Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 85)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Nghị quyết của chính phủ về kinh tế trang trại ngày 02/02/2002 đã nêu rõ: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng gắn với sản xuất chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản”. Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kinh nghiệm quản lý, góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, tạo việc làm tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với xoá đói, giảm nghèo, phân bố lại lao động, dân cư, xây dựng nông thôn mới. Quá trình chuyển dịch, tích tụ ruộng đất hình thành các trang trại gắn liền với quá trình phân công lại lao động nông thôn, từng bước chuyển dịch lao động nông nghiệp sang làm các ngành phi nông nghiệp, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp nông thôn.

Dựa trên cơ sở tinh thần của Nghị quyết của chính phủ về kinh tế trang trại đã nêu trên, tỉnh Tuyên Quang đã đưa ra những quan điểm cụ thể cho sự nghiệp phát triển kinh tế trang trại của tỉnh như sau:

+ Thống nhất về tính chất và vị trí của kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn. Chủ yếu dựa vào hộ gia đình tiến hành mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sản xuất lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản , trồng rừng gắn với sản xuất và tiêu thụ nông - lâm thuỷ sản .

+ Phát triển kinh tế trang trại nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả đất đai , vốn kĩ thuật, kinh nhgiệm quản lý góp phần phát triển một nền nông nhgiệp bền vững : tạo việc làm, tăng thu nhập, khuyến khích làm giàu đi đôi với việc xoá đói giảm nghèo, làm thay đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá trong nông nghiệp - nông thôn.

+ Phát triển đất đai dạng các loại hình kinh doanh của trang trại theo hướng tập trung hoá, chuyên môn hoá, phát huy lợi thế so sánh của mỗi vùng .Hiện nay , trang trại nước ta cần mang đặc tính tự phát thiếu sự hướng dẫn giúp đỡ của Nhà nước cũng như các cấp, các ngành. Vì thế thông qua hệ thống luật pháp Nhà nước cần tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại ngày càng phát triển.

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Định hướng của Tuyên Quang là khuyến khích phát triển kinh tế trang trại theo vùng sản xuất hàng hoá kinh doanh tổng hợp. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế , mọi người dân ở tỉnh phải đầu tư vốn để khai thác và sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông - lâm nghiệp với những hình thức như : vườn đồi, vườn rừng, VAC…

Thực hiện theo quy hoạch và phân vùng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng định hướng phát triển kinh tế trang trại gia đình cho từng vùng cụ thể để xác định đối tượng sản xuất kinh doanh là : cây trồng gì, nuôi con gì cho phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng vùng, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Phát triển kinh tế trang trại gia đình trên cơ sở khai thác có hiệu quả tiềm lực và tiềm năng sẵn có ( đất đai, lao động ) của từng vùng, từng huyện.

Đối với vùng phía Bắc: nên phát triển trang trại gia đình theo hướng trồng cây lâu năm là chính : Tập trung cây trồng giống múi (cam, quýt), cây công nghiệp :chè, mía, trồng rừng cung cấp nguyên liệu và gỗ xây dựng cơ bản, chăn nuôi trâu, bò, dê, thuỷ sản.

Đối với vùng trung tâm: Các trang trại thuộc vùng này nên phát triển theo hướng chăn nuôi là chính, chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò, lợn. Hướng vào trồng cây công nghiệp nhằm tạo môi trường sinh thái, tạo nguồn thuỷ sinh, trồng cỏ để phục vụ chăn nuôi.

Đối với vùng phía Nam: Tập trung trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp. Sản xuất kinh doanh bao gồm cả chăn nuôi (gà, lợn, dê,..) trồng các cây hàng năm, lâu năm cụ thể là loại cây ăn quả Hồng không hạt, cây công nghiệp như chè, mía.

4.2. Một số giải pháp chủ yếu cho phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)