1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ

43 1,3K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 369,5 KB

Nội dung

Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ

Trang 1

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và hội nhập phát triển kinh tế được xem làmục tiêu phát triển hàng đầu của mỗi quốc gia Điều đó được thể hiện bằng sự pháttriển thông qua hợp tác cùng phát triển của mỗi nước trong các khu vực và trên toànthế giới để cùng hướng đến những mục tiêu chiến lược lâu dài Với xu thế đó, đất nước

ta cùng với chính sách mở cửa đã cho thấy ưu thế của một quốc gia thu hút đầu tư củanước ngoài hết sức lý tưởng và đạt được nhiều thành quả đáng mong đợi Trong đó,thành công bước đầu phải kể đến các dự án đầu tư phát triển dài hạn mang tính nhânvăn nhằm phát triển con người, đặc biệt với đặc thù địa lý và con người nước ta thìviệc các dự án được triển khai thực hiện tại các vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển vàđầm phá là rất cần thiết và quan trọng

Trong thời gian những năm trở lại đây, hòa chung với sự phát triển và tạo rabước tiến mới trong kinh tế xã hội, Thừa Thiên Huế nổi lên với việc thu hút các dự ánđầu tư, trong đó có vùng đầm phá Tam Giang với diện tích lớn nhất Đông Nam Á lànơi lý tưởng để các dự án thực hiện có tính lâu dài và chiến lược toàn diện

Phú Vang là huyện đồng bằng ven biển và đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế tiếpgiáp với huyện Hương Trà, Hương Thủy, Phú Lộc và thành phố Huế, với diện tích tựnhiên 280,31 km2, dân số là 178.968 người, mật độ dân số bình quân 627 người/ km2bao gồm 19 xã và một thị trấn là thị trấn Thuận An, huyện lỵ được đặt tại Phú Đa PhúVang có bờ biển dài trên 35km, hệ thống đầm phá rộng khoảng 7400 ha Trong 19 xãthuộc huyện Phú Vang có 13 xã và thị trấn Thuận An tiếp giáp với đầm phá

(Nguồn: báo cáo chính quyền xã Phú Đa)

Đây cũng là một lợi thế đồng thời cũng đem lại những khó khăn nhất định vềdân sinh kinh tế và môi trường cho địa phương

Phá Tam Giang với diện tích được xem là lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á vớidiện tích với vô vàn sinh vật hết sức phong phú Nơi đây có hệ sinh vật biển và nguồnlợi phong phú được xem là nguồn sống chủ yếu của người dân quanh khu vực Hàngnăm đầm đã đưa lại thu nhập không chỉ cho các hộ dân xung quanh mà còn cho cácvùng lân cận, góp phần cải thiện sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân

Tuy nhiên trên thực tế, việc tận dụng hiệu quả từ các nguồn lợi tự nhiên trênđầm phá chưa được người dân phát huy đúng hiệu quả Một mặt xuất phát từ tính chất

Trang 2

ngư nghiệp bán chuyên nghiệp của người dân, mặt khác do trình độ và nhận thức củangười dân trong việc khai thác chưa cao cùng với việc sử dụng và đánh bắt bằng cácbiện pháp trái phép đã làm tổn hại nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái trênphá, gây thiệt hại và ảnh hưởng lâu dài về sau.Trước tình hình trên, trong nhiều nămtrở lại đây, các chương trình và mục tiêu quốc gia nói chung và của Thừa Thiên Huếnói riêng đang tập trung vào cải tạo và khai thác có hiểu quả và lâu dài của đầm pháTam Giang, trong đó nâng cao nhận thức và năng lực cho người dân là chủ yếu nhằmtrang bị cho người dân chiến lược sinh kế bền vững và lâu dài qua việc sử dụng nguồnlực tự nhiên và các nguồn lục có liên quan Đặc biệt sự can thiệp từ các dự án củanước ngoài không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực mà còn nâng cao năng lực

và nhận thức cho người dân nói chung và người phụ nữ đầm phá nói riêng

Trong số các dự án đang thực hiện phải kể đến dự án “đồng quản lý tài nguyên:thúc đẩy quyền phụ nữ và trẻ em” đang được Trung tâm khoa học xã hội và nhân vănHuế triển khai thực hiện tại 5 xã của huyện Phú Vang Dự án đã có tác động rất lớntrên tất cả các mặt của đời sống của người dân, đặc biệt là nâng cao năng lực và nhậnthức cho người dân, nhất là đối với phụ nữ Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của môitrường đầm phá ô nhiễm và nguồn tài nguyên cạn kiệt, phụ nữ và trẻ em ở khu vựcđầm phá còn phải đối mặt với sự bất bình đẳng Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũngnhư ngoài xã hội thấp hơn so với nam giới Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng laođộng ngang nhau, nhưng nghề nghiệp khác nhau Theo Cục thống kê lao động thì phụ

nữ có phạm vi công việc tương đối nhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bánhoặc ở nhà chăm sóc con cái Trong khi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều côngviệc khác nhau, những công việc mà nam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với

nữ giới Chính vì thế nam giới thường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp cókhả năng nâng cao vị thế của họ trong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập chophép họ có quyền lực hơn trong gia đinh Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm nhữngcông việc mang lại thu nhập thấp nên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình Do vậy,công việc ngoài xã hội xưa nay do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chămsóc nhà cửa, con cái được xác định là công việc của phái nữ Sự tham gia của phụ nữvào hoạt động sản xuất vẫn chưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của

họ trong gia đình Ngoài ra, trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới Tỷ

lệ phụ nữ ở nơi đây biết đọc và viết rất thấp Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị

