c/ Câu hỏi thuộc loại đánh giá
3.4 Mô hình nghiên cứu:
Như nêu ra ở trên, các vấn đề nghiên cứu là qua những câu hỏi được sắp xếp bởi một tổ hợp các biến số. Khi giải quyết những vấn đề nghiên cứu, một vài sự trình bày của vấn đề được đề cập. Điều này cũng áp dụng trong cuộc sống hiện thực. Ví dụ khi nhà quản lý hướng dẫn kinh doanh hướng dẫn nhân viên mỉm cười, thì sự hình dung hoặc các mô hình cỏ thể đã hiện diện trong đầu ông ta: Khi nhân viên cười, khách hàng cảm thấy thoải mái và thường sẵn sàng mua hàng hơn. Mô hình của nhà quản lý có thể được diễn ra như sau:
Nhân viên cười Khách hàng cảm thấy hài long sẵn sàng mua hơn.
Chúng ta đều có những mô hình như vậy. Tuy nhiên thông thường chúng đều là những ẩn số và không rõ ràng.
Một ví dụ khác là khi các công ty quảng cáo để tìm, họ thường đòi hỏi những yêu cầu về bằng cấp. Như là trình độ học vấn, tuổi, kinh nghiệm … Điều này có nghĩa sẽ có những giả định ngầm hoặc những mô hình cơ bản quảng cáo là:
Tiêu chuẩn (bằng cấp) hiệu suất làm việc.
Mô hình đóng vai trò ưu thế trong nghiên cứu. Chúng thường gắn chặt với những khái niệm của lý thuyết, gợi ý một tổ chức có hệ thống, và mối quan hệ giữa các khái niệm. Các đặc điểm chính của mô hình là:
Hình 2.2 – Sơ đồ tổ chức ( một mô hình )
1. Những mô hình đơn giản có thực sự có ích trong nghiên cứu kinh doanh không? sự miêu tả các quyền lực chính quy ở trong 1 công ty có thể, có thể là một kiểu mẫu, được kết hợp với sự phân tích và đánh giá của kiến thức và kỹ năng đòi hỏi của các vị trí khác nhau, và thường được dùng cho việc tìm ra các lỗ hổng kiến thức cần được bồi đắp, hoặc các định nghĩa của các cấu trúc chính quy thực tế có thể được so sánh với các cấu trúc “lý tưởng”, cái mà có thể được dùng để cải thiện hệ thống của các tổ chức, hoặc những miêu tả được sắp đặt ở những thời điểm khác nhau, đúng lúc được dùng để tìm hiểu sự thay đổi một cách có hệ thống.
Định nghĩa đến từ nhiều dạng khác nhau. Giả sử một nhà nghiên cứu muốn miêu tả một hệ thống cấu trúc không chính quy của một công ty. Điều này đòi hỏi một định nghĩa rõ ràng và chi tiết của lý thuyết “ tổ chức không chính quy”, bao gồm những lĩnh vực cần được làm sáng tỏ. Ví dụ nhà nghiên cứu có thể kết thúc bằng việc tìm hiểu sự truyển đạt thông tin trong công ty, ai trao đổi với ai,
hoặc tìm hiểu ai ảnh hưởng đến các quyết định, phát hiện những sai lệch tiềm ẩn trong việc truyền đạt hoặc từ các quyền lực thể hiện trong biểu đồ tổ chức.
Một ví dụ khác là nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu hành vi mua bán của khách hàng trong 1 công ty. Tùy vào mục đích của việc tìm hiểu, ta có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ, việc nghiên cứu có thể tập trung vào công ty đang mua gì, hoặc vào công ty mua như thế nào. điều này cũng có thể bao gồm việc sắp đặt, các sự kiện diễn ra và liên quan với nhau như thế nào trong quá trình mua.
2. Các cuộc nghiên cứu được diễn ra để giải thích hiện tượng. Mô hình nổi tiếng của “ kế họach thu lợi nhuận” trang 48 có thể dùng cho mục đích giải thích. Trong mô hình này, lợi nhuận được giải thích bằng sự khác nhau giữa giá bán và biến phí, cho 1 đơn vị , nhân với số lượng, trừ phí cố định.
