Bài học rút ra cho công ty TNHH một thành viên DVMT và quản

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang (Trang 37)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2.Bài học rút ra cho công ty TNHH một thành viên DVMT và quản

đô thị Tuyên Quang

1.2.2.1. Bài học thành công có thể vận dụng

Một là: Cần xác định phương án tài chính cho hoạt động của Công ty

trong thời gian 5 năm gần nhất.

Các chỉ tiêu tài chính trong các năm tiếp theo được xác định bằng cách dựa trên cơ sở:

Kết quả hoạt động của công ty những năm trở về trước, tiềm lực của công ty qua các năm thực hiện.

Các chỉ tiêu của chiến lược kinh doanh của công ty. Lãi suất vay ngân hàng thương mại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hai là: Tập trung phân tích tài chính của công ty để từ đó đưa ra các

chính sách đảm bảo tài chính cho công ty.

Ba là: Quản lý quá trình sử dụng vốn đảm bảo phát huy tác dụng tối đa

của từng đồng vốn, hạn chế lãng phí. Tăng nhanh vòng quay vốn lưu động và vòng quay toàn bộ vốn.

Bốn là: Tính toán chi phí tài sản cố định hợp lý, tùy từng trường hợp để

quyết định mua sắm đổi mới thiết bị hay thực hiện phương thức thuê tài sản nhằm mang lại hiệu quả quản lý cao, với phương châm: chi phí ít nhất nhưng lại mang đến lợi ích cao nhất.

Năm là, tăng cường khâu kiểm soát chi tiêu tiền mặt, hạn chế tiền mặt

tồn đọng nhiều tại quĩ. Trong điều kiện kinh tế còn chứa đựng nhiều bất ổn, tiết kiệm chi tiêu vẫn cần thiết.

Sáu là: Cần phải xúc tiến cổ phần hóa công ty để tăng cường trách

nhiệm, tạo động lực làm việc cho cán bộ nhân viên công ty. Từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận cho công ty và nâng cao thu nhập cho cán bộ, nhân viên.

1.2.2.2. Bài học thất bại cần tránh

Năng lực quản trị tài chính của doanh nghiệp hạn chế, đặc biệt trong việc hoạch định nguồn tài trợ dài hạn, quản trị vốn lưu động, thể hiện qua tình trạng thiếu vốn, mất tính thanh khoản. Dẫn đến mất nguồn vốn và việc điều hành vốn doanh nghiệp không đúng theo kế hoạch.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài

Để thực hiện được các mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các câu hỏi chủ yếu sau đây:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về vốn kinh doanh và quản lý vốn trong doanh nghiệp như thế nào?

- Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang có ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả quản lý vốn tại công ty ?

- Thực trạng công tác quản lý vốn của công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang ra sao?

- Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý vốn tại công ty TNHH một thành viên DVMT và QLĐT Tuyên Quang cần phải đưa ra các giải pháp gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Thu thập, tổng hợp dữ liệu

Sử dụng phương pháp thu thập mọi nguồn thông tin, dữ liệu có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng tài chính doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình phân tích, dự báo tài chính. Bao gồm từ những nguồn cung cấp sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thông tin, dữ liệu bên ngoài: Báo cáo của UBND tỉnh; Sở Tài chính; Cục thống kê Tuyên Quang, từ nguồn sách, báo, tạp chí, trang tin điện tử…

- Thông tin, dữ liệu nội bộ: Báo cáo tài chính, các báo cáo tổng kết các năm, báo cáo chiến lược phát triển của công ty… trong đó các thông tin kế toán phản ánh tập trung trong báo cáo tài chính doanh nghiệp năm 2011, 2012, 2013 là những nguồn thông tin chủ yếu và đặc biệt quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các thông tin, tài liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để phù hợp cho tổng hợp, tính toán, phân tích.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

* Phương pháp so sánh

- Về nguyên tắc cần phải đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu (thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất, đơn vị tính toán…).

- Gốc so sánh được lựa chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian - Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch

- Giá trị so sánh có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.

Nội dung so sánh bao gồm:

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đổi.

+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số kế hoạch để thấy mức độ phát triển.

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với lãi xuất ngân hàng thương mại cùng thời điểm để xác định được hiệu quả của chỉ tiêu.

+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó thông qua các kỳ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lượng tài chính. Về nguyên tắc phương pháp tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định được các ngưỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu.

Trong phân tích đề tài, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp

- Vòng quay toàn bộ vốn kinh doanh

LV = Sn

VKD

Trong đó:

Sn: Doanh thu thuần bán hàng đạt được trong kỳ VKD: Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh vốn kinh doanh trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này đạt cao, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao.

- Tỷ suất lợi nhuận trƣớc lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (Hay tỷ suất sinh lời của tài sản) ROAE

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của vốn kinh doanh.

