5. Bố cục của luận văn
3.2.2. Đánh giá hiệu quả quản lý vốn kinh doanh tại công ty TNHH
thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang
3.2.2.1. Tình hình quản lý và hiệu quả quản lý vốn cố định của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang
a. Cơ cấu và sự biến động của vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của VKD trong công ty, có ý nghĩa quyết định đến năng lực sản xuất của công ty. Do vậy việc quản lý vốn cố định là một vấn đề rất quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ty. Tại công ty trong những năm qua vốn cố định cụ thể là TSCĐ được quản lý như sau:
- Kế toán phân loại TSCĐ, đánh số, lập thẻ và theo dõi TSCĐ trong sổ theo dõi tài sản cố định;
- Định kỳ kiểm kê, kiểm tra bảo dưỡng sửa chữa tài sản cố định; - Thực hiện trích khấu hao.
Chúng ta cùng xem xét tình hình vốn cố định của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang trong những năm qua trong bảng số liệu dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.7. Bảng cơ cấu vốn cố định của công ty giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Tài sản dài hạn 10.965.291 100,00 8.895.557 100,00 9.781.845 100,00 -2.069.734 -18,88 886.288 9,96
I. Các khoản phải thu dài hạn - - - -
II. Tài sản cố định 10.384.406 94,70 8.565.406 96,29 9.460.970 96,72 -1.819.000 -17,52 895.564 10,46
1. Tài sản cố định hữu hình 9.138.306 83,34 8.419.906 94,65 9.185.320 93,90 -718.400 -7,86 765.414 9,09
2. Tài sản cố định thuê tài chính
3. Tài sản cố định vô hình
4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.246.100 11,36 145.500 1,64 275.650 2,82 -1.100.600 -88,32 130.150 89,45
III. Bất động sản - -
IV. Đầu tư tài chính dài hạn - - -
V. Tài sản dài hạn khác 580.885 5,30 330.151 3,71 320.875 3,28 -250.734 -43,16 -9.276 -2,81
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011- 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhìn bảng trên ta thấy:
- Trong tổng số vốn cố định của công ty thì tài sản cố định hữu hình chiếm đa số. Tỷ trọng tài sản cố định hữu hình 3 năm đều trên 80%.
- Vốn cố định năm 2012 giảm 2.069.734 nghìn đồng ứng với mức giảm 18,88% so với năm 2011. Vốn cố định năm 2012 giảm là do:
+ Tài sản cố định hữu hình giảm 718.400 nghìn đồng ứng với mức giảm 7,86%. Đây chính là phần khấu hao của các tài sản cố định và một số máy móc đã khấu hao hết.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh, mức giảm 88,32% ứng với số tiền 1.100.600 nghìn đồng. Năm 2012, các công trình xây dựng dở dang từ năm 2011 chuyển sang đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nên làm giảm chi phí xây dựng dở dang. Đó là một số công trình như: Mộ nghĩa trang nhân dân Km8, công trình điện khu du lịch Na Hang, nhà quản lý công trường 06 thành phố Tuyên Quang…
+ Tài sản dài hạn khác giảm 25.734 nghìn đồng ứng với mức giảm 43,16%. - Vốn cố định năm 2013 tăng 886.288 nghìn đồng ứng với mức tăng 9,96% so với năm 2012. Vốn cố định năm 2013 tăng do:
+ Tài sản cố định hữu hình tăng 765.414 nghìn đồng ứng với mức tăng 9,09%. Năm 2013, công ty đã mua mới một số tài sản cố định để phục vụ sản xuất, thi công.
+ Chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 130.150 nghìn đồng ứng với mức tăng 89,45%. Năm 2013, công ty bắt đầu thi công mới các công trình đấu thầu được trong năm nên số lượng chi phí xây dựng dở dang lại tăng.
+ Tài sản ngắn hạn khác giảm 9.276 nghìn đồng ứng với mức giảm 2,81%.
b. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang được tính toán thể hiện qua bảng dưới đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định
ĐVT: nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1. Doanh thu thuần 28.660.654 32.980.605 37.810.450 4.319.951 15,07 4.829.845 14,64
2. Lợi nhuận ròng 420.590 531.417 488.318 110.827 26,35 -43.100 -8,11 3. Vốn cố định bình quân 10.772.096 9.930.424 9.338.701 -841.672 -7,81 -591.723 -5,96 4. Hiệu suất vốn CĐ (1/3) 2,66 3,32 4,05 0,66 24,83 0,73 21,91 5. Hàm lượng vốn CĐ (3/1) 0,38 0,30 0,25 -0,07 -19,89 -0,05 -17,97 6. Mức doanh lợi vốn CĐ (2/3) 0,04 0,05 0,05 0,01 37,06 0,00 0,00
Nguồn: Tính toán từ Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011- 2013
Dựa vào bảng số liệu tính toán trên, ta thấy tài sản cố định bình quân của năm 2012, 2013 đều giảm so với năm 2011. Có thể nhận xét một cách tổng thể rằng hiệu quả quản lý vốn cố định tại công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang có xu hướng tăng.
