Tăngcường hiệu quả quản lý vốn cố định

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang (Trang 101)

5. Bố cục của luận văn

4.3.2.Tăngcường hiệu quả quản lý vốn cố định

4.3.2.1. Nâng cấp và đổi mới TSCĐ trong thời gian tới

Đối với các doanh nghiệp việc mua sắm TSCĐ đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa cực kỳ to lớn để tăng cường hiệu quả quản lý vốn cố định nói riêng và hiệu quả quản lý vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Nếu công ty không chủ động đầu tư để đổi mới máy móc, thiết bị thì chắc chắn sẽ bị thua kém trong cạnh tranh. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu tư đúng đắn; đầu tư phải dựa trên dự tính hiệu quả của việc đầu tư mang lại, khả năng hiện có về lao động, tiêu thụ sản phẩm.

Việc đầu tư phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, nên mua loại máy móc nào và mua tại thời điểm nào cho hợp lý. Khi đã mua về rồi thì tìm giải pháp tốt nhất để đưa TSCĐ vào sử dụng có hiệu quả sao cho kết quả kinh doanh bù đắp được tất cả các chi phí bỏ ra cho quá trình kinh doanh. Để làm được điều đó, công ty nên lựa chọn kỹ lưỡng đầu tư vốn với tỷ trọng bao nhiêu vào loại máy móc nào là chủ yếu. Trong quá trình sản xuất phải sử dụng tốt TSCĐ trên cơ sở đưa máy móc, thiết bị đồng bộ, công suất hoạt động lớn, số giờ máy, số ca máy được hoạt động một cách triệt để, phải có trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng máy móc tốt, định mức khấu hao đúng đắn. Có như vậy mới tăng cường hiệu quả quản lý vốn cố định của đơn vị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tăng cường đổi mới trang thiết bị máy móc là một lợi thế để chiếm lĩnh không chỉ thị trường hàng hóa mà còn là thị trường vốn, tạo uy tín với khách hàng và sự tin cậy của các chủ nợ, tăng năng lực dự thầu khi tham gia đấu thầu. Việc tăng cường đầu tư vào TSCĐ cũng góp phần gia tăng lượng vốn cố định trong công ty, giúp doanh nghiệp tái cơ cấu lại cơ cấu vốn hiện tại, làm cho cơ cấu vốn ngày càng hợp lý và phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.

4.3.2.2. Quản lý chặt chẽ tài sản cố định

Để thực hiện tốt công tác trên, công ty cần phải tiến hành quản lý chặt chẽ TSCĐ của mình dưới các hình thức sau:

- Mở sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ TSCĐ hiện có: Nguyên giá, giá trị còn lại theo đúng chế độ kế toán hiện hành, phản ánh trung thực, kịp thời tình hình sử dụng, biến động của tài sản trong quá trình kinh doanh.

- Kiểm kê lại TSCĐ theo đúng kỳ.Trong kiểm kê sẽ phát hiện những vấn đề cần quản lý tốt hơn và đánh giá đúng giá trị còn lại của tài sản, từ đó giúp quản lý sát sao TSCĐ, hạn chế những thất thoát.

- Phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong nội bộ công ty, quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn đồng thời kiểm kê, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ trong năm. Tài sản cố định của công ty là các tài sản có hao mòn vô hình nhanh nên trong quá trình sử dụng công ty nên chọn cho mình một phương pháp khấu hao thích hợp

- Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên bảo trì bảo dưỡng máy móc đúng hạn định, đồng thời phải có máy móc, phụ tùng thay thế dự phòng hợp lý. Sửa chữa kịp thời máy móc, thiết bị khi có sự cố xảy ra.

4.3.2.3. Sử dụng phương thức thuê tài chính

Do địa bàn hoạt động rộng, các công trình nằm rải rác, máy móc có nơi thừa nơi thiếu. Vì vậy trong quá trình sử dụng, công ty có thể cho thuê những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

máy móc thi công đang chờ việc để tăng thu nhập, giảm hao mòn vô hình. Nếu việc thi công ở xa, việc điều chuyển máy móc tốn kém thì công ty cần chủ động tìm kiếm nguồn cho thuê bên ngoài nhằm tiết kiệm chi phí.

Giá thuê máy được căn cứ vào mặt bằng giá chung và có sự điều chỉnh một cách linh hoạt sao cho cả người thuê và người cho thuê đều chấp nhận được. Khi khối lượng công việc cần sử dụng máy theo thời gian và liên tục trong thi công thì nên thuê máy theo hợp đồng dài, làm như vậy công ty sẽ chủ động trong thi công vì máy móc lúc nào cũng có sẵn và tiết kiệm được chi phí do hạn chế được thời gian ngưng máy gây ra. Hơn nữa để lựa chọn hình thức thuê máy hợp lý thì công ty nên sử dụng cách phân tích sản lượng cân bằng dựa trên chi phí.

4.3.2.4. Tăng cường hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Để nâng cao hiệu suất sử dụng TSCĐ cần phân cấp quản lý TSCĐ cho các bộ phận trong công ty, tự quy trách nhiệm đối với người quản lý và sử dụng TSCĐ. Công ty nên đưa ra các hình thức khen thưởng nhằm khuyến khích sự sáng tạo và cần cù của người lao động giúp tiết kiệm các chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và đưa ra các hình thức kỷ luật, phạt đối với những cá nhân gây thiệt hại tới TSCĐ của công ty.

Các máy móc phải được phát huy hết công suất giúp chi phí khấu hao và một số chi phí cố định khác giảm bớt tương ứng trong một đơn vị sản phẩm. Muốn tận dụng công suất máy móc thiết bị phải lập và chấp hành đúng đắn mức sử dụng thiết bị, bảo quản, kiểm tra thường xuyên, tổ chức sản xuất, lao động hợp lý, cân đối năng lực sản xuất trong dây chuyền sản xuất, cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất của thiết bị.

Thực hiện tốt những điều trên sẽ đem lại những tác động lớn cho công ty như:

- Tiết kiệm được thời gian trong sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Góp phần đảm bảo sản xuất cân đối nhịp nhàng

- Bảo đảm hoàn thành kế hoạch sản xuất với hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Tăng cường hiệu quả quản lý vốn đối với công ty TNHH một thành viên dịch vụ môi trường và quản lý đô thị Tuyên Quang (Trang 101)