ROAE = (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lợi nhuận trước lãi vay và trước thuế Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế vốn kinh doanh: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ.

Tỷ suất LN trước thuế trên VKD =

Lợi nhuận trước thuế

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ Chỉ tiêu này thể hiện mỗi đồng vốn kinh doanh trong kỳ có khả năng sinh lời ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trang trải lãi tiền vay.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh: Là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ.

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn kinh doanh bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu hay hệ số lãi ròng

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong kỳ. Nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số lãi ròng =

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ Doanh thu trong kỳ

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE): Là quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế với vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của một doanh nghiệp cần phải xem xét trên cơ sở phân tích tình hình phối hợp các chỉ tiêu để đánh giá.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định * Các chỉ tiêu tổng hợp * Các chỉ tiêu tổng hợp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tao ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Doanh thu bình quân trong kỳ Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ

- Hệ số hàm lƣợng VCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ.

Hàm lượng VCĐ =

Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hệ số huy động VCĐ

Chỉ tiêu này phản mức độ huy động vốn cố định hiện có vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hệ số huy động VCĐ =

Số VCĐ đang dùng cho hoạt động KD Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp

Trong đó số vốn cố định được tính trong công thức trên được xác định bằng giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm phân tích.

* Các chỉ tiêu phân tích

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kỳ tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần trong kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.

Hệ số hao mòn TSCĐ = Số KH lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

- Tỷ suất đầu tƣ TSCĐ: Là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp.

Tỷ suất đầu tư TSCĐ =

Giá trị còn lại của TSCĐ Tổng tài sản

- Hệ số trang bị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất

Hệ số trang bị TSCĐ cho 1 CN trực tiếp SX =

Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ cho một công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp.

Hệ số này càng lớn phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho người công nhân trực tiếp sản xuất càng cao, điều kiện lao động càng thuận lợi.

- Ngoài các chỉ tiêu trên để đánh giá tình hình đầu tư vào TSCĐ và hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp, còn có các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp. Kết cấu TSCĐ là quan hệ tỷ lệ giữa nguyên giá của từng loại, nhóm TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ của doanh nghiệp.

Căn cứ vào các phương pháp phân loại TSCĐ có thể tính được các chỉ tiêu về kết cấu TSCĐ để có định hướng đầu tư, điều chỉnh và giúp người quản lý xác định trọng tâm quản lý TSCĐ nhằm nâng cao hiệu suất quản lý TSCĐ.

2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (VLĐ)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Được biểu hiện thông qua hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển vốn lưu động.

+ Số lần luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) được xác định theo công thức:

Số lần luân chuyển VLĐ =

Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ VLĐ bình quân trong kỳ + Kỳ luân chuyển vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển hay độ dài thời gian một vòng quay VLĐ trong kỳ, được xác định theo công thúc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỳ luân chuyển VLĐ =

Số ngày trong kỳ được tính là 1năm, 1 quý hoặc 1 tháng Số lần luân chuyển vốn lưu động trong kỳ Từ công thức trên ta thấy kỳ luân chuyển VLĐ phụ thuộc vào số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ và tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ. Vì vậy việc tiết kiệm vốn lưu động và nâng cao tổng mức luân chuyển VLĐ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao hiệu suất sử dụng VLĐ.

- Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn

Chỉ tiêu này phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo). Công thức tính: 1 TK 1 0 M V ( ) x (K K ) 360 hoặc 1 1 TK 1 0 M M V ( ) L L

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó:

VTK: Số vốn lưu động có thể tiết kiệm (-) hay phải tăng thêm do ảnh hưởng của tốc độ luân chuyển VLĐ kỳ so với kỳ gốc.

M1: Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh (kỳ này)

K1, K0: Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc (kỳ này, kỳ trước) L1, L0: Số lần luân chuyển VLĐ kỳ so sánh, kỳ gốc (kỳ này, kỳ trước)

- Hàm lượng vốn lưu động

Hàm lượng vốn lưu động (Mức đảm nhiệm VLĐ) là số vốn lưu động cần có để đạt được một doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm.

Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Doanh thu thuần bán hàng trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán háng cần bao nhiêu VLĐ.

- Mức doanh lợi vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc sau thuế). Mức doanh lợi vốn lưu động càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại.

Mức doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận trước hoặc sau thuế VLĐ bình quân trong kỳ

Ngoài các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ ở trên còn có các chỉ tiêu: + Vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp nhanh, VLĐ được sử dụng có hiệu quả.

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu có thuế

Số dư bình quân các khoản phải thu + Vòng quay hàng tồn kho (HTK)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số HTK bình quân trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành cho thấy. Việc tổ chức và quản lý sự trữ của doanh nghiệp là tốt, doanh nghiệp có thể rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho và ngược lại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VỐN CỦA CÔNG TY TNHH

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang (Trang 37)