Trang 3

thế của họ trong gia đình cũng như trong cộng đồng chưa cao Hầu như không ai lắngnghe tiếng nói của họ và ý kiến của họ thường được xem là thứ yếu Chính vì vậy, phụ

nữ ít được quyền kiểm soát và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặcbiệt những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ

Trên địa bàn xã Phú Đa có 01 thôn định cư được thành lập vào năm 1985, nằm giữađịa bàn thôn Lương Viện và Viễn Trình Thôn có 150 hộ, trong đó có 48 hộ nghèo vàhiện tại vẫn còn 07 hộ đang sống trên đò Trên thực tế, khu định cư đã có khung cấphành chính nhưng chưa được công nhận là thôn Trong 150 hộ thì có 20 hộ là tham gianuôi trồng, còn lại là đánh bắt thuỷ sản

(Nguồn:báo cáo của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Huế

Chi hội phụ nữ thôn đã được thành lập và có nhiều hoạt động bổ ích Trong thờigian qua, chi hội đã tham gia những hoạt động phong trào như: đóng góp hội phí, quỹhội, tự nguyện giúp đỡ những chị em gặp khó khăn, ngoài ra chi hội cũng còn là nơi đểtriển khai chủ trương từ xã như: quỹ tiết kiệm, bình đẳng giới, kế hoạch hoá gia đình,các phong trào thi đua, vay vốn xoá đói giảm nghèo

Để tìm hiểu tính hiệu quả thực tế và những nhận định mang tính khách quan, tôi tiến

hành thực hiện đề tài “Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án phát triển mô hình đồng quản lý tài nguyên

môi trường và thúc đẩy quyền trẻ em và phụ nữ”

(Nghiên cứu trường hợp đối với hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ

nữ tại thôn TĐC Lương Viện, xã Phú Đa-Huyện Phú Vang-Tỉnh TT Huế)

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, người dân đầm phá đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, có nhiềunghiên cứu đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề lớn và quan trọng đến đời sống củacộng đồng ngư dân ven đầm phá Trong đó bao gồm các công việc khai thác đánh bắt

và tận dụng các nguồn lực tự nhiên tại vùng đầm phá được thiên nhên ưu đãu này, vàquan trong hơn phải kể đến năng lực, nhận thức và hiểu biết của người dân đầm phátrong đời sống xã hội Một mặt, người dân nơi đây vốn đã quen với cuộc sống ngưnghiệp, đặc trưng và tính chất nghề nghiệp cho họ những kinh nghiệm về thiên nhiênquý báu, nhưng nhận thức và hiểu biết của một bộ phận dân cư đang thực sự yếu, cả vềtrình độ và nhận thức Trước đây, rất nhiều làng nổi sống trên phá Tam Giang, cuộcsống trôi nổi trên phá khiến người dân không biết tiếp xúc với đất liền và cuộc sống

Trang 4

trên cạn cuộc sống qua ngày làm cho họ mất đi các quyền lợi cơ bản và các vấn đề xãhội như bất bình đẳng, bạo lực gia đình…vẫn xảy ra thường xuyên Tất cả những vấn

đề trên là tiêu điểm của nhiều nhà nghiên cứu cũng như việc đưa ra các chính sáchnhằm cải thiện sinh kế cho những người dân đang sống trôi nổi nơi đây Nỗ lực củacác bên liên quan và người dân đã giúp người dân các xã của huyện Phú Vang có đượcnơi tái định cư lâu bền để ổn định cuộc sống

Những vấn đề sau khi đưa các hộ dân lên bờ tái định cư là tiêu điểm quan tâmnóng bỏng không chỉ đối với các nhà báo mà còn cho các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước Các thông tin có liên quan đến các hộ dân tái định cư tại huyện Phú Vangluôn được đăng trên các trang của báo điện tử như www.vietnamnet.vn;www.dantri.com phản ánh cuộc sống khó khăn như về điều kiện nhà ở, về cuộc sốngmới, về môi trường và năng lực nhận thức hiểu biết của người dân sau khi lên bờ

Thông qua việc tổng hợp và thu thập một số bài báo và báo cáo, có thể nêu lênmột vài đặc điểm liên quan đến vấn đề như sau:

Mặc dù được cấp đất và hổ trợ một phấn vốn để xấy dụng nhà cửa và các côngtrình phụ, song có thể nói người dân sau khi tái định cư đã gặp rất nhiều khó khăn Họthiếu thốn tất cả mọi thứ cần phải có khi sông trên đất liền

Sau khi lên bờ, người dân vẫn tiếp tục kiếm sống bằng nghề đánh bắt và nuôitrồng, cho nên vấn đề đi lại và chủ động về thời gian là bị hạn chế

Bên cạnh đó, vấn đề văn hóa, hiểu biết, trình độ nhận thức của người dân về các khíacạnh của đời sống xã hội đang như bị cách ly với người dân ngay từ ban đầu

Thực tế đó đã cho thấy nhu cầu cần thiết phải nâng cao và hỗ trợ cho người dântái định cư về các kiến thức là quan trong như thế nào Các công tác tập huấn, hỗ trợnâng cao năng lực của chính quyền địa phương, chính quyền xã, tỉnh và trung ươngđều tập trung quan tâm, và điều đó đã trở thành tiêu điểm trong thời gian qua

Trên thực tế, các báo cáo đó tập trung đánh giá vào các đối tượng chung chung,

và triển khai rộng trên tất cả các lĩnh vực mà chưa chú ý tập trung vào một đối tượngnhất định, nhất là nhóm những người dễ bị tổn thương như phụ nữ

3 Mục tiêu nghiên cứu

3.1 Mục tiêu chung

Đề tài tiến hành tìm hiểu, phân tích và đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấnnâng cao năng lực cho phụ nữ của dự án, qua đó để đưa ra một số ý kiến mang tính

Trang 5

góp ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyện vọngcũng như những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại.

