Tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác kê khai thuế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
Trang 1I PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chon đề tài
Trong cuộc sống hiện nay, đất nước ta đang diễn ra sôi động trong quá trình phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trước vấn đề từ một nền kinh tế theo cơ chế bao cấp chuyển sang một nền kinh tế theo cơ chế thị trường, sự hòa nhập của các nền kinh tế trong xã hội không những nằm riêng trong phạm vi quốc gia mà còn hòa nhập vào kinh tế thế giới.Với yêu cầu này, các hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực phải có nhiều chuyển biến, nhiều thay đổi cho phù hợp kinh tế thế giới.nên cần có sự điều tiết của Nhà nước Trong sự phát triển mạnh mẽ này các doanh nghiệp trong nền kinh tế không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường mà còn chịu
sự tác động, điều tiết quản lý của Nhà nước Một công cụ quan trọng giúp Nhà nước thực hiện vai trò điều tiết, quản lý của mình đó là thuế Trong bước chuyển biến của nền kinh tế, các sắc thuế hiện tại tỏ ra không còn phù hợp và cùng với
xu thế hoà nhập khu vực và quốc tế cần có những sắc thuế phù hợp
Hiện nay ở nước ta, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp Thuế có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân Trước hết thuế là công cụ tập trung chủ yếu nguồn thu cho ngân sách Nhà nước Là công cụ điều tiết thu nhập trực tiếp thực hiện công bằng xã hội trong phân phối và là công cụ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh Hơn nữa, thuế còn tham gia vào điều tiết kinh tế vĩ
mô bằng các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Cuối năm, công tác kế toán thuế phải tính ra số thuế phải nộp cho nhà nước để các doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước Bên cạnh đó, tổ chức công tác thanh toán thuế GTGT và thuế TNDN giúp doanh nghiệp xác định được số thuế GTGT được hoàn lại hay được miễn giảm nhằm đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp
Trang 2Nhận thức được sâu sắc về vai trò của kế toán, đặc biệt là kế toán thanh toán thuế nên nhóm em đã lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu đánh giá thực trạng công tác kê khai thuế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang”
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lí luận thuế và kê khai thuế, quyết toán thuế trong Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
-Thực trạng kê khai quyết toán thuế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
- Một số nhận xét, đánh giá và giải pháp về công tác kê khai quết toán thuế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: quá trình kê khai và quyết toán thuế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
- Phạm vi nghiên cứu: Tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
- Thời gian: năm 2012 và tháng 1 năm 2013
4.Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin phản ánh tình hình thực tế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
• Việc thu thập thông tin chính xác, khoa học sẽ phục vụ tốt và đảm bảo yêu cầu, mục đích của quá trình nghiên cứu Để thu thập thông tin có 3 phương pháp:
Điều tra thống kê: Là việc xem xét phương pháp hạch toán, hình thức ghi chép sổ sách của đơn vị Từ đó nắm bắt được thông tin về công tác kế toán, đặc biệt là công tác kế toán thuế tại đơn vị
• Phỏng đoán, tham khảo ý kiến của những cán bộ quản lý có kinh nghiệm
để có những thông tin nhanh, đề cập đến nhiều vấn đề cùng lúc Thu thập các ý kiến đó và lựa chon những thông tin thích hợp khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu
Phương pháp quan sát trực tiếp: trực tiếp quan sát vấn đề có liên quan đến việc nghiện cứu để tìm ra quy luật chung, xử lý các thông tin cần thiết để
có được nguồn tin đầy đủ
Trang 3 Thu thập số liệu thống kê: được thể hiện qua các con số chỉ tiêu của các thời kỳ Qua đó thấy được sự biến động của hoạt động sản xuất kinh doanh liên quan đến các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào NSNN,
đó là cơ sở phân tích đề tài
• Phương pháp phân tích đánh giá:
