Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 39)

5. Bố cục của luận văn

2.2.5.Phương pháp phân tích thông tin

2.2.5.1. Phương pháp phân tổ thống kê

- Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để phân chia các trang trại có các đặc tính giống nhau, hoặc gần giống nhau vào cùng một nhóm, từ đó tiện cho việc so sánh, đánh giá, rút ra được xu hướng vận động, phát triển của các trang trại. Phương pháp này được sử dụng trước hết làm cơ sở cho so sánh và các phương pháp phân tích khác.

2.2.5.2. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh: so sánh quy mô về vốn, quy mô về đất đai của các trang trại, từ đó để xác định được xu hướng vận động của các trang trại. Phương pháp này còn được dùng để nghiên cứu các mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào, đầu ra, qua đó đánh giá, so sánh và rút ra những kết nhằm đưa ra các giải pháp có tính thực tiễn và khoa học trong việc phát triển kinh tế trang trại

2.2.5.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Để có kết quả nghiên cứu như mong muốn, ngay từ đầu, tác giả đã sử dụng phương pháp chuyên gia, chuyên khảo nhằm lấy ý kiến của các chuyên gia từ việc chọn điểm nghiên cứu, đến việc xây dựng phiếu điều tra, cũng như lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Các chuyên gia được tác giả lựa chọn là những thầy, cô ở trường Đại học đã và đang giảng dạy và nghiên cứu về mô hình kinh tế trang tại hoặc các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế trang trại ở Tuyên Quang và đặc biệt hơn nữa là các chủ trang trại giàu kinh nghiệm thực tế.

Ngoài ra, tác giả còn thu thập và lựa chọn các thông tin, tài liệu, kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài. Thông qua việc nghiên cứu để lựa chọn, kế thừa những gì tiến bộ vận dụng vào vẫn đề nghiên cứu để tìm ra tính quy luật.

2.2.5.4. Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (PRA)

Đây là phương pháp được rất nhiều người nghiên cứu về phát triển nông thôn biết đến, với sự giúp đỡ của các chuyên gia, tác giả đã sử dụng rất hiệu quả phương pháp này, mỗi khi đi đến các trang trại để phỏng vẫn. Ngoài việc quan sát toàn bộ hoạt động của trang trại, tác giả còn đánh giá nhanh được sự phát triển của địa bàn xã, nơi có mô hình trang trại mà tác giả cần điều tra. Với phương pháp này, giúp cho tác giả có những giải pháp phát triển kinh tế trang trại phù hợp hơn với địa bàn hoạt động của các mô hình kinh tế trang trại.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 39)