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu những nội dung trong chương trình tập huấn về hợp phần thúc đẩy quyền

và tăng năng lực cho phụ nữ của dự án

- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, năng lực và những hiểu biết của phụ nữ trước và saukhi có dự án thực hiện tại thôn TĐC xã Phú Đa

- Đánh giá tính hiệu quả của chương trình tập huấn nâng cao năng lực và quyền chophụ nữ của dự án

- Từ thực tế để đưa ra những nhận định khách quan và giải pháp

4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về hợp phần nâng cao năng lực vàquyền cho phụ nữ của dự án

4.3.3 Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu để tìm hiểu và đánh giá nội dung và tính hiệu quảtrong khi dự án đang thực hiện, do đó chỉ đi sâu đánh giá những hiệu quả hiện thời chứkhông bao trùm cả nghiên cứu về sau của dự án Qua đó để đưa ra một số ý kiến mangtính góp ý khách quan nhằm xây dựng dự án phù hợp với tình hình thực tế và nguyệnvọng cũng như những giải pháp cho những vấn đề còn tồn tại

5 Giả thuyết nghiên cứu

- Các nội dung tập huấn trong hợp phần của dự án có nội dung rất phong phú và

đa dạng

Trang 6

- Tính hiệu quả được thể hiện thông qua năng lực, nhận thức và hiểu biết củaphụ nữ trên nhiều khía cạnh trong cuộc sống.

- Có sự thay đổi nhất định theo từng giai đoạn của cả cơ quan thực hiện dự án

và người dân để nâng cao hiệu quả của dự án

- Các yếu tố như con người, khu vực địa lý, văn hóa và phong tục tập quán có

và cán bộ tập huấn có ảnh hưởng nhất định đến tính hiệu quả của các buổi tập huấncủa dự án dành cho phụ nữ

6 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nội dung trong chương trình tập huấn cho phụ nữ của dự án là gi?

- Nhận thức và năng lực của phụ nữ trước khi có dự án: hiểu biết về đời sống, về

xâ hội, về làm ăn kinh tế, về sức khỏe sinh sản, bạo lực gia đình…?

- Những thay đổi sau khi dự án thực hiện?

- khó khăn, thuận lợi của người thực hiện dự án là gi?

- Khó khăn, thuận lợi của người dân mà đặc biệt là phụ nữ là gi?

- Thích nghi và ứng phó của hai bên như thế nào?

- Thái độ và phản ứng của người dân?

- Sự tham gia của người phụ nữ trong các buổi tập huấn và trong quá trình dự

án thực hiện?

- Người dân có nguyện vọng gì và chiến lược thích nghi của dự án như thế nào?

7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu của đề tài là sự vận dụng các quan điểmchủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử Đồng thời vận dụng một sốkhái niệm, phạm trù và lý thuyết xã hội học phù hợp và hướng tiếp cận nghiên cứugiám sát đánh giá để làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu

7.2 Phương pháp nghiên cứu

7.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Với đề tài này tôi đã tiến hành thu thập thông tin thông qua việc phân tích tài liệu thứcấp: báo cáo có liên quan( các công văn, chỉ thị các văn bản và quyết định có liên quanđến dự án Các báo cáo thực địa của trung tâm khoa học xã hội và nhân văn…)

Trang 7

Với các dữ liệu thu thập được tiến hành phân tich tài liệu và làm cơ sở cho việc thiết

kế công cụ nghiên cứu

8 Khung lý thuyết

9 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

9.1 Ý nghĩa lý luận

Việc tiến hành tìm hiểu, đánh giá, phân tích các khía cạnh và các vấn đề trong

đời sống xã hội là một lĩnh vực của xã hội học trong đó “Đánh giá tính hiệu quả của hoạt động tập huấn về nâng cao năng lực và quyền cho phụ nữ của dự án “đồng quản

lý tài nguyên:thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em” nhằm đẻ thấy

được tính hiểu quả, tích cực cũng như những tồn tại mà các buổi tập huấn của dự ánmang lại

Hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ đầm phá:

-tập huấn -hỗ trợ -vay vốn

………

Hoạt động tập huấn

Sức khỏe sinh sản Bạo lực gia đình

Hiệu quả

Hoạt động xã hội…

Đánh giá

Trang 8

Trả lời một số câu hỏi : người dân tại địa bàn đang thực sự cần gì? Tại sao lạicần có các buổi tập huấn để nâng cao năng lực? tính hiệu quả và những tác động màcác buổi tập huấn mang lại? mối quan hệ giữa cán bộ tập huấn và người dân như thếnào? là những yêu cầu có tính khoa học và thiết thực Bên cạnh đó đánh giá vai trò vàtầm quan trọng của dự án và những thay đổi của người dân trước và sau khi có dự ánthực hiện.

9.2 Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài thực hiện là một nghiên cứu có tính đánh giá tính hiệu quả thông qua tìmhiểu thực tế tại địa bàn mà dự án đang thực hiện Qua đó để thấy được những nhu cầucủa người dân cũng như mục đích và tính chất, hiệu quả và tác động mà các buổi tậphuấn dự án mang lại cho người phụ nữ

Thông qua đó cũng mạnh dạn đưa ra những góp ý và giải pháp để dự án tham khảo

Trang 9

PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

(Huỳnh Thị Ánh Phương, 2008)

* Tái định cư:

Là sự di chuyển của một bộ phận dân cư từ nơi ở này sang nơi ở khác nhằm cốđịnh lại đại bàn cư trú và ổn định lại các hoạt động sản xuất TĐC thường mang ýnghĩa tích cực với mục đích tạo ra điều kiện cho việc tổ chức tổ chức lối sống đầy đủ

và tiến bộ hơn (bách khoa toàn thư)

1.2 Các lý thuyết được áp dụng trong nghiên cứu.

* Thuyết lựa chọn duy lý

Thuyết lựa chọn duy lý có nguồn gốc từ triết học, kinh tế học và nhân văn họcthế kỷ 18 và 19 Thuyết dựa vào tuyên đề cho rằng con người luôn hành động mộtcách có chủ đích, có suy nghĩ và lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lýnhằm đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu Thuật ngữ “lựa chọn” được dùng để nhấn

Trang 10

mạnh việc phải cân nhắc, tính toán để quyết định sử dung loại phương tiện tối ưu trongtrong những điều kiện có để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm của cácnguồn lực.