Là việc so sánh các vấn đề có cùng nội dung nhưng ở những thời điểm khác nhau, để thông qua đó thấy mức độ tăng giảm và xu thế biến động của đối tượng nghiên cứu Có 3 phương pháp chủ yếu là:
Phương pháp thống kê: So sánh số tương đối và số tuyệt đối của các số liệu thu thập
Phương pháp chuyên môn kế toán: So sánh các con số kế toán trong bài với nhau theo logic của nghiệp vụ kế toán
Phương pháp so sánh các chỉ tiêu phát triển: So sánh các con số của các chỉ tiêu qua các thời kỳ để thấy được mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế qua đó xác định mức độ phát triển của doanh nghiệp
5 Bố cục của đề tài: gồm 3 phần
- Phần I: Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về thuế và kê khai, quyết toán thuế trong doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng công tác kê khai, quyết toán thuế tại doanh nghiệp…
- Đưa ra một số nhận xét, đánh giá và giải pháp về công tác kê khai, quyết toán…
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: quá trình kê khai và quyết toán thuế tại DNTN Tuấn Sự
- Phạm vi
- Thời gian
4 Phương pháp nghiên cứu
5 Bố cục của đề tài
Trang 4-Phần II: phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lý luận về thuế và quá trình kê khai, quyết toán thuế trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kê khai, quyết toán thuế tại công ty TNHH xây dựng Trung Quang
2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị
2.2 Thực trạng công tác kê khai, quyết toán thuế tại công ty TNHH xây dựng Trung Quang
2.2.1 Kê khai thuế GTGT
2.2.2 Kê khai và quyết toán thuế TNDN
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kê khai, quyết toán thuế tại công ty TNHH xây dựng Trung Quang
3.1 Nhận xét, đánh giá
Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kê khai, quyết toán thuế tại công ty TNHH xây dựng Trung Quang
III PHẦN KẾT LUẬN
Trang 5II PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THUẾ VÀ QUÁ TRÌNH KÊ KHAI,
QUYẾT TOÁN THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP
1 Cơ sở lí luận thuế và quá trình kê khai quyết toán thuế GTGT tại công ty
1.1 Khái nhiệm và đặc điểm của thuế Giá trị gia tăng
1.1.1 Khái niệm
Thuế GTGT là thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Thuế GTGT phải trả khi mua sản phẩm hoặc tiêu dùng, thuế GTGT trả cho người cung cấp, nhà cung cấp có vai trò như một người thu hộ Chính phủ, thuế GTGT được chuyển tới người tiêu dùng cuối cùng
1.1.2 Đặc điểm
Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực tiếp Nộp thuế cho Nhà nước không có nghĩa là cho Nhà nước mượn tiền hay gửi tiền vào Ngân sách nhà nước hoặc là mua một dịch vụ công Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân
Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế trên phạm vi toàn xã hội Chính phủ phải sử dụng hệ thống pháp luật để ban hành các sắc thuế, vì vậy thuế thường được quy định dưới dạng văn bản luật hay pháp lệnh Cho nên, trốn thuế hay gian lận thuế đều bị coi là những hành vi phạm pháp và phải chịu xử phạt về hành chính hoặc hình sự
Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho Nhà nước các khoản thuế đã được pháp luật quy định
1.2 Đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế
Đối tượng nộp thuế là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế Giá trị gia tăng (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân
nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng (sau đây gọi là người nhập khẩu)
Đối tượng chịu thuế là tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất và tiêu dùng ở Việt Nam
Trang 61.3 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng
1.3.1 Căn cứ tính thuế Giá trị gia tăng
Căn cứ để tính thuế GTGT là Giá tính thuế và Thuế suất
Giá tính thuế Giá trị gia tăng
Giá tính thuế được quy định cụ thể cho từng loại hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa dùng để trao đổi và sử dụng nội bộ hay đối với hoạt động cho thuê tài sản
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập khẩu tại cửa khẩu Việt Nam cộng với thuế nhập khẩu
Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT
Thuế suất: Có ba mức thuế suất khác nhau: 0%, 5%, 10%.
