Nghĩa kinh tế xã hội môi trường của trang trại

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 25)

5. Bố cục của luận văn

1.1.6. nghĩa kinh tế xã hội môi trường của trang trại

Mô hình kinh tế trang trại đã tạo bước chuyển biến cơ bản về giá trị sản phẩm hàng hoá, và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ. Mô hình này đã có những kết quả vượt trội so với kinh tế hộ, hình thành nên những vùng sản xuất hàng hoá lớn tập trung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tiến tới xây dựng nên những vùng, miền nông thôn mới văn minh hiện đại.

Lợi ích trước và sau khi thành lập kinh tế trang trại.

+ Lợi ích trước mắt: Các trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị hàng hoá cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những vùng chuyên môn hoá cao, qua đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trang trại.

+ Lợi ích lâu dài: Góp phần vào việc phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền với việc khai thác và sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả hơn so với kinh tế hộ về các nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn. Ngoài ra trang trại còn góp phần rất lớn trong việc cải thiện môi trường sống ngày càng tốt hơn. Thật vậy hệ thống sinh thái đã bị phá vỡ trong việc công nghiệp hoá ồ ạt trên toàn thế giới, thì khi hệ thống kinh tế trang trại phát triển sẽ dần lấy lại sự cân bằng sinh thái trong tự nhiên, hệ thống đa dạng sinh thái ngày càng được cải thiện trở lại với cái gì vốn có của nó.

- Những đóng góp của trang trại đối với Nhà nước: Kinh tế trang trại phát triển nó góp phần tăng thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như tăng nguồn thu ngân sách đối với Nhà nước.

1.1.6.2. Ý nghĩa xã hội

Phát triển kinh tế trang trại góp phần thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp lực đối với xã hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tai tệ nạn cho xã hội. Mặt khác, trong xu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hướng chung của các nước, theo đuổi sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế, đã tác động lớn đến khoảng cách chênh lệch thu nhập của đại bộ phận cư dân, thu nhập của người dân đô thị là cao hơn so với khu vực nông thôn. Chính vì vậy, sự kỳ vọng về mức thu nhập cao đã thôi thúc nhiều nông dân đi tìm công ăn việc làm ở đô thị. Như vậy, sự phát triển trang trại cũng là một nguyên nhân tác động đến người nông dân gắn bó với công việc khu vực nông thôn, hạn chế sự di cư đến đô thị. Mặt khác, nông dân có việc làm là cách cải thiện đáng kể tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên, một trong những vấn đề bức xúc của nông nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác phát triển kinh tế trang trại còn góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng, trong nông nghiệp nông thôn nước ta.

- Có đóng góp với nền an ninh lương thực như: Đáp ứng được nhu cầu của cư dân một vùng, hay cả quốc gia một cách ổn định và bền vững. Cho dù sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu của nền kinh tế giảm một cách tương đối, lực lượng lao động có sự chuyển dịch sang các ngành khác, diện tích canh tác bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng…mà lương thực vẫn đảm bảo và bền vững, thì đó là tình hình an ninh lương thực cao. Bài toán này đặt ra đối với phạm vi một quốc gia, tức là sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất: vùng sản xuất rau, các loại hoa quả, lúa gạo… Sự mở ra hướng sản xuất trang trại theo mô hình chuyên canh, tăng cường trao đổi hàng hoá trên cơ sở hạ tầng nông thôn được cải thiện đáng kể sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, thu nhập của người dân được đảm bảo có thể mua được lương thực, xoá đi tâm lý giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ mà vẫn đáp ứng được khả năng cung cấp lương thực. Khả năng đảm bảo an ninh lương thực theo hướng này là hoàn toàn khả thi. Bởi vậy kinh tế trang trại phát triển tức là nông nghiệp phát triển ở mức độ cao, chính điều này làm tăng

thêm của cải trong xã hội, và tăng vùng phân bố sản xuất của cải vật chất nói chung và lương thực nói riêng.

1.1.6.3. Ý nghĩa môi trường

Thông thường, hoạt động sản xuất nông nghiệp không khoa học sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường do quá trình thâm canh nông nghiệp: sử dụng phân bón hoá học, thuốc bảo vệ thực vật một cách tùy tiện, gây ô nhiễm về nguồn nước, đất và cả trong không khí. Mặt khác, nếu kỹ thuật canh tác lạc hậu còn tác động xấu đến độ màu mỡ của đất. Như trên đã phân tích, các trang trại thường áp dụng kỹ thuật sản xuất tiên tiến để sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực: chẳng hạn kỹ thuật phòng trừ dịch bệnh tổng hợp để làm giảm bớt lượng thuốc bảo vệ thực vật mà vẫn đảm bảo năng suất cây trồng, tiết kiệm chi phí tiền thuốc, giảm bớt ô nhiễm, hoặc kỹ thuật canh tác trên đất dốc, sử dụng các loại cây họ đậu để cải tạo đất đã làm tăng độ phì cho đất. Đối với trang trại chăn nuôi, xưa nay hộ nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng nguồn phế thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhưng với kỹ thuật sử lý bằng các hố khí Biogas đã cùng một lúc giải quyết cả tình trạng ô nhiễm, lại có nguồn năng lượng khí đốt sinh học sử dụng vào trong sinh hoạt hàng ngày của chủ trang trại, đây là một kỹ thuật không phải khó, tuy nhiên rất phù hợp với chăn nuôi quy mô lớn và tập trung. Mặt khác, nhiều trang trại hình thành chính từ việc khai hoang, phục hoá những diện tích trước đây bỏ hoang hoá, hoặc chưa sử dụng đúng mục đích.

Kinh tế trang trại luôn gắn liền với đất đai, sinh vật sống là chủ yếu; nó có đặc thù khác hẳn với sản phẩm của các ngành khác là; có đặc điểm của một vật thể sống nó bao hàm các yếu tố sinh lý mà các sản phẩm của các ngành khác không có được. Mà đất đai thì đặc tính riêng có của nó là độ phì, nếu được quan tâm một cách đúng mức, và khai thác một cách khoa học thì đất đai ngày một phì nhiêu hơn. Chính điều này tạo đà cho sinh vật sống phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển một cách bền vững. Khi giữa hệ sinh thái thực vật và động vật hài hoà sẽ có một môi trường tiến tới tự nhiên hơn, khi mà tất cả các nước trên thế giới đang phát triển công nghiệp một cách ồ ạt, các chất thải công nghiệp ngày một nhiều, thì kinh tế trang trại phát triển là đúng với xu thế phát triển của thế giới. Do sản xuất kinh doanh tự chủ có lợi ích thiết thực và lâu dài của mình mà các chủ trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lý và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường, trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái của trang trại và sau nữa là trong phạm vi từng vùng. Các trang trại đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng, bảo vệ rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, những việc làm này đã góp phần tích cực cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở tỉnh Tuyên Quang (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)