Về nguyên tắc, thuyết này cho rằng mõi cá nhân đều xuất phát từ động cơ duy

lý là lựa chọn hành động nào đem lại lợi ích lớn nhất với nguy cơ chi phí và thiệt hạinhỏ nhất nhưng trong điều kiện thiếu thông tin, thiếu sự hợp tác tức là thiếu tính xãhội nên từng hành động lựa chọn duy lý của cá nhân đã ngăn cản việc xuất hiện mộtgiải pháp, một kết cục tốt nhất cho cả hai

Thuyết được vận dụng vào giải thích việc các hộ dân định cư thôn Lương Viện

xã Phú Đa lựa chọn cho mình chiến lược phát triển mới là thay đổi nơi sống Thuyếtlựa chọn duy lý cũng giải thích tạo sao những người phụ nữ thôn tái định cư lại tìmđến sự thay đổi thông qua việc tham gia vào dự án, tham gia vào quá trình dự án tiếnhành và thực hiện công việc tập huấn Đồng thời cũng giải thích có sự mâu thuẫn nàogiữa bên thực hiện dự án và bên phía người dân để xem có đi đến tiếng nói chung haygiải quyết như thế nào Hướng đi có lợi nhất luôn là mục tiêu cả hai bên cùng hướngđến

* Lý thuyết cấu trúc chức năng

Cơ cấu chức năng được A.Comte và H.Spencer khởi xướng rồi những nhà

khoa học sau đó kế thừa và xây dựng thành thuyết cấu trúc chức năng Hiện nay thuyếtnày trỏ thành một trong những công cụ lý luận chủ yếu để xem xét và phân tích cáchiện tượng xã hội Theo lí thuyết này thì xã hội được cấu thành bởi các thành tố có tácđộng qua lại lẫn nhau, tương tác với nhau hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh Mỗithành tố có vai trò, chức năng riêng nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau Chúng tôi

áp dụng lí thuyết này để giải thích mỗi quan hệ qua lại, đánh giá sự tác động của cácloại hình tập huấn tới người dân định cư thôn Lương Viện và ngược lại Sự biến đổi vềcấu trúc xã hội được Comte miêu tả dường như lệ thuộc vào qui luật của sự tiến hóa.Dựa trên ý tưởng này của Comte có thể thấy mọi xã hội luôn luôn vận động biến đổi

và mọi xã hội là một chỉnh thể thống nhất trong sự đa dạng

Trang 11

2 Cơ sở thực tiễn

Hiện nay, trong quá trình thực hiện các dự án, công tác họp bàn và tập huấnđược xem là hết sức quan trọng, vì nó không chỉ phản ánh đúng với thực tế của từngđịa phương mà còn là tâm tư nguyện vọng của người dân nơi đang triển khai thực hiện

dự án

Các đề tài liên quan đến công tác tập huấn như

Báo cáo kết quả nghiên cứu phân tích sinh kế có sự tham gia tại xã Vinh Hà, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế do Trung tâm Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học khoa học Huế năm 2005.

Đây là nghiên cứu nhằm tìm hiểu đánh giá thực trạng đời sống người dân tại xãVinh Hà trên những vấn đề sau: Ngư dân xã Vinh Hà đang sống trong các hoàn cảnhbấp bênh nào liên quan đến các điều kiện môi trường và kinh tế, xã hội: ngoài các yếu

tố về nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên, nguồn lực văn hoá xã hội, nguồnlực vật chất và nguồn lực tài chính…? Các thể chế, định chế, chính sách đã, đang và sẽảnh hưởng trực tiếp đời sống sinh kế của cộng đồng đó như thế nào? Nhận thức, hiểubiết và thái độ của người dân ra sao? Nghiên cứu đã sử hướng tiếp cận phân tíchSKBV dụng tổng hợp các công cụ trong PRA (nghiên cứu có sự tham gia của ngườidân) như: biểu đồ lịch sử, biểu đồ tài nguyên, sơ đồ đi lại, lịch thời vụ, biểu đồ venn,bảng xếp hạng, bảng phân công lao động và phân tích vai trò giới, phỏng vấn Báo cáo

đã chỉ ra được sự bấp bênh trong đời sống người dân ở đây như thu nhập thấp, hộnghèo chiếm tỷ lệ lớn, tài sản và nhà cửa của nhiều hộ gia đình trong tình trạng khókhăn Báo cáo cũng đã đi sâu phân tích các nguồn lực của cộng đồng như nguồn lực xãhội, tài chính, vật chất, con người, tự nhiên trong việc lựa chọn các hình thức sinh kếcủa người dân ở đây Tuy nhiên cộng đồng dân cư ở đây chưa tiếp cận và sử dụng mộtcách thoả đáng các nguồn lực đó Nghiên cứu đã phân tích các yếu tố tác động đếnsinh kế như các thể chế chính sách, những xu hướng thời vụ và chỉ ra rằng các thể chếchính sách liên quan trực tiếp đến người một mặt đang mang lại cho bà con một số cơhội mặt kia cũng mở ra một số thách thức cho bà con nơi đây