- Hiệu suất vốn cố định: Năm 2011 là 2,66 lần tức là 1 nghìn đồng vốn cố định sẽ tạo ra được 2,66 nghìn đồng doanh thu thuần. Năm 2012, con số này là 3,32 nghìn đồng tức là tăng 0,66 nghìn đồng so với năm 2011. Năm 2013, hiệu suất vốn cố định tiếp tục tăng thành 4,05 lần tức 1 nghìn đồng VCĐ tạo ra 4,05 nghìn đồng doanh thu thuần. Điều này chứng tỏ VCĐ sử dụng năm sau lại hiệu quả hơn năm trước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Hàm lượng vốn cố định: Đây là chỉ tiêu biểu hiện muốn đạt được 1 nghìn đồng doanh thu thì phải bỏ ra bao nhiêu nghìn đồng VCĐ. Hàm lượng VCĐ năm 2011 là 0,38 nghìn đồng; năm 2012 giảm xuống còn 0,30 nghìn đồng; đến năm 2013 giảm xuống còn 0,25 nghìn đồng. Tức là để tạo ra một nghìn đồng doanh thu thuần năm 2012 thì cần ít VCĐ bỏ ra hơn so với năm 2011 là 0,07 nghìn đồng; tương tự, năm 2013 ít hơn năm 2012 là 0,05 nghìn đồng.
- Mức doanh lợi vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết 1 nghìn đồng vốn cố định đưa vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Năm 2011, chỉ tiêu này là 0,04 nghìn đồng; năm 2012 và 2013 là 0,05 nghìn đồng. Tức là số lợi nhuận ròng nhận được năm 2012 sau khi bỏ ra 1 nghìn đồng vốn cố định tăng lên 0,01 nghìn đồng so với năm 2011. Năm 2013, công ty vẫn duy trì mức doanh lợi vốn cố định ổn định như năm 2012.
3.2.2.2. Thực trạng việc quản lý và sử dụng vốn lưu động
a. Nguồn vốn lưu động của công ty
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng giữa từng bộ phận cấu thành vốn lưu động trên tổng số vốn lưu động của doanh nghiệp. Nghiên cứu về kết cấu vốn lưu động sẽ giúp ta thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng từng loại vốn để từ đó đánh giá được mức độ hợp lý của cơ cấu vốn, đưa ra biện pháp quản lý thích hợp để nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả quản lý vốn lưu động của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT trước hết ta cần phải xem xét kết cấu vốn lưu động của công ty:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.9. Kết cấu vốn lƣu động của công ty giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: nghìn đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011 - 2013
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng
(%) Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Vốn lƣu động 14.885.322 100,00 17.956.483 100,00 18.050.605 100,00 3.071.161 20,63 4.122 0,52
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 2.899.152 19,48 4.837.950 26,94 4.686.560 25,96 1.938.798 66,87 -151390 -3,13
II. Đầu tư ngắn hạn - - -
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 3.618.508 24,31 5.006.847 27,88 5.670.865 31,42 1.388.339 38,37 664.018 13,26
IV. Hàng tồn kho 6.121.120 41,12 6.103.071 33,99 6.042.680 33,48 -18.049 -0,29 -60.391 -0,99
V. Tài sản ngắn hạn khác 2.246.542 15,09 2.008.615 11,19 1.650.500 9,14 -237.927 -10,59 -358.115 -17,83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Thông qua bảng số liệu trên thấy: Vốn lưu động của công ty năm sau lại tăng hơn so với năm trước; chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh hàng năm đã tăng lên.
- Năm 2012, vốn lưu động tăng so với năm 2011 là 3.071.161 nghìn đồng ứng với mức tăng 20,63%. Lượng tăng chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh cùng với sự gia tăng của các khoản phải thu.
- Năm 2013, vốn lưu động tăng so với năm 2013 là 94.122 nghìn đồng ứng với mức tăng 0,52%. Lượng vốn lưu động năm 2013 tăng rất ít là do sự giảm đi của tiền và các khoản tương đương tiền (3,13%), hàng tồn kho (0,99%), tài sản ngắn hạn khác (17,83%); đồng thời các khoản phải thu tăng không nhiều (tăng 13,26%).
Tỷ trọng lớn nhất trong lượng vốn lưu động của công ty trong các năm là hàng tồn kho, tiếp đó khoản phải thu ngắn hạn. Năm 2011, hàng tồn kho chiếm 41,12%; năm 2012 chiếm 33,99%; năm 2013 chiếm 33,48%. Hàng tồn kho năm sau có giảm hơn so với năm trước; tuy nhiên các khoản phải thu ngắn hạn lại tăng lên. Do đặc thù của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang thực hiện sản xuất kinh doanh theo các đơn đặt hàng của cơ quan Nhà nước, phải thực hiện nhiều thủ tục để được thanh quyết toán. Với những phân tích ban đầu trên, công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang cần chú ý đẩy nhanh tốc độ thực hiện các đơn đặt hàng, các gói thầu để tránh bị tồn kho. Thêm nữa, công ty cần chú ý đến các khoản phải thu ngắn hạn, không nên để đối tác chiếm dụng vốn quá nhiều.