1.3.2 Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm phương pháp khấu trừ thuế Giá trị gia tăng và phương pháp tính trực tiếp trên Giá trị gia tăng
Phương pháp khấu trừ thuế Giá trị gia tăng
Đối tượng áp dụng: Là các đơn vị, tổ chức kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế
Công thức tính thuế Gía trị gia tăng phải nộp:
Giá thanh toán
=
Giá chưa có thuế GTGT
1 + Thuế suất thuế GTGT
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu vào
Trang 7 Phương pháp trực tiếp trên Giá trị gia tăng
Đối tượng áp dụng: Các đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đầy
đủ các điều kiện về kế toán, hóa đơn, chứng từ để tính thuế theo phương pháp khấu trừ thuế Các cá nhân sản xuất kinh doanh là người Việt Nam, các tổ chức,
cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Các cơ sở kinh doanh vàng bạc, đá quý, ngoại tệ
Công thức tính thuế Giá trị gia tăng phải nộp:
1.4 Kê khai, nộp thuế, hoàn thuế Giá trị gia tăng
1.4.1 Kê khai thuế Giá trị gia tăng
Trong đó:
×
Trang 8Các cơ sở kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT phải có trách nhiệm lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu qui định Thời gian nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế chậm nhất là ngày 20 của đầu tháng tiếp theo
Trong trường hợp không phát sinh thuế đầu vào, đầu ra thì cơ sở kinh doanh vẫn phải kê khai và nộp tờ khai cho cơ quan thuế Cơ sở kinh doanh phải
kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc
kê khai
1.2.4.2 Nộp thuế Giá trị gia tăng
Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào ngân sách Nhà nước
Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế
1.2.4.3 Hoàn thuế Giá trị gia tăng
Các trường hợp hoàn thuế GTGT:
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có
số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT
Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu, nếu số thuế GTGT đầu vào của hàng hoá xuất khẩu phát sinh trong tháng chưa được khấu trừ từ 200 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng
Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp
Trang 9nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.
1.5 Trình tự và phương pháp kế toán thuế Giá trị gia tăng
1.5.1 Tài khoản, chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng
Tài khoản sử dụng
TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ: Phản ánh số thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp
Kết cấu tài khoản
Bên Nợ:
− Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;
Bên Có:
− Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ;
− Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ;
− Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã lại, được giảm giá;
− Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số
thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước
TK 3331 có 2 TK cấp 3:
+ TK 33311 – Thuế GTGT đầu ra phải nộp + TK 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Chứng từ sử dụng
Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có
Hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng thông thường
Trang 10 Bảng kê sản phẩm, hàng hóa mua vào và bán ra.
Sổ sách sử dụng
Công ty có sử dụng đầy đủ các loại sổ sách theo quy định của bộ tài chính
về hình thức ghi sổ kế toán chứng từ ghi sổ bao gồm:
Sổ cái Tổng hợp tài khoản 1331, 33311
Sổ cái Chi tiết tài khoản 1331, 33311
Bảng kê tài khoản 1331, 33311
Các sổ chi tiết khác có liên quan
1.5.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
1.5.2.1 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu vào
Khi mua vật tư, hàng hóa tài sản trong nước sử dụng cho hoạt động SXKD tính thuế theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 151, 152, 153, 211, 213… Giá mua vật tư, hàng hóa, tài sản (không có thuế GTGT).
Nợ TK tập hợp chi phí (621, 623, 627, 641, 642, 241, 242…): Giá mua vật liệu, công cụ dụng cụ hay dịch vụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD), xây dựng cơ bản (không có thuế GTGT).
Nợ TK 632: Giá mua của vật tư, hàng hóa giao bán ngay.
Nợ TK 133 (1331, 1332): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 331, 111, 112, 311,… Tổng giá thanh toán
Đối với hàng nhập khẩu phục vụ cho hoạt động SXKD thuộc diện chịu thuế GTGT, khi nhập khẩu, kế toán phản ánh số thuế GTGT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ bằng bút toán:
Nợ TK 133 (1331, 1332): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK 3331 (33312): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
Trường hợp mua hàng hóa nhập khẩu dung cho hoạt động SXKD không thuộc diện chịu thuế GTGT hay huộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc dung vào hoạt động phúc lợi, sự nghiệp, dự án, phúc lợi công cộng, … (tài trợ bằng nguồn kinh phí riêng), số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp
Trang 11Nợ TK liên quan (151, 152, 156, 211, …): Trị giá mua hàng nhập khẩu (cả thuế nhập khẩu (TNK) và thuế GTGT).
Có TK 111, 112, 331, … Giá mua hàng nhập khẩu.