Luận văn tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Hữu An với đề tài:“Tác động của sự suy giảm nguồn vốn tự nhiên đến sinh kế của các hộ vạn đò định cư vùng đầm phá Tam Giang hiện nay” (Nghiên cứu tại thôn Cự Lại Bắc xã Phú Hải, thôn Thanh Mỹ xã Phú

Trang 12

Diên, làng định cư xã Phú Đa, thôn Hà Trung 5 xã Vinh Hà, Đội 16 cư dân thuỷ diện

xã Vinh Phú, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế)

Luận văn đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến sự suy giảm nguồn vốn tự nhiên,trong đó có nêu ra vấn đề nhận thức và hiểu biết của người dân trong việc khai thác cóhiệu quả nguồn vốn tự nhiên Tuy nhiên đề tài chưa đề cập nhiều đến vấn đề thực hiệncông tác tập huấn nâng cao năng lực nhận thức cũng như hiểu biết cho người dân

2.1 Vài nét về dự án đồng quản lý tài nguyên: thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em:

Dự án được thực hiện và quản lý bởi Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn(CSSH) CSSH có trách nhiệm triển khai các hoạt động và đảm bảo những mục tiêu đã

để ra trong Đề cương Dự án.Tổ chức ICCO đã tài trợ dự án nhằm mục tiêu phát triểnsinh kế bền vững cho người dân xã Vinh Hà, Phú Hải, Phú Đa, Vinh Phú và Phú Diên,huyện Phú Vang Dự án này là kết quả của những lợi ích từ cộng đồng và được đánhgiá độc lập vào tháng 12 năm 2008 Sở dĩ dự án được tiến hành tại vùng đầm phá TamGiang và tại các xã nói trên là vì:

Hiện nay đầm phá đang phải đối mặt với nhiều vấn đề Nhưng qua nghiên cứu,chúng tôi đặc biệt quan tâm đến một số vấn đề lớn và quan trọng đến đời sống củacộng đồng ngư dân ven đầm phá sau:

Vấn đề đầu tiên là môi trường đầm phá đang ô nhiễm Lượng rác thải ngày càngnhiều, nguồn nước một số nơi, nhất là vùng nước ven bờ, khi quan sát bằng mắtthường có thể thấy màu nước đen và có nhiều chất lơ lững, dòng chảy không thôngthoáng khiến rác thải và một số thực vật thuỷ sinh trôi nổi không lưu thông

Lượng rác thải ở đây bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau Một phần do chính ngườidân xung quanh đầm phá xả rác bừa bãi trực tiếp xuống đầm hoặc thải xung quanh khuvực sinh sống, từ đó gió, nước mưa chảy tràn mang rác xuống đầm phá Một nguồnkhác là rác do các nơi đưa đến bởi dòng chảy tự nhiên của các con sông như: rác thải

từ vùng thượng nguồn, rác thải sinh hoạt từ vùng thành phố, rác từ các khu chợ vensông, ven phá,

Việc xả rác thải bừa bãi của người dân ven đầm phá xuất phát từ cả nguyên nhânchủ quan lẫn nguyên nhân khách quan Nguyên nhân chủ quan là do ý thức của người

Trang 13

dân ở đây chưa cao Đa số dân cư sống ven đầm phá trước đây là dân cư thuỷ diện, nơisống không ổn định, nên thiếu điều kiện được học hành Chính vì vậy mà họ có trình

độ học vấn thấp, dẫn đến nhận thức về các vấn đề môi trường hạn chế, đồng thời khótiếp cận được các thông tin về môi trường Còn nguyên nhân khách quan là do địaphương chưa có dịch vụ thu gom rác tận nơi và chưa có điểm thu gom rác tập trung.Dịch vụ thu gom rác do Công ty Công trình đô thị ở thành phố đảm trách không thểđến được với bà con do khoảng cách về địa lý quá xa Mặt khác đời sống người dâncòn thấp nên chưa thể áp dụng được mức thu phí dịch vụ như ở các vùng khác, nếuthiết lập đường dây thu gom thì công ty sẽ không có đủ con người và kinh phí Việcthiết lập dịch vụ thu gom tại chỗ do chính quyền hoặc các tổ tự quản của dân thực hiệnchưa được chính quyền quan tâm đến, các điểm thu gom rác tập trung cũng chưa đượcchính quyền địa phương dành một quỹ đất hợp lý trong quá trình quy hoạch sử dụngđất

Địa hình vùng đầm phá đang thay đổi theo những chu kỳ biến động tự nhiên Hiệntượng bồi đắp của trầm tích đáy và phù sa do các con sông mang đang làm cho một sốkhu vực trở nên cạn hơn, lưu lượng dòng chảy yếu đi và không còn được lưu thôngnhư trước Thêm vào đó do lượng rác thải ngày càng nhiều như đã phân tích ở trêncàng khiến cho luồng lạch bị cản trở, dòng chảy không thông thoáng Lượng rác này tùđộng lâu ngày, khi phân huỷ cũng góp phần làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, có màukhác thường và có mùi hôi

Một yếu tố quan trọng nữa góp phần làm cản trở dòng chảy đó chính là việc bố trícác ngư cụ cố định trên đầm phá chưa hợp lý Khoảng cách giữa các trộ nghề như nòsáo, đáy, lồng cá chưa đảm bảo về độ thông thoáng cho dòng chảy Có những nơi nòsáo đan khít nhau, khiến cho phương tiện giao thông thuỷ đi lại khó khăn Một số vùng

có các lồng nuôi cá cắm sát bờ, tạo điều kiện cho rác tù đọng thêm, giữa các lồngkhông có khoảng cách khiến cho dòng nước không lưu thông, dễ gây nên bệnh tật cho

cá, khi có bệnh lại dễ lây lan Vấn đề này đã xảy ra trong thời gian dài, được đề cậpnhiều nhưng vẫn chưa giải quyết được triệt để do một số địa phương chưa quy hoạchvùng đánh bắt, một số vùng quy hoạch nhưng chưa hợp lý khiến cho người dân chưatuân theo Từ phía chính quyền và các cơ quan chức năng cấp tỉnh đã có một số quychế và chính sách để xử lý tình trạng này nhưng đến nay vẫn chưa thực thi được dochưa có đủ nguồn lực về con người và kinh phí để thực hiện Mặt khác một số bộ phận

Trang 14

dân cư vì sinh kế và điều kiện kinh tế nên chưa chịu di dời theo các quy chế, quyhoạch của chính quyền đưa ra.