b. Tình hình quản lý và hiệu quả quản lý vốn lưu động
* Tình hình quản lý vốn bằng tiền và khả năng thanh toán
Vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt và có khả năng thanh khoản cao nhất trong vốn lưu động của doanh nghiệp. Do vậy nhu cầu dự trữ vốn bằng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tiền trong các doanh nghiệp là để đáp ứng những nhu cầu giao dịch hàng ngày và nhiều mục đích khác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.10. Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: nghìn đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
1. Tiền 2.899.152 100,00 4.837.950 100,00 4.686.560 100,00 1.938.798 66,87 -151.390 -3,13
- Tiền mặt 271.770 9,37 535.175 11,06 470.750 10,04 263.405 96,92 -64.425 -12,04
- Tiền gửi ngân hàng 2.627.382 90,63 4.302.775 88,94 4.215.810 89,96 1.675.393 63,77 -86.965 -2,02
2. Các khoản tương đương tiền - - -
Cộng 2.899.152 4.837.950 4.686.560 1.938.798 66,87 -151.390 -3,13
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011- 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
Tại thời điểm cuối năm 2011, vốn bằng tiền là 2.899.152 nghìn đồng. Đến cuối năm 2012, con số này là 4.837.950 nghìn đồng, tức là tăng 1.938.798 nghìn đồng tương ứng với 66,87%. Trong năm 2012, lượng tiền mặt tăng mạnh (96,92%). Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu thanh toán vào cuối năm. Thanh toán tiền nguyên vật liệu, tiền chi phí nhân công cho công nhân viên.
Cuối năm 2013, vốn bằng tiền là 4.686.560 nghìn đồng giảm 151.390 nghìn đồng ứng với mức giảm 3,13% so với năm 2012.
Tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn trong kết cấu vốn bằng tiền. Năm 2011, tiền gửi ngân hàng chiếm 90,63%; năm 2012 chiếm 88,94%; năm 2013 chiếm 89,96%.
Khả năng thanh toán của công ty được thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.11. Các hệ số khả năng thanh toán của công ty
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 3013
1 Tổng Tài sản lưu động nghìn
đồng 14.885.322 17.956.483 18.050.605
2 Hàng tồn kho nghìn
đồng 6.121.120 6.103.071 6.042.680
3 Tiền và các khoản tương đương tiền nghìn
đồng 2.899.152 4.837.950 4.686.560
4 Nợ ngắn hạn nghìn
đồng 11.487.265 15.736.926 15.387.880
5
Khả năng thanh toán hiện thời
(5=1/4) lần 1,30 1,14 1,17
6 Hệ số thanh toán nhanh (6=(1-2)/4) lần 0,76 0,75 0,78
7 Hệ số thanh toán tức thời (7=3/4) lần 0,25 0,31 0,30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang là công ty Nhà nước, không phải vay vốn ngân hàng nên sẽ không tính đến chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay.
Khả năng thanh toán hiện thời cho biết công ty có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ ngắn hạn bằng tài sản ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của cả ba năm đều lớn hơn 1. Điều này có nghĩa là các tài sản ngắn hạn của công ty đủ để đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh cho biết công ty có khả năng thanh toán nhanh bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn bằng VLĐ (không tính đến Hàng tồn kho). Hệ số khả năng thanh toán nhanh của năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 0,76; 0,75; 0,78. Các hệ số này nhỏ hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của công ty ở mức trung bình.
Khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ Ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền của công ty, cho biết công ty có khả năng thanh toán tức thời bao nhiêu lần các khoản nợ ngắn hạn bằng chính các khoản tiền và tương đương tiền. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của năm 2011, 2012, 2013 lần lượt là 0,25; 0,31; 0,30. Đây là hệ số thấp, tuy nhiên điều này không đáng lo ngại vì công ty không có các khoản nợ quá hạn.
Nhìn chung, trong cả 3 năm công ty hoàn toàn chủ động trong việc thanh toán, đảm bảo việc thanh toán an toàn và phản ánh tình hình công ty hiện nay không dùng các khoản nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn.
* Tình hình quản lý các khoản phải thu
Trong hoạt động kinh doanh, phát sinh các khoản vốn bị chiếm dụng giữa các doanh nghiệp là điều tất yếu. Nếu các khoản phải thu tồn tại ở mức hợp lý, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh quá trình tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận mà vẫn đảm bảo an toàn vốn. Ngược lại, vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lớn sẽ làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp nhất là khi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
khách hàng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, đồng thời làm tăng chi phí quản lý các khoản phải thu, làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó duy trì mức độ khoản phải thu như thế nào cho hợp lý là một nhiệm vụ quan trọng của các nhà quản trị.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.12. Cơ cấu các khoản phải thu của công ty giai đoạn 2011 - 2013
ĐVT: nghìn đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty giai đoạn 2011- 2013
Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Chênh lệch 2012/2011 Chênh lệch 2013/2012
Tuyệt đối % Tuyệt đối %
I. Cơ cấu các khoản phải thu
1. Phải thu khách hàng 3.201.014 3.676.929 3.901.860 475.915 14,87 224.931 6,12