5. Bố cục của luận văn
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý vốn trong doanh
1.1.4.1. Yếu tố khách quan
Là những nhân tố bên ngoài nhưng đôi khi nó đóng vai trò quyết định tới hiệu quả quản lý vốn của doanh nghiệp.
Cơ chế quản lý và chính sách vĩ mô của Nhà nước: Trong nền kinh tế
thị trường Nhà nước cho phép các doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh và bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, Nhà nước vẫn quản lý vĩ mô nền kinh tế và tạo hành lang pháp lý để tất cả các thành phần kinh tế hoạt động tự do trong khuôn khổ pháp luật, theo đó những ngành nghề mà nhà nước khuyến khích sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi, những ngành nghề mà nhà nước hạn chế cấm sẽ khó khăn chấm dứt hoạt động.
Lạm phát: Ở mỗi thời điểm mặt bằng giá cả có sự khác nhau ảnh hưởng
đến giá trị thực tế của đồng vốn, do đó hiệu quả quản lý vốn đầu tư cần thiết tính toán trên cơ sở điều chỉnh các thông số theo yếu tố lạm phát. Nếu lạm phát tăng làm giá cả tăng ảo, không đánh giá được giá trị thực tế của đồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
vốn. Sau một thời gian kinh doanh đồng vốn sẽ bị mất giá, nếu mất giá quá nhiều doanh nghiệp sẽ mất vốn.
Ảnh hưởng tình hình kinh tế, chính trị xã hội thế giới: Trong điều kiện
nền kinh tế thế giới diễn ra bình ổn thì tình hình kinh tế trong nước cũng ổn định, ngược lại nếu tình hình kinh tế chính trị xã hội không ổn định có chiến tranh sẽ làm cho giá cả tăng cao hoặc giảm đột ngột gây ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh.
Rủi ro: Có những rủi ro xảy ra mà con người không thể dự tính hết rủi
ro bất khả kháng, do thiên tai, hoả hoạn làm thiệt hại đến tài sản, vốn liếng con người, đến tiến độ thi công, phát sinh nợ khó đòi phá sản doanh nghiệp khách hàng… làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Tính cạnh tranh trên thị trường: Trên thị trường có nhiều đối thủ cạnh
tranh để có thể giữ được vị thế và duy trì sự phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử quản lý.
1.1.4.2. Yếu tố chủ quan
Là những nguyên nhân do năng lực quản lý, do ý trí chủ quan trong việc sử dụng vốn cụ thể như.
Việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh: Việc lựa chọn phương
án sản xuất kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Việc lựa chọn đòi hỏi nhà quản lý phải có một chiến lược kinh doanh tính đến hiệu quả cuối cùng của dự án phù hợp với khả năng tình hình hiện có của mình.
Cơ cấu vốn: Tỷ lệ nợ quá nhiều, hệ số vốn chủ thấp hoặc ngược lại đều
không tốt. Nếu nợ cao dẫn đến rủi ro tài chính cao, vì vậy chỉ một biến động nhỏ có thể dễ ràng gây ra mất khả năng thanh toán, nếu hệ số vốn chủ sở hữu cao, nếu có rủi ro nguy cơ mất hết vốn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Lựa chọn hình thức tài trợ vốn: Cần đảm bảo lựa chọn hình thức tài trợ
vốn hợp lý. Nguồn ngắn hạn tài trợ vốn tạm thời, dài hạn tài trợ vốn thường xuyên, nếu lấy nguồn ngắn hạn tài trợ cho dài hạn khi chưa cần thanh toán mà chưa thực hiện được vòng quay vốn dài hạn sẽ dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Xác định nhu cầu vốn: Tránh tình trạng ứ đọng vốn, căng thẳng về vốn
ở khâu này, thừa vốn ở khâu kia, xác định nhu cầu vốn hợp lý, sẽ giúp cho việc sử dụng vốn có hiệu quả do tận dụng được tối đa nguồn huy động.
Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, với nhà cung cấp:
Duy trì và phát triển không tốt các mối quan hệ này sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Trình độ quản lý và tay nghề người lao động: Nếu quản lý không tốt
gây ra tình trạng thất thoát vốn, đồng thời tay nghề không tốt làm giảm hiệu suất lao động, giảm hiệu quả quản lý vốn.