Ngoài ra nguồn nước đầm phá còn chịu thêm một số tác động khác Đó là nguồnnước thải từ các sinh hoạt cư dân, các khu chợ ven sông, đầm, các cơ sở sản xuất chếbiến Quan trọng hơn là một số cơ sở chế biến thuỷ sản gần đó đổ trực tiếp nước thải rasông, đầm phá không qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn do chi phí cao, làmgiảm lợi nhuận Mặt khác các cơ quan chức năng chưa đủ nhân lực và trách nhiệm đểgiám sát việc thực thi các quy định về môi trường

Vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan chặc chẽ với việc tài nguyên đầm phá bị cạnkiệt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân Tuy nhiên, việc quản lý tài nguyên nhằmtạo ra sinh kế bền vững cho người dân hiện nay chưa đạt hiệu quả Vấn đề ở chổphương pháp và cơ chế quản lý tài nguyên chưa hợp lý

Quản lý tài nguyên liên quan đến vai trò chính quyền các cấp lẫn cộng đồng dân cư.Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá đều

có những điểm không hợp lý cả trong quá trình xây dựng lẫn thực thi Quá trình đề rachính sách thiếu sự tham gia của cộng đồng, quá trình thực thi chính sách chưa hiệuquả và triệt để Nguồn lực thực hiện quản lý tài nguyên, bao gồm con người, kinh phílẫn trang thiết bị còn hạn hẹp Các quy hoạch, chiến lược phục vụ quản lý tài nguyên

về lâu dài thiếu tầm nhìn

Có nhiều yếu tố dẫn đến việc người dân không được tham gia trong quá trình hình

thành chính sách Một mặt chính quyền chưa coi trọng vai trò của người dân mặt khácngười dân chưa có thói quen và biết được vai trò của mình Ngoài ra, tổ chức đoàn hộiđại diện cho người dân, cụ thể là các hội nghề cá, chưa phát huy được vai trò của mình

do chưa tổ chức chặt chẽ, năng lực còn kém, chưa được chính quyền quan tâm đúngmức, hoạt động chưa hiệu quả Các hội nghề cá vốn là tập hợp các thành viên/các hộ

có các hoạt động đánh bắt, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản tại các địa phương, trong đóvùng đầm phá được chú trọng hơn cả Do đặc thù như vậy nên các hội có những khókhăn nhất định Một khó khăn chung nhất là trước đây cư dân đánh bắt không có nơi ở

ổn định nên ít được học hành, dẫn đến trình độ học vấn thấp, từ đó khó có thể tìm rađược người điều hành tốt Bên cạnh đó, người dân đầm phá vốn quen lênh đênh sôngnước nên nếp sống tự do, ít có thói quen sinh hoạt đoàn hội, khiến họ ít có cơ hội đượctiếp cận thông tin nói chung và các chính sách quản lý tài nguyên đầm phá nói riêng

Trang 15

cũng như ít có cơ hội trình bày những nguyện vọng về nghề nghiệp đến chính quyềnđịa phương, vậy nên chi hội chưa có tiếng nói đủ mạnh và khó tổ chức các hoạt độngtập thể khác.

2.2 Dự án có hợp phần thúc đẩy quyền và tăng năng lực cho phụ nữ và trẻ em

Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của môi trường đầm phá ô nhiễm và nguồn tàinguyên cạn kiệt, phụ nữ và trẻ em ở khu vực đầm phá còn phải đối mặt với sự bất bìnhđẳng Vị thế của phụ nữ trong gia đình cũng như ngoài xã hội thấp hơn so với namgiới Mặc dù tỷ lệ hai giới trong lực lượng lao động ngang nhau, nhưng nghề nghiệpkhác nhau Theo Cục thống kê lao động thì phụ nữ có phạm vi công việc tương đốinhỏ chẳng hạn như bủa lưới, làm thuê, buôn bán hoặc ở nhà chăm sóc con cái Trongkhi đó nam giới có thể tham gia vào nhiều công việc khác nhau, những công việc mànam giới thường làm cho thu nhập cao hơn so với nữ giới Chính vì thế nam giớithường có khuynh hướng làm những nghề nghiệp có khả năng nâng cao vị thế của họtrong gia đình, đồng thời nghề nghiệp và thu nhập cho phép họ có quyền lực hơn tronggia đinh Trong khi đó phụ nữ chủ yếu làm những công việc mang lại thu nhập thấpnên chưa có vị thế xứng đáng trong gia đình Do vậy, công việc ngoài xã hội xưa nay

do nam giới đảm nhận, vì thế công việc nội trợ - chăm sóc nhà cửa, con cái được xácđịnh là công việc của phái nữ Sự tham gia của phụ nữ vào hoạt động sản xuất vẫnchưa mang lại thay đổi tích cực về vai trò, trách nhiệm của họ trong gia đình Ngoài ra,trình độ học vấn của phụ nữ thường thấp hơn nam giới Tỷ lệ phụ nữ ở nơi đây biếtđọc và viết rất thấp Chính điều này đã làm cho tiếng nói và vị thế của họ trong giađình cũng như trong cộng đồng chưa cao Hầu như không ai lắng nghe tiếng nói của

họ và ý kiến của họ thường được xem là thứ yếu Chính vì vậy, phụ nữ ít được quyềnkiểm soát và ra quyết định các vấn đề trong gia đình và xã hội, đặc biệt những vấn đềliên quan trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của họ

Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng giới Nguyên nhân thứ nhất trực tiếp

là trình độ học vấn của phụ nữ thấp hơn nam giới Điều này cũng xuất phát từ nhữngđịnh kiến xã hội dành cho phụ nữ Những định kiến này thường do phong tục tập quán

Xã hội đã quy định giáo dục, trường lớp là nơi dành riêng cho nam giới, còn bếp núc

là nơi dành riêng cho phụ nữ

Ngoài những định kiến xã hội thì nơi ở trước đây của họ cũng đã có những ảnhhưởng nhất định Trước đây, họ sống trên thuyền, cuộc sống nay đây mai đó Chính

Trang 16

yếu tố này dẫn đến họ không có điều kiện để đến trường Theo khảo sát gần đây củachúng tôi thì phụ nữ trong độ tuổi từ 40 đến 50 đều không biết đọc và viết (chiếm86,67%) số người học ở bậc tiểu học (chiếm 20%) và một số ít là cấp II (2,67%) Nguyên nhân thứ hai là phạm vi giao tiếp hẹp của phụ nữ đối với xã hội bên ngoài.Điều này đã khiến phụ nữ thiếu thông tin và thường e ngại trước mặt người khác Hầuhết những cuộc họp ở cộng đồng hay buổi tập huấn đều do nam giới đảm đương Phụ

nữ chỉ ở nhà và có được thông tin thông qua người chồng Chính yếu tố này dẫn đến,nam giới nghĩ rằng mình luôn vượt trội hơn nữ giới Qua phân tích nguyên nhân dẫnđến phụ nữ có phạm vi giao tiếp không rộng là:

 Họ không nhận được sự giúp đỡ, động viên từ gia đình đặc biệt là ngườichồng Hầu như những buổi tập huấn, họp thôn người chồng luôn là ngườitham gia

 Thiếu tự tin vào bản thân là một cản trở lớn, trình độ học vấn không cao,thiếu cơ hội tham gia vào các hoạt động ở cộng đồng

 Gánh nặng công việc gia đình chiếm một khoảng thời gian lớn của phụ nữ.Cam chịu gần như là một trong những bản tính của phụ nữ khiến họ không mạnh

mẽ, không giám nói lên suy nghĩ Nó xuất phát từ quan sát về mẹ và bà nội ngoại Họchưa hề có ý nghĩ cãi lại chồng hay không theo ý chồng dù họ hài lòng hay không.Trẻ em thất học và bỏ học sớm cũng đang là vấn đề bức xúc của nhân dân vùng đầmphá Thực trạng trên ảnh hưởng đến tình hình kinh tế xã hội của huyện nói riêng vàtoàn tỉnh nói chung Một số em sau khi bỏ học đi lang thang, trộm cắp gây mất trật tựtrị an thậm chí bị lạm dụng và bóc lột sức lao động

Có nhiều nguyên nhân nhưng đáng kể nhất là do gia đình đông con, thiếu môitrường học tập và bản thân các em thiếu ý thức về việc học

Trên thực tế, gia đình đông con dẫn tới việc cha mẹ chỉ chú tâm lo đến vấn đề kinh

tế, kiếm đủ cái ăn cái mặc mà không quan tâm nhiều đến việc học hành của con cái.Một bộ phận trẻ em đầm phá thường tranh thủ thời gian nghỉ hè, nghỉ tết đến các thànhphố lớn để bán vé số, bán hoa hay làm phụ thợ may cho các xưởng tư nhân kiếm tiềngiúp đỡ bố mẹ Một số khác, thường giúp đỡ bố mẹ các công việc gỡ lưới tầm 3 - 6 giờ

Trang 17

sáng; nên khi đến trường học rất mệt mỏi, khó tiếp thu bài vở hay hoàn thành tốt bàitập Chính vì vậy, khiến tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi từ 11-15 nghỉ học càng nhiều

Bố mẹ thiếu sự quan tâm, động viên con cái học hành, thậm chí còn chấp nhận đểcác em lao động kiếm tiền sớm đã dẫn đến ý thức về việc học của các em dần dần bịmai một Cụ thể là, ở gia đình, các em không có sự hướng dẫn và định hướng đúng đắncủa cha mẹ khiến các em có những suy nghĩ lệch lạc, cho rằng việc kiếm tiền trướcmắt quan trọng hơn việc “dùi mài kinh sử” Từ đó, các em lơ là việc học, không theokịp bài vở ở lớp, chán nản rồi bỏ học Rõ ràng, gia đình chưa thật sự tạo ra một môitrường học tập tốt cho trẻ em Bố mẹ một mặt do trình độ thấp, mặt khác lại thiếu tráchnhiệm giáo dục ý thức về việc học tập cho con cái, mọi thứ ‘khoán trắng’ cho nhàtrường, kết quả là các em hầu như không có ý chí phấn đấu, xem việc học như nghĩa

vụ chứ không phải là mục tiêu phấn đấu cho tương lai bản thân

Thêm vào đó, nhiều em bỏ học do thiếu ý thức học tập Trẻ em trong độ tuổi từ

12-15 thường bắt đầu có những chuyển biến khá rõ về mặt tâm lý, bắt đầu biết làm dáng

và quan tâm nhiều đến giới tính, bạn bè Hơn nữa, việc tiếp xúc nhiều với thếgiới/phương tịên giải trí ngày càng phong phú bên ngoài khiến các em cảm thấy việchọc trở nên nặng nề và không còn ý nghĩa Internet và những trò chơi điện tử mới mẻ,những người bạn có tiền để chưng diện cộng với tâm sinh lý dậy thì cũng

là nguyên nhân khiến các em đua đòi, muốn kiếm tiền để được như bạn bè mình, và bỏhọc như là hệ quả tất yếu