Có TK 333 (3333 - TNK): Thuế nhập khẩu phải nộp.
bổ (của các đối tượng không chịu thuế GTGT) nếu nhỏ sẽ được tính vào giá vốn hàng bán (với vật tư, hàng hóa, dịch vụ) hay tính vào chi phí trong kỳ (với TSCĐ) hoặc chi phí trả trước dài hạn (nếu lớn) để phân bổ dần vào các kỳ có liên quan bằng bút toán:
Nợ TK tập hợp chi phí (623, 627, 641, 642, …): Số thuế GTGT không được khấu trừ của TSCĐ tính vào chi phí liên quan (nếu nhỏ).
Nợ TK 632: Số thuế GTGT không được khấu trừ vật tư, hàng hóa, dịch vụ tính vào giá vốn hàng bán (nếu nhỏ), hoặc
Nợ TK 242: Tính vào chi phí trả trước dài hạn (nếu lớn).
Có TK 133: Số thuế GTGT đầu vào của các đối tượng không chịu thuế GTGT số thuế GTGT không được khấu trừ).
Định kỳ, phân bổ số thuế GTGT không được khấu trừ:
Nợ TK tập hợp chi phí (623, 627, 641, 642, …): Số thuế GTGT không được khấu trừ của TSCĐ tính vào chi phí liên quan (nếu nhỏ).
Nợ TK 632: Số thuế GTGT không được khấu trừ vật tư, hàng hóa, dịch vụ tính vào giá vốn hàng bán (nếu nhỏ), hoặc
Có TK 242: Phân bổ dần số thuế GTGT không được khấu trừ vào chi phí hay giá vốn hàng bán.
1.5.2.2 Kế toán thuế Giá trị gia tăng đầu ra
Trang 12 Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Khi bán sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trên Hóa đơn (GTGT) phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và chi phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán Căn cứ vào Hóa đơn GTGT phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (theo giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT,
kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131… Tổng giá thanh toán của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ.
Có TK 333 (33311): Thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (giá bán chưa có thuế).
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (giá bán chưa có thuế).
Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nhưng doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131…
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (tổng giá thanh toán).
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ (tổng giá thanh toán).
Trường hợp cho thuê tài sản thu tiền trước thời hạn thuê, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng của từng năm là toàn bộ số tiền cho thuê thu được (tiền thu chưa có thuế GTGT) chia cho số năm cho thuê tài sản và phản ánh thuế GTGT phải nộp:
Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều năm, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,… : Tổng số tiền nhận trước.
Có TK 3387: Doanh thu nhận trước (chưa có thuế GTGT).
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
Trang 13Nợ TK 3387: Doanh thu nhận trước.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (tiền cho thuê chưa có thuế).
Sang kỳ kế toán sau, kế toán phải tính và kết chuyển doanh thu cho thuê tài sản, kế toán ghi như sau:
Nợ TK 3387: Doanh thu nhận trước.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng.
Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp hàng tháng (hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131… (Tổng số tiền phải thanh toán).
Có TK 3331 (33311): Thuế GTGT phải nộp.
Có TK 511: Doanh thu bán hàng (giá bán 1 lần chưa có thuế).
Có TK 711: Thu nhập hoạt động tài chính (lãi trả chậm).
1.5.2.3 Kế toán thuế Giá trị gia tăng phải nộp
Cuối tháng, căn cứ vào số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và số thuế GTGT đầu ra phải nộp, nếu số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng bằng bút toán:
Nợ TK 3331 (33311): Giảm số thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Có TK 133 (1331, 1332): Kết chuyển toàn bộ số thuế GTGT
đầu vào được khấu trừ
Khi nộp thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ nộp thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 (33311): Số thuế GTGT đã nộp trong kỳ.
Có TK liên quan (111, 112, 311, …).
Trường hợp số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra phải nộp, kế toán tiến hành kết chuyển đúng bằng số phải nộp và ghi:
Nợ TK 3331 (33311): Giảm số thuế GTGt đầu ra phải nộp.
Có TK 133 (1331, 1332): Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khầu trừ đúng bằng số phải nộp.
Trang 14 Trong trường hợp doanh nghiệp được hoàn lại thuế GTGT, số thuế GTGT được hoàn lại ghi:
Nợ TK liên quan ( 111, 112, …): Tăng số tiền đã nhận.
Có TK 133 ( 1331, 1332): Số thuế GTGT đầu vào đuợc hoàn lại.
