơn và huyện Sơn Dương. Do vậy đề tài tiến hành thu thập thông tin từ 23 trang trại này.

* Số lượng và các loại hình trang trại chủ yếu phân theo khu vực thành thị, nông thôn

Điểm xuất phát của các trang trại của tỉnh Tuyên Quang từ người nông dân, mặt khác do vùng nông thôn đất đai rộng có điều kiện phát triển trang trại nên số lượng trang trại của tỉnh Tuyên Quang được tập trung nhiều ở vùng nông thôn.

Số lượng trang trại ở vùng nông thôn chiếm tới 95,7% trong tổng số trang trại, trang trại ở khu vực thành thị chỉ chiếm 4,3%. Đó cũng là một điểm phù hợp, bởi vì khu vực nông thôn ngoài yếu tố quỹ đất rộng thuận lợi cho việc phát triển, bên cạnh đó đảm bảo cả yếu tố về môi trường, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn nhiều. Song một thực trạng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển tang trại của tỉnh là cơ sở hạ tầng nhất là giao thông nông thôn còn kém, ý thực người nông dân còn chưa cao đã ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trang trại.

Trang trại trên địa bàn tỉnh được phân bố trên 5 huyện, thành, thị và ở 3 vùng rõ rệt. Trong 2 năm 2010 và 2011, trên địa bàn tỉnh có 5 loại hình trang trại là: trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Nhưng tính đến thời điểm thu thập thông tin trong năm 2012, chỉ còn 3 loại hình là: trồng cây lâu năm, chăn nuôi và sản xuất kinh doanh tổng hợp. Đề tài đã phân chia vùng nghiên cứu (5 huyện, thành thị có 23 đối tượng trang trại được điều tra) thành 3 vùng nghiên cứu: vùng phía Bắc, vùng trung tâm và vùng Phía Nam.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.1. Số lƣợng và loại hình trang trại phân theo vùng năm 2012

Tổng số Số lƣợng Cơ cấu (%) Chăn nuôi Cây lâu năm SXKD TH Tổng số 23 100 Vùng phía Bắc 7 30,43 1 6 0 Vùng trung tâm 6 26,09 4 0 2 Vùng phía Nam 10 43,48 4 0 6

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2012)

- Vùng phía Bắc gồm: Huyện Chiêm Hóa và huyện Hàm Yên - Vùng trung tâm gồm: TP Tuyên Quang và huyện Yên Sơn. - Vùng phía Nam gồm huyện Sơn Dương.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 35)