Cư Lương Viện xãPhú Đa với 3 lầntập huấn, mỗi xãgần 30 người thamgia trong đó có 15nam và 15 nữ ở

- Hoạt động tậphuấn có ý nghĩa, tácđộng rất lớn tớinhận thức, hành vi

và ứng xử của cộngđộng, của mỗigiới.Lâu nay đànông cứ nghĩ phụ nữchẳng làm được

Trang 18

Định Cư LươngViện 1 lần, riêng ởphú Hải tổ chức 2lần tập huấn trêncùng một nội dung,

sỡ dĩ như vậy do ởđây thời gian củangười dân phải đilàm cả ngày nhưngtrên hết là do trình

độ văn hóa thấp(Đa phần ngườitham gia tập huấnkhông biết chữ,chiếm 60%)

- Đến cuối đợt tậphuấn, người dân cả

2 thôn có được kiếnthức cơ bản về giới

và vai trò giới Tuynhiên trình độ vănhóa ở thôn Định

Cư Lương Viện caohơn, thành phầntham gia đều làngười trong hộiviên của mảng nghề

cá, mảng trẻ em,phụ nữ và một sốngười dân nên tiếpnhận thông tin tốthơn Còn ở thôn Cự

việc gì, họ cho rằngviệc nhà, nuôi con,chăm sóc gia đình

là thiên chức củangười vợ nên họxem nhẹ vai trò củaphụ nữ

- Nhưng từ ngàyđược tham gia lớptập huấn họ dần dầnhiểu rõ hơn về côngviêc, vai trò củangười vợ trong giađình Từ đó ngườichồng giảm tính gia

trọng ,yêu thương

vợ và tạo điều kiệncho chị em tham giacác hoạt động xãhội

- Đối với chị emphụ nữ, hoạt độngtập huấn không chỉ

là nâng cao nhậnthức mà là nơi đểchị em được giảitỏa tinh thần, mệtmỏi sau những ngàylao động vất vả(hoạt động tập huấnlồng ghép với tổ

Trang 19

lại Bắc do thời giancũng như trình độcòn hạn chế nênphải se nhỏ nộidung với nhiều thờigian hơn.

- Nhìn chung hiệuquả từ tập huấn đốívới bà con là rất tốt,

họ đã hiểu đượccông việc của nhau

từ đó thấy được vaitrò, trách nhiệm củamỗi giới Thôngqua hoạt động tậphuấn, mỗi giới hiệu,thông cảm, chia sẻ

và tôn trọng nhauhơn

chức trò chơi, vănhóa, văn nghệ)nhưng ý nghĩa hơn

cả chị em hiểu đượcgiá trị của bản thân,thấy được vai trò, vịtrí của mình tronggia đình Để từ đó

tự tin tham gia vàocác hoạt động củagia đình, cộng đồng

và 15 nữ

- Thông qua hoạtđộng tập huấn bàcon nhận thức được

- Có thể nói quanniệm phân biệt đối

xử giới có tính chấttruyền thống củangười việt nam(nhất nam viết hữu,thập nữ viết vô) nên

để thay đổi nó cần

có thời gian và liêntục

Trang 20

những suy nghĩ,quan niệm, lời nóihay hành vi lâu nayrất đỗi vô tư củabản thân mình đãgây nên tình trạngphân biệt đối xửgiới (chủ yếu lànam giới phân biệtvới phụ nữ, cha mẹphân biệt đối xửgiữa con trai và congái) Từ đó họ hiểurằng mọi sự phânbiệt đối xử đều làmphương hại, gâycản trợ đến nhữngngười thân yêu.

- Nội dung phânbiệt đối xử giớiđược tập huấn ởmột cộng đồng thiệtthòi - cộng đồngvạn đò tái định cư

mà dễ tổn thươngnhất là phụ nữ vàtrẻ em gái nên ýnghĩa của nó vôcùng to lớn

- Thông qua tậphuấn giúp bà connhất là nam giớibiết chia sẻ, quantâm, chăm sóc vàtôn trọng phụ nữhơn

- Đặc biệt ý nghĩa làcộng đồng nhậnthức được phải tạođiều kiện và cơ hộinhư nhau để mọingười trong cộngđồng, nhất là phụ

nữ và em gái đểcùng nhau pháttriển

Kết thúc dự ánSFIC- Dự án đãchuyển giao cho

- BQL quỹ TKTDtại 3 xã đã hòantòan chủ động trongviệc xét quay vòng

Trang 21

BQL quỹ tiết kiệm

3 xã Vinh Phú,Vinh Hà, Phú Diênchịu trách nhiệmquản lý

vốn, nâng vốn vay

từ 1.000.000/ ngườilên 1.500.000,2.000.000 thậm chí

là 3.000.000/ ngườithông qua sự thamgia đóng góp ý kiếncủa cộng đồng dân

cư đối với cácthành viên tham giatrả lãi và góp tiếtkiệm tốt

- BQL quỹ đã rấtlinh hoạt trong việcgiải ngân tiết kiệmkịp thời và đúngthời điểm cho bàcon Điều này đãthu hút nhiều bàcon tự nguyện thamgia đóng tiết kiệm,

và nâng số tiềnđóng tiết kiệm từ

1000 đ/ người lên

2000 đ/ người

- Khi đánh giá về

sự quản lý của BQLquỹ tại cộng đồng,Ban lãnh đạo các xãđều đánh giá rất caonăng lực của cácthành viên trong

Ngày đăng: 04/04/2013, 08:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w