Trường hợp doanh nghiệp được giảm thuế (nếu có), số thuế GTGT được giảm sẽ được ghi tăng thu nhập khác bằng bút toán:
Nợ TK 3331 (33311): Giảm số thuế GTGT phải nộp.
Nợ TK 111, 112: Số thuế GTGT được giảm đã nhận bằng tiền.
Có TK 711: Tăng thu nhập khác.
1.5.3 Kế toán thuế Giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp
Đối với các doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, các khoản ghi nhận doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác (phần ghi ở các tài khoản 511, 512, 515, 711) là tổng giá thanh toán bao gồm cả thuế GTGT Tương tự giá thực tế vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ mua vào Khi mua hàng hoặc bán hàng (trừ nhập khẩu hàng hóa), ké toán không phải xác định số thuế GTGT đuợc khấu trừ hay phải nộp Cuối kỳ, căn cứ vào hóa đơn GTGT hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và thuế suất từng loại để xác định số thuế GTGT phải nộp của từng hoạt động
Cách thức kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp như sau:
Khi nhập khẩu hàng hóa, số thuế GTGT phải nộp về hàng nhập khẩu được ghi tăng giá thực tế hàng nhập bằng bút toán:
Nợ TK liên quan (151, 152, 153, 156, 211, …): Giá thực tế hàng nhập khẩu (Giá CIF + Thuế nhập khẩu + Thuế tiêu thụ dặc biệt + Thuế GTGT + Chi phí tiếp nhận, vận chuyển, bốc dỡ, …).
Có TK 333 (3333): Số thuế nhập khẩu phải nộp.
Có TK 333 (3332): Số thuế tiêu thụ đặc biệt.
Có TK 3331 (33312): Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp.
Có TK 331, 111, 112, …: Giá mua (CIF) và chi phí thu mua hàng nhập khẩu.
Trang 15 Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu, căn cứ vào chứng từ nộp thuế, kế toán ghi:
Nợ TK 3331 (33312): Giảm số thuế GTGT phải nộp.
Tương tự, số thuế GTGT phải nộp thuộc hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 711: Giảm thu nhập hoạt động khác.
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật nước ngoài (sau đây gọi là doanh nghiệp nước ngoài) có cơ sở thường trú hoặc không
có cơ sở thường trú tại Việt Nam;
• Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;
• Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;
• Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập
Trang 162.2.Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này
Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản; thu nhập
từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được; thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ; khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam
Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được
ở ngoài Việt Nam
Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản phải xác định riêng
để kê khai nộp thuế
2.6.Thuế suất
Trang 17 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều 13 của Luật này.
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh
2.7.Phương pháp tính thuế
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này
2.8.Hạch toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành
Hàng quý, xác định số thuế tạm nộp vào NSNN, kế toán ghi:
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: số tạm tính
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước phải nộp bổ sung, kế toán ghi:
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần sai sót nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần sai sót nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112…
+ Nếu thuế TNDN hiện hành của các năm trước được ghi giảm, kế toán ghi:
Trang 18Nợ TK 3334 – Thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
Có TK 8221 – Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần chênh lệch giảm
Cuối năm tài chính
- So sánh số đã tạm nộp với số thuế TNDN quyết toán phải nộp trong năm, kế toán ghi:
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Phần nộp bổ sung
Có TK 3334 – Thuế TNDN: Phần nộp bổ sung
Khi thực nộp số thuế này:
Nợ TK 3334 – Thuế TNDN
Có TK 111, 112…
+ Nếu số thuế TNDN tạm nộp nhỏ hơn số quyết toán năm phải nộp
Nợ TK 3334- Thuế TNDN: Chênh lệch giảm
Có TK 8211- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Chênh lệch giảm
- So sánh tổng số phát sinh bên Nợ TK 8211 và tổng số phát sinh bên Có
TK 8211 để kết chuyển chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, kế toán ghi:
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ lớn hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 911 –Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
+ Nếu TK 8211 có tổng số phát sinh bên bên Nợ nhỏ hơn tổng số phát sinh bên Có
Nợ TK 8211 – Chi phí thuế TNDN hiện hành
Có TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Trang 19CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KÊ KHAI QUYẾT TOÁN THUẾ TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TRUNG QUANG
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
Công ty TNHH xây dựng Trung Quang là doanh nghiệp hoạt động sản xuất và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật Với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau.Công ty được tổ chức và hoạt động theo luật của doanh nghiệp Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp nhân để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên phạm vi cả nước.Sự ra đời của Công ty TNHH xây dựng Trung Quang hoàn toàn phù hợp với xu thế của nền kinh tế thị trường trong quá trình đối mới đất nước
Công ty đã được thành lập theo số QĐ_CT ngày 16/04/2009 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH xây dựng Trung Quang
Tên giao dịch: Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
Giám đốc: Nguyễn Duy Minh
Trụ sở: 28/1 kiệt 33 An Dương Vương, Thành Phố Huế, Thừa Thiên Huế
Tư vấn, thiết kế, quan sát công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, hạ tầng công nghiệp.Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng
Toàn bộ Công ty TNHH xây dựng Trung Quang quyết tâm xây dựng công ty ngày hoạch càng lớn mạnh và là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xây dựng
Trang 20- Tạo công ăn, việc làm cho người lao động trên địa bàn.
- Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ trưởng thành về mọi mặt
2.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính
- Chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp
- Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi và san lấp mặt bằng
- Tư vấn, thiết kế, quan sát công trình xây dựng dân dụng, giao thông, thuỷ lợi,
Trang 21a Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
P Giám đốc
P Giám đốc Phòng QL các dự án Phòng kỹ thuật Phòng TC-KT Phòng tổ chức HC Phòng KH_ĐT
Đội thi công 2
Đội tư vấn thiết kế Đội giám sát
kỹ thuật Đội thi công 1
Trang 22
: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
b.Tổ chức công tác kế toán tại công ty
Sơ đồ 2 : Sơ đồ bộ máy kế
: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Chức năng của từng bộ phận.
- Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ ghi chép tổng hợp toàn bộ số chứng từ được
lập và có trách nhiệm hạch toán theo đúng quy định của nhà nước, chịu trách nhiệm trước nhà nước và kiểm soát hoạt động tài chính của Công ty
+ Tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ các thành phần của kế toán chi tiết
+ Lập báo cáo kế toán thống kê theo yêu cầu của nhà nước và công ty
+ Theo dõi quá trình đầu tư xây dựng cơ bản và phân bổ chi phí vào giá thành sản phẩm, theo dõi và tổng hợp các khoản tiền lương (tổng tiền lươnng cơ bản) cho từng phân xưởng do bộ phận kế toán viên gửi lên, phân bổ tiền lương cho từng loại sẩn phẩm, cuối tháng kết chuyển cho kế toán giá thành
- Kế toán ngân hàng, tiền lương, bảo hiểm:
Kế toán công nợ thanh toán
Kế toán trưởng
Kế toán nhập- xuất vật tư hàng hoá
Kế toán ngân hàng
quỹ lương
KT CTXD 4
KT CTXD 3
KT CTXD2
KT CTXD 1
Trang 23+ Tính lương theo quy chế hạch toán lương cho từng bộ phận theo dõi và hạch toán bảo hiểm cho từng bộ phận.