Nhà nghiên cứu muốn giải thích lý do tại sao các công ty thành công trong khi những công ty còn lại thất bại trong ngành kinh doanh. Điều này đòi hỏi 1 định nghĩa cái gì có nghĩa là thành công.
Hơn thế nữa, nó yêu cầu sự nhìn nhận ra các nguyên tố và các quá trình mà có thể cho ra những thành công và thất bại.
Lave và March (1993) đã nêu ra những cách tiếp cận sau đây cho việc sắp
đặt những vấn đề:
• Quan sát thực tế ( thành công và thất bại của các công ty)
• Nhìn vào thực tế như thể đây là kết quả cuối cùng của những quá trình hoặc mô hình không được biết rõ.
• Sau đó thì phỏng đoán về quá trình mà có thể cho ra những kết quả như vậy.
• Sau đó trừ đi các kết quả khác (ứng dụng/kết quả/phỏng đoán) từ mô hình.
• Sau đó hỏi bản thân mình xem các ứng dụng có đúng hay không và cho ra 1 mô hình mới nếu cần thiết.
Lời khuyên chính từ cách tiếp cận được nêu ra là : • Nghĩ về “quá trình”
• Phát triển các ứng dụng thú vị. • Tìm kiếm những điểm tương đồng.
Khi làm việc cùng với những vấn đề và mô hình nó rất có ích nếu ta giữ chúng càng đơn giản càng tốt. các biến số nên được bao gồm khi nó có ích, để nâng cao chất lượng của sự giải thích. Một mô hình tốt hoặc chính xác hơn thì ứng dụng của nó có thể được kiểm chứng. Ví dụ, 1 đội bóng đá vừa thua trận. Huấn luyện viên giải thích việc thua trận như sau : Tôi xin lỗi, vấn đề là do các cầu thủ của tôi không có đủ tinh thần chiến đấu, không đủ ý chí để thắng trận. Mô hình của huấn luyện viên có thể được miêu tả như sau :
Kết quả ( thắng/thua) = hàm (tinh thần chiến đấu)
Mô hình nay loanh quanh vì nó giải thích cho bất cứ 1 kết quả nào. Mô hình này không thể làm giả vì nó không thể được kiểm chứng.
3. Rất nhiều nghiên cứu thương mại thường bị lơ đãng với sự phỏng đóan hay dự báo, ví dụ, dự đóan về doanh thu, giá cả… Trong hình thức đơn giản nhất, sự dự đóan này dựa trên ngọai suy của hành vi quá khứ ( phát triển). Ví dụ, mô hình sau đây đã được phát triển để phỏng đoán số lượng dân số trong 1 khu vực nhất định:
Pti= Pt0 x 1.007 (ti-t0)
Pti= dân số vào thời điểm ti
Pt0= dân số ở thời điểm xác định . ví dụ tháng 1/ 2005.
Sự xem xét kỹ lưỡng của mô hình cho thấy nó chỉ bao gồm 1 biến số, thời gian ( t-t). Cả Pt và 1.007 đều là số cố định.
Khi tính toán các giá trị khác nhau cho (ti-t0) 0,1,2,…,n 1 đường cong sẽ được thấy. Đây là mô hình tốt hay xấu? Nó chỉ đưa ra một kiểu mô hình cụ thể (tùy thuộc vào giá trị của số cố định).
Sự tìm kiếm và cân nhắc về các tài liệu cần có thời gian, ít nhất vì nó rất khắt khe và tốn thời gian để có thể nắm bắt được vấn đề nghiên cứu. Do đó, cần cố gắng để có 1 sự khởi đầu! Đọc và suy nghĩ thường cho những kết quả tốt. Ở đây là những nguồn kiến thức tốt có thể giúp bạn tìm thấy những tư liệu có liên quan:
1. Các bài báo đánh giá mức phát triển cao nhất của khoa học kỹ thuật ở một giai đoạn nhất định.
2. Dữ liệu thông tin (vi tính ) 3. Cuộc thảo luận/ bài báo
4. Tham gia cuộc thảo luận/ mạng lưới. 5. “Chuyên gia”.