Hiệu quả quản lý vốn kinh doanh và sự cần thiết phải tăng cường

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang (Trang 29)

5. Bố cục của luận văn

1.1.3. Hiệu quả quản lý vốn kinh doanh và sự cần thiết phải tăng cường

hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp

1.1.3.1. Hiệu quả quản lý vốn kinh doanh Trên quan điểm các nhà đầu tư

Với chủ doanh nghiệp (các nhà đầu tư trực tiếp): Hiệu quả quản lý vốn là sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu và sự tăng giá trị doanh nghiệp mà họ đầu tư vốn.

Với tất cả các nhà đầu tư gián tiếp (cho vay vốn) thì ngoài tỷ suất lợi tức vốn vay họ rất quan tâm đến việc bảo toàn giá trị thực tế của đồng vốn cho vay theo thời gian.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với nhà nước là chủ sở hữu về cơ sở hạ tầng, đất đai là tài nguyên môi trường… tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định thông qua tỷ trọng về thu nhập mới sáng tạo ra, tỷ trọng các khoản thu về ngân sách, số chỗ làm việc mới tăng lên so với số vốn doanh nghiệp đầu tư về sản xuất kinh doanh.

Quan điểm dựa vào điểm hòa vốn trong kinh doanh

Quan điểm này cho rằng tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn khác với tiêu chuẩn về hiệu quả kinh doanh ở chỗ, hiệu quả sử dụng vốn phải dựa trên cơ sở điểm hoà vốn, tức là kết quả hữu ích thực sự được xác định khi mà thu nhập bù đắp hoàn toàn số vốn bỏ ra, phần vượt lên trên điểm hoà vốn mới là thu nhập để làm cơ sở xác định hiệu quả sử dụng vốn.

Quan điểm trên cơ sở kinh tế

Quan điểm này đưa ra tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở lợi nhuận kinh tế.

Lợi nhuận kinh tế =

Tổng giá trị doanh nghiệp - Tổng chi phí - Chi phí ngầm định và chi phí cơ hội

Đây là quan điểm xác định tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng vốn mang tính chất toàn diện. Nhưng nó chỉ có ý nghĩa về mặt nghiên cứu và quản lý, còn về mặt tính toán cụ thể thì không thể xác định được một cách chính xác chi phí ngầm và chi phí cơ hội.

Quan điểm dựa trên cơ sở thu thập thực tế

Quan điểm này đưa ra tiêu chuẩn về hiệu quả như sau: Trong nền kinh tế có lạm phát, cái mà nhà đầu tư quan tâm là lợi nhuận dòng thực tế chứ không phải là lợi nhuận dòng đơn thuần. Quan điểm này đã phản ánh được tiêu chuẩn đích thực, cuối cùng về kết quả lợi ích tạo ra của đồng vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiệu quả quản lý là chỉ tiêu biểu hiện một mặt về hiệu quả kinh doanh, mặt khác nó cũng phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trong việc tối đa kết quả lợi ích hoặc tối thiểu hoá lượng vốn thời gian sử dụng theo các điều kiện về nguồn lực xác định phù hợp với mục tiêu kinh doanh.

1.1.3.2. Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ nhất, Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn trong hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần phải có các yếu tố cơ bản là: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Để có được các yếu tố này, đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng ra một số vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh, vốn là cơ sở đầu tiên tối thiểu cần thiết, là điều kiện có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả của cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế nó còn là điều kiện để sử dụng các nguồn tiềm năng khác để phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng.

Chính vì vậy, vấn đề đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một trong các nội dung quan trọng của tài chính doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh ngay từ khi mới bắt đầu đi vào sản xuất kinh doanh là một trong các biện pháp thực thi có hiệu quả đối với việc bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời vốn sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.

Thứ hai, Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dù diễn ra ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là thước đo kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lợi nhuận là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh hiệu quả của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là nguồn tích luỹ cơ bản để tái sản xuất được mở rộng, lợi nhuận cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả quản lý vốn kinh doanh. Do vậy, phải tiến hành sản xuất kinh doanh như thế nào để thu được lợi nhuận cao và ổn định luôn là mục tiêu phấn đấu hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu đó không còn con đường nào khác ngoài việc nâng cao công tác tổ chức và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

Thứ ba, Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả tổ chức, quản

lý vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh là với số vốn nhất định, doanh nghiệp có thể tạo ra doanh thu và thu được nhiều đồng lợi nhuận hơn hoặc đầu tư được trang thiết bị cơ sở vật chất, thay đổi hiện đại hoá dây truyền công nghệ… làm tăng quy mô kinh doanh, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Bảo toàn và nâng cao hiệu quả quản lý vốn là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận tối đa và mở rộng quy mô hoạt động về cả chiều sâu và chiều rộng. Nếu vốn kinh doanh không được bảo toàn, hiệu quả sử dụng đồng vốn thấp, lãng phí thì việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của các doanh nghiệp là vấn đề kinh tế hết sức khó khăn, có thể dẫn đến tình trạng phá sản hoặc giải thể doanh nghiệp, việc bảo toàn và nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp có thể duy trì được sức mua của đồng vốn kể cả trong trường hợp kinh tế có lạm phát, góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ngoài việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn đối với mỗi doanh nghiệp góp phần đem lại hiệu quả đối với toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao đồng nghĩa với việc đóng góp cho NSNN của bộ phận này tăng lên, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động, kích thích tiêu dùng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.

Xuất phát từ những lý do trên việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh trong các doanh nghiệp là rất cần thiết. Nó đòi hỏi trong công tác quản lý vốn phải thường xuyên phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lỷ vốn kinh doanh, nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh cũng như đề ra các giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)