+ Theo dõi và báo cáo sổ quỹ tiền mặt trong ngày, tháng, quý, năm
+ Thông báo lãi vay ngân hàng, các khoản vay đến hạn trước 01 tuần cho lãnh đạo công ty và văn phòng
- Kế toán công nợ thanh toán:
+ Theo dõi các hợp đồng, tình hình thực hiện các hợp đồng
+ Theo dõi công nợ toàn công ty, thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng (có biên bản đối chiếu công nợ)
+ Thông báo công nợ, tuổi nợ phải thu khách hàng trước ban lãnh đạo công ty để
có kế hoạch giải quyết các khoản nợ khó đòi không đòi được (nếu có)
+ Một số công việc phát sinh khi có yêu cầu của lãnh đạo công ty
- Kế toán nhập- xuất vật tư hàng hoá:
Theo dõi tình hình nhập- xuất của các loại vật liệu và công cụ dụng cụ trong
kỳ Hàng tháng cùng với phòng vật tư, các chủ công trình đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn
+ Hạch toán quá trình mua, nhập- xuất NVL, CCDC
+ Thực hiện công tác kiểm kê vật tư từng bộ phận định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu của lãnh đạo
Tổ chức vận dụng chế độ kế toán ở doanh nghiệp
Chế độ kế toán được áp dụng tại công ty là Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.Do đó mọi chứng từ tài khoản, sổ kế toan và Báo cáo tài chính của Công ty đều tuân theo quy định của Bộ
Hiện tại, Công ty đang áp dụng 5 trong 5 chỉ tiêu được ban hành trong chế độ kế toán doanh nghiệp, đó là :
-Chỉ tiêu lao động tiền lương : Gồm bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản theo lương…
-Chỉ tiêu hàng tồn kho : gồm phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ dụng cụ, sản phẩm…
Trang 24-Chỉ tiêu tiền tệ : gồm phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng…
-Chỉ tiêu bán hàng : gồm hóa đơn bán hàng, sổ theo dõi công nợ…
-Chỉ tiêu tài sản cố định : Bảng trích khấu hao TSCĐ
Ngoài hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của
Bộ Tài chính, Công ty còn mở thêm một số tài khoản chi tiết cho các đối tượng
kế toán để tiện cho việc quản lý và phù hợp với thực tế của doanh nghiệp
Công ty sử dụng theo hình thức chứng từ ghi số, do đó hệ thống sổ kế toán được
sử dụng tại công ty là :
-Số tổng hợp: gồm chứng từ ghi sổ,sổ đăng chứng từ ghi sổ, sổ cái các tài khoản… -Sổ chi tiết: gồm sổ kế toán chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm,thẻ kho…
Sơ đồ 3 :Sơ đồ hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ
Trang 26
Ghi chú:
Ghi hàng tuần:
Ghi cuối tháng:
Quan hệ đối chiếu:
2.2.Thực trạng công tác kê khai quyết toán thuế tại Công ty TNHH xây dựng Trung Quang
2.2.1.Kê khai quyết toán thuế GTGT
- Thuế GTGT là thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng
Đặc điểm :
- Thuế GTGT là loại thuế gián thu
- Thuế GTGT chỉ đánh trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa,dịch vụ
- Người kinh doanh chịu trách nhiệm nộp thuế nhưng thực chất là nộp hộ cho người tiêu dùng
2.2.1.1 Kê khai quyết toán thuế GTGT đầu vào
Trang 27TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Chứng từ sử dụng và qui trình luân chuyển chứng từ:
Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn mua hàng
- Hoá đơn bán hàng
- Bảng kê hoá đơn mua vào
- Bảng kê hoá đơn bán ra
- Tờ khai thuế GTGT tháng
Trong tháng khi phát sinh các nghiệp vụ mua NVL, CCDC, TSCĐ hàng hóa và
sử dụng dịch vụ chịu thuế GTGT để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh
và mục đích quản lý của công ty, căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán sẽ xử lí nghiệp vụ Đồng thời, sẽ cập nhập vào sổ cái các tài khoản liên quan…
Hàng ngày, kế toán các phần hành kế toán liên quan cập nhật và phân loại các chứng từ kế toán phát thực hiện công việc kế toán Sau đó, số liệu cập nhật vào
sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ cái tài khoản 111, 112, 152, 1331, 33311 và các tài khoản liên quan
Cuối tháng, kế toán có thể tiến hành kiểm tra, sữa chữa, lập các sổ sách báo cáo các phần hành liên quan
Trong Quý II/2013 công ty có phát sinh một số nghiệp vụ kinh tế liên quan đến thuế GTGT đầu vào, cụ thể như sau:
Nghiệp vụ 1 : Mua hàng là thẻ cad của công ty TNHH Khánh Linh thanh toán 400.000 đồng
Nghiệp vụ 2 :Dịch vụ đăng kiểm xe ôtô, tổng giá thanh toán 260.000 đồng
Trang 282 Hóa đơn gtgt
Trang 29Sau đó kế toán sẽ vào sổ tổng hợp và chi tiết các loại, đặc biệt để phục vụ quá trình kê khai thuế, sổ cái TK 133 rất quan trọng
Đơn vị: Công ty TNHH Trung Quang
Địa chỉ: Thành phố Huế Mẫu số: S02c – DN
Số dư đầu tháng
04/5 112 04/05 Mua thẻ cad 111 36.364
08/5 114 08/05 Đăng kiểm oto 111 